Giáo án Mĩ thuật 1 trọn bộ - Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh

Giáo án Mĩ thuật 1 trọn bộ - Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh

Tuần 1

Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

1. Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi

2. Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh

II. Đồ dùng dạy học:

GV chuẩn bị:

1 số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi ( ở sân trường, ngày lễ,.)

HS chuẩn bị

Sưu tầm tranh của thiếu nhi có nội dung vui chơi

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu

1. Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi:

GV giới thiệu tranh đẻ HS quan sát:

Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn 1 trong rất nhiều các loại hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.

VD:

+ Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: nhảy dây, múa hát, kéo co,.

+ Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch,.

 

doc 63 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1002Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 1 trọn bộ - Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: tháng năm 2008
Tuần 1
Bài 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi
2. Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh
II. Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị:
1 số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi ( ở sân trường, ngày lễ,...)
HS chuẩn bị 
Sưu tầm tranh của thiếu nhi có nội dung vui chơi
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi:
GV giới thiệu tranh đẻ HS quan sát: 
Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn 1 trong rất nhiều các loại hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.
VD:
+ Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: nhảy dây, múa hát, kéo co,...
+ Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch,...
GV nhấn mạnh: Đề tài này rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn.
2. Hướng dẫn HS xem tranh ( và trời lời các câu hỏi ):
GV treo các tranh mẫu có chủ đề vui chơi, hướng dẫn HS quan sát tranh trong Vở tập vẽ 1 và đặt các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS tiếp cận với nội dung các bức tranh. Các câu hỏi có thể là: 
+ Bức tranh vẽ những gì ?
+ Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ?
GV dành thời gian từ 2 đến 3 phút để HS tìm hiểu về bức tranh:
+ Trên tranh có những hình ảnh nào? ( nêu các hình ảnh và mô tả hình dáng, động tác )
+ Hình ảnh nào là chính ? ( thể hiện rõ nội dung bức tranh ); hình ảnh nào là phụ ? ( hỗ trợ làm rõ nội dung chính )
+ Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm)
+ Trong tranh có những màu nào ? màu nào được vẽ nhiều hơn ?
+ Em thích màu nào nhất trên bức tranh của bạn ?
GV lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên cho từng bức tranh
Khi HS trả lời đúng, GV khen ngợi để động viên, khích lệ các em. Nếu HS trả lời chưa đúng, GV sửa chữa, bổ sung thêm.
3. Tóm tắt, kết luận:
Khi HS trả lời các câu hỏi xong, GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: các em vừa được xem những bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi đồng thời đưa ra nhận xét riêng của mình.
4. Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em 
5. Dặn dò HS:
- Về nhà quan sát, nhận xét 
- Chuẩn bị cho bài học sau
Ngày dạy: tháng năm 2008
Ngày dạy: tháng năm 2008
Tuần 2
Bai2 : Vẽ nét thẳng
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Nhận biết được các loại nét thẳng 
2. Biết cách vẽ nét thẳng
3. Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích
II. Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị:
- Một số hình có nét thẳng
- Một số bài vẽ mình họa
HS chuẩn bị:
- Vở tập vẽ 1
- Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, bút sáp
III. các hoạt động day-học chủ yếu:
1. Giới thiệu nét thẳng
GV yêu cầu HS xem bài vẽ trong vở vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng:
+ Nét thẳng ngang ( nằm ngang )
+ Nét thẳng nghiêng ( xiên )
+ Nét thẳng đứng 
+ Nét gấp khúc ( nét gãy )
GV có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng,... để HS thấy rõ hơn về các nét, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng...
GV giúp HS tìm thêm ví dụ về nét thẳng ( ở quyển vở, quyển sổ )
2. Hướng dẫn HS cách vẽ nét thẳng:
GV vẽ các nét lên bảng để HS quan sát và suy nghĩ câu hỏi: vẽ nét thẳng như thế nào ?
+ Nét thẳng ngang: vẽ từ trái sang phải
+ Nét thẳng nghiêng: vẽ từ trên xuống
+ Nét gấp khúc: Có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên
GV yêu cầu HS xem hình ở vở tập vẽ 1 để các em rõ hơn cách vẽ nét thẳng 
GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi dể HS suy nghĩ: Đây là hình gì ?
Hình a:
* Vẽ núi: nét gấp khúc
* Vẽ nước: nét ngang
Hình b:
* Vẽ cây: nét thẳng đứng, nét nghiêng
* Vẽ đất: nét ngang
KL: Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ đuợc nhiều hình 
3. Thực hành:
Yêu cầu của bài tập: HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy bên phải ở vở tập vẽ 1
GV hướng dẫn HS tìm ra các cách vẽ khác nhau:
+ Vẽ nhà và hàng rào, thuyền, núi...
GV gợi ý HS khá, giỏi vẽ thêm hình để bài vẽ sinh động
GV gợi ý HS vẽ màu theo ý thích 
Chú ý: 
- Bài này chỉ cần vẽ được các nét thẳng và có thể thêm các nét cong để thành hình: nhà cửa, hàng rào... bằng bút chì đen hoặc bút chì dạ là đạt yêu cầu
- Vẽ nét bằng tay ( không dùng thước ), nét thẳng chỉ là tương đối. Yêu cầu HS cầm bút nhẹ nhàng, đưa nét thoải mái
- Khuyến khích HS có điều kiện vẽ thêm hình và vẽ màu 
- GV bao quát lớp, giúp HS làm bài, cụ thể là: 
+ Tìm hình cần vẽ 
+ Cách vẽ nét 
+ Vẽ thêm hình
+ Vẽ màu
+ Động viên, khích lệ HS làm bài
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ
- GV nhận xét, động viên chung
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài học sau
Ngày dạy: tháng năm 2008
Tuần 3
Bài 3 : Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
1. Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, lam
2. Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình, không ra ngoài hình vẽ 
II. Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị:
- 1 số ảnh hoặc tranh có màu vàng, đỏ, lam
- Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam như hộp sáp màu, quần áo,...
- Bài vẽ của HS các năm trước 
HS chuẩn bị:
- Vở tập vẽ 1
- Màu vẽ
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu màu sắc: Đỏ, vàng, lam
Gv cho HS quan sát hình 1 bài 3 ( 3 màu cơ bản ) và đặt câu hỏi:
- Kể tên các màu ở hình 1
- Kể tên các đò vật có màu đỏ, vàng, lam. HS có thể kể: 
* Mũ màu dỏ, vàng, lam
* Màu đỏ ở hộp sáp, hộp chì
* Màu xanh ở cỏ cây, hoa trái
GV kết luận:
- Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc
- Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn
- Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính
2. Thực hành:
Vẽ màu vào hình đơn giản ( hình 2,3,4)
	Gv đặt câu hỏi để HS nhận ra các hình ở hình2,3,4 và gợi ý về màu của chúng:
	- Lá cờ tổ quốc ( nền cờ màu đỏ, ngôi sao màu vàng ). Yêu cầu HS vẽ đúng màu cờ 
- Hình quả và dãy núi. Yêu cầu HS vẽ màu theo ý thích:
* Quả xanh hoặc quả chín
* Dãy núi có thể là màu tím, màu xanh lá cây, màu lam...
GV hướng dẫn HS cách cầm bút và cách vẽ màu:
- Cầm bút thoải mái để dễ vẽ màu
- Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau
GV theo dõi và giúp HS:
- Tìm màu theo ý thích 
- Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ
3. Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS xem một số bài và hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS tìm bài nào vẽ đẹp mà mình thích
4. Dặn dò HS:
- Quan sát mọi vật và gọi tên của chúng 
- Quan sát tranh của bạn Quỳnh Trang, xem bạn đã dùng những màu nào để vẽ 
Ngày dạy: tháng năm 2008
Tuần 4
Bài 4 : Vẽ hình tam giác
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Nhận biết được hình tam giác 
2. Biết cách vẽ hình tam giác 
3. Từ hình tam giác có thể vẽ 1 số hình tương tự trong thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị:
- 1 số hình vẽ có dạng hình tam giác 
- Cái êke, khăn quàng
HS chuẩn bị:
- Vở tập vẽ 1
- Bút chì đen, màu sáp
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu hình tam giác ( hình 1 ):
GV yêu cầu hS xem hình ở bài 4 và đồ dùng dạy học, đồng thời đặt câu hỏi để các em nhận ra :
- Hình vẽ cái nón, mái nhà...
GV chỉ vào các hình minh họa ở hình 3 hoặc vẽ lên bảng và yêu cầu HS gọi tên các đồ vật đó :
- Cánh buồm, dãy núi, con cá
GV tóm tắt: Có thể vẽ nhiều hình từ tam giác
2. Hướng dẫn HS cách vẽ hình tam giác
GV đặt câu hỏi: Vẽ hình tam giác như thế nào ? Đồng thời GV vẽ lên bảng cho HS quan sát cách vẽ:
- Vẽ từng nét
- Vẽ nét từ trên xuống
- Vẽ nét từ trái sang phải ( theo chiều mũi tên )
GV vẽ lên bảng 1 số hình tam giác khác nhau cho HS quan sát
3. Thực hành:
GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ cách buồm, dãy núi... vào phàn giấy bên phải. 
GV hướng dẫn HS khá, giỏi:
- Vẽ thêm hình: mây, cá...
- Vẽ màu vào hình ý thích
- GV hướng dẫn HS vẽ màu trời và nước
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS xem 1 số bài vẽ và nhận xét xem bài nào đẹp
- GV động viên, khen ngợi 1 số HS có bài vẽ đẹp
5. Dặn dò:
Quan sát quả cây, lá, hoa
Ngày dạy: tháng năm 2008
Tuần 5
Bài 5 : Vẽ nét cong
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Nhận biết nét cong
2. Biết cách vẽ nét cong
3. Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích 
II. Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị :
- 1 số đồ vật có dạng hình tròn
- 1 vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong 
HS chuẩn bị
- Vở tập vẽ 1
- Bút chì đen, bút dạ
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu cách vẽ nét cong:
GV vẽ lên bảng 1 số nét cong, nét lượn sóng,... và đặt câu hỏi để HS trả lời
GV vẽ lên bảng : quả, lá, núi,...
Gv gợi ý HS thấy các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ nét cong:	
- GV vẽ lên bảng để 
- HS nhận ra:
	+ Cách vẽ nét cong
+ Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong 
3. Thực hành:
- GV gợi ý học sinh làm bài tập:
+ Vẽ vào phần giấy ở Vở tập vẽ 1 những gì HS thích nhất.
- HS làm bài tự do. Bài vẽ có thể chỉ là 1 vài hình: cây, hoa hoặc quả...
- GV gợi ý học sinh hoàn thành bài.
4. Nhận xét, đánh giá:
GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ bài vẽ đạt yêu cầu về hình vẽ, màu sắc.
5. Dặn dò HS:
Quan sát hình dáng và màu sắc của cây quả.
Ngày dạy: tháng năm 2008
Tuần 6
Bài 6: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc của 1 số quả dạng tròn 
2. Vẽ hoặc nặn được 1 số quả dạng tròn
3. Có ý thức giữ gìn vệ sinh.(tích hợp liên hệ)
II. Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị :
- 1 số ảnh, tranh vẽ về các loài hoa quả dạng tròn
- 1 số các quả dạng tròn khác nhau để học sinh quan sát
HS chuẩn bị:
- Vở tập vẽ 1
- Màu vẽ hoặc đất sét
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu đặc điểm của các loại dạng tròn:
GV cho HS quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ và mẫu thực.
GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về hình dáng, màu sắc của các loại quả dạng tròn.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn:
GV vẽ 1 số hình quả đơn giản minh họa trên bảng, lấy đất sét nặn 1 quả dạng tròn nào đó để cả lớp quan sát cách vẽ, nặn theo các bước sau:
- Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết v ... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 31
Bài 31: Vẽ cảnh thiên nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Tập quan sát thiên nhiên.
2. Vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích.
3. Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:
- 1 số tranh, ảnh phong cảnh : nông thôn, miền núi, phố phường,...
- 1 số tranh phong cảnh của HS các năm trước.
HS:
- Vở tập vẽ 1.
- Màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu cảnh thiên nhiên:
- GV giới thiệu tranh, ảnh để HS biết được sự phong phú của cảnh thiên nhiên :
+ Cảnh sông 
+ Cảnh đồi núi.
+ Cảnh đồng ruộng
+ Cảnh phố phường...
- GV gợi ý để HS tìm thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên:
+ Biển, thuyền, mây, trời
+ Núi, đồi, cây, suối
+ Cánh đống, con đường, hàng cây
+ Nhà, cây, xe cộ
2. Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV gợi ý để HS vẽ tranh như đã giới thiệu ở trên.
- GV gợi ý để HS tìm màu vẽ theo ý thích.
3. Thực hành:
- Dựa vào ý thích của HS, GV gợi ý để HS làm bài:
+ Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên.
+ Sắp xếp vị trí của các hình trong tranh.
+ Vẽ mạnh dạn, thoải mái.
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV hướng dẫn HS nhận xét về:
+ Hình vẽ và cách sắp xếp.
+ Màu sắc và cách vẽ màu.
5. Dặn dò HS:
- Làm tiếp bài ở nhà.
- Quan sát quang cảnh nơi ở của mình.
Nhận xét sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 32
Bài 32 : Vẽ đường diềm trên áo, váy
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Nhận biết được vẻ đẹp của các trang phục có trang trí đường diềm
2. Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy.
3. Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:
- 1 số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in
- 1 số hình minh họa các bước vẽ đường diềm.
HS:
- Vở tập vẽ 1
- Màu vẽ
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Giới thiệu đường diềm:
GV cho HS xem 1 số đồ vật đã chuẩn bị để hướng các em vào bài học. Có thể dùng câu hỏi như sau:
- Đường diềm được trang trí ở đâu ? ( cổ áo, gấu áo )
- Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy đẹp hơn không ?
2. Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm:
GV giới thiệu cách vẽ đường diềm:
- Vẽ hình
+ Chia khoảng
+ Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau:
- Vẽ màu 
+ Vẽ màu vào đường diềm theo ý thích.
* Vẽ màu vào hình vẽ.
* Vẽ màu nền của đường diềm
+ Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích.
* Vẽ màu tùy ý.
* Có thể không vẽ màu.
3. Thực hành:
- GV nêu yêu cầu của bài : Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích
- GV theo dõi giúp HS chia khoảng, vẽ hình và chọn màu.
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV hướng dẫn HS nhận xét 1 số bài vẽ về :
+ Hình vẽ
+ Vẽ màu
+ Màu nổi, rõ và tươi sáng.
- GV cho HS tự chọn những bài vẻ đẹp theo ý mình.
5. Dặn dò HS:
Quan sát các loại hoa ( về hình dáng và màu sắc )
Nhận xét sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 33
Bài 33: Vẽ tranh Bé và Hoa
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
1. Nhận biết về đề tài Bé và Hoa.
2. Càm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên.
3. Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và Hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:
- Sưu tầm 1 số tranh, ảnh về đề tài Bé và Hoa.
- Tranh mình họa trong vở tập vẽ 1.
HS :
- Vở tập vẽ 1.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ...
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu đề tài:
GV giới thiệu tranh, ảnh để HS thấy:
- Bé và Hoa là bài vẽ mà các em sẽ rất hứng thú. Đề tài này gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của 1 số loại hoa mà HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. VD:
+ Màu sắc và kiểu quần áo của em bé ?
+ Em bé đang làm gì ?
+ Hình dáng của các loại hoa ?
+ Màu sắc của hoa ?
- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh. Bài này có thể vẽ:
+ Em bé là hình ảnh chính, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, chim, bướm.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3. Thực hành:
GV theo dõi, gợi ý HS vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn. Chú ý giúp HS vẽ hình vừa với khổ giấy.
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS và hướng dẫn các em nhận xét:
+ Cách thể hiện đề tài ( đùng hay chưa rõ đề tài )
+ Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh ( bố cục hợp lí hay rời rạc)
+ Hình dáng
+ Màu sắc của tranh ( rực rỡ, tươi sáng )
- GV yêu cầu HS tìm các bài vẽ mình thích.
5. Dặn dò HS:
Chuẩn bị cho bài sau ( Xem các bài vẽ ở vở tập vẽ 1 )
Nhận xét sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 34
Bài 34: Vẽ tự do
( Bài kiểm tra cuối năm )
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
1. Tự chọn được đề tài để vẽ tranh.
2. Vẽ được tranh theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:
1 số tranh của họa sĩ, của HS về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt, ... với các chất liệu như màu sáp, bút dạ, màu nước...
HS:
- Vở tập vẽ 1.
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Đây là bài liểm tra cuối năm, vì thế cần thời gian cho HS làm bài. Cố gắng vẽ xong bài ở lớp. Bài này nên tiến hành như sau :
1. Giáo viên:
- Giới thiệu 1 số tranh cho HS xem để các em biết các loại tranh: phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt.
- Nêu lên yêu cầu của bài vẽ để HS chọn để tài theo ý thích của mình.
- Gợi ý 1 số đề tài. VD:
+ Gia đình:
_ Chân dung: về người thân
_ Cảnh sinh hoạt gia đình: Cho gà ăn, đi công viên
+ Trường học:
_ Cảnh đến trường ; học bài ; lao động
_ Mừng ngày 20/11 ; ngày khai trường
+ Phong cảnh
Biển, nông thôn, miền núi
+ Các con vật
Con gà, con chó, con trâu
2. Học sinh:
Tự do lựa chọn đề tài và vẽ màu theo ý thích
Chú ý : Chọn bài vẽ đẹp trong năm học, chuẩn bị trưng bày kết quả học tập cuối năm.
Nhận xét sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 35
Bài 35: Trưng bày kết quả học tập
I. Mục đích:
- HS thấy được kết quả học tập trong năm.
- Nhà trường tổng kết và thấy được kết quả dạy-học MT
II. Hình thức tổ chức:
- Chọn bài vẽ đẹp
- Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
- Chú ý:
+ Dán theo loại bài học.
+ Có đầu đề.
III. Đánh giá:
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét về các bài vẽ.
- Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.
Nhận xét sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN MT1.doc