Vai trò của giáo viên

Vai trò của giáo viên

Với truyện Chí Phèo của Nam Cao, dù dạy sinh viên Bỉ tôi cũng đã dùng truyện Chí Phèo để minh họa cho hiện tượng bị xã hội loại trừ, ruồng rẫy. Tôi cũng đã dùng trường hợp Thị Nở để tả bệnh ngủ rũ (narcolepsie - đột ngột ngủ sâu khi có một xúc động mạnh ngay giữa thanh niên bạch nhật – Thị Nở ngủ thế nên bị xem là ngớ ngẩn) cho một thuyết trình ở Hà Nội. Chí Phèo là một tác phẩm tuyệt vời để dạy cho các em, nhất là các em ở độ tuổi 16-17 như bạn Hồ Hoàng Khải nói:

doc 4 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của giáo viên
 Tôi không ngại ảnh hưởng của cái “bạo” trong nội dung các bài văn. Sự hướng dẫn của giáo viên đóng một vai trò quan trọng ở đây. Giáo viên là người đọc cùng các em. Giáo viên đặt dấu nhấn trên những điểm quan trọng, những cái đẹp, chủ ý của tác giả ... 
Truyện cổ tích vẫn luôn có sức sống riêng 
Vị thế người hướng dẫn
Với truyện Chí Phèo của Nam Cao, dù dạy sinh viên Bỉ tôi cũng đã dùng truyện Chí Phèo để minh họa cho hiện tượng bị xã hội loại trừ, ruồng rẫy. Tôi cũng đã dùng trường hợp Thị Nở để tả bệnh ngủ rũ  (narcolepsie - đột ngột ngủ sâu khi có một xúc động mạnh ngay giữa thanh niên bạch nhật – Thị Nở ngủ thế nên bị xem là ngớ ngẩn) cho một thuyết trình ở Hà Nội. Chí Phèo là một tác phẩm tuyệt vời để dạy cho các em, nhất là các em ở độ tuổi 16-17 như bạn Hồ Hoàng Khải nói:
“Những bộ mặt của xã hội, để rèn cho các em khả năng phán đoán. Chúng ta cần sống chung với nhau, tại sao xã hội gây bất bình đẳng? tại sao có người là Chí Phèo và có Bá Kiến ? 16 – 17 tuổi cũng là tuổi của những nôn nóng lý tưởng. Tuổi này là tuổi của phán đoán. Tôi tin là các em sẽ không bắt chước Chí Phèo đi giết người để tự giải phóng!”
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Ảnh hưởng của những tình tiết bạo lực trên các em có thể tế nhị hơn ở cỡ tuổi 12 - 15. Đó là lúc các em sống với những biến đổi sinh lý quan trọng. Các em có thể tiếp tục trưởng thành hoặc trở thành phi xã hội, chống đối xã hội. Đó là thời điểm các em đi tìm một định nghĩa cho chính bản thân.
Nếu căn bản những gì thu thập được trước đó vững chắc thì các em có nhiều khả năng vượt qua các “khó khăn nhất thời” một cách tốt đẹp. Thế nhưng cũng có em “lạc hướng”. Nhất là ở tuổi này, ảnh hưởng của nhóm rất lớn: để làm như các bạn, để được các bạn thán phục, để nổi bật... Ở tuổi này các em hết là con nít, hết cần sống với người lớn. Nhưng các em chưa là người lớn và chưa sống như người lớn. Bạo lực mà chúng ta thấy gần đây thường là bạo lực nhóm, trước sự vô cảm của nhóm.
Tôi không ngại ảnh hưởng của cái “bạo” trong nội dung các bài văn học ở trường. Sự hướng dẫn của giáo viên đóng một vai trò quan trọng ở đây. Giáo viên là người đọc cùng với các em. Giáo viên đặt dấu nhấn trên những điểm quan trọng, những cái đẹp, chủ ý của tác giả... Nếu cần thì giáo viên có thể cùng các em bình luận cả trên những tình tiết “tàn bạo” của bài văn, với điều kiện là không phản ý tác giả.
Khung đạo đức xã hội
Tôi cũng xin lưu ý (dù chỉ là trong dấu ngoặc) chúng ta cũng phải thận trọng vì trong một chừng mực nào đó, quyền của giáo viên trên học trò cũng là một hình thức của liên hệ bằng bạo lực - bạo lực tinh thần, bạo lực của cơ chế.
Cái tôi e ngại là sự thiếu thốn một khung đạo đức ổn định và có nền nếp. Dùng dao búa, giáo mác như phương tiện liên hệ xã hội chỉ có thể hiện hữu khi trẻ thiếu một khung đạo đức, vì đại đa số trong chúng ta - trừ ra khoảng vài phần trăm là người phi xã hội (một bệnh tâm thần) - đều ý thức được cái đau đớn của người khác. Các nghiên cứu về phạm tội học đã minh chứng điều đó. Đó là cơ sở của trách nhiệm cá nhân và đó cũng là điều cho phép xã hội chế tài những người phạm tội gây thương tích hay giết người.
Cái khung đạo đức ấy, văn hóa cư xử, chúng ta vốn đã có: những giáo lý nhiều đời truyền lại hàm chứa lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, tương trợ, bình đẳng...  Cả một kho tàng văn học dân gian, cả mấy ngàn năm văn hiến còn lưu trữ.
Truyện cổ tích sở dĩ vẫn tồn tại vì đó là cách mà mọi dân tộc, từ nhiều thế hệ ngàn năm nay, dạy trẻ sống cùng với người khác, trộn lẫn một cách tinh vi cái tốt và cái xấu để truyền và bảo vệ đạo đức xã hội.
Gần đây,  đô thị hóa quá độ, tình trạng di dân từ thôn quê ra thành thị, mất điểm tựa văn hóa, chịu những điều kiện sống khó khăn ... Cộng vào đó kinh tế thị trường ồ ạt chạy vào nền kinh tế vừa ra khỏi chiến tranh, chưa ổn định, làm xáo trộn hết các liên hệ xã hội. Kết quả là có cả những sự bất ổn, bạo lực và cả hệ lụy tham nhũng, hối lộ ...Thiếu khung đạo đức xã hội ở chỗ ấy. Thiếu mẫu chính trực, thiếu nề nếp tử tế.
Với những phân tích kể trên, trẻ con không có khả năng tự mình “sáng chế” ra thô bạo. Chúng đã “học” cái đó từ môi trường sống, chúng bị ảnh hưởng của người lớn xung quanh chứ không hẳn là do một vài tình tiết  “bạo” của tác phẩm văn học nào đó.
Tôi không nghĩ phải tránh nội dung có dính dáng tới “bạo lực” của các tác phẩm văn học để bài trừ hay ngăn ngừa bạo lực vì những lý do khách quan vừa nêu trên và vì kính trọng các tác phẩm và các tác giả. Gia tài đó vô giá và vượt qua thời gian. Không vì xã hội có nhiều bạo lực mà ta ... đặt vấn đề với văn học.
Còn nếu bản thân giáo viên tự đảm trách vai trò chống hay phòng ngừa bạo lực học đường, ngay cả khi bình giảng thơ văn, thì đó là trách nhiệm của cá nhân giáo viên, nhưng có lẽ nên mở dấu ngoặc nói rõ điều đó trước khi giảng để mọi việc sáng tỏ với các em.
Nguyễn Huỳnh Mai 

Tài liệu đính kèm:

  • docVai tro cua giao vien.doc