Giáo án khối 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 25

Giáo án khối 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 25

Tập đọc: (T1+2) Trường em

A/ Mục đích - Yêu cầu:

- hs đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó có vần: ai, ay, ương; từ ngữ: Cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, dạy em, mái trường, điều hay.

- Ôn các vần: ai, ay. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay.

+ Biêt nghỉ hơi khi gặp dấu câu: dấu, dấu phẩy, dấu chấm.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: Ngôi nhà thứ hai, thân thiết.

+ Nhắc lại được nội dung bài học. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn hs. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của hs với mái trường.

+ Biết hỏi đáp theo mẫu về trường lớp của em.

B/ Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.

- Bộ chữ ghép của hs và giáo viên.

C/ Các hoạt động dạy học:

I/ Mở đầu: Các em đã học xong giai đoạn âm, vần và đã biết chữ, biết đọc. Từ hôm nay các em sẽ bước sang luyện tập đọc, viết, nghe, nói theo các chủ điểm: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước. Khi kết thúc năm học cô mong các em đọc, viết tốt hơn.

 

doc 39 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 1 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2008
Tập đọc: (T1+2) Trường em
A/ Mục đích - Yêu cầu:
- hs đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó có vần: ai, ay, ương; từ ngữ: Cô giáo, bè bạn, thân thiết, anh em, dạy em, mái trường, điều hay.
- Ôn các vần: ai, ay. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay.
+ Biêt nghỉ hơi khi gặp dấu câu: dấu, dấu phẩy, dấu chấm.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Ngôi nhà thứ hai, thân thiết.
+ Nhắc lại được nội dung bài học. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn hs. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của hs với mái trường.
+ Biết hỏi đáp theo mẫu về trường lớp của em.
B/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.
- Bộ chữ ghép của hs và giáo viên.
C/ Các hoạt động dạy học: 
I/ Mở đầu: Các em đã học xong giai đoạn âm, vần và đã biết chữ, biết đọc. Từ hôm nay các em sẽ bước sang luyện tập đọc, viết, nghe, nói theo các chủ điểm: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước. Khi kết thúc năm học cô mong các em đọc, viết tốt hơn.
II/ Dạy bài mới:
Tiết 1
1/Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh vẽ và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Hs: Vẽ cô giáo và các bạn hs đang tập đọc và vui chơi ở sân trường.
- Giáo viên giảng: Hàng ngày các em đến trường học. Trường học rất thân thiết với các em. Trường học có ai? Trường học dạy chúng ta điều gì? Bài tập đọc: Trường em sẽ giúp các em biết điều đó.
2/ Hd hs luyện đọc: Tập đọc: Trường em
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1: Đọc trên bảng (Bài viết trên bảng)
b/ hd hs luyện đọc: Thứ hai, cô giáo, dạy em, điều hay,
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ. rất yêu, mái trường.
- Giáo viên gạch chân các từ ngữ trên bảng - Hs đọc cá nhân 5 em, tổ, cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên gọi hs đọc các từ khó 
H: Tiếng "Trường" có âm gì đứng đầu? HS: âm Tr
- Giáo viên gạch chân âm Tr Hs: Phát âm: Trờ
H: Tiếng "Trường" có vần gì đứng sau? Hs: Vần ương
- Giáo viên tiếng trường có âm tr và vân ương Hs đọc trơn tiếng: Trường
- dấu huyền trên âm ơ Cá nhân 5 em, tổ ,cả lớp
- Giáo viên giải nghĩa từ khó: - Trường học giống như 1 ngôi nhà
Ngôi nhà thứ hai. ở đấy có nhiều người rất gần gũi...
- Thân thiết - Rất thân, rất gần gũi
+ Luyện đọc câu: Hs: Bài văn có 5 câu
H: Bài này có mấy câu? - Mỗi em đọc 1 câu đến em thứ 5.
- Giáo viên chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất Hs đọc nối tiếp theo đoạn
- Giáo viên cho hs đọc nối tiếp Bàn 1: Đọc đoạn 1 Từ đầu..của
 + Luyện đọc đoạn, bài: em 
 Bàn 2: ở trường...điều hay.
- Giáo viên : Bài này chia làm 3 đoạn Bàn 3: Em rất yêu...của em.
- Giáo viên hd hs đọc nối tiếp theo đoạn 2 em đọc cả lớp đọc đồng thanh 1 
- Giáo viên nhận xét và sửa sai lần. 
- Gọi hs đọc lại toàn bài
+ Thi đọc trơn cả bài Mỗi tổ cử 1 em thi đọc
- Giáo viên và cả lớp nhận xét chấm điểm thi đua - Hs đọc cả bài
Nghỉ giữa tiết hát vui.
3/Ôn các vần: ai, ay
a/ tìm tiếng trong bài có vần ai, ay. Hs thi tìm và nêu:
- Giáo viên cho hs tìm tiếng trong bài có vần ai, ay. Hai, mái, dạy, hay
b/ Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay - Hs đọc và phân tích các tiếng trên
- Giáo viên gọi hs đọc mẫu từ trong SGK - Hs đọc mẫu: Con nai , máy bay
- Giáo viên cho hs thi tìm tiếng có vần ai, ay Hs thi tìm và nêu: Rau cải, bãi cát...
- Giáo viên ghi một số từ hs tìm trên bảng ớt cay, máy cày, may áo...
c/ Nói câu chứa tiếng có vần ai, ay M1: Tôi là máy bay chở khách
- Giáo viên treo tranh vẽ và yêu cầu hs đọc mẫu M2: Tai để nghe bạn nói
- Giáo viên cho cả lớp thi tìm theo tổ. Tổ nào Bạn Mai hát rất hay
tìm được nhiều câu có vần ai, ay là thắng cuộc Hoa cải nở vàng rộ
- Giáo viên ghi lên bảng một số câu hs vừa nói. Mẹ may cho em áo mới
* Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần ai, ay 3 em lên thi tìm tiếng có vần ai, ay
 Tiết 2
4/ Tìm hiểu bài và luyện nói: Hs đọc bài theo đoạn và trả lời các 
a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc câu hỏi.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2(Trong SGK) - 1 em đọc đoạn 1
H: Trong bài trường học được gọi là gì? - ....là ngôi nhà thứ 2 của em
- Giáo viên gọi 3 em đọc đoạn 2 
H: Trường học là ngôi nhà thứ 2 của em Vì: ở trường có cô giáo hiền như mẹ,
Vì sao? Có nhiều bè bạn..... những điều hay.
- Giáo viên gọi hs đọc lại câu 2,3,4. - 3 em trả lời lại câu hỏi trên
- Giáo viên đọc diễn cảm lại toàn bài văn - 3 em thi đọc diễn cảm bài văn
b/ Luyện nói: Giáo viên yêu cầu hs đọc bài Hỏi nhau về trường lớp
luyện nói. Hs1: Bạn học lớp nào?
- Giáo viên gọi 2 em khá, gỏi tập đóng vai Hs2: Tôi học lớp 1a
hỏi và trả lời câu mẫu trong SGK Trường của bạn tên là gì?
- Giáo viên cho hs thực hiện hỏi đáp theo nhóm Trường tôi là trường Phan Đăng Lưu 
2 em. Giáo viên gợi ý. 
+ ở trường bạn yêu ai nhất? Tôi yêu cô giáo nhất.
+ Bạn thích học môn gì nhất? Tôi thích học môn toán nhất
+ Ai là bạn thân nhất của bạn? Bạn Lan là bạn thân nhất của tôi
* Trò chơi: Thi đọc diễn cảm. 3 em lên thi đọc
5/ Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên gọi 1 đọc lại toàn bài
H: Vì sao em yêu ngôi trường của mình?
(Vì ở trường có cô giáo, bạn bè và ở trường em được học những điều hay lẽ phải)
- Về nhà đọc bài lưu loát và tập đọc diễn cảm bài tập đọc
- Xem bài : Tặng cháu.
Toán: (T97) Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về làm phép tính trừ và trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100.
- Củng cố về giải toán.
II/- Đồ dùng dạy học:
- Gv chuẩn bị bài tập 2, phần trò chơi.	
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Gv gọi 3 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm bảng con.
60 70 90 30 80 50
30 20 50 20 60 50
 30 50 40 10 20 00
- Gv nhận xét và ghi điểm cho từng em.
2/ Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Luyện tập làm tính trừ các số tròn chục.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
 b/ Hướng dẫn hs làm các bài tập:
 Bài1: 
- Gọi hs nêu yêu cầu bài: Đặt tính rồi tính:
- Gv ghi bài 1 lên bảng, gọi vài em nêu cách đặt tính và tính.
- Gọi 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
70-50 80-40 60-30 40-10 90-50 90-40
 70 80 60 40 90 90
 50 40 30 10 50 40
 20 40 30 30 40 50
- Gv nhận xét và chấm bài 1 số em.
Bài2: Điền số:
- Gv cho hs tính nhẩm và điền nhanh, đúng kết quả.
 40
 20 30
 20 30 10
 90 70 20
- Gv cho hs làm vào phiếu, gv nhận xét và ghi điểm. 
Bài3: Hs đọc yêu cầu: Đúng ghi đ, sai ghi s.
- Gọi 1 em lên làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
a/ 60cm-10cm=50 s
b/ 60cm-10cm=50cm đ 
c/ 60cm-10cm=40cm s 
- Gv nhận xét bài làm của các em và ghi điểm.
 Nghỉ giữa tiêt hát vui.
Bài 4: Gọi 1 em đọc đề toán Tóm tắt 1 chục = 10
Gv tóm tắt lên bảng - Có: 20 cái bát
H: Bài toán cho biết gì? - Thêm 10 cái bát
H: Bài toán hỏi gì? - Có tất cả:?..... bái bát?
H: 1 chục còn gọi là bao nhiêu? Bài giải.
- Gv gọi 1 em lên bảng làm bài Số bát nhà Lan có tất cả là:
- Cả lớp làm bảng con 20+10=30 (cái bát)
- Gv nhận xét và ghi điểm Đáp số 30 cái bát
Bài 5: 
 * Trò chơi: Củng cố
- Điền dấu: +, -
50-10=40 30+20=50 40-20=20
- Gv gọi 3 em lên bảng tham gia chơi.
- Ai điền đúng nhanh là thắng cuộc.
- Gv nhận xét và tuyên dương.
III/ Củng cố-Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học và tuyên dương những em học tốt.
- Về nhà học bài và làm vở BTT.
- Xem bài: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
Tự nhiên- Xã hội: (T25) Con cá.
I/ Mục tiêu: Giúp hs biết.
- Kể tên một số loại cá va nơi sống của chúng
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá
- Nêu được một số cách bắt cá
- ăn cá giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt
- Khi ăn cá phải cẩn thận để không bị hóc xương.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình ảnh trong bài 25
- Hs và gv chuẩn bị cá và lọ đựng cá
- Phiếu bài tập, bút chì.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 em trả lời câu hỏi
H: Hãy kể tên các cây gỗ em biết/
H: Nêu ích lợi của cây gỗ?
- Gv nhận xét và ghi điểm.
 2/ Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Gv và hs giới thiệu con cá đem đến lớp
- gv: Đây là con cá chép, nó sống ở ao, hồ, sông, suối.
H: Các em mang đến lớp cá gì? (Cá rô, cáp chép, cá quả..)
H: Nó sống ở đâu? (Nó sống ở ao, hồ, sông suối..)
* Hoạt động1: Quan sát con cá mang đến lớp
 Mục tiêu:
- Hs nhận ra cá bộ phận của con cá
- Mô tả được con cá bơi và thở như thế nào?
Bước 1: hs làm việc theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
H: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
Hs : Mắt , mồm, vây, đầu, thân ...
H: Cá sử dụng các bộ phận nào của cơ thể để bơi?
Hs: Vây và đuôi
Hs: Cá thở như thế nào? (Cá thở bằng mang)
Bước 2: hs làm việc theo nhóm
- Gv giúp đỡ và kiểm tra
H: Các em biết những bộ phận nào của con cá?
H: Bộ phận nào của con cá đang chuyển động?
G: Tại sao cá lại đang mở miệng?
H: Tại sao nắp mang của cá luôn mở ra rồi khép lại?
Bước 3; Đại diện nhóm trình bày trước lớp
* Kết luận:
- Con cá có đầu, minh, đuôi và các vây
- Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển, cá sử dụng vây để lấy thăng bằng
- Cá thở bằng mang
Nghỉ giữa tiết hát vui
* Hoạt động2: Hs làm việc với SGK
 Mục tiêu: - Hs biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK.
 + Bước1: Hd hs quan sát bài 25
- Hs từng cặp quan sát tranh, đọc và trả lời các câu hỏi
H: Cá sống ở đâu? (cá sống ở ao hồ, sông, suối..)
H: Hãy kể tên các loại cá bạn biết? ( cá mè, cá chép, cá rô..)
H: Bạn thích ăn loại cá gì? (cá chép..0
H: Nói về lợi ích của việc ăn cá? ( ăn cá có nhiều chất đạm..)
- Gv giúp đỡ kiểm tra các hoạt động của hs
- Gv hỏi: Người ta dùng cái gì để bắt cá? (lưới, chài, nơm...)
Bước 2: Cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
H: Nói về một số cách bắt cá? (câu cá, nơm, chài...)
H: Hãy kể tên các loại cá mà em biết? ( cá chép, cá rô...)
H: Em thích ăn loại cá nào nhất? (cá chép, cá quả)
H: Tai sao chúng ta nên ăn cá? (vì cá co nhiều chất đạm...)
* Kết luận: Gv chốt lại ý chính của các câu hỏi trên
* Hoạt động 3:
 Làm việc cá nhân với phiếu bài tập
Mục tiêu: Giúp hs khắc sâu biểu tượng về con cá
- Gv phát phiếu bài tập cho hs
- hd hs biết nối ô chữ với từng bộ phận của con cá sao cho phù hợp
- Gv theo dõi và hd thêm
III/ Củng cố-Dặn dò:
- hs giơ tranh vẽ con cá và giải thích những gì em đã vẽ
- Về học bài và quan sát kĩ con cá
- Xem bài : Con gà.
Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2008
Tập viết: (Tiết  ... Ai dậy sớm
 H: Khi dậy sớm bạn nhỏ đã thấy những gì?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
 II/ Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh minh hoạ và hỏi.
H: Bức tranh vẽ gì? ( Vẽ chú mèo và chim sẻ bên cạnh có đống rơm, cây chuối).
H: Các em thấy chú Mèo trong tranh như thế nào? ( Rất dữ tợn)
 Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài: Mưu chú Sẻ.
- Gv ghi lên bảng Tập đọc: Mưu chú Sẻ
 2/ Hướng dẫn hs luyện đọc:
 a. Giáo viên đọc mẫu lần 1. - Hs theo dõi.
 b. Hướng dẫn luyện đọc: 
 * Luyện đọc tiếng,từ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ, 
- Giáo viên gạch chân các từ khó. Vuốt râu, tức giận.
 - 3-5 hs đọc kết hợp phân tích tiếng có
 âm vần , khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
- Giáo viên giải nghĩa từ. Chộp, hoảng lắm.
 * Luyện đọc câu: - Hs đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
- Giáo viên nhắc nhở hs ngắt giọng đúng. - Đọc nối tiếp theo bàn.
 * Luyện đọc đoạn,bài:
H: Bài này chia làm mấy đoạn?( 3 đoạn) - Từng nhóm 3 em đọc nối tiếp mỗi
 Đoạn1: Từ: đầu.....lễ phép. Em đọc 1 đoạn.
 Đoạn2: Thưa anh.....rửa mặt. - Gọi 2 hs đọc trơn cả bài.
 Đoạn3: Nghe vậy...mất rồi. - Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
 * Thi đọc trơn cả bài: - Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
- Giáo viên cùng hs theo dõi,nhận xét.
 Nghỉ giữa tiết hát vui "Bông hoa mừng cô"
 3/ Ôn các vần: uôn, uông
 a. Tìm tiếng trong bài có vần uôn: - Hs nêu y/c 1 và thi tìm "muộn"
- Gọi hs phân tích tiếng:khắp âm m đứng trước vần uôn sau dấu ..
 b. Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông 
 c. Nói câu chứa tiếng có vần uôn hoặc uông M: chuồn chuồn buồng chuối
- Gv cho hs đọc câu mẫu SGK M:Bé đưa mẹ cuộn len.
- Gv cho 3 tổ xung phong thi nói Bé lắc chuông.
nhanh, tổ nào nói được nhiều là thắng Hs: Ruộng lúa xanh tốt.
- Gv ghi một số câu hs nói lên bảng Bé uốn dẻo. 
Tiết2:
4/ Tìm hiểu bài và luyện nói;
 a. Tìm hiểu bài và luyện đọc: - Hs mở SGK
- Gv đọc mẫu toàn bài lần 2
H: Khi sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? 
- hs đọc đoạn 1 và 2 rồi trả lời
 Hs: Khi sẻ bị mèo chộp được sẻ đã nói: Sao anh không rửa mặt?
 a. Hãy thả tôi ra! 
 b. Sao anh không rửa mặt?
 c. Đừng ăn thịt tôi. 
- 3 em trả lời.
H: Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống?
Hs: Sẻ vụt bay đi.
- Gv gọi hs đọc và trả lời câu hỏi. Gv nhận xét và ghi điểm
- Gv gọi Hs đọc câu 3: yêu cầu Hs xếp thành câu nói đúng về chú sẻ.
- Gv gọi lần lượt Hs đọc thẻ từ đúng.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
Hs xếp câu đúng.
* Sẻ thông minh.
* Sẻ nhanh trí.
III/ Củng cố-Dặn dò:
* Trò chơi: hs thi đọc bài
- Ai đọc trôi chảy gv và cả lớp tuyên dương
- Cả lớp đọc lại bài 1 lần
- Về học bài và trả lời câu hỏi
- Xem bài: Ai dạy sớm
 âm nhạc: (Tiết 25) Học hát bài : Quả ( T2)
Tập đọc: (T13+14) Hoa Ngọc Lan.
A/ Mục đích-Yêu cầu:
- hs biết đọc trơn toàn bài "Hoa Ngọc Lan". Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu là : v, d, l, n, có phụ âm cuối: t; Các từ ngữ: Hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.
-- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần: ăm, ăp, tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ăm, ăp.
- Hiểu các từ ngữ trong bài : Lấp ló, ngan ngát.
+ Nhắc được chi tiết tả nụ hoa ngọc lan, và hương lan
+ Gọi đúng tên các loại hoa trong ảnh
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
C/ Các hoạt động dạy học:
 I/ Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 3 em len bảng đọc bài: Vẽ ngựa
 - Giáo viên kiểm tra nhãn vở hs về nhà làm.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
 II/ Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh minh hoạ.
H: Tranh vẽ gì? Vẽ cảnh bà đang cài bông hoa lan lên tóc bé.
- Gv: Những bông hoa lan đó rất đẹp và thơm được lấy từ đâu? Tình cảm của em bé đối với cây hoa lan ntn? Để biết được điều đó hôm nay chúng ta cùng đọc bài: Hoa ngọc lan.
- Gv ghi lên bảng Tập đọc
 2/ Hướng dẫn hs luyện đọc:
 a. Giáo viên đọc mẫu lần 1. - Hs theo dõi.
 b. Hướng dẫn luyện đọc: Hoa Ngọc Lan
 * Luyện đọc tiếng,từ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát 
- Giáo viên gạch chân các từ khó. Khắp, sáng sáng, xoè ra
- Giáo viên giải nghĩa từ. - 3-5 hs đọc kết hợp phân tích tiếng có
 ngan ngát, lấp ló âm vần , khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
 * Luyện đọc câu: - Hs đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
- Giáo viên nhắc nhở hs ngắt giọng đúng. - Đọc nối tiếp theo bàn.
 * Luyện đọc đoạn,bài: - Từng nhóm 3 em đọc nối tiếp mỗi
 Đoạn1: Từ: đầu.....xanh thẫm . Em đọc 1 đoạn.
 Đoạn2: Hoa lan.....khắp nhà - Gọi 2 hs đọc trơn cả bài.
 Đoạn3: Vào mùa lan...tóc em - Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
 * Thi đọc trơn cả bài: - Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
- Giáo viên cùng hs theo dõi,nhận xét.
 Nghỉ giữa tiết hát vui "Bông hoa mừng cô"
 3/ Ôn các vần: ăm, ăp
 a. Tìm tiếng trong bài có vần ăp: - Hs nêu y/c 1 và thi tìm "khắp"
- Gọi hs phân tích tiếng:khắp Âm kh đứng trước vần ăp sau dấu ..
 b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ăm, ăp: - vận động viên đang ngắm bắn
- Gv cho hs đọc câu mẫu SGK Bạn hs rất ngăn nắp
- Gv cho 3 tổ xung phong thi nói Lan học rất chăm chỉ
nhanh, tổ nào nói được nhiều là thắng em về thăm ông bà
- Gv ghi một số câu hs nói lên bảng Mùa xuân khắp nơi có hoa cỏ
Tiết2:
4/ Tìm hiểu bài và luyện nói;
 a. Tìm hiểu bài và luyện đọc: - Hs mở SGK
- Gv đọc mẫu toàn bài lần 2
h: Nụ hoa làn màu gì? Chọn ý đúng-
 a/ Bạc trắng
- hs đọc đoạn 1 và 2 rồi trả lời
+ Hs trả lời: Nụ hoa lan trắng ngần
 b/ xanh thẫm
 c/ Trắng ngần
- hs đọc trả lời tiếp
H: Hương làn thơm như thế nào?
+ Hương lan ngan ngát toả khắp...
- Gv gọi hs đọc và trả lời câu hỏi. Gv nhận xét và ghi điểm
 Nghỉ giữa tiết hát vui
 "Quả"
b/ Luyện nói: Kể tên các loài hoa em biết
- Hoa hồng có màu đỏ thắm
- Gv cho hs quan sát tranh và hs kể tên các loài hoa
- Hoa mai có màu vàng...
- Hoa đào có màu hồng....
- Gv nhận xét và ghi điểm
III/ Củng cố-Dặn dò:
* Trò chơi: hs thi đọc bài
- Ai đọc trôi chảy gv và cả lớp tuyên dương
- Cả lớp đọc lại bài 1 lần
- Về học bài và trả lời câu hỏi
- Xem bài: Ai dạy sớm
Tập viết: (T 28) Tô chữ hoa G
 A/ Mục đích - Yêu cầu:
- Học sinh biết tô chữ hoa G.
- Viết đúng các vần: ươn, ương . Các từ: vườn hoa, ngát hương.
- Viết chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút đúng quy trình, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
 B/ đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết chữ hoa G và các vần và các từ ngữ.
 C/ Các hoạt động dạy học:
 I/ Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 3 em viết: chăm học, khắp vườn, ngăn nắp.
- Cả lớp viết bảng con.
- Gv nhận xét và sửa sai, ghi điểm.
 II/ Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Gv treo bảng phụ viết chữ hoa 
 Hôm nay lớp ta sẽ tô chữ hoa và viết các vần : ươn , ương ; các từ : vườn hoa , ngát hương.
 2. Hướng dẫn tô chữ cái hoa: 
- Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét.
+ Quan sát chữ trên bảng.
+ Gv nêu: Chữ hoa gồm hai nét. Nét
và nét .
- Gv nêu quy trình viết và tô vào chữ trong khung.
- Hướng dẫn Hs viết vào bảng con.
- Gv nhận xét và sửa sai.
 3. Hướng dẫn viết vần và từ ngữ:
- Gv treo bảng phụ và hướng dẫn Hs đọc các vần và các từ ngữ ứng dụng.
- Gv hướng dẫn Hs viết vào bảng con.
- Gv nhận xét và sửa sai.
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
 4. Hướng dẫn Hs viết vào vở:
 - Gv cho Hs mở vở tập viết tô chữ hoa và viết vần , từ ngữ.
- Gv đi từng bàn uốn nắn sửa sai.
- Xong thu vở chấm và nhận xét.
 5. Củng cố- Dặn dò:
- Trò chơi: Thi viết nhanh, đúng, đẹp.
- Gọi 3 em thi viết: vườn hoa , hương thơm , phần thưởng.
- Ai viết nhanh, đúng, đẹp cả lớp tuyên dương.
- Về nhà học bài luyện viết phần B.
- Xem bài: Tô chữ hoa .
Toán: (Tiết 95) Luyện tập chung
A/ Mục tiêu: Bước đầu giúp hs:
- Củng cố về các số tròn chục và cộng trừ các số tròn chục
- Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
B/ Các hoạt động dạy học:
 I/ Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 3 em làm bài, cả lớp làm bảng con.
+ Vẽ 3 điểm ở trong và 2 điểm ở ngoài hình vuông	
+ vẽ 3 điểm ở trong và 3 điểm ở ngoài hình tam giác	
- gv nhận xét và ghi điểm	
 II/ Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
 - Gv ghi đầu bài lên bảng.
 2/ Hướng dẫn Hs làm bài tập:	
 * Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu bài ( viết theo mẫu)
 H: Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị.
 H: Số 18 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
 H: Số 40 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
 H: Số 70 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
- Gv gọi vài em trả lời và Gv ghi lên bảng.
 * Bài 2: Gọi Hs đọc yêu cầu bài 
a/ Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn 50 13 30 9
b/ Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé 8 80 17 40
- Gọi 2 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
 * bài 3: Gọi Hs nêu yêu cầu bài ( Đặt tính rồi tính)
 a. 70 + 20 20 + 70 80 - 30 80 - 50
 70 20 80 80
 20 70 30 50
- Gv cho cả lớp làm bảng con.
- Gv nhận xét và sửa sai
 b. Tính nhẩm:
- Gv cho Hs nhẩm :
 50 + 20 =
 Nhẩm: 5 chục + 2 chục = 70 chục
 Vậy : 50 + 20 = 70
- Gọi vài em nhẩm và ghi kết quả lên bảng.
 50 + 20 = 70 60 cm + 10 cm = 70 cm
 70 - 50 = 20 30 cm + 20 cm = 50 cm
 70 - 20 = 50 40 cm - 20 cm = 20 cm
- Cả lớp làm bài vào vở. Gv chấm và chữa bài cho các em.
 * Bài 4 : Gọi Hs đọc đề bài toán.
- Gv tóm tắt lên bảng.
 H: Bài toán cho biết gì? ( Lớp 1A: 20 bức tranh, lớp 1B 30 bức tranh)
 H: bài toán hỏi gì? ( Cả hai lớp vẽ được tất cả mấy bức tranh? ) 
 H: Muốn biết cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm phép tình gì? ( Tính cộng).
 H: Lời giải viết ta dựa vào đâu? ( Dựa vào câu hỏi).
 Tóm tắt: Giải
 - Lớp 1A : 20 bức tranh Cả hai lớp vẽ được là:
 - Lớp 1B : 30 bức tranh 20 + 30 = 50 ( bức tranh)
 Cả hai lớp:... ? bức tranh. Đáp số: 50 bức tranh.
- Gv gọi vài em nêu lời giải.
- 1 em lên giải. Cả lớp làm vào bảng con.
- Gv nhận xét và sửa sai.
 * Bài 5: Vẽ 3 điểm ở trong hình tam giác.
 Vẽ 2 điểm ở ngoài hình tam giác.
- gv gọi 1 em lên bảng vẽ điểm ở trong và điểm ở ngoài hình tam giác.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
 III/ Củng cố- Dặn dò:
- Trò chơi: Đoán nhanh kết quả.
 80-60= 50+30= 20 + 10=
 60-20= 40-20= 10+70=
- Gv gọi vài em đoán, ai đoán đúng cả lớp tuyên dương.
- Vễ nhà hoch bài và làm vở BTT.
- Xem bài tiết sau kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of TUAN25~1.doc