Giáo án Toán 5 học kì I

Giáo án Toán 5 học kì I

ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I.MỤC TIÊU : Giúp HS

*Kiến thức : -Củng cố khái niệm ban đầu về phân số ; đọc; viết số thập phân .

-Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình ở SGK .

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 159 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 5 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Toán
 Bài 1	Thứngày thángnăm
ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU : Giúp HS 
*Kiến thức : 	-Củng cố khái niệm ban đầu về phân số ; đọc; viết số thập phân .
-Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình ở SGK .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập 
2.Bài mới : Ôn tập : Khái niệm về phân số 
*Hoạt động 1 : Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số 
*Mục tiêu : Củng cố khái niệm ban đầu về phân số ; đọc; viết số thập phân 
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Làm việc với bìa cắt và vẽ , với phiếu bài tập ..
+Bước 2 : Hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số , HS tự viết phân số đó vào phiếu bài tập và đọc phân số .
+Bước 3 : Trình bày theo từng hình và đọc phân số à nhận xét à chốt ý à gọi vài HS nhắc lại .
*Ví dụ : 2/3 đọc là “ hai phần ba ” , thực hiện tương tự với các phân số 5/10 ; 3/4 ; 40/100 .
*Hoạt động 2 : Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên , cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số 
*Mục tiêu : Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Hướng dẫn HS lần lượt viết 1 : 3 ; 4: 4 ; 9 : 2 dưới dạng phân số .
+Bước 2 :HS tự viết 1 : 3 = 1/3 và tự nêu “1 chia cho 3 có thương là 1 phần 3 ” 
(Tương tự với các phép chia còn lại , GV giúp HS nêu như chú ý phần 1 SGK ) 
à Tương tự như trên đối với các chú ý 2; 3; 4 như ở SGK à nhận xét .
*Hoạt động 3 : Thực hành ( trang 3 )
+Bài 1 : a/. Gọi HS nối tiếp đọc à nhận xét à chốt ý .
 b/. Như phần a .
+Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập à làm việc với bảng con . Ba HS lên bảng làm à nhận xét à chốt ý .
? Tử số gọi là gì ở phép chia ? Mẫu số gọi là gì ở phép chia ? à Trả lời à nhận xét .
+Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài tập và thực hiện . Ba HS lên bảng làm bài còn lại làm vào bảng con à nhận xét à chốt ý .
+Bước 4 : HS chỉ cần trả lời kết quả à nhận xét à chốt ý .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi vài HS lên bảng viết phân số và đọc phân số .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 2 .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp . 
-Lấy bìa vẽ và cắt 
-Quan sát .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhắc lại .
-Nhóm đôi .
-Viết và đọc à nhận xét .
-Cả lớp .
-Đọc nối tiếp .
-Bảng con .
-Bảng con .
-Trả lời .
-Viết và đọc phân số .
Rút kinh nghiệm:
Bài 2 	Thứngày thángnăm
ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU : Giúp HS 
-Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số .
-Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số , quy đồng mẫu số các phân số .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Khái niệm về phân số 
-Gọi HS lên bảng viết và đọc phân số . Gọi HS nêu tử số và mẫu số .
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số 
*Hoạt động 1 : Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số 
*Mục tiêu : Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1 . HS viết vào bảng con .
+Bước 2 : HS chọn số thích hợp để điền vào ô trống , tự tính kết quả rồi viết vào chỗ chấm thích hợp .
+Bước 3 : Trình bày à nhận xét à chốt ý à 
-Tương tự với ví dụ 2 .
? Ở cả hai ví dụ làm sao ta có phân số mới ? à trả lời à nhận xét à chốt ý .
*Nếu nhân ( hoặc chia ) cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho .Gọi vài HS nhắc lại
*Hoạt động 2 : Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số 
*Mục tiêu : Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số , quy đồng mẫu số các phân số . 
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện “ Rút gọn phân số ” và “ quy đồng mẫu số ” như SGK trang 5 .
+Bước 2 : HS thực hiện và nhận xét à chốt ý .
? Khi nào ta cần rút gọn phân số ?
*Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho .
? Khi nào ta có phân số tối giản ? *Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa ( tức là nhận được phân số tối giản ) .
? Nêu cách rút gọn nhanh một phân số ? *Chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chí hết cho số đó .
+Bước 3 : Cho HS làm bài tập 1 ( trang 6 ) Rút gọn phân số . Ba HS lên bảng làm cả lớp làm vào tập à nhận xét .
Khi chữa bài cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra : Có nhiều cách rút gọn phân số , cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chí hết cho số đó .
*Hoạt động 3 : Thực hành ( Trang 6 )
+Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập . Thực hiện nhóm đôi theo từng bài tập à nhận xét à chốt ý .
+Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập à làm việc với bảng con . HS nêu kết quả à nhận xét à chốt ý .
mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chí hết cho số đó .
Ví dụ : 2/5 bằng 12/30 vì nhân cả tử và mẫu số của 2/5 với 6 ta được 12/30 .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi vài HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số và ứng dụng các tính chất đó ? 
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 3 .
-Làm bài .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp . 
-Bảng con . 
-Trình bày à nhận xét .
-Nhắc lại .
-Nhóm đôi .
-Làm bài à nhận xét .
-Trả lời à nhận xét .
-Cả lớp .
-Trả lời .
-Thực hiện nhóm đôi .
-Nêu kết quả à nhận xét .
-Trả lời .
 Rút kinh nghiệm:
Bài 3	Thứngày thángnăm
ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU : Giúp HS 
-Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số , khác mẫu số .
-Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số 
-Gọi HS lên bảng rút gọn và quy đồng mẫu số . Sau đó cho HS nêu tính chất cơ bản của phân số .
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Ôn tập : So sánh hai phân số 
*Hoạt động 1 : Ôn tập cách so sánh hai phân số 
*Mục tiêu : Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số , khác mẫu số .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Hướng dẫn HS thực hiện SGK .
+Bước 2 : HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số , khác mẫu số .
? Nêu cách so sánh hai phân số ? *Để so sánh hai phân số bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh các tử số . Gọi vài HS nhắc lại .
*Hoạt động 2 : Thực hành ( Trang 7 )
*Mục tiêu : Biết vận dụng cách so sánh để sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc yêu cầu bài tập .
+Bước 2 : HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở nhận xét à chốt ý .
Bài 1 : HS làm bài xong . Khi chữa bài yêu cầu HS trình bày bằng lời kết quả so sánh .
Bài 2 : HS làm bài xong . Khi chữa bài yêu cầu HS trình bày bằng lời cách viết bài 2a và 2b .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi vài HS nhắc lại cách so sánh hai phân số .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 4 .
-Làm bài .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm đôi . 
-Bảng con . 
-Trình bày à nhận xét .
-Nhắc lại .
-Cả lớp .
-Làm bài à nhận xét .
-Trả lời à nhận xét .
-Trả lời .
Rút kinh nghiệm:
Bài 4	Thứngàythángnăm
ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ ( tt)
I.MỤC TIÊU : 
Giúp HS ôn tập , củng cố về
-So sánh phân số với đơn vị . –So sánh hai phân số có cùng tử số .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : Ôn tập : So sánh hai phân số 
-Gọi HS lên bảng So sánh hai phân số . Sau đó cho HS nêu cách so sánh hai phân số .
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Ôn tập : So sánh hai phân số ( tiếp theo ) 
*Hoạt động : Thực hành ( Trang 7 ) 
*Mục tiêu : So sánh phân số với đơn vị . So sánh hai phân số có cùng tử số .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc yêu cầu bài tập , hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài tập rồi chữa bài .
+Bước 2 : HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở nhận xét à chốt ý .Khi chữa bài sẽ kết hợp ôn tập và củng cố kiến thức đã học .
Bài 1 : HS làm bài xong . Khi chữa bài yêu cầu HS nêu nhận xét để nhớ lại đặc điểm của phân số bé hơn 1, bằng 1 .
( 3/5 < 1, vì phân số 3/5 có tử số bé hơn mẫu số ( 3 < 5 ). Thực hiện tương tự với các phân số còn lại 
Bài 2 : Như bài 1 . Giúp HS nhớ được “ Trong hai phân số có tử số bằng nhau , phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn ”.
Bài 3 : Ba HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở .
Bài 4 : Cho HS nêu bài toán rồi giải bài toán .( Nêu cách quy đồng mẫu số ) .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi vài HS nhắc lại cách so sánh hai phân số .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 5 .
-Làm bài .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm đôi . 
-Làm vào vở .
à nhận xét .
-Nhắc lại .
Rút kinh nghiệm:
Bài 5 	Thứngày thángnăm
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU :
 Giúp HS 
-Nhận biết các phân số thập phân .
-Nhận ra được : 	+Có một số phân số ... ) 
Bài 4 : HS thực hiện theo yêu cầu bài tập .
Phần a/. Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD : AB = DC = 4cm 
 AD = BC = 3cm .
 Diện tích hình tam giác ABC là : 4 x 3 : 2 = 6 ( cm2 )
Phần b/. Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME :
 MN = PQ = 4cm ; MQ = NP = 3cm ; ME = 1cm ; EN = 3cm .
 Diện tích hình chữ nhật MNPQ là : 4 x 3 = 12 ( cm2 )
 Diện tích hình tam giác MQE là : 3 x 1 : 2 = 1,5 ( cm2 ) 
 Diện tích hình tam giác NEP là : 3 x 3 : 2 = 4,5 ( cm2 ) 
 Tổng diện tích hình tam giác MQE và diện tích hình tam giác NEP là : 
 1,5 + 4,5 = 6 ( cm2 ) 
 Diện tích hình tam giác EQP là : 12 – 6 = 6 ( cm2 ) 
-Chú ý : HS có thể tính diện tích hình tam giác EQP như sau : 
 4 x 3 : 2 = 6 ( cm2 )
3.Củng cố-dặn dò :
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 88 .
-Trả lời 
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp .
-HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
-Thực hiện à chữa bài à nhận xét .
-Quan sát à Làm bài à nhận xét .
-HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
Bài 88 	Thứ ngày thángnăm
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về :
-Các hàng của số thập phân ; cộng, trừ, nhân , chia số thập phân ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân .
-Tính diện tích hình tam giác .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Bài mới : Luyện tập chung 
*Hoạt động : Thực hành ( trang 89 - 90 )
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : Các hàng của số thập phân ; cộng, trừ, nhân , chia số thập phân ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân . Tính diện tích hình tam giác .
*Cách tiến hành :
+Bước 1 : HS đọc thầm đề bài .
+Bước 2 : HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
*Phần 1 : GV cho HS tự làm bài ( có thể làm ở vở nháp ) . Khi chữa bài có thể nêu kết quả . Bài 1 : Khoanh vào B 
Bài 2 : Khoanh vào C Bài 3 : Khoanh vào C 
*Phần 2 : 
Bài 1 : HS tự đặt tính rồi tính à chữa bài ( nêu cách tính ) à nhận xét .
*Kết quả : a/. 85,9 ; b/. 68,29 ; c/. 80,73 ; d/. 31
Bài 2 : HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
*Kết quả : a/. 8m 5dm = 8,5m ; b/. 8m2 5dm2 = 8,05m2 .
Bài 3 : HS làm bài ( xem hình SGK trang 90 ) à chữa bài à nhận xét .
 Bài giải 
Chiều rộng của hình chữ nhật là : 15 + 25 = 40 ( cm ) 
Chiều dài của hình chữ nhật là : 2400 : 40 = 60 ( cm )
Diện tích hình tam giác MDC là : 60 x 25 : 2 = 750 ( cm2 ) 
 Đáp số : 750 cm2
*Lưu ý : Nêu câu hỏi để HS nhận ra hình tam giác MDC có góc vuông đỉnh D 
Bài 4 : HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
*Kết quả : x = 4 ; x = 3,91 
 2.Củng cố-dặn dò :
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 89 .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp .
-HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
-Thực hiện à chữa bài à nhận xét .
-Quan sát à Làm bài à nhận xét .
-HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
Rút kinh nghiệm:
Bài 89	Thứ ngày thángnăm
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
I.MỤC TIÊU : Kiểm tra HS về :
-Giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân .
-Kỹ năng thực hiện các phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia ) với số thập phân ; tìm tỉ số phần trăm của hai số ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân .
-Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Bài mới : Đề kiểm tra cuối học kỳ i để giáo viên tham khảo 
*Hoạt động : Thực hành kiểm tra 
*Mục tiêu : Kiểm tra HS về : Giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân . Kỹ năng thực hiện các phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia ) với số thập phân ; tìm tỉ số phần trăm của hai số ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân . Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác .
*Cách tiến hành :
+Bước 1 : HS đọc thầm đề bài .
+Bước 2 : HS làm bài ( dự kiến đề kiểm tra trong 45 phút ( kể từ khi bắt đầu làm bài ) à nhận xét .
*Phần 1 : Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A , B , C , D ( là đáp số, kết quả tính  ) . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Chữ số 9 trong số thập phân 85,924 có giá trị là : 
A.
9
;
B.
9
;
C.
9
;
D. 9
1000
100
10
 ( khoanh vào C ) 
2. Tìm 1% của 100 000 đồng .
 A. 1 đồng ; B. 10 đồng ; C. 100 đồng ; D. 1000 đồng 
 (khoanh vào D )
3. 3700m bằng bao nhiêu ki-lô-mét ? 
 A. 370km ; B. 37km ; C. 3,7km ; D. 0,37km 
 ( Khoanh vào C ) 
*Phần 2 : 
1.Đặt tính rồi tính : a/. 286,43 + 521,85 ; b/. 516,40 – 350,28 
 c/. 25,04 x 3,5 ; d/. 45,54 : 1,8 
2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 
 a/. 8kg 375g = ..kg ; b/. 7m2 8dm2 = .m2 .
3. Tính diện tích phần đã tô đậm của hình vẽ bên .
 A 
 4cm 
 M
 4cm
 B 5cm HS 5cm C
2. Hướng dẫn đánh giá :
*Phần 1 : 3 điểm 
Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 1 điểm .
1. Khoanh vào C ; 2. Khoanh vào D ; 3. Khoanh vào C 
*Phần 2 : 7 điểm 
Bài 1 : ( 4 điểm ) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm .
a/. 
286,43
b/.
516,40
d/.
45,5,4
1,8
+
521,85
–
350,28
 09 5
25,3
808,28
166,12
 0 5 4
 0 0
c/.
25,04
x 3,5
12520
 7512
 87,640
Bài 2 : ( 1 điểm ) Viết đúng số thập phân vào mỗi chỗ chấm được 0,5 điểm 
a/. 8kg 375g = 8,375 kg ; b/. 7m2 8dm2 = 7,08 m2 .
Bài 3 : ( 2 điểm ) 
Có nhiều cách tính diện tích phần đã tô đậm của hình vẽ . Nếu HS tính đúng và nêu câu lời giải phù hợp , trình bày bài giải đầy đủ thì được 2 điểm .
 Bài giải 
Phần tô đậm của hình vẽ gồm hai hình tam giác AMB và AMC .
Hai hình tam giác này đều có đáy là AM = 4cm , chiều cao ứng với đáy AM đều bằng 5cm . Vậy diện tích phần đã tô đậm là : 
 ( 4 x 5 : 2 ) x 2 = 20 ( cm2 ) 
 Đáp số : 20 cm2 .
2.Củng cố – dặn dò : -Nhận xét tiết kiểm tra . Chuẩn bị bài 90 .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp .
-HS làm bài à Khoanh tròn vào ý đúng .
-Thực hiện à Khoanh tròn vào ý đúng .
-Đặt tính và tính .
-Quan sát à làm bài .
-Nộp bài .
Rút kinh nghiệm:
Bài 90	Thứ ngày thángnăm
HÌNH THANG
I.MỤC TIÊU : Giúp HS :
-Hình thành được biểu tượng về hình thang .
-Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học
-Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Sử dụng Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Bài mới : Hình thang 
*Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng và nhận biết một số đặc điểm của hình thang 
*Mục tiêu : Hình thành được biểu tượng về hình thang . Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Hình thành biểu tượng về hình thang 
-GV cho HS quan sát vẽ cái thang trong SGK nhận ra những hình ảnh của hình thang . 
-HS quan sát vẽ hình thang ABCD như SGK lên bảng .
+Bước 2 : Nhận biết một số đặc điểm của hình thang 
-GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và vẽ hình thang .
-GV đặt câu hỏi để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang 
? Hình thang có mấy cạnh ? ( 4 cạnh )
? Đặc điểm của các cạnh hình thang ? ( 2 cạnh song song với nhau )
+Bước 3 : HS tự nêu nhận xét “ Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau ”à Vài HS nhắc lại .
+Bước 4 : GV yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK giới thiệu đường cao AH ø chiều cao của hình thang ( độ dài AH ) .
-Gọi HS nhận xét về đường cao , quan hệ giữa đường cao và hai đáy .
-GV kết luận về đặc điểm của hình thang 
*Kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song . Hai cạnh song song gọi là hai đáy ( đáy lớn và đáy bé ) ; Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên.
-Vài HS nhắc lại . 
-Vài HS lên bảng chỉ hình thang và nêu đặc điểm của hình thang .
*Hoạt động 2 : Thực hành ( trang 91 - 92 )
*Mục tiêu : Phân biệt được hình thang với một số hình đã học . Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang .
 *Cách tiến hành :
+Bước 1 : HS đọc thầm đề bài .
+Bước 2 : HS làm bài à chữa bài à nhận xét 
Bài 1 : Củng cố biểu tượng về hình thang à nhận biết hình thang à nêu kết quả à nhận xét . ( Hình 1 , 2 , 4 , 5 , 6 )
Bài 2 : Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang .
*Kết quả : 
-Hình 1 , 2 , 3 có bốn cạnh và bón góc .
-Hình 1 có hai cặp cạnh đối diện song song .
-Hình 2 , 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song .
-Hình 1 có bốn góc vuông .
Bài 3 : HS chỉ thực hiện thao tác vẽ trên giấy kẻ ô vuông à sửa sai
 ( nếu có ) 
Bài 4 : HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
*Kết quả : -Hình thang ABCD có các góc vuông là : A , D . 
 -Cạnh bên vuông góc với hai đáy là cạnh AD .
*Chú ý : Tùy theo thực tế sử dụng thời gian dạy học , GV có thể tổ chức hoạt động củng cố nhận dạng hình thang và ước lượng hình học trên mô hình lắp ghép .
2.Củng cố-dặn dò :
-HS nhắc lại đặc điểm của hình thang .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài 91 .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp .
-Quan sát tranh .
-Trả lời câu hỏi .
-Nêu nhận xét .
-Nhắc lại kết luận
-Chỉ hình thang và nêu đặc điểm .
-HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
-Thực hiện nêu kết quả à nhận xét .
-Quan sát à vẽ hình à nhận xét .
-HS làm bài à chữa bài à nhận xét .
-Nhắc lại đặc điểm hình thang
BGH duyệt
KT duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 5.doc