Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 30

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 30

I-Yêu cầu cần đạt:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào ?

- Trả lời được câu hỏi 1, 2(sgk)

- HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uốc, uốt; kể về cha mẹ.

- KNS tự nhận thức về bản thân.

II. đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài tập đọc

 

doc 17 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@&?
cTuần 30d
 **************************************************************
Thứ 2 ngày 4 tháng 4 năm 2011
Tập đọc(t31- 32)
 chuyện ở lớp
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào ?
- Trả lời được câu hỏi 1, 2(sgk)
- HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uốc, uốt; kể về cha mẹ.
- KNS tự nhận thức về bản thân.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
 III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra:
- 2 HS đọc lại bài: Chú công và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài thơ: Giọng đọc hồn nhiên của em bé. Đọc giọng dịu dàng các câu ghi lời của mẹ.
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc
+ HS đọc tên bài: Chuyện ở lớp
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ rồi đọc phân tích 1 số tiếng chứa vần khó. 
(chuyện, ở lớp, đứng dậy, trêu, vuốt tóc ...) 
* Luyện đọc câu:
 - HS đọc từng dòng thơ theo hình thức nối tiếp.
- Từng bàn đọc theo hình thức nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn :
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ.
* Luyện đọc cả bài
-Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc( đọc đúng, to và rõ)
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm.
- HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần uôc, uôt:
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần uôt: (vuốt )
- HS phân tích các tiếng đó rồi đọc.
+ HS nêu yêu cầu bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài chứa vần uôc, uôt mà em biết.
- GV cho HS xem các bức tranh trong SGK và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- 2 HS đọc câu mẫu, sau đó cho các em thi đua tìm tiếng chứa vần uôc, uôt.
- GV cùng cả lớp, nhận xét tính điểm.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài và luyện nói
a. Tìm hiểu bài thơ, luyện đọc
- 4 HS đọc khổ thơ 1, 2 và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?( Chuyện bạn hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực) 
- 4 HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ?( Mẹ không nhớ chuyện bạn nhỏ kể. Mẹ muốn nghe bạn kể chuyện của mình và là chuyện ngoan ngoãn)
- HS đọc bài cá nhân. 
b. Luyện nói : 
- GV nêu yêu cầu luyện nói: Hãy kể với cha mẹ: Hôm nay ở lớp con đã ngoan thế nào?	 
 - 2 HS thảo luận nhóm 2 theo nội dung trên
 - HS thi nói giữa các nhóm, tổ.
 - GV nhận xét bổ sung.
IV. Củng cố dặn dò:
- HS đồng thanh toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán(T117)
Phép trừ trong phạm vi 100(trừ không nhớ)
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số dạng 65 - 30, 36 - 4
- Bài tập 1, 2, 3
- HSKG làm hết bài tập
II. Các hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra
- 2 HS lên bảng làm và cả lớp làm vào làm bảng con: đặt tính rồi tính.
 55 - 12 57 - 35
+ Hãy nêu cách đặt tính, cách tính (từng bài)
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 65 - 30
Thao tác trên que tính.
- GV cùng HS lấy 65 que tính (gồm 6 chục và 5 que tính rời)
+ 65gồm mấy chục và mấy đơn vị? (65 gồm 6 chục và 5 đơn vị)
- Bớt đi 30 que tính( Nhận biết 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị)
+ Còn lại bao nhiêu que tính? ( Còn lại được 35 que tính)
- GV viết bảng như SGK
* Hướng dẫn HS cách làm tính trừ
- Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ
 + Đặt tính: 
*Viết số 65 rồi viết 30 sao cho số chục thẳng cột với số chục, số đơn vị thẳng cột số đơn vị.
*Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang
* Tính ( từ phải sang trái)
	 65 * 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 	 -
 	 	30 * 6 trừ 3 bằng 3, viết 3 
 35 Vậy: 65 - 30 = 35 	 
HĐ3: Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 36 - 4
*Tiến hành tương tự như trên.
*Lưu ý khi đặt tính 4 thẳng cột với 6 ở cột đơn vị.
-HS nêu lại cách đặt tính, cách tính. 
+ Bước 1: Hướng dẫn HS đặt tính 
+ Bước 2: Hướng dẫn cách tính 
HĐ4: Thực hành 
*Bài 1: Tính: 
	87	68	43	95	57 
	 -	 -	 -	 -	 -	 
	30	40	20	50	50	 
	52
GV: Khi thực hiện tính ta phải chú ý điều gì?( Viết kết quả thẳng với các số trong phép tính) 
- HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét sửa sai ( Nếu có )
*Bài 2: Tính nhẩm:
- GV hướng dẫn HS biết cách tính nhẩm. Ví dụ: 48 - 40 = 8
 8 trừ 0 bằng 8, viết 8 ( cách dấu = một khoảng cách nhỏ)
	4 trừ 4 bằng 0
- HS làm bài vào vở - Gọi một số em lên bảng chữa bài. 
- GVtheo dõi hướng dẫn thêm.
*Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu)
- HS làm sau đó chữa bài. 
- Khuyến khích HS làm hết bài tập 
- Chấm bài, nhận xét
IV. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
Thứ 3 ngày 5 tháng 4 năm 2011
 Tập viết(T28)
Tô chữ hoa: o, ô, ơ, p
 I-Yêu cầu cần đạt:
- Tô được các chữ hoa: O, Ô, Ơ, P
- Viết đúng các vần: uôt, uôc, ưu, ươu ; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
- HSKG viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn : O, Ô, Ơ, P
- Các vần : uôt, uôc, ưu, ươu ; chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong 
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS tô chữ hoa
- HS quan sát chữ hoa O trên bảng phụ.
+ Chữ O gồm những nét nào?
+ GV chỉ lên chữ O và nêu quy trình viết.
- HS viết trên bảng con( chú ý độ rộng và độ cao của con chữ viết hoa)	 
- GV theo dõi sửa sai.
- GV nhận xét. 
- Các chữ Ô, Ơ, P tương tự như trên
HĐ3: Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ.
- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: uôt, uôc, ưu, ươu ; chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu 
 - HS quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- HS viết trên bảng con - GV theo dõi sửa sai.
HĐ4: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết.
- HS tô và viết vào vở Tập viết.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết chú ý những em viết còn xấu 
- Chấm, chữa bài cho HS. 
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
Chính tả(T11)
 chuyện ở lớp
I-Yêu cầu cần đạt:	
- HS nhìn bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp: 20 chữ trong khoảng 10 phút. 
- Điền đúng vần uôt, uôc, chữ c, k vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2, 3(sgk)
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: trắng, gần, chẳng
B. Bài mới;
1. Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết chính tả
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng phụ bài cần chép( Treo lên bảng )
- 2 HS nhìn bảng đọc bài văn.
- Tìm tiếng khó dễ sai viết.Ví dụ: vuốt, nổi, ngoan,...
- HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết bảng con.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, ...
- HS viết xong - GV đọc cho HS khảo lại bài bằng cách đổi vở chéo cho nhau.
- Chấm một số vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
*Bài 2: Điền vào chỗ trống vần uôt hay uôc.
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 2 
- Gọi một số em lên bảng điền.
- Sau khi đã điền xong những tiếng thích hợp - Gọi HS đọc lại : buộc tóc, chuột đồng
*Bài 3: Điền chữ c hoặc k? (Làm tương tự BT2 )
Đáp án: túi kẹo, quả cam
- Chấm, chữa bài. i
* Ghi nhớ: k ê
 e
IV.Củng cố dặn dò:
- GV khen những 
Toán(T118)
luyện tập
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết đặt tính và làm tính trừ , tính nhẩm các số trong phạm vi 100
- Bài tập 1, 2, 3, 5
- HSKG làm hết bài tập
II. Các hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra
- 2 HS lên bảng làm và cả lớp làm vào làm bảng con: đặt tính rồi tính.
	85 - 4 57 - 12
+ Hãy nêu cách đặt tính, cách tính (từng bài
Lưu ý HS bài 85 - 4 viết số 4 thẳng cột với số 5 ở hàng đơn vị.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: HS làm bài tập:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
	75 - 13 	64 - 40 	80 - 30 95 - 52	 - HS đặt tính theo cột dọc. Lưu ý HS viết thẳng cột rồi tính( từ phải sang trái)
 75	HS tự diễn đạt: * 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
 - 	 * 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
 13
	62 75 - 13 = 62
Các phép tính còn lại làm vào bảng con. 
* Bài 2: HS nhẩm theo cách thuận tiện nhất: 
85 - 50 =3 5 Nhẩm :* 5 trừ 0 bằng 5, viết 5( cách dấu = một khoảng cách nhỏ)
	 8 trừ 5 bằng 3
- HS làm bài vào vở - Gọi một số em lên bảng chữa bài. 
*Bài 3: HS trừ nhẩm rồi so sánh hai số, điền dấu vào .	
 57 - 7 	 57 - 4	43 + 3 43 - 3
	30 - 20 	 40 - 30	31 + 42 41+ 32
Các bước thực hiện: Trừ nhẩm 3 chục trừ 2 chục bằng 1chục
	 4 chục trừ 3 chục bằng 1chục
	 So sánh 2 số: 10 bằng 10
	 Vậy điền dấu = 
- Các phép tính khác thực hiện tương tự.
*Bài 5: Hãy vẽ nữa còn lại của các chữ sau
- GV hướng dẫn HS cách vẽ.
- HS vẽ GV theo dõi giúp đỡ
III. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tuyên dương
đạo đức(T30)
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng(t1)
I-Yêu cầu cần đạt:
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con 
người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên
- KNS: Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoia nơi công cộng
II.đồ dùng dạy- học:Tranh minh họa như VBT
III.Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, vườn hoa ( Hoặc qua tranh ảnh)
- HS quan sát
- Đàm thoại theo các câu hỏi:
+Ra sân chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa các em có thích không? 
+ Sân trường, vườn trường, vườn hoa có đẹp, có mát không? 
+Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì? 
- GV kết luận: 
+ Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ.
+ Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn.
+ Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
HĐ2: HS làm bài tập 1
- GV giao việc cho các nhóm 
- Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày ý kiến
- GV kết luận: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường e ... ân: đọc đoạn, toàn bài 
- GV theo dõi đánh giá thi đua - tuyên dương 
HĐ2:Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vở ô li bài thơ
- GV đọc, HS viết
- Chấm bài, nhận xét
HĐ3: Làm vở BT và mở rộng từ
- GV hướng dẫn HS làm vở bài tập
- Tổ chức cho HS chơi : Thi nhau tìm tiếng có ưu, ươu ( nối tiếp) rồi đọc các tiếng đó 
- GV nhận xét đánh giá 
III. củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
Hoạt động ngoài giờ
Giữ Vệ sinh trường lớp 
I - Yêu cầu cần đạt 
- Biết thế nào là lớp học sạch, đẹp biết giữ gìn lớp học sạch đẹp 
- Biết cách làm vệ sinh trường lớp
II. Các hoạt động dạy - học:
HĐ1.Quan sát và nhận xét.
- HS quan sát tranh
+ Các bạn đang làm gì
+ Các bạn sử dụng dụng cụ gì
- Đại diện các nhóm trình bày trớc lớp
+ Lớp chúng ta đã sạch, đẹp chưa
+ Ta cần làm gì để lớp học luôn sạch đẹp
- Học sinh thảo luận nhóm 2 
- Đại diên các nhóm TB -NX bổ sung 
HĐ2. Thực hành làm vệ sinh lớp học.
- GV giao nhiệm vụ, phân công khu vực vệ sinh cho các nhóm.
 - HS thực hành làm vệ sinh
- Tổng kết.
- GV nhận xét giờ học
***********************************************
	Thứ 5 ngày 7 tháng 4 năm 2011
Kể chuyện(T6)
sói và Sóc
I-Yêu cầu cần đạt 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
- HSKG kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- KNS: Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy và học:- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: 
- HS kể lại câu chuyện : “Niềm vui bất ngờ”.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: GV kể chuyện 
- GV kể toàn bộ câu chuyện 1 - 2 lần, kể lần 1 HS nghe, lần 2 kết hợp với 
tranh minh hoạ.	
HĐ3: Hướng dẫn HS kể theo tranh từng đoạn
*Tranh 1: - HS xem tranh đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì? 
+ Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền cành trên cây?
- HS: Một chú Sóc đang chuyền cành bỗng rơi trúng đầu một lão Sói.
- GV yêu cầu mỗi tổ đại diện của tổ thi kể đoạn 1.
- HS kể chuyện theo tranh- Cả lớp lắng nghe để nhận xét.
. HS kể tiếp các tranh 2, 3, 4 ( Cách làm tương tự trên).
*Tranh 2: + Lão Sói định làm gì Sóc ? Sóc đã làm gì?
* Tranh 3: + Sói yêu cầu Sóc phải làm gì? Sóc nói với Sói như thế nào?
* Tranh 4: + Được Sói thả Sóc đã làm gì? Sói nói gì với Sóc?
 HĐ3: Hướng dẫn HS kể theo từng đoạn của câu chuyện.
- HS kể chuyện theo hình thức nối tiếp
- GVnhận xét bổ sung.
- HS kể chuyện theo tranh
HĐ4: Hướng dẫn HS kể theo cách phân vai toàn bộ câu chuyện.
- HS thi đua kể lại theo nhóm ( Mỗi nhóm 3 em đóng vai: người dẫn chuyện, Sói, Sóc)
- GV và lớp nhận xét
HĐ5: HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ Sói và Sóc ai là người thông minh?
+ Vì sao em biết?
+ Nhờ thông minh Sóc đã thoát nạn.
+ Các con học tập ai?
+ Muốn thông minh chúng ta phải chăm học, vâng lời ông bà , cha mẹ.
IV. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tuyên dương
Chính tả(T12)
mèo con đi học
 I-Yêu cầu cần đạt:	
- HS nhìn bảng, chép lại đúng 6 dòng thơ bài Mèo con đi học trong khoảng 10 -15 phút. 
- Điền đúng vần in hay iên, chữ r, d, gi vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2,a hoặc b(sgk)
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: vuốt, nổi, ngoan 
B. Bài mới;
1. Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết chính tả
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng phụ bài cần chép( Treo lên bảng )
- 2 HS nhìn bảng đọc bài văn.
- Tìm tiếng khó dễ sai viết.Ví dụ: buồn bực, kiếm cớ, cừu,.. 
- HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết bảng con.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, ...
- HS viết xong - GV đọc cho HS khảo lại bài bằng cách đổi vở chéo cho nhau.
- Chấm một số vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
*Bài 2:a, Điền vào chỗ trống r, d, gi.
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 2 
- Gọi một số em lên bảng điền.
 Đáp án: Thầy giáo dạy học. Bé nhảy dây. Đàn cá rô lội nước.
Bài tập 2b: Điền vần iên hoặc in (Làm tương tự BT2a )
Đáp án: Đàn kiến đang đi. Ông đọc bản tin.
IV.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
Toán(T120)
Cộng, trừ (không nhớ)trong phạm vi 100
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; cộng, trừ nhẩm.
- Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
- Bài tập 1, 2, 3, 4
II. Các hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra
- Một tuần lễ có mấy ngày đó là những ngày nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: HS làm bài tập:
*Bài 1: HS nhẩm theo cách thuận tiện nhất: 
- HS làm bài vào vở - Gọi một số em lên bảng chữa bài. 
20 + 60 = 	60 + 4 = 	 30 + 2 = 
80 - 20 = 	60 - 4 = 	 32 - 2 = 
80 - 60 = 	 64 - 60 = 32 - 30 = 
*Bài 2: Đặt tính rồi tính: 
	63 + 12 	75 - 63	 
 56 + 22	75 - 12
 78 - 56 	 78 - 22
- HS đặt tính theo cột dọc. Lưu ý HS viết thẳng cột rồi tính( từ phải sang trái)
- Các phép tính còn lại làm vào bảng con. 
- GV nhận xét, sửa sai ( Nếu có) 
*Bài 3: HS đọc đề toán, viết tóm tắt ra giấy nháp.
- Sau đó HS đọc tóm tắt 
	Lớp 1A: 23 học sinh
	 Lớp 1B: 25 học sinh
 Có tất cả:...học sinh?	
- HS giải vào vở , 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
a. Hai lớp có số học sinh là:
23 + 25 = 48 (học sinh )
 Đáp số: 48 học sinh
b.Cô tổng phụ trách có 50 vé xem xiếc đủ để phân phát cho học sinh cả hai lớp 
 vì 48 < 50
*Bài 4: HS đọc đề toán, viết tóm tắt ra giấy nhá 
- HS giải vào vở ô li, 1 em lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số điểm của Toàn là:
86 - 43 = 43 (điểm)
 Đáp số: 43 điểm 
III. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tuyên dương
Luyện viết
Một cộng một bằng hai
 I. Yêu cầu cần đạt
- Luyện chữ viết cho HS, giúp HS viết bài “Một cộng một bằng hai” đúng cỡ, đẹp, trình bày đúng
- Rèn kỹ năng viết và tư thế ngồi viết
II. Hoạt động dạy- học:
* HĐ1: Giới thiệu bài
- GV đọc bài viết - nêu yêu cầu bài viết 
- HS đọc bài víêt 
* HĐ2: Hướng dẫn HS cách viết 
- HS tìm tiếng khó viết : lựu, quyển sách, toán,...
- GV hướng dẫn HS viết
- HS viết bảng con
- GV đọc - HS viết bài vào vở 
- GV theo dõi uốn nắn thêm 
Đặc biệt chú ý đến cách cầm bút và tư thế ngồi của HS
- GV chấm bài và nhận xét 
Iii.Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại bài viết 
- Nhận xét giờ học
***********************************************
Thứ 6 ngày 8 tháng 4 năm 2011
Tập đọc(t35- 36)
 người bạn tốt
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2(sgk)
- HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uc, ut; kể về những người bạn tốt của em.
- KNS tự nhận thức về bản thân
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
 III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài "Mèo con đi học" và trả lời các câu hỏi:
+ Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
+ Vì sao Mèo lại đồng ý đi học.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh và hỏi:Tranh vẽ gì? - GV giới thiệu bài và ghi mục bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài văn - HS đọc thầm.
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- Hãy tìm tiếng khó đọc - GV gạch chân - HS đánh vần, đọc.
 (liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu )
* Luyện đọc câu:
- Mỗi HS đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét cách đọc.
* Luyện đọc đoạn :
- GV chia đoạn: Bài này có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho Hà
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm -Thi đua giữa các nhóm( đọc đúng, to và rõ)
- GV chỉnh sửa, nhận xét cách đọc.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu 
* Luyện đọc cả bài
- HS thi đua đọc bài.
- HS nhận xét cách đọc của bạn - GV nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần uc, ut :
+ HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần uc: ( Cúc)
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần ut: ( bút)
- HS phân tích các tiếng đó rồi đọc.
 + Bài tập 2: GV nêu yêu cầu: Nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut.
- 2 HS nhìn sách nói theo 2 câu mẫu.
-GV nói với HS : nói thành câu cho trọn nghĩa cho người khác hiểu. 
- HS thi nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut.
- GV cùng cả lớp, nhận xét bổ sung.
 Tiết 2
4.Tìm hiểu bài, luyện đọc và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài luyện đọc
- 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm bài.
- 1HS đọc đoạn 1và trả lời các câu hỏi:	
+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?( Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn)
 - 1HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:	
+ Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp?( Hà tự đến giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp)
	- 1HS đọc cả bài và trả lời các câu hỏi:	
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?( Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn )
- HS thi đọc bài cá nhân.
- HS đọc theo cách phân vai: 1 em đóng người dẫn chuyện, 1 em đóng vai Hà, 1 em đóng vai Nụ, 1 em đóng vai Cúc)
	- GV nhận xét, chốt lại nội dung bài.
b. Luyện nói: HS luyện nói theo chủ đề: “ Kể về người bạn tốt của em”
- Từng cặp lên hỏi đáp
- GV nhận xét tuyên dương.
 IV. Củng cố dặn dò: 
 - HS đồng thanh toàn bài.
	- Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể(T30)
Sinh hoạt lớp
 I-Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS nhận biết được một số ưu, nhược điểm của tuần 30
- Có biện pháp khắc phục cho tuần tới, kế hoạch cho tuần tới
II. Các hoạt động dạy - học :
1. Đánh giá hoạt động tuần 30 :
- Duy trì tốt mọi nề nếp .
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Sinh hoạt 15 phút đều đặn .
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ.
- Tổng kết đợt kế hoạch nhỏ: Thu gom phế liệu
- Tồn tại : Một số em sách vở chưa thật đẹp. 
2. Kế hoạch tuần 31:
-Tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp.
- Sinh hoạt 15 phút có chất lượng.
- Ngồi học ngoan, hăng say phát biểu.
- Học bài, làm bài, đọc to rõ ràng.
- Thi đua dành nhiều điểm tốt.
- Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 III.Củng cố dặn dò
	- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan30lop1.doc