Thiết kế bài học lớp 2 - Tuần 30

Thiết kế bài học lớp 2 - Tuần 30

TẬP ĐỌC

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. Mục tiêu:

– Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ r ý; biết đọc r lời nhn vật trong cu chuyện.

– Nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ( Ch1, 3, 4, 5)

– KNS: + Tự nhận thức.

+ Ra quyết định.

– ĐĐHCM: Tình yu thương bao la của Bác đối với thiếu nhi.

Những lời dạy của Bc với thiếu nhi về học tập, rn luyện đạo đức.

II. Phương tiện dạy học:

– GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.

– HS: SGK.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

– Trình by ý kiến c nhn.

– Thảo luận nhĩm.

IV. Tiến trình dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học lớp 2 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 30
( Từ 28/03/2011 đến 1/04/2011)
Ngày/
Thứ
Mơn
Tên bài
Ghi chú
 28/03/11
Hai
Tập đọc
Tập đọc
Tốn
Đạo đức
Ai ngoan sẽ được thưởng
Ai ngoan sẽ được thưởng
Ki-lơ-mét
Bảo vệ lồi vật cĩ ích
Trang 151
Tiết 1
29/03/11
Ba
Tốn
Chính tả
Kể chuyện
Tự nhiên & Xã hội
Mi-li-mét
Ai ngoan sẽ được thưởng
Ai ngoan sẽ được thưởng
Nhận biết cây cối và các con vật
Trang 153
NV
 30/03/11
Tư
Tập đọc
Luyện từ & câu
Tốn
Cháu nhớ Bác Hồ
Từ ngữ về Bác Hồ
Luyện tập
Trang 154
 31/03/11
 Năm
Tập viết
Tốn
Thủ cơng
M ( Kiểu 2 )
Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Làm vịng đeo tay
Trang 155
Tiết 2
 1/04/11
 Sáu
Tốn
Chính tả
Tập làm văn
Sinh hoạt lớp
Phép cộng (khơng nhớ)trong phạm vi 1000
Cháu nhớ Bác Hồ
Nghe – Trả lời câu hỏi
Tuần 30
Trang 156
Nghe viết
Thứ hai, ngày 28 tháng 03 năm 2011
TẬP ĐỌC
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 
I. Mục tiêu:
– Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
Nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ( Ch1, 3, 4, 5)
KNS: + Tự nhận thức.
+ Ra quyết định.
ĐĐHCM: Tình yêu thương bao la của Bác đối với thiếu nhi.
Những lời dạy của Bác với thiếu nhi về học tập, rèn luyện đạo đức.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Trình bày ý kiến cá nhân.
Thảo luận nhĩm.
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Cây đa quê hương
– Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: Ai ngoan sẽ được thưởng 
b.Kết nối:
v Hoạt động 1: Luyện đọc
– GV đọc mẫu 
– HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a) Luyện đọc câu
– Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
– Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp). Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
b) Luyện đọc đoạn
– Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Đoạn đầu là lời của người kể, các em cần chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả.
Gọi HS đọc đoạn 2.
Gọi HS đọc đoạn 3.
Hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3.
– Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
c) Đọc đoạn trong nhĩm
– Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
GV đọc lại cả bài lần 2.
Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ ntn?
Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
Bác Hồ hỏi các em HS những gì?
Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác?
Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
– Chỉ vào bức tranh: Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại?
c. Thực hành:
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Yêu cầu HS đọc phân vai.
Nhận xét, cho điểm HS.
Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
 – Tuyên dương những HS học thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy .
– Các em cĩ ngoan khơng ?
– Các em học được nhứng điều gì qua lời dạy của Bác Hồ ?
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
– Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
–HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi. Bạn nhận xét 
– Theo dõi và đọc thầm theo.
– Quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa; mững rỡ, 
– HS khá đọc bài.
– HS khá đọc bài.
+ Thưa Bác./ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.// (Giọng nhẹ, rụt rè)
+ Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!// Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên)
– Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. 
– Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
– HS theo dõi bài trong SGK.
– HS đọc.
– Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
– Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
– Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?
– Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ,  của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em.
– Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.
–Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
– Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là đáng khen.
– HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại.
– HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ)
– HS trả lời
ĐẠO ĐỨC
 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I. Mục tiêu:
– Kể được lợi ích của một số lồi vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ lồi vật cĩ ích.
KNS: + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ lồi vật cĩ ích.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Phiếu thảo luận nhóm.
HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Thảo luận nhĩm.
 Động não.
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– GV đưa ra 2 tình huống, HS giải quyết tình huống đó.
– GV nhận xét 
2. Dạy bài mới:
 a. Khám phá :
Giới thiệu: Bảo vệ loài vật có ích
b.Kết nối, thực hành: 
 v Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm:
 + Trên đường đi học Trung gặp 1 đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh 1 chú gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo 2 cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho gà biết bay
Trong các cách trên cách nào là tốt nhất? Vì sao?
 Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
 v Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật
Yêu cầu HS giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cảlớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó, giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng.
v Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
 + Tình huống 1: Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó.
 + Tình huống 2: Nhà Hằng nuôi 1 con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo 1 bát cơm thật ngon để nó ăn. 
 + Tình huống 3: Nhà Hữu nuôi 1 con mèo và 1 con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh cho con chó 1 trận nên thân.
 + Tình huống 4: Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây 2 cậu được vui chơi thoả mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú 2 cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi kêu náo loạn.
– Ở nhà các em cĩ nuơi con vật nào khơng ?
– Con vật cĩ ích khơng ?Em làm gí để bảo vệ nĩ?
c. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
– HS trả lời.
– Bạn nhận xét.
– Nghe và làm việc cá nhân.
– Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau:
+ Mặc các bạn không quan tâm.
+ Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn.
+ Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ.
– Cách thứ 3 là tốt nhất vì nếu Trung làm theo 2 cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ 3 mới cứu được gà con.
– 1 số HS trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có HS trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó.
+ Hành động của Dương là sai vì Dương làm như thế sẽ làm gà bị đau và sợ hãi.
+ Hằng đã làm đúng, đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng.
+ Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng bảo vệ bằng cách đánh chó lại là sai.
+ Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật mà phải yêu thương chúng.
–HS trả lời
TOÁN
 KILÔMET
I. Mục tiêu:
– Biết ki-lơ-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lơ-mét.
– Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lơ-mét với đơn vị mét.
Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
– Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bản đồ Việt Nam hoặc lần lược đồ có vẽ các tuyến đường như SGK.
HS: Vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: 
Số?	1 m = . . . cm
	1 m = . . . dm
	. . . dm = 100 cm.
– Chữa bài và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
Giới thiệu: Ki-lô-mét.
b.Kết nối:
 v Hoạt động 1: Giới thiệu kilômet (km)
GV giới thiệu: Chúng ta đã đã được học các đơn vị đo độ dài là xăngtimet, đêximet, mét. Trong thực tế, con người thường xuyên phải thực hiện đo những độ dài rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, co đường nối giữa các tỉnh, các miền, độ dài dòng sông,  Khi đó, việc dùng các đơn vị như xăngtimet, đêximet hay mét khiến cho kết quả đo rất lớn, mất nhiều công để thực hiện phép đo, vì th ... an ngang sao cho nếp gấp sát mép nan, sau đĩ gấp nan đè lên nan dọc.
Tiếp tục như thế cho đến hết 2 nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan lại, được sợi dây dài.
 @ Bước 4: Hồn chỉnh vịng đeo tay
c. Thực hành:
 v Hoạt động 2: Học sinh thực hành
– Tổ chức cho HS thực hành trên giấy.
 – GV theo dõi, giúp đỡ những em cịn lúng túng.
– Gợi ý HS trang trí hoặc sáng tạo trên sản phẩm của mình
d. Áp dụng:
 – Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Chuẩn bị tiết 2. 
– HS nhắc lại.
– HS nêu lại 
– Quan sát và lắng nghe
– Quan sát và lắng nghe
– Quan sát và lắng nghe
– HS thực hành trên giấy.
Thứ sáu, ngày 01 tháng 04 năm 2011
 CHÍNH TẢ
 CHÁU NHỚ BÁC HỒ 
I. Mục tiêu :
– Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
Làm được BT2a/b, hoặc BT 3a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bảng viết sẵn bài tập 2.
HS: Vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp theo yêu cầu.
– Nhận xét các tiếng HS tìm được.
2. Dạy bài mới:
 a. Khám phá : 
 Giới thiệu:ø Viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả.
b.Kết nối:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
– GV đọc 6 dòng thơ cuối.
– Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai?
b) Hướng dẫn cách trình bày
– Đoạn thơ có mấy dòng?
Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng?
 Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng?
– Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
– Hướng dẫn HS viết 
d) Viết chính tả
– Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý điều gì?
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
c.Thực hành:
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Trò chơi 
– GV chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho hai nhóm bốc thăm giành quyền nói trước. Sau khi nhóm 1 nói được 1 câu theo yêu cầu thì nhóm 2 phải đáp lại bằng 1 câu khác. Nói chậm sẽ mất quyền nói. 
– Yêu cầu HS đọc các câu vừa đặt được.
– Tổng kết trò chơi
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại các câu vừa tìm được và chuẩn bị bài sau: Việt Nam có Bác.
– Tìm tiếng có chứa vần êt/êch.
– Theo dõi.
– Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ.
– Đoạn thơ có 6 dòng.
– Dòng thơ thứ nhất có 6 tiếng.
– Dòng thơ thứ hai có 8 tiếng.
– Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Oâm.
– Bác là tê riêng chỉ Bác Hồ
– bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ.
– Bài thơ thuộc thể thơ lục bát, dòng thơ thứ nhất viết lùi vào một ô, dòng thơ thứ hai viết sát lề.
 – HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và cùng suy nghĩ.
– 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở Bài tập Tiếng Việt.
a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
b) ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
– HS 2 nhóm thi nhau đặt câu.
TẬP LÀM VĂN
NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI 
I. Mục tiêu:
– Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối; viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 ( BT2 ).
ĐĐHCM: Tình yêu thương bao la của Bác đối với con người.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
HS: SGK, Vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Động não
Hỏi và trả lời
Trình bày ý kiến
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm?
– Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: Nghe – trả lời câu hỏi
b.Kết nối:
Bài 1
GV treo bức tranh.
GV kể chuyện lần 1.
Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
– GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi: 
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
– Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
c.Thực hành:
 Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
Yêu cầu HS tự viết vào vở.
Gọi HS đọc phần bài làm của mình. 
Cho điểm HS.
– Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì?
– Các em cĩ yêu thương những người xung quanh mình khơng?
c. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Dặn HS kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
Chuẩn bị: Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ.
– HS kể lại truyện và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. Bạn nhận xét
– Quan sát.
– Lắng nghe nội dung truyện.
– HS đọc bài trong SGK.
–Quan sát, lắng nghe.
– Bác và các chiến sĩ đi công tác.
– Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
– Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
– Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.
– 8 cặp HS thực hiện hỏi đáp.
– 1 HS kể lại.
– Đọc đề bài trong SGK.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
– HS tự làm.
– 5 HS trình bày.
– Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.
–HS trả lời
TOÁN
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000.
I. Mục tiêu:
– Biết cách làm tính cộng ( khơng nhớ ) các số trong phạm vi 100.
Biết cộng nhẩm các số trịn trăm. 
II. Phương tiện dạy học:
GV: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị như tiết 132.
HS: Vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 234, 230, 405
– Chữa bài và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
b.Kết nối:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số (không nhớ)
a) Giới thiệu phép cộng.
– GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
Bài toán: Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
– Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 = 253.
b) Đi tìm kết quả.
– YCHS QS hình biểu diễn phép cộng và hỏi: Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông?
– Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
c) Đặt tính và thực hiện.
– Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326, 253.
Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách tính của mình, sau đó cho một số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi.
Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính cộng với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhắc lại cách tính và thực hiện tính 326 + 253.
Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho HS học thuộc.
 + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
 + Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
c. Thực hành:
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1 (cột 1, 2, 3)
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Nhận xét và chữa bài.
Bài 2(a)
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện một con tính.
– Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số ntn?
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Tùy theo đối tượng HS của mình mà GV giao bài tập bổ trợ cho các HS luyện tập ở nhà.
Chuẩn bị: Luyện tập.
– HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
– Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
– HS phân tích bài toán.
– Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
–Có tất cả 579 hình vuông.
– 326 + 253 = 579.
– HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháy.
* Đặt tính: Viết số thứ nhất (326), sau đó xuống dòng viết tiếp số thứ hai (253) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị. Viết dấu cộng vào giữa 2 dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số.
– Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.
 326
	+253 
– HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.
Cả lớp làm bài, sau đó HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả 
 832	 257	 641	 936
+152	+321	+307	 + 23 
 984	 578	 948	 959
– Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.
– Là các số tròn trăm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan30.doc