Giáo án Buổi chiều - Lớp 1 - Tuần 26 - GV: Nguyễn Thị Mỹ Dung - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Giáo án Buổi chiều - Lớp 1 - Tuần 26 - GV: Nguyễn Thị Mỹ Dung - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Môn: Đạo đức

Bài : Thực hành kĩ năng giữa học kì I

I.Mục tiêu :

Hệ thống hoá lại các bài đạo đức đã học.

-Học sinh biết thực hiện theo các hành vi, kĩ năng đã học .

-Có ý thức thực hiện các hành vi đạo đức tốt hàng ngày .

II. Đồ dùng dạy học:

gv:phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV

1. Bài mới :

a. Giới thiệu bài :

b.Hệ thống các bài đã học:

Hoạt động1:Làm việc cá nhân

Khi gặp thầy giáo ,cô giáo các em phải làm gì?

Có bạn cùng học cùng chơi em cảm thấy thế nào?

Khi đi bộ trên đường các em phải tuân theo những quy định nào ?

Kết luận: đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người .

Hoạt động 2:Làm bài tập

Đánh dấu x vào ô trống dưới ý trả lời đúng

Để có nhiều bạn cùng học cùng chơi em đã đối xử tốt với bạn như thế nào?

Giúp đỡ bạn những lúc bạn gặp khó khăn.

Nói xấu bạn

Cư xử tốt với bạn

Cùng hs nhận xét, chữa bài

c.Củng cố,dặn dò:

Nhận xét giờ học

 Tiết sau: Cảm ơn và xin lỗi

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi chiều - Lớp 1 - Tuần 26 - GV: Nguyễn Thị Mỹ Dung - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 3 /2008
Ngày dạy :Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2008
Môn: Đạo đức
Bài : Thực hành kĩ năng giữa học kì I
I.Mục tiêu :
Hệ thống hoá lại các bài đạo đức đã học.
-Học sinh biết thực hiện theo các hành vi, kĩ năng đã học .
-Có ý thức thực hiện các hành vi đạo đức tốt hàng ngày .
II. Đồ dùng dạy học:
gv:phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b.Hệ thống các bài đã học:
Hoạt động1:Làm việc cá nhân
Khi gặp thầy giáo ,cô giáo các em phải làm gì?
Có bạn cùng học cùng chơi em cảm thấy thế nào?
Khi đi bộ trên đường các em phải tuân theo những quy định nào ?
Kết luận: đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người .
Hoạt động 2:Làm bài tập 
Đánh dấu x vào ô trống dưới ý trả lời đúng
Để có nhiều bạn cùng học cùng chơi em đã đối xử tốt với bạn như thế nào?
Giúp đỡ bạn những lúc bạn gặp khó khăn.
Nói xấu bạn 
Cư xử tốt với bạn
Cùng hs nhận xét, chữa bài
c.Củng cố,dặn dò:
Nhận xét giờ học
 Tiết sau: Cảm ơn và xin lỗi
Phải chào hỏi lễ phép 
Em cảm thấy vui hơn 
Nếu đường có vỉa hè thì đi bộ trên vỉa hè ,nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường về phía tay phải
Đọc yêu cầu của bài 
Làm bài tập vào phiếu , đổi phiếu để kiểm tra bài 
Lắng nghe
Môn Âm nhạc
Giáo viên chuyên trách
Môn Thủ công
Bài: Luyện tập bài cắt dán hình chữ nhật
I.Mục tiêu:
-HS cắt dán được hình chữ nhật
-Biết trang trí hình chữ nhật theo ý thích của mình
- Giáo dục các em tính cẩn thận khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học:
-HS: Giấy màu, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Luyện tập:
Yêu cầu các em nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán hình chữ nhật
Cùng HS nhận xét, bổ sung
Thực hành: Kẻ, cắt, dán hình chữ nhật
Chấm bài, nhận xét
c.Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị tiết sau: Cắt dán hình vuông
Mang đồ dùng để trên bàn để GV kiểm tra
Bước1:Kẻ hình chữ nhật
Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D. Từ điểm A và D, đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ, ta được điểm B và C
Bước 2:Cắt hình chữ nhật
Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật
Bước 3: Cách dán
Bôi 1 lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng
Cả lớp thực hành, tự trang trí theo sự sáng tạo của mình
Trình bày sản phẩm
Lắng nghe
Ngày soạn: 16/3/2008
Ngày dạy: Thứ Ba, Ngày 18 tháng 3 năm 2008
Môn Tập đọc
Bài: Luyện đọc bài Trường em
I.Mục tiêu:
-HS đọc đúng bài văn xuôi
-Biết ngắt nghỉ đúng khi gặp dấu chấm, dấu phẩy
-Làm đúng bài tập tìm tiếng có vần ai, ay
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ viết bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:
Đọc các từ: hoà thuận, luyện tập, uỷ ban, cánh buồm, hối hả
2.bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
Luyện đọc bài : Trường em 
-Chia nhóm luyện đọc
Những em trung bình đọc 1-2 câu
Những em khá giỏi đọc cả bài
Yêu cầu các nhóm thể hiện
Nhận xét, sửa sai
*Chú ý: Những em đọc chậm, sai đọc nhiều lần
Tổ chức thi đọc 
Cùng học sinh bình chọn bạn đọc đúng, đọc nhanh
c.Làm bài tập
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần ai, ay
nhận xét, chữa bài
hai, hay, dạy, mái
Bài 2: Trong bài, trường học được gọi là gì? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng
 Ngôi nhà thứ hai
 Nơi em học được những điều tốt, điều hay
 Nơi trẻ em sinh ra
Chấm bài, nhận xét
d.Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, tuyên dương những em có ý thức học tập tốt
về nhà, các em cần luyện đọc thêm
Tiết sau: Cái nhãn vở
2 em đọc
Luyện đọc theo nhóm
Các nhóm lần lượt thể hiện
Mỗi tổ cử 1 bạn thi đọc
Đọc yêu cầu của bài
Làm bài vào vở
Đọc yêu cầu của bài
Một em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Lắng nghe
Môn Toán
Bài: Luyện tập trừ các số tròn chục
I. Mục tiêu:
- HS biết làm tính trừ 2 số tròn chục trong phạm vi 100
- Biết nhẩm nhanh kết quả các phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
- Giáo dục hs tính tích cực, tự giác khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết bài tập 4
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ:
Đặt tính rồi tính
20+30 40+40 10+60
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện các phép trừ 2 số tròn chục
Tính
80 60 90 70 
30 50 10 40
Hướng dẫn thêm 1 số em còn chậm 
Chú ý: Viết các số phải thẳng cột với nhau
Bài 2: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh
Tính nhẩm:
40-20 = 50-40 = 80-20 =
70-30 = 60-60 = 90-30 =
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
Bài toán: Tổ 1 gấp được 20 cái thuyền, Tổ 2 gấp được 30 cái thuyền. Hỏi cả 2 tổ gấp được bao nhiêu cái thuyền?
Bài toán cho biết gì? 
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu các em tóm tắt bài toán và giải bài toán vào vở
Chấm bài, nhận xét
Bài 4: Nối ô trống với số thích hợp
60-30 <	 30
90-40 >	 50
 70
Tổ chức trò chơi nối nhanh phép tính với số thích hợp
Cùng hs nhận xét, bình chọn
c. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
Xem lại các bài tập đã làm
Tiết sau: Luyện tập
3 em lên bảng làm
Cả lớp làm bảng con
Đọc yêu cầu của bài
2 em lên bảng làm
Cả lớp làm bảng con
Các em thi đua nêu nhanh kết quả của các phép tính
2 em đọc bài toán 
Cả lớp đọc thầm
Tổ 1 gấp 20 thuyền
Tổ2 gấp 30 thuyền
cả 2 tổ gấp được bao nhiêu cái thuyền
cả lớp tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, đổi vở cho nhau để kiểm tra bài
3 bạn đại diện cho 3 tổ thi đua nối nhanh
Lắng nghe
Môn: An toàn giao thông
Bài: Trèo qua giải phân cách là rất nguy hiểm
I. Mục tiêu:
- Giúp hs nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần giải phân cách
- Giúp hs không chơi và trèo qua giải phân cách trên đường giao thông
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Đĩa Poké mon cùng em học ATGT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ: 
Vì sao chúng ta không nên chơi đùa trên đường phố?
2.Giới thiệu bài học:
Bước 1: 
Đặt câu hỏi: Nếu nhà ở ven đường quốc lộ có giải phân cách em có nên chơi trò trèo qua giải phân cách? Hành động đó là sai hay đúng? Vì sao?
Bước 2: Nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu tên bài học:
Trèo qua giải phân cách là rất nguy hiểm
3.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Bước 1: Chia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
-Nhóm 1, 2, 3 quan sát và nêu nội dung của mỗi bức tranh theo thứ tự 1, 2, 3
- Nhóm 4 nêu nội dung của bức tranh thứ 4
Yêu cầu các nhóm trình bày
Bước 2: Đặt câu hỏi:
-Việc các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua giải phân cách trên đường giao thông có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
- Các em có chọn chỗ vui chơi đó không?
Bước 3: nhận xét, kết luận: Không chọn cách vui chơi là trèo qua giải phân cách trên đường giao thông
Chuẩn bị tiết sau
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
Thực hiện tốt Luật ATGT để bảo vệ tính mạng cho mình và cho mọi người
Tiết sau:Thực hành
2 em trả lời
Lắng nghe
Nếu nhà ở ven đường quốc lộ có giải phân cách, em không nên chơi trò trèo qua giải phân cách
Lắng nghe
Thành lập nhóm 5 em quan sát tranh và nêu nội dung
Đại diện các nhóm trình bày
Các bạn trèo qua giải phân cách là rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng và làm cản trở giao thông
Em không thể chọn chỗ đó để chơi
Lắng nghe
Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 3 năm 2008
Thể dục : Giáo viên chuyên trách 
Âm nhạc : Giáo viên chuyên trách 
Mỹ thuật : Giáo viên chuyên trách 
Ngày soạn :17/3/2008 
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008
Môn :Toán
Bài :Luyện tập về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
I.Mục tiêu: 
- Nhận biết được điểm ở trong , điểm ở ngoài của một hình 
- Vẽ và đặt tên được các điểm 
- Củng cố giải toán có lời văn ,cộng trừ các số tròn chục 
II. Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ viết bài tập 1,2
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Bài cũ :
Đặt tính rồi tính
70-20 90-60 50-10 
II.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
 A 	D
	C
	E	 B
 M
Điểm A ở trong hình tròn
Điểm B ở trong hình tròn
Điểm C ở ngoài hình tròn
Điểm M ở ngoài hình tròn
Điểm D ở trong hình tròn
Điểm E ở trong hình tròn
Cùng hs nhận xét, chữa bài
Bài 2: Vẽ 3 điểm ở trong hình tam giác, vẽ 2 điểm ở ngoài hình tam giác
Hướng dẫn thêm 1 số em còn chậm
Yêu cầu các em đặt tên cho các điểm
Gọi hs sinh nêu tên các điểm ở trong, ở ngoài hình tam giác
Bài 3: Tính:
 10+20+40= 70-20-10=
Cho hs sinh nhắc lại cách tính
Yêu cầu các em tự làm bài vào bảng con
Bài 4:
Băng giấy đỏ dài 30 cm, băng giấy xanh dài 50 cm.. Hỏi cả 2 băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Yêu cầu các em phân tích bài toán, tự tóm tắt và giải bài toán vào vở
Chữa bài
Bạn nào có lời giải và phép tính khác?
Nhận xét:
c. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, về xem lại các bài tập
Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập
3 em lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
Đọc yêu cầu của bài
1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, đổi vở cho nhau để kiểm tra bài
2 em đọc lại các điểm ở trong, ở ngoài hình tròn
Đọc yêu cầu của bài
Cả lớp tự làm bài vào vở
Các em tự đặt tên cho các điểm
3 em nêu
Đọc yêu cầu của bài
Thực hiện từ trái sang phải
Cả lớp làm bảng con
1 em đọc to 
Cả lớp đọc thầm bài toán
Cả lớp tự phân tích bài toán, sau đó tóm tắt và giải
Đổi vở, kiểm tra bài
Nhiều em trả lời
Môn Tập viết
Bài: Rèn viết chữ hoa A, Ă, Â, B
I.Mục tiêu:
- HS viết đúng, đẹp các chữ A, Ă, Â, B
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết các chữ A, Ă, Â, B
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
Viết các từ : mùa xuân ,tàu thuỷ , nghệ thuật 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn học sinh quan sát: 
Treo bảng phụ viết các chữ A, Ă , Â ,B
Yêu cầu các em quan sát và nêu độ cao của các con chữ ?
Khoảng cách giữa các chữ cách nhau bao nhiêu ?
c.Hướng dẫn cách viết:
Viết mẫu, hướng dẫn cách viết 
d.Luyện viết bảng con 
Yêu cầu các em viết bảng con chữ A, Ă , Â ,B 
g. Viết vào vở :
Viết mỗi chữ một dòng 
Chấm bài, nhận xét
e. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung vừa viết
Về nhà viết lại các chữ còn sai
Tiết sau: Luyện  ... Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ :
Nêu các bộ phận của cây hoa ?
Cây hoa có ích lợi gì ?
2. Bài mới :
a. giới thiệu bài :
Hoạt động 1:
Mục tiêu :Củng cố những hiểu biết về cây gỗ
Cách tiến hành :
Cho các em tự làm cây gỗ,một số học sinh hỏi câu hỏi :
Ví dụ : Bạn tên gì? 
Bạn trồng ở đâu?
Bạn có ích lợi gì?
Học sinh nào trả lời đúng ,lưu loát, nhanh sẽđược phần thưởng
Hoạt động 2:
Mục tiêu:Biết được ích lợi của cá 
Cách tiến hành :
Bước1 :
Yêu cầu các em thảo luận theo cặp 
Nêu ích lợi của cá
 Nuôi cá có ích lợi gì ?
Ăn cá có ích lợi gì?
Bước 2:
Yêu cầu các nhóm trả lời
Kết luận: Ăn cá có nhiều ích lợi,rất tốt cho sức khoẻ
Hoạt động 3 :Thi vẽ cá 
Mục tiêu : Nắm được các bộ phận của con cá 
Cách tiến hành :
Bước 1:
Yêu cầu các em vẽ con cávào vở bài tập
Bước 2
Gọi học sinh lên giới thiệu con cá của mình
Nhận xét tuyên dương một số em
bCủng cố ,dặn dò :
Các em phải có ý thức bảo vệ cây trồng vật nuôi 
Hai em trả lời
Yêu cầu các em tiến hành hỏi và trả 
lời theo nhiều cặp
Tôi là phượng vĩ
Tôi trồng ở sân trường
Học sinh tiến hành hỏi đáp với nhau theo cặp
Đại diện các nhóm trả lời
Các em tiến hành vẽ vào vở
Các em lần lượt giới thiệu con cá mình vẽ được
Ngày soạn :21/3/2008
Ngày dạy : Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008
Môn :Chính tả (nghe viết )
Bài :Bàn tay mẹ
I.Mục tiêu :
-Học sinh nghe viết đúng bài chính tả 
-Làm đúng bài tập 
-Rèn kỹ năng viết nhanh , đúng, đẹp
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết bài tập1,2
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ :
-Đọc bài bàn tay mẹ
2.Bài mới:	
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn học sinh nghe viết :
-Đọc mẫu Bài bàn tay mẹ 
-Yêu cầu các em đọc thầm tìm tiếng có âm ,vần khó các em thường viết sai
-Giáo viên chốt lại:gầy gầy, xương xương
Yêu cầu cả lớp viết bảng con 
-Thực hành viết vào vở
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút 
-Đọc cho học sinh viết bài vào vở (mỗi câu đọc ba lần )
-Hướng dẫn thêm một số em còn viết
chậm
Đọc lại bài cho học sinh soát lại 
Yêu cầu các em dò lại bài,ghi lỗi ra lề vở
Ghi lại một số lỗi phổ biếnhọc sinh thường mắc,hướng dẫn các em chữa lỗi
 Thu bài chấm một số em
c.Làm bài tập:
Bài 1: Điền an hay at 
Bản nh,	chẻ l.,bóng b.
Cùng học sinh chữa bài
Bài 2. Điền g hay gh 
Nhà a	ềnh thác
Đàn à	i chép
Chấm bài ,nhận xét
d. Củng cố ,dặn dò :
Nhận xét giờ học
Về nhà viết lai các chữ còn sai 
	.
2em đọc
Lắng nghe 
Cả lớp tìm và nêu 
Cả lớp viết bảng con 
Học sinh làm theo
Cả lớp viết bài vào vở
Học sinh dò lại bài
Đổi vở cho nhau dò lại bài
Học sinh quan sát và viết lại
Đọc yêu cầu của bài
Cả lớp làm bài vào vở
Đọc lại các từ đã điền đúng
Cả lớp làm vào vở
Môn:Toán
Bài :Luyện tập về các số có hai chữ số
I.Mục tiêu :
-Củng cố cách đọc viết các số có hai chữ số
-Rèn kĩ năngđọc nhanh ,viết đúng
-Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I.Bài cũ :
Đặt tính rồi tính 
 20 +40 50 +30 70- 40 
II.Bài nới:
a.Giới thiệu bài:
b.Luyện tập các số có hai chữ số
Bài 1 :Viết các số
Hai mươi,hai mươi mốt ,hai mươi hai ,hai mươi ba ,hai mươi tư ..
Yêu cầu các em đọc lại các số vừa viết
Bài 2: Viết số
Ba mươi, ba mươi mốt, ba mươi hai, ba mươi ba, ba mươi tư
Cùng học sinh chữa bài
Bài 3:Viết số:
Bốn mươi, bốn mươi mốt, bốn mươi hai, bốn mươi hai, bốn mươi tư, bốn mươi lăm,
Cùng học sinh nhận xét, bình chọn
Bài 4:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
27293339
30333741
404250
Chấm bài, nhận xét
Yêu cầu các em đọc lại các dãy số đã điền
c.Củng cố, dặn dò:
Về nhà xem lại các bài tập đã làm
3em lên bảng làm ,cả lớp làm bảng con
Đọc yêu cầu của bài
Cả lớp làm bảng con
5 em đọc lại
Cả lớp làm vào vở
Ba tổ thi viết nhanh, viết đúng
Cả lớp làm bài vào vở, đổi vở cho nhau để kiểm tra bài
3 em đọc
Môn: An toàn giao thông
Bài: thực hành bài trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết được sự nguy hiểm khi chơi gần ở dải phân cách
-Giáo dục học sinh không chơi và trèo qua dải phân cách
II.Đồ dùng dạy học:
-Các phiếu ghi tình huống
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm
Bước 1: Hướng dẩn
Nêu cho 4 nhóm mổi nhóm 1 câu hỏi tình huống. Các nhóm thảo luận và tìm ra cách giải quyết tình huống đó
Tình huống1: Nhà Long ở rất gần trường, chỉ đi ngang qua đường là tới. Nhưng tối qua, các chú công nhân đã dựng lên 1 dãi phân cách ngăn đôi mặt đường. Vậy để đến trường, bạn Long sẽ đi thế nào?
Đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, tới chổ rẻ hay trèo qua dải phân cách cho nhanh? Các em chọn cách nào?
Tính huống 2:Tan học về, Long và Thành thấy giữa mặt đường quốc lộ được các chú công nhân dựng lên một dãi phân cách sơn màu xanh, đỏ thật là đẹp. Long rủ Thành đến đó xem và bằng cách trèo qua, trèo lại từ bên này sang bên kia. Bạn không đồng ý vì sợ ngã. Các em đồng ý với bạn nào? Vì sao?
Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến
b.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học
Thực hiện tốt các quy định về luât an toàn giao thông
Lắng nghe tình huống
Thành lập nhóm 4, thảo luận tìm cách giải quyết
Các nhóm lần lượt trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tình huống 1: Bạn Long phải đi trên hè phố hoặc sát mép đường không được trèo qua dãi phân cách
Tình huống 2: Thành không đồng ý là đúng vì trèo qua dãi phân cách là rất nguy hiểm
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 26 tháng 3 năm 2008
Thể dục: Giáo viên chuyên trách
Âm nhạc: Giáo viên chuyên trách
Mĩ thuật: Giáo viên chuyên trách
Ngày soạn : 23 /3/2008
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 28 tháng 3 nă m 2008 
Môn:Toán
Bài :Luyện tập so sánh các số có hai chữ số
I.Mục tiêu :
-Củng cố về so sánh các số có hai chữ số 
-Biết sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ,từ lớn đến bé 
-Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập 
II. Đồ dùng dạy học :
Bảngphụ Các viết bài tập 5 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I.Bài cũ :
Viết số : bảy mươi , bảy mươi mốt 
bảy mươi hai , bảy mươi ba 
II.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Luyện tập :
Bài 1: Điền dấu ,=
44 48 75 57
46..50 55.58
Cùng học sinh nhận xét ,chữa bài 
Bài 2: Khoanh vào số lớn nhất
A,72 , 76 , 70 B,92 ,69 , 80
C,82 ,77 , 88 D, 55 ,47 ,60 
Yêu cầu các em tự làm bài vào vở 
-Chấm bài ,chữa bài 
Bài 3:Viết các số theo thứ tự từ bé đến 
lớn,từ lớn đến bé 
67 ,74 , 46 , 52, 80 ,43 
Cùng học sinh bình chọn tổ làm đúng, làm nhanh 
Bài4 : Đúng ghi đ ,sai ghi s
A, số 26 là số có hai chữ số 
B,26<62
C,Số55 là số có một chữ số
D,số50 là số có hai chữ số
Yêucầu cả lớp tự làm bài vào vở
chấm bài ,nhận xét
Bài 5:Viết số 
Số liền sau của 32 là số nào ?
Số liền sau của 48 là số nào ?
Số liền sau của 69 là số nào?
Yêu cầu học sinh nêu cách làm 
c.Củngcố ,dặn dò :
Nhận xét giờ học
Về nhà xem lại các bài tập đã làm
Tiết sau luyện tập
Cả lớp viết vào bảng con 
2em lên bảng làm cả lớp làm bảng con 
Đọc yêu cầu của bài 
Cả lớp làm bài vào vở đổi vở cho nhau kiểm tra bài
Đọc yêu cầu của bài 
3 tổ ,mỗi tổ 6 em thi đua nối nhanh đúng
Đọc yêu cầu của bài
cả lớp làm bài vào vở
2em đọc yêu cầu của bài
Cả lớp làm bài vào vở
Ta lấy số đó cộng với 1
Môn Tập viết
Bài: Rèn viết chữ hoa C, D, Đ
I.Mục tiêu:
- HS viết đúng, đẹp các chữ C, D, Đ
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết các chữ C, D, Đ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
Viết các từ : mùa xuân ,tàu thuỷ , nghệ thuật 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn học sinh quan sát: 
Treo bảng phụ viết các chữ C, D, Đ
Yêu cầu các em quan sát và nêu độ cao của các con chữ ?
Khoảng cách giữa các chữ cách nhau bao nhiêu ?
c.Hướng dẫn cách viết:
Viết mẫu, hướng dẫn cách viết 
d.Luyện viết bảng con 
Yêu cầu các em viết bảng con chữ C, D, Đ
g. Viết vào vở :
Viết mỗi chữ một dòng 
Chấm bài, nhận xét
e. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung vừa viết
Về nhà viết lại các chữ còn sai
Tiết sau: Luyện viết các chữ: E, Ê
Cả lớp viết bảng con
Các chữ đều có độ cao 2,5 li 
Cách nhau một con chữ o
Quan sát 
Cả lớp viết bảng con
Cả lớp viết vào vở
2 em nhắc lại
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt theo chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô giáo
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được quyền trẻ em
- HS hiểu được các quy định về luật an toàn giao thông
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát nói về mẹ và cô
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài mới:
A.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Học sinh đọc, hát, kể các bài hát, bài thơ, câu chuyện nói về mẹ và cô giáo
Yêu cầu các em thảo luận theo nhóm
Cùng bình chọn nhóm thể hiện tốt
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quyền trẻ em, các quy định về luật an toàn giao thông 
Nội dung quyền trẻ em:Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989
a.Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ
b.Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại
c.Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập vui chơi giải trí
d.Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em
*Các quy định về luật an toàn giao thông
Yêu cầu các em nêu các quy định về luật an toàn giao thông
B.Củng cố dặn dò:
Các em cần tuyên truyền và nhắc nhở mọi người thực hiện tốt các quy định về luật an toàn giao thông
Sưu tầm các bài thơ, bài hát nói về mẹ và cô giáo
Thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày
Các em lắng nghe nội dung quyền trẻ em
Khi đi trên đường phải tuân theo sự chỉ dẩn của biển báo
Không nắm tay nhau chạy qua đường
Không qua đường ở nơi bị che khuất
Đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường nơi không có vỉa hè
Lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docBuổi chiều.doc