Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần dạy 6 năm học 2009

Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần dạy 6 năm học 2009

 Tiết 2 ĐẠO ĐỨC

GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( Tiết 2 )

 I. Mục tiêu

 1. HS hiểu :

 - Trẻ em có quyền được học hành.

 - Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.

 2. HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

 II. Đồ dùng

 VBT Đạo đức lớp 1, SGV Đạo đức lớp 1.

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 1.Kiểm tra bài cũ

 GV yêu cầu HS kể tên các đồ dùng học tập của mình, nói tác dụng và cách bảo quản đồ dùng đó.

 2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Nội dung bài

 Thi " Sách, vở ai sạch sẽ nhất "

 * GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành lập ban giám khảo gồm : GV, lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng.

 - Hình thức thi : có 2 vòng thi : thi ở tổ và thi ở lớp.

 - Tiêu chuẩn chấm thi :

 +Có đủ sách, vở, đồ dùng theo quy định

 + Sách vở sạch sẽ, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch ( khuyến khích bạn nào không cần bọc sách, vở mà vẫn giữ sạch, đẹp trang bìa ).

 

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần dạy 6 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
 Buổi sáng Tiết1
Chào cờ
 Tiết 2
Đạo đức
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( Tiết 2 )
 I. Mục tiêu
 1. HS hiểu :
 - Trẻ em có quyền được học hành.
 - Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
 2. HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 II. Đồ dùng 
 VBT Đạo đức lớp 1, SGV Đạo đức lớp 1.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.Kiểm tra bài cũ
 GV yêu cầu HS kể tên các đồ dùng học tập của mình, nói tác dụng và cách bảo quản đồ dùng đó.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài	
 b. Nội dung bài
 Thi " Sách, vở ai sạch sẽ nhất "
 * GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành lập ban giám khảo gồm : GV, lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng.
 - Hình thức thi : có 2 vòng thi : thi ở tổ và thi ở lớp.
 - Tiêu chuẩn chấm thi :
 +Có đủ sách, vở, đồ dùng theo quy định
 + Sách vở sạch sẽ, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch ( khuyến khích bạn nào không cần bọc sách, vở mà vẫn giữ sạch, đẹp trang bìa ).
 + Đồ dùng học tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo.
 * Tổ chức thi
 - Vòng 1 : GV hướng dẫn ban giám khảo các tổ làm việc.
 - Vòng 2 : GV cùng ban giám khảo của lớp chấm thi, lựa chọn bạn có sách, vở, đồ dùng sạch sẽ nhất để tuyên dương trước lớp.
 GV tiểu kết, hướng dẫn HS đọc 2 câu thơ cuối bài tr 12 VBT
HS xếp tất cả đồ dùng, sách vở lên mặt bàn.
Các tổ bắt đầu chấm thi, chọn ra 1- 2 bạn khá nhất để thi ở lớp.
HS cả lớp tham gia bình chọn cung ban giám khảo.
HS có sách, vở, đồ dùng sạch sẽ, đẹp nhất nói cho cả lớp biết cách giữ gìn và bảo quản sách, vở, đồ dùng của mình cho các bạn học tập.
HS đọc và ghi nhớ.
 3. Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau: Gia đình em tr 13 VBT.
Tiếng việt
Bài 22 : ph nh ( tr 46 )
I. Mục tiêu.
- HS đọc và viết được p - ph nh, phố xá, nhà lá.
- Đọc được câu ứng dụng nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù
- Phát triển lời nói tự nhiên về chủ đề chợ, phố, thị xã.
- Giáo dục HS biết yêu quý quê hương, nhà mình.
 II. Đồ dùng.
 Mẫu chữ, tranh trong bài, bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 A. Kiểm tra bài cũ.
 GV yêu cầu HS viết bảng con, đọc : xe chỉ, rổ khế.
 GV theo dõi, sửa sai.
 B. Dạy bài mới.
Tiết 1
 1. Giới thiệu bài.
 2. Dạy chữ ghi âm.
 a. Nhận diện âm.
 * p 
GV viết bảng chữ p, phát âm mẫu
 Âm p được ghi bằng chữ cái pê
 * Phát âm, đánh vần, đọc trơn
 GV đọc mẫu 
 GV giới thiệu và viết bảng chữ ph
 GV yêu cầu HS cài chữ ph, gợi ý để HS nhận biết ph là âm ghép của p và h.
 GV giới thiệu và viết bảng chữ phố.
 GV đọc mẫu; sửa phát âm cho HS.
 GV giới thiệu tranh vẽ: phố xá
 * nh .GV giới thiệu như giới thiệu ph.
 b. Đọc từ ứng dụng.
 GV viết bảng như SGK tr 46.
 GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc trơn, đánh vần từng tiếng
 GV hướng dẫn đọc cả bài.
 c. Hướng dẫn viết.
 GV giới thiệu chữ viết thường.
 GV viết mẫu chữ viết thường p, ph, nh 
 GV hướng dẫn cách viết: điểm đặt bút, đưa bút, nối nét...
 GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chữ. 
1 HS đọc theo GV, so sánh với b ( p khi phát âm hơi đi ra bị cản nhiều )
HS đọc cá nhân, đồng thanh: pờ
HS thao tác trên đồ dùng, đọc, xác định ph là âm ghép ; so sánh với th ( khác nhau : ph có p trước h )
HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng.
HS tìm từ có tiếng phố.
HS quan sát, nói tên tranh.
 phở bò nho khô
 phá cỗ nhổ cỏ
HS đọc trơn, đánh vần, phân tích tiếng; đồng thanh, cá nhân.
HS đọc cả bài cá nhân, đồng thanh.
HS quan sát, nêu miệng cách viết
HS viết bảng con, đọc lại.
Tiết 2
 3. Luyện tập.
 a. Luyện đọc.
 GV nêu yêu cầu: Đọc lại bảng của tiết 1. 
 GV giới thiệu tranh tr 47 SGK.
 GV viết bảng tên tranh, yêu cầu HS đọc.
 GV theo dõi,sửa phát âm.
 b. Luyện viết.
 GV viết bảng lớp, nêu quy trình viết phố xá, nhà lá
 GV theo dõi, giúp đỡ.
 GV yêu cầu HS viết bài vào vở ô li.
 GV theo dõi, giúp đỡ, chấm bài, nhận xét.
 c. Luyện nói.
 GV giới thiệu tranh: chợ, phố, thị xã. 
 GV đọc mẫu và nêu chủ đề luyện nói: chợ, phố, thị xã. 
 + Trong tranh vẽ những cảnh gì?
 + Chợ có gần nhà em không ?
 + Chợ dùng làm gì ? Nhà em , ai hay đi chợ ?
 + Em đang sống ở đâu?
 + Theo em, ở phố có gì?
HS đọc đồng thanh, cá nhân.
HS quan sát tranh, nói nội dung tranh Mẹ đang tưới hoa, con chó xù ở bên cạnh
nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù
HS đọc đồng thanh, cá nhân bảng lớp, SGK.
HS viết bảng con, đọc đồng thanh, cá nhân.
HS viết bài vào vở: mỗi chữ 1 dòng.
HS nhắc lại tên bài, quan sát tranh.
chợ quê, thành phố, thị xã
HS tự liên hệ trả lời
... mua bán, trao đổi hàng hoá
HS tự nói nơi ở của gia đình mình.
HS tự nói theo hiểu biết của mình
 GV chốt: chợ là nơi mọi người đến mua, bán hàng hoá ; phố có nhiều nhà sát nhau, có nhiều hoạt động nhộn nhịp ...
3. Củng cố, dặn dò.
 GV chỉ bảng lớp cho HS đọc bài.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài 23 tr 48 SGK
 Buổi chiều Tiết 1
mĩ thuật*
ôn tập
 I.Mục tiêu
 - Củng cố khả năng nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc một số quả dạng tròn. 
 - Rèn kĩ năng vẽ quả dạng tròn. HS khá, giỏi vẽ được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.
 - Giáo dục HS thích trồng và chăm sóc cây ăn quả.
 II. Đồ dùng 
 Một số quả dạng tròn, bài vẽ mẫu, chì, tẩy, sáp màu.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b.Ôn lại cách vẽ quả dạng tròn.
 GV đưa một số quả dạng tròn đã chuẩn bị
 GV hướng dẫn cách vẽ như SGV tr 94, vẽ mẫu trên bảng lớp
HS quan sát , nói tên quả và hình dáng, màu sắc của từng quả đó
HS quan sát, ghi nhớ cách vẽ : Vẽ khung hình chung; vẽ phác nét cong tạo dáng quả; sửa lại cho giống với thực tế; tô màu theo ý thích.
c. Thực hành
GV nêu yêu cầu: Ôn lại cách vẽ quả dạng tròn, tô màu theo ý thích vào vở ô li.
GV hướng dẫn như SGV tr 95.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu thực hành. Lưu ý HS khá, giỏi có thể vẽ rõ đặc điểm nổi bật của quả định vẽ, tô màu cho giống với quả thật.
d.Nhận xét, đánh giá
GV giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
3. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học, dặn HS tiếp tục tập vẽ quả dạng tròn.
 Tiết 2
Toán *
ôn tập về số 8, số 9
 I Mục tiêu
 - Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về số 8, số 9.
 - Ôn luyện cách đọc, viết số 8, số 9 và so sánh các số trong phạm vi 9.
 - Giáo dục HS tính khoa học.
 II Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1 Kiểm tra 
 GV yêu cầu HS đếm từ 1 đến 9, sau đó làm bảng con : 8 ... 7 5 .. 9 6 .. 8
 GV hướng dẫn chữa bài, nhận xét cho điểm.
2 Dạy bài mới
 a Giới thiệu bài
 b Nội dung bài
 Bài 1 
 GV cài bảng lớp 2 nhóm đồ vật có số lượng là 8, 9 sau đó thay bằng hình tam giác, hình vuông, hình tròn...
 GV hướng dẫn nhận xét.
 , =
Bài 2 ?
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn: so sánh rồi điền dấu , = vào chỗ chấm cho phù hợp.
 GV hướng dẫn chữa bài, nhận xét, chốt : số thứ nhất bé hơn số thứ hai, số thứ hai bé hơn số thứ ba thì số thứ nhất bé hơn số thứ ba ( cột 2 ).
 Bài 3 ( HS khá, giỏi ) ?
 GV nêu yêu cầu : Điền dấu vào chỗ chấm
HS quan sát, đếm số lượng mỗi nhóm, nêu kết quả : tám hình tròn, chín hình vuông...
 8 ... 6 5 ... 8 9 .. 3 9 ... 9
 8 ... 8 8 ... 9 3 ... 8 6 ... 9
 7 ... 9 5 ... 9 7 ... 8 8 ... 7
HS nhắc lại yêu cầu, tự làm, chữa bài.
 6 ... 8 9 ... 7 4 ... 9 8 ... 3
3 ... 2 ... 1 4 ... 5 ... 6 ... 8 ... 9 9 ... 8 ... 7 ... 6 ... 5 ... 4
HS nhắc lại yêu cầu, tự làm, chữa bài.
HS đọc to bài đã chữa.
 3 Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau: Số 0 tr 34 SGK.
 Tiết 3
Tự học
Hoàn thành bài
I. Mục tiêu.
 - HS tự hoàn thành nội dung các môn học trong ngày với sự giúp đỡ của GV.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 GV yêu cầu HS kể lại tên các môn học trong ngày. ( Tiếng Việt, Mĩ thuật...)
 2. Hoàn thành các môn học:
 a Môn Tiếng Việt.
 GV hướng dẫn HS mở VBT Tiếng Việt tr 23.
 GV nêu yêu cầu 1: Nối
 GV giúp HS nắm yêu cầu: Nối chữ ở cột trái với chữ ở cột phải để được từ có 2 tiếng
 GV theo dõi, giúp đỡ.
 GV nêu yêu cầu 2: Điền ph hay nh?
 GV giúp HS nắm yêu cầu: Điền tên chỉ tranh là âm ph hoặc nh vào bên trái âm a hoặc ô để được từ có 2 tiếng.
 GV nêu yêu cầu 3: Viết.
 GV giúp HS nắm yêu cầu: viết 1 dòng từ phá cỗ, 1 dòng từ nhổ cỏ; GV nhắc lại cách viết.
 GV theo dõi, giúp đỡ, chấm bài, nhận xét.
HS mở VBT, quan sát nội dung bài.
HS nhắc lại yêu cầu
HS tự làm, chữa bài: Nối lần lượt : nhớ - nhà ; nho - khô ; phố - cổ
HS nhắc lại, quan sát và nói tên tranh.
 HS tự làm, chữa bài:
 Điền lần lượt: ph, nh
HS nhắc lại yêu cầu, quan sát cách viết, nêu cách viết.
HS tự viết chữ theo mẫu.
 b. Môn Đạo đức.
 GV yêu cầu HS quan sát trong lớp xem có bạn nào có sách, vở, đồ dùng chưa gọn gàng, sạch sẽ.
 GV yêu cầu bạn bên cạnh bạn đó giúp bạn
HS quan sát, nhắc bạn sắp xếp lại sách, vở, đồ dùng cho gọn gàng, ngăn nắp, vuốt mép sách, vở cho phẳng 
 c.Môn Mĩ thuật.
 GV yêu cầu hoàn thành bài tập vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
HS tự hoàn thành bài, vẽ màu vào hình theo ý thích.
 3.Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ngày mai.
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
 Buổi sáng Tiết1 + 2
tiếng việt
 Buổi chiều Tiết 1
tiếng việt *
ôn bài 22 : p ph nh
 I. Mục tiêu
 - Củng cố cho HS cách đọc, viết các từ, tiếng ở bài 22.
 - Rèn kĩ năng đọc, viết.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác học bài.
 II. Đồ dùng
 Bảng lớp viết sẵn các tiếng, từ trong bài 22
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ
 GV đọc cho HS viết bảng con : ph, nh, phố xá, nhà lá
 GV hướng dẫn chữa bài, nhận xét.
 2. Dạy bài mới.
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung
 * Đọc SGK tr 46, 47
 GV nêu yêu cầu : Đọc thầm, đọc thành tiếng các tiếng, từ trong bài.
 GV chia đoạn, giúp đỡ HS yếu đọc bài
 GV theo dõi,sửa phát âm.
 * Luyện viết
 GV nêu yêu cầu : luyện viết lại các tiếng, từ trong bài cho đúng, đẹp.
 GV đưa chữ viết sẵn, tô chữ và nhắc lại cách viết 
 GV đọc lại các tiếng, từ trong bài
 GV theo dõi, giúp đỡ, chấm bài, nhận xét.
HS mở SGK tr 46, 47
HS đọc cho bạn bên cạnh nghe nộ ... dưới lên), viết nét cong tròn khép kín ta được con chữ o.
 GV làm tương tự với chữ c( nét cong hở phải)
 GV viết mẫu tiếng, từ ứng dụng trên bảng lớp
 GV tô lại và nêu cách viết: Đặt bút tại chấm đen ở dòng li thứ 2 ( từ dưới lên), viết nét khuyết trên và nét thắt ta được con chữ b, từ điểm dừng bút của nét thắt lia bút viết nét cong tròn khép kín cao 2 li được con chữ o. lia bút ghi dấu thanh sắc trên con chữ o, được chữ bó.
 GV hướng dẫn tương tự với chữ cọ, vó bè.
 b. Hướng dẫn viết trong vở Luyện viết
 GV hướng dẫn HS mở vở Luyện viết.
 GV nêu yêu cầu: Viết bài 9: o, c, bó, cọ, vó bè
 GV giúp đỡ HS yếu, chấm bài, nhận xét.
HS thực hành viết bảng con
HS quan sát, đọc từ trên bảng
HS viết trên bảng con,đọc lại chữ vừa viết.
HS mở vở Luyện viết, nhắc lại nội dung bài 9
HS viết bài 9 vở Luyện viết.
 3. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục luyện viết lại.
Ct5-7Tự học
Hoàn thành các tiết học trong ngày.
 I. Mục tiêu.
 - HS tự hoàn thành nội dung các môn học trong ngày với sự giúp đỡ của GV.
 - Rèn ý thức tự giác. 
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Kiểm tra .
 GV gợi ý để HS nhắc lại tên các môn học trong ngày: Tiếng Việt, Toán, Thủ công...
 2. Hoàn thành các môn học.
 a. Môn Tiếng Việt.
 GV hướng dẫn HS mở VBT Tiếng Việt tr 30.
 GV nêu yêu cầu 2: Điền ia 
 GV gợi ý HS tìm hiểu nội dung tranh.
 GV theo dõi, giúp đỡ.
 GV nêu yêu cầu 3: Viết .
 GV theo dõi, giúp đỡ, chấm bài, nhận xét.
 HS lấy VBT, mở tr 8.
HS quan sát tranh, nói nội dung tranh
 HS tự làm, chữa bài, đọc to bài đã hoàn chỉnh
 HS tự viết bài vào VBT.
 b. Môn Toán.
 GV hướng dẫn HS mở VBT Toán tr 31.
 Bài 1. GV nêu yêu cầu: Số?
 GV gợi ý: trong tranh có mấy sự vật thì điền số tương ứng vào ô vuông, sau đó viết số vào ô vuông bên phải để có phép tính đúng
 Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
 GV nêu yêu cầu, giúp HS nắm yêu cầu : tính kết quả của mỗi phép tính rồi viết vào dưới dòng kẻ ngang.
HS lấy VBT , mở tr 9.
HS quan sát tranh, nói nội dung tranh và số lượng sự vật có trong tranh.
HS tự làm, chữa bài
HS tự làm, chữa bài: 
 Điền lần lượt: 2; 3, 3, 1, 1, 1.
 c. Môn Thủ công.
 GV yêu cầu HS hoàn thành xé, dán hình quả cam.
HS tiếp tục xé, dán hình quả cam và hoàn thành sản phẩm
 3. Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ngày mai.
Ct6-7Tự học
Hoàn thành các tiết học trong ngày
 I Mục tiêu
 - HS tự hoàn thành nội dung các tiết học trong ngày với sự giúp đỡ của GV
 - Giáo dục ý thức tự giác học bài, làm bài
 II Các hoạt động dạy học chủ yếu
1 Kiểm tra.
 GV gợi ý để HS nhắc lại tên các môn học trong ngày: Thể dục, Toán, Tiếng Việt...
 2 Hoàn thành các môn học
 a Môn Toán
 GV hướng dẫn HS mở VBT toán tr 32
 Bài 1 Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn: tính kết quả của phép cộng rồi viết vào chỗ chấm 
 Bài 2 Viết số thích hợp vào chỗ chấm GV nêu yêu cầu, hướng dẫn như bài 1....
 Bài 3 : , = ?
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn: so sánh rồi điền dấu , =
Bài 4 Viết phép tính thích hợp
 GV nêu yêu cầu , hướng dẫn: đếm số con vịt ở mỗi hình rồi viết thành phép tính có kết qủa là 4
HS nhắc lại yêu cầu
HS tự làm
 Đáp án: cột 1 : 4, 4 ; cột 2 : 4, 3 ; cột 3 : 2, 3 ; cột 4 : 1, 2 ; cột 5 : 3, 2
 HS tự làm bài, nêu miệng kết quả
HS nhắc lại yêu cầu
 HS tự làm, chữa bài miệng
HS quan sát hình vẽ, nói số lượng con vịt ở mỗi hình, nêu miệng phép tính :
3 + 1 = 4 1 + 3 = 4
 b. Môn Thể dục
 GV yêu cầu HS tập hợp hàng dọc, dóng hàng , đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái.... theo 3 hàng dọc ở lối đi trong lớp.
 3. Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ngày tuần sau.
Buổi chiều t3-7
tự học
Hoàn thành các môn học trong ngày
I. Mục tiêu.
 - HS tự hoàn thành nội dung các môn học trong ngày qua sự giúp đỡ của GV.
 - Giáo dục tính chăm chỉ, tự giác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
 1. Kiểm tra.
 GV gợi ý HS nhắc lại tên các môn học đã học trong ngày: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội...
 2. Hoàn thành các môn học. 
 a. Môn Tiếng Việt. 
 GV yêu cầu HS đọc lại các âm và chữ ghi âm đã học
 GV theo dõi,sửa phát âm
 GV đọc một số âm và chữ ghi âm đã ôn 
HS nói cho bạn bên cạnh nghe các âm và chữ ghi âm đã được ôn
1 vài HS nói trước lớp, đọc phát âm các âm đó
HS viết bảng con
 b. Môn Toán.
 GV hướng dẫn HS mở VBT Toán tr 29, giúp HS nắm yêu cầu từng bài
 Số
 Bài 1. ?
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn : đếm số con vật có ở mỗi hình rồi điền số tương ứng vào ô vuông...
 Số
 Bài 2 . ?
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn : viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn
, =
 Bài 3 . ?
 Số
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn: so sánh 2 số rồi điền dấu ,, =
 Bài 4 . ? 
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn: đếm số hình tam giác, hình vuông rồi viết số tương ứng vào ô vuông
 GV theo dõi, giúp đỡ, nhận xét.
HS mở VBT, nói lại yêu cầu từng bài.
HS tự làm , nêu miệng kết quả: điền các cột lần lượt : 4, 10 ; 2, 8 ; 3, 0
HS nhắc lại yêu cầu
HS tự làm theo hướng dẫn, nêu miệng kết quả
HS tự nối hình, nêu miệng kết quả
HS nhắc lại yêu cầu, tự làm, chữa bài : 3 hình tam giác, 3 hình vuông
 c. Môn Tự nhiên và Xã hội .
 GV yêu cầu HS nhắc lại cách đánh răng, rửa mặt đúng cách
HS nêu miệng các bước đánh răng, rửa mặt đúng cách...
3. Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ngày mai.
 T5-7 Bài 4 Tính
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn như tr 63 SGV 
 GV chốt : trong bài toán có từ " và " thì có liên quan đến phép cộng
HS tập nêu miệng bài toán theo hình vẽ, tính kết quả
 Bài 3 cột 2T5-7 4 ... 1 + 2
 4 ... 1 + 3
 4 ... 2 + 2
An toàn giao thông : Bài 5
 I. Mục tiêu.
 1.Kiến thức.
 - HS nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.
 - Nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi dành riêng cho người đi bộ khi qua đường.
 - Nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô ,xe máy.
 2. Kiến thức.
 - Biết nắm tay người lớn khi qua đường.
 - Biết quan sát hướng đi của các loại xe trên đường.
 3. Thái độ.
 - Chỉ qua đường khi có người lớn dắt tay và qua đường ở nơi có vạch đi bộ qua đường.
 - Giáo dục HS có ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông, thận trọng khi đi bộ đường.
 II. Đồ dùng dạy học. 
 Tài liệu về an toàn giao thông dùng cho GV và HS.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Giới thiệu bài.
 GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học và tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
 2. Bài mới
 a. Quan sát đường phố.
 * Mục tiêu.
 - HS biết quan sát , lắng nghe, phân biệt âm thanh của động cơ, của tiếng còi ô tô, xe máy.
- Quan sát, nhận biết hướng đi của các loại xe.
- Nhận biết và xác định những nơi an toàn và không an toàn khi đi bộ trên đường phố.
* Cách tiến hành.
 GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn đường từ nhà đến trường mà hằng ngày các em thường qua lại.
 GV đặt câu hỏi về các nội dung sau:
 + Đoạn đường đó rộng hay hẹp?
 + Em thấy người đi bộ đi ở đâu? Còn trên đường phố thì người đi bộ thường đi ở đâu?
 + Các loại xe chạy ở đâu? Trên các đường phố các loại xe chạy ở đâu?
 + Em có thể nghe thấy những tiếng động nào?
 HS tự suy nghĩ (3 phút).
HS suy nghĩ, trả lời miệng trước lớp.
+ Đoạn đường từ nhà đến trường hẹp.
+ Người đi bộ đi sát lề đường; đi trên vỉa hè của đường phố.
 + Các loại xe chạy ở phần giữa đường bên phải; chạy dưới lòng đường phố.
 + Tiếng động cơ nổ, tiếng còi ô tô, xe máy.
GV tiểu kết, chốt nội dung chính: Khi đi bộ trên đường có nhiều người và các loại xe đi lại, để đảm bảo an toàn các em cần:
 - Không đi một mình mà phải đi cùng người lớn.
 - Đi sát lề đường bên phải hoặc đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường hoặc không đi ra giữa đường.
 - Nếu có tín hiệu đèn giao thông thì chỉ đi khi đèn xanh bật sáng.
 - Không chơi đùa dưới lòng đường.
 GV yêu cầu HS nhắc lại cách đi đường an toàn.
 b Thực hành đi qua đường.
* Mục tiêu:
 HS biết cách đi bộ qua đường.
 * Cách tiến hành.
 GV chia nhómc (2 HS / nhóm) hướng dẫn thực hành trên sân trường có kẻ vạch đi bộ qua đường.
 GV theo dõi, giúp đỡ.
 GV tiểu kết: (như mục II tr 30 SGV)
 HS thực hành theo nhóm: một em đóng vai người lớn, một em đóng vai trẻ em, dắt tay qua đường. Lớp theo dõi, nhận xét.
 3 Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS thực hành bài học trên đườngđi học, về học; tôn trọng luật an toàn giao thông; tuyên truyền cho mọi người xung quanh
Ct4-7Tự học
Hoàn thành các tiết học trong ngày.
 I. Mục tiêu.
 - HS tự hoàn thành các tiết học trong ngày với sự giúp đỡ của GV.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
 II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Kiểm tra .
 GV gợi ý để HS nhắc lại tên các môn học trong ngày: Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc...
 2. Hoàn thành các môn học.
 a. Môn Tiếng Việt.
 GV hướng dẫn HS mở VBT Tiếng Việt tr 29.
 GV nêu yêu cầu 1: Nối .
 GV hướng dẫn:nối từ ở cột trái với từ ở cột phải để tạo thành cặp từ có 2 cách viết : in thường, in hoa
 GV nêu yêu cầu 2: Nối
 GV hướng dẫn như yêu cầu 1
 GV theo dõi, giúp đỡ, chấm bài, nhận xét. 
HS mở VBT, quan sát tranh.
HS nhắc lại yêu cầu, đọc từ
HS tự làm bài, nói miệng bài làm: na rì - Na Rì, trà mi - Trà Mi, sa pa - Sa Pa, ba vì - Ba Vì. 
HS quan sát tranh, đọc nội dung bài
HS tự làm, nêu miệng kết quả.
 b. Môn Toán.
 GV hướng dẫn HS mở VBT Toán tr 30.
 Số
Bài 1. ?
 GV nêu yêu cầu, gợi ý: dựa vào bảng cộng 3...
 GV giúp đỡ HS yếu .
 Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn : Dựa vào số đã cho, lựa chọn số để điền cho phù hợp
Bài 3. Nối phép cộng với số thích hợp 
GV nêu yêu cầu , hướng dẫn như bài 3 tr 44 SGK.
 Bài 4. Viết phép tính thích hợp.
 GV nêu yêu cầu, hướng dẫn: Dựa vào hình vẽ, viết thành phép tính cộng có kết quả là 3
 GV hướng dẫn chữa bài, nhận xét.
HS nhắc lại yêu cầu, tự làm, nêu kết quả đúng
HS nhắc lại yêu cầu, tự làm, chữa bài :viết lần lượt :2, 3, 3, 1, 1, 1.
HS tự làm, nêu miệng kết quả.
HS tự làm, nói kết quả đúng:
 1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3
 c. Môn Âm nhạc.
 GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát đã học buổi sáng, hát đồng thanh, cá nhân.
 3. Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ngày mai.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(167).doc