Bài soạn Âm nhạc lớp hai - Năm học: 2010 – 2011

Bài soạn Âm nhạc lớp hai - Năm học: 2010 – 2011

Tiết 1: - ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP MỘT

 - NGHE HÁT QUỐC CA VIỆT NAM

MỤC TIÊU

- Học sinh kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1.

- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca, Tập tầm vông

- Học sinh biết khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.

- Giáo dục: Tư thế trang nghiêm khi chào cờ và nghe hát Quốc ca.

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

- Giới thiệu và ghi đầu bài:

Đây là tiết học đầu tiên trong chương trình. Giáo viên cần tạo cho học sinh không khí vui vẻ, thân thiện để các em học tốt môn Âm nhạc.

 

doc 28 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Âm nhạc lớp hai - Năm học: 2010 – 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC 2
Tiết 1: - ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP MỘT
 - NGHE HÁT QUỐC CA VIỆT NAM
MỤC TIÊU
Học sinh kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1.
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca, Tập tầm vông 
Học sinh biết khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
Giáo dục: Tư thế trang nghiêm khi chào cờ và nghe hát Quốc ca.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
Đây là tiết học đầu tiên trong chương trình. Giáo viên cần tạo cho học sinh không khí vui vẻ, thân thiện để các em học tốt môn Âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập các bài hát lớp 1
Giáo viên hỏi học sinh:
* Ở lớp 1 các em đã học được những bài hát nào?
* Bài hát nào các em thích nhất?
Giáo viên chọn một số bài hát quen thuộc và hướng dẫn ôn tập (Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca, Tập tầm vông . . . ).
Học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa, múa đơn giàn, kết hợp trò chơi hoặc hát đối đáp . . .
HOẠT ĐỘNG 2: Nghe hát Quốc ca Việt Nam
Giáo viên cho học sinh nghe Bài Quốc ca Việt Nam (CD Âm nhạc 3).
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
* Bài Quốc ca Việt Nam được hát khi nào?
* Khi chào cờ hoặc nghe hát Quốc ca Việt Nam chúng ta phải có thái độ như thế nào?
Giáo viên cho học sinh đứng lên tại chỗ với tư thế nghiêm trang, mắt hướng nhìn lá Quốc kỳ, nghe Bài Quốc ca Việt Nam.
Tập Nghi thức chào cờ.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên cho học sinh biểu diễn một vài bài hát trước lớp.
Giáo viên cho học sinh nghe Bài Quốc ca Việt Nam (CD Âm nhạc 3).
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Thật là hay (Hoàng Lân).
ÂM NHẠC 2
Tiết 2: HỌC HÁT BÀI THẬT LÀ HAY
 (Nhạc và lời: Hoàng Lân)
THẬT LÀ HAY
(Nhạc và lời: Hoàng Lân)
&==2=F===G===V==!==F===D===V==!===B===D===G===F==!===V==:=!
 Nghe véo von trong vòm cây, họa mi với chim oanh.
&==F====G====V==!===F====D====W==!===G====G====F====D===!===S==:=!
 Hai chú chim cao giọng hót, hót líu lo vang lừng.
&==F====G====V==!===F====D====V==!===F====F====I====I===!===W=:==!
 Vui rất vui bay từ xa, chim khuyên tới hót theo.
&==G====I====W==!===I====F====W==!===D====F====I====I===!===Y=:==.
 Li lí li lí lì li, Thật là hay hay hay.
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Thật là hay (Nhạc và lời: Hoàng Lân).
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách).
Giáo dục: Học sinh yêu thích và bảo vệ thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
Nhạc sĩ Hoàng Lân có nhiều sáng tác cho trẻ em cùng với nhạc sĩ Hoàng Long (anh em song sinh) là đồng tác giả của những bài hát quen thuộc như: Đi học về, Đường và chân, Vì sao con mèo rửa mặt, Những bông hoa những bài ca 
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Thật là hay
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e e q \ e e q \ e e e e \ q Q \. . .
 Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh . . .
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp . Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Nghe véo von trong vòm cây”. Trong bài không có dấu luyến. Cấu trúc bài hát là một đoạn đơn gồm 4 câu hát ngắn chung một âm hình tiết tấu:
@ e e q \ e e q \ e e e e \ q Q \. . .
Khi dạy hát giáo viên cần lưu ý: Giai điệu bài hát vui tươi, nhịp nhàng được nhắc lại nhiều lần ở phần đầu mỗi câu hát và những tiếng cuối câu đều ngân và nghỉ đến 2 phách.
Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, theo phách.
@ e e q \ e e q \ e e e e \ q Q \. . .
 Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh . . . . . 
 x x x x (Theo nhịp)
 x x x x x x x (T. phách)
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập bài hát Thật là hay (Hoàng Lân).
ÂM NHẠC 2
Tiết 3: ÔN TẬP BÀI HÁT THẬT LÀ HAY
 (Nhạc và lời: Hoàng Lân)
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca Bài Thật là hay (Nhạc và lời: Hoàng Lân).
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Giáo dục: Học sinh yêu thích và bảo vệ thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Thật là hay
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát (Xem tiết 2).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e e q \ e e q \ e e e e \ q Q \. . .
 Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh . . . . .
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 2)
- Ôn tập nhóm, cá nhân. (Hát – Vỗ tay hoặc gõ đệm)
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
@ é é Ú ‘ é é Ú ‘ é é é é ‘ Ú Q |. . .
 Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh . . . . . .
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Ôn tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh nhịp ( một phách mạnh và một phách nhẹ ).
Học sinh tập đánh nhịp sau đó vừa hát vừa đánh nhịp.
Giáo viên lần lượt gọi học sinh lên bảng đánh nhịp và điều khiển cho cả lớp cùng hát.
Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản và tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2. 
Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Xòe hoa (Dân ca Thái & Lời: Phan Duy).
ÂM NHẠC 2
Tiết 4: HỌC HÁT BÀI XÒE HOA
(Dân ca Thái & Lời: Phan Duy)
XÒE HOA
(Dân ca Thái & Lời: Phan Duy)
&=è=2==B===!===U====W==!===V====F====F==!===W====C====E===! 
 Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang 
&=è==U=====F======G==!===F=====E=====C=====B==!===R====F=====G===!
 vang. Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng. Theo tiếng
&=è==C====E====F====E==!==S====F====G==!==F====E===C===B==!==U=9=. 
 khèn tiếng sáo vang lừng. Tay nắm tay ta cùng xòe hoa.
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Xòe hoa (Dân ca Thái & Lời: Phan Duy).
Học sinh biết đây là một bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo nhịp).
Giáo dục: Tình đoàn kết gữa các dân tộc và yêu thích làn điệu dân ca.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
Xòe hoa là một trong những bài dân ca hay của dân tộc Thái (Tây Bắc). Xòe hoa tiếng Thái là múa hoa.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Thật là hay
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e \ q q \ q e e \ q e e \ q. . . .
 Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang . . .
Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp . Vào bài có nhịp lấy đà nên phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng thứ hai “ Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang”. Trong bài không có dấu luyến, tiếng “hoa” cuối bài ngân và nghỉ 2 phách.
Bài hát được hình thành ở giọng Fa trưởng 5 âm: Pha, Son, La, Đô, Rê. Khi dạy hát giáo viên nên chia bài thành 4 câu hát ngắn:
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.
Tay nắm tay ta cùng xòe hoa.
Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp.
@ e \ q q \ q e e \ q e e \ q. . .
 Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang . . .
Theo phách: x x x x x x x 
Theo nhịp: x x x x 
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập bài hát Xòe hoa (Dân ca Thái & Lời: Phan Duy).
ÂM NHẠC 2
Tiết 5: ÔN TẬP BÀI HÁT XÒE HOA
(Dân ca Thái & Lời: Phan Duy)
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca Bài Xòe hoa (Dân ca Thái & Lời: Phan Duy).
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo nhịp).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản và tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Tình đoàn kết gữa các dân tộc và yêu thích làn điệu dân ca.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Xòe hoa
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát (Xem tiết 4).
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 2).
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm (Hát – Vỗ tay hoặc gõ đệm).
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu
@ é \ Ú Ú \ Ú é é \ Ú é é \ Ú. . .
 Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang . . .
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm (Theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca ).
- Tập biểu diễn bài hát:
* Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
* Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản và tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp trò chơi âm nhạc
Học sinh hát heo giai điệu của bài Xòe hoa bằng các nguyên âm: o, a, u, i.
Giáo viên viết lên bảng 4 nguyên âm nói trên rồi chỉ vào từng âm ra hiệu lệnh học sinh nhanh chóng nhận ra để hát đúng.
Gợi ý: Đầu tiên học sinh hát lời ca, sau đó mới dùng âm o, a, u, i để thay thế, hoặc khi cần ra lệnh thì giáo viên xòe bàn tay hướng về phía học s ... óm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2. 
Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Chiến sĩ tí hon (Nhạc: Đinh Nhu & Lời: Việt Anh)
ÂM NHẠC 2
Tiết 13: HỌC HÁT BÀI CHIẾN SĨ TÍ HON
( Nhạc: Đinh Nhu và Lời: Việt Anh )
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách).
Giáo dục: Niềm tự hào dân tộc qua hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam anh hùng.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị. Có một bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon. Các em bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng. Đó là Bài Chiến sĩ tí hon. (Theo Bài Cùng nhau đi Hồng binh. Nhạc: Đinh Nhu và Lời: Việt Anh).
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy bài hát Chiến sĩ tí hon
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Đọc lời ca theo tiết tấu.
@ e \ q e e \ q E e \
 Kèn vang đây đoàn quân. Đều 
Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp . Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng thứ hai “ Kèn vang đây đoàn quân ”Cấu trúc bài hát là một đoạn đơn với bảy câu hát đầu có chung một âm hình tiết tấu @ e\qee\qEe\.
Bài hát được viết ở giọng Fa trưởng. Trong bài không có dấu luyến chỉ có dấu ngắt ở cuối mỗi câu hát ngắn. Tiếng cuối bài “nào” ngân và nghỉ 2 phách. Khi hát học sinh cần phải phát âm gọn, rõ lời, tròn tiếng  để thể hiện được tính chất vui tươi, hùng mạnh của giai điệu.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách:
@ e \ Ú é e \ Ú E e \
 Kèn vang đây đoàn quân. Đều 
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Học sinh hát biểu diễn trước lớp (theo nhóm, cá nhân).
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon.
ÂM NHẠC 2
Tiết 14: ÔN TẬP BÀI HÁT CHIẾN SĨ TÍ HON
( Nhạc: Đinh Nhu và Lời: Việt Anh )
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Niềm tự hào dân tộc qua hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam anh hùng.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát (Xem tiết 13).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e \ q e e \ q E e \
 Kèn vang đây đoàn quân. Đều 
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 2)
Ôn tập nhóm, cá nhân.
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm (Hát – Vỗ tay hoặc gõ đệm).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca.
@ e \ Ú e e \ Ú E e \	(Nhịp)
@ e \ Ú é e \ Ú E e \	(Phách)
@ é \ Ú é é \ Ú E é \	(Tiết tấu)
 Kèn vang đây đoàn quân. Đều 
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Ôn tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2. 
Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập ba bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon.
ÂM NHẠC 2
Tiết 15: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT “CHÚC MỪNG SINH NHẬT”, “CỘC CÁCH TÙNG CHENG”, “CHIẾN SĨ TÍ HON"
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 3 bài hát.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và qua bài hát giáo dục các em theo nội dung từng bài (Xem lại các tiết 9, 11, 13).
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
Tập hát thuộc lời ca.
Hát kết hợp gõ đệm (theo phách, theo nhịp).
# e e \ q q q \ h e e \ q . . .
 Mừng ngày sinh một đóa hoa. Mừng ngày sinh . . .
 x x x x xx x x 	(Phách)
 x x x 	 (Nhịp)
Tập hát nối tiếp từng câu ngắn.
Tập biểu diễn bài hát trước lớp (vận động phụ họa).
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng
Tập hát thuộc lời ca.
Hát kết hợp gõ đệm (theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
@ q \ é e e e \ Ú e e \ Ú e e \ éE (Nhịp)
@ q \ é e é e \ Ú é e \ Ú é e \ éE (Phách)
@ Ú \ é é é é \ Ú é é \ Ú é é \ éE (Tiết tấu)
 Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách 
Hát kết hợp trò chơi gõ nhạc cụ.
HOẠT ĐỘNG 3: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon
Tập hát thuộc lời ca.
Hát kết hợp gõ đệm (theo phách, theo nhịp).
@ e \ Ú e e \ Ú E e \	(Nhịp)
@ e \ Ú é e \ Ú E e \	(Phách)
@ é \ Ú é é \ Ú E é \	(Tiết tấu)
 Kèn vang đây đoàn quân. Đều 
Tập hát đối đáp từng câu ngắn.
Tập biểu diễn bài hát trước lớp (vận động phụ họa).
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2. 
Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Kể chuyện âm nhạc và Nghe nhạc.
ÂM NHẠC 2
Tiết 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC VÀ NGHE NHẠC
MỤC TIÊU
Học sinh biết nhạc sĩ Mô-da là một nhạc sĩ người Áo nổi tiếng thế giới.
Học sinh tập biểu diễn trước lớp một vài bài hát đã học.
Học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi chọn lọc hoặc một trích đoạn nhạc không lời.
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện âm nhạc
- Giáo viên đọc diễn cảm câu chuyện: “Mô-da thần đồng âm nhạc”.
- Học sinh xem ảnh nhạc sĩ Mô-da và chỉ vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới.
- Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý:
* Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
* Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông.
* Khi biết rõ sự thật, bố của Mô-da đã nói gì?
- Giáo viên đọc lại câu chuyện: “Mô-da thần đồng âm nhạc” để giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức âm nhạc và nhất là nhạc sĩ Mô-da một danh nhân âm nhạc thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: Nghe nhạc
- Giáo viên cho học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi chọn lọc (hoặc một trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng, đĩa nhạc hoặc giáo viên tự trình diễn.
- Sau khi nghe xong giáo viên cho học sinh trả lời một vài câu hỏi:
* Bài nhạc này có vui lắm không?
* Bài hát này nói lên điều gì?
* Em có thể hát lại bài hát này được không?
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Học sinh biểu diễn một vài bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học bài hát dành cho địa phương tự chọn.
ÂM NHẠC 2
Tiết 17: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài: 
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát
Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Hướng dẫn dạy hát:
Giáo viên xem cấu trúc bài hát: nhịp điệu, giai điệu, tốc độ 
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu ô nhịp và lưu ý học sinh những tiếng có độ ngân, nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng). Tốc độ bài hát vừa phải, nhịp nhàng.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca:
 @ é e q | Ú Q \ é e q | Ú Q(Theo nhịp)
 @ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú Q(Theo phách)
 @ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | ÚQ(Theo tiết tấu)
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Tập biểu diễn bài hát.
ÂM NHẠC 2
Tiết 18: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT 
MỤC TIÊU
Học sinh tập biểu diễn trước lớp một vài bài hát đã học (Hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản).
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tập biểu diễn bài hát
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát:
* Nghe nhạc dạo
* Hát vào bài (hát lần 1).
* Nhạc giữa bài.
* Hát vào bài (hát lần 2).
* Hát kết bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một số hình thức biểu diễn: đơn ca. song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca 
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung tiết học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Học sinh khá, giỏi biểu diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca 
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Trên con đường đến trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Am nhac 2 HKI.doc