Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 19

Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 19

I.MỤC TIÊU

-HS hiểu cần lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo vì thầy giáo cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, là người rất yêu thương các em

- Để tỏ lòng lễ phép vâng lời thầy cô, các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay khi trao hay nhận vật gì từ tay thầy cô giáo

- HS có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy cô giáo

- HS có hành vi lễ phép vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày

II. Tài liệu và phương tiện

- Tranh vẽ sgk

- Đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 87 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19	
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2006
Môn:Đạo đức
Bài: LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
I.MỤC TIÊU
-HS hiểu cần lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo vì thầy giáo cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, là người rất yêu thương các em
- Để tỏ lòng lễ phép vâng lời thầy cô, các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay khi trao hay nhận vật gì từ tay thầy cô giáo
- HS có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy cô giáo
- HS có hành vi lễ phép vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh vẽ sgk
- Đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
( 5ph )
*Khi ra vào lớp em đã thực hiện như thế nào để giữ trật tự ?
-Trong giờ học em đã thực hiện như thế nào để giữ trật tự trong giờ học?
* Khi ra vào lớp em đi nhẹ nhàng không xô đẩy nhau,không nói chuyện,cãi nhau
- Trong giờ học em không làm việc riêng ,kkho6ng nói chuyện giữ trật tự lắng nghe giảng bài.
2/Bài mới
Hoạt động 1
Phân tích tiểu phẩm
* GV giới thiệu bài “ lễ phép vâng lời thầy cô giáo”
1- Một số HS đóng tiểu phẩm
cô giáo đến thăm một gia đình HS. Khi đó cô giáo gặp em HS đang ở nhà, em chạy ra đón:
Em chào cô ạ!
Cô chào em.
Em mời cô vào nhà chơi ạ.
Cô cảm ơn em
Cô giáo vào nhà. Em HS mời cô giáo ngồi, lấy nước mời cô uống bằng hai tay. Cô giáo hỏi
- Bố mẹ em có ở nhà không?
- Thưa cô, bố em đi công chuyện. Mẹ em đang ở sau nhà.Em xin phép đi gọi mẹ em vào nói chuyện với cô.
- Em ngoan lắm, em thật lễ phép.
- Em xin cảm ơn cô đã khen em
2- GV HD HS phân tích tiểu phẩm
- Cô giáo và bạn HS gặp nhau ở đâu ?
- Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào?
- Khi vào nhà bạn, bạn đã làm gì?
- Hãy đoán xem, vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan và lễ phép?
- Các em cần học tập điều gì ở bạn?
3- GV tổng kết
Khi cô đến nhà, bạn đã chào cô, mời cô vào nhà. Mời cô ngồi, mời cô uống nước bằng hai tay, xin phép cô đi gọi mẹ ...lời nói của bạn nhẹ nhàng, thái độ vui vẻ, ...như thế bạn đã tỏ ra lễ phép với cô giáo
* Lắng nghe
*Vài em đóng tiểu phẩm trước lớp ,nhóm trưởng tự giới thiệu tên các thành viên và các vai của nhóm, các em khác theo dõi nhận xét
2-Lắng nghe trả lời câu hỏi gợi ý.
-Gặp nhau ở nhà bạn 
-Chào mời cô vào nha:ø Em chào cô ạ! Em mời cô vào nhà chơi ạ
-Mời cô uống nước
-VD Bạn ấy lễ phép biết chào cô ,biết rót nước mời cô.
-Lễ phép với người lớn.
3-Lắng nghe.
Hoạt động 2
Trò chơi sắm vai
GV HD HS tìm hiểu các tình huống ở bài tập 1, nêu cách ứng xử và phân vai cho nhau
1- Từng cặp HS chuẩn bị tình huống
2- HS thể hiện cách ứng xử qua trò chơi sắm vai
3- GV nhận xét chung
Khi gặp thầy cô giáo trong trường, các em cần dừng lại, bỏ mũ nón, đứng thẳng người vàvà nói: “ em chào thầy( cô) ạ!”. Khi đưa sách vở cho thầy cô giáo cần dùng hai tay, nói “thưa thầy( cô) đây ạ!”
HS sắm vai theo tình huống đã phân công
1-Từng cặp quan sát tranh thảo luận đưa ra tình huống cần sắm vai ,phân công vai
2-Từng nhóm lên sắm vai trước lớp.
Hoạt động 3
Thảo luận lớp về vâng lời thầy cô giáo
1- GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận
- Cô giáo thường yêu cầu, khuyên các em những điều gì?
- Những lời yêu cầu, khuyên bảo của vô giáo giúp ích gì cho HS?
- Vậy khi cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện như thế nào ?
2- HS trả lời theo từng câu hỏi, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau
3- GV kết luận
hằng ngày thầy, cô giáo chăm lo dạy dỗ, giáo dục các em, giúp các em trở thành HS ngoan, giỏi. Thầy cô dạy bảo các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp của trường lớp về học tập, lao động, sinh hoạt ...Các em thực hiện tốt những điều đó là biết vâng lời thầy cô. Có như vậy, HS mới chóng tiến bộ, được mọi người yêu mến
1-HS thảo luận chung cả lớp bổ sung cho nhau.
- Cô giáo thường yêu cầu thực hiện tốt nội quy , nề nếp của trường lớp về học tập, lao động, sinh hoạt,chăm chỉ học tập giúp đỡ bạn nghèo ,nghe lời thầy cô cha mẹ dạy bảo.
-Những lời yêu cầu, khuyên bảo của vô giáo giúp em chóng tiến bộ, được mọi người yêu mến
Vậy khi cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện tốt điều đo
 2-Lần lượt nêu ý kiến trước lớp.
3-Lắng nghe.
 3/Củng cố dặn dò
 ( 5ph )
*Hôm nay học bài gì ?
-GV và HS cùng hệ thống lại bài học
-Thế nào là lễ phép thầy cô giáo ?
-Thế nào là vâng lời thầy cô giáo?
HD HS thực hành ở nhà và ở lớp
Nhận xét tiết học
*Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo
-HS trả lời câu hỏi của cô
-Biết chào hỏi , đưa mọi vật bằng 2 tay 
-Luôn thực hiện tốt lời thầy cô dạy bảo.
 Môn:TOÁN
Bài:MƯỜI MỘT – MƯỜI HAI
I.MỤC TIÊU 
HS biết :
-Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
-Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị
-Đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết cấu tạo các số có hai chữ số
II.ĐỒ DÙNG
-Que tính, bút màu
-GV có thể sử dụng tờ bìa ghi bài tập số hai
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
Bài cũ
( 5ph )
*10 HS lên bảng điền số vàovạch của tia số
-Nhận xét bài làm của học sinh.
-Mỗi em điền một số dưới mỗi vạch tia số.
-HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
2/Bài mới
Thực hành
Bài 1
Phiếu bài tập
( 4ph )
Bài 2
( 4ph )
Làm việc nhóm 2.
Bài 3
Làm SGK
( 4ph )
Bài 4
Trò chơi tiếp sức.
( 4ph )
3/Củng cố dặn dò
( 5ph )
Giới thiệu bài “Mười một, mười hai”.
* Giáo viên tay phải cầm 1 chục que tính, tay trái cầm 1 que tính và hỏi
-Mười que tính thêm 1 que tính là mấy que tính?
-Cho HS nhắc lại “10 que thêm 1 que là 11 que”
-GV ghi bảng:11
-10 còn gọi là mấy?
-11 gồm mấy chục mấy đơn vị?
-GV giới thiệu cách: số 11 gồm có 2 chữ số 1 viết liền nhau
Giới thiệu số 12 
- GV :Tay trái cầm 10 que tính tay phải cầm 2 que tính và hỏi
10 que tính thêm 2 que tính là mấy que tính?
-Số 12 gốm mấy chục và mấy đơn vị?
-GV giới thiệu cách viết: số 12 có 2 chữ số chữ số 1 đứng trước chữ số 2 đứng sau
-Cho HS thực hành tách chục và đơn vị trên que tính
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Một học sinh nêu yêu cầu bài 1
- Trước khi điền số ta phải làm gì?
-Hướng dẫn làm bài
-Y/C HS làm bài. 
-Sửa bài. Treo đáp án,Y/c học sinh đổi chéo bài sửa bài
*Một hs nêu yêu cầu bài 2
-Phát phiếu
-Hướng dẫn miệng.
-Y/CHS làm bài và sửa bài. 
*Một hs nêu yêu cầu bài 3
-Hướng dẫn đếm hình.
HS làm bài và sửa bài
*1 HS nêu yêu cầu bài 4
-Kẻ 2 tia số lên bảng.Chia lớp làm 2 đội.
-Chữa bài .
* GV nhận xét
*Hôm nay học bài gì?
-11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
-12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
-Cách viết số 12 như thế nào?
-GV nhận xét tiết học 
-HD HS học bài làm bài ở nhà
*Lắng nghe trả lời câu hỏi.
* Quan sát.
- Mười que tính thêm 1 que tính la ø 11 que
-Nhắc cá nhân
-HS đọc :Mười một
-10 còn gọi là 1chục
-11 gồm 1 chục 1 đơn vị
-Quan sát
10 que tính thêm 2 que tính là 12 que tính.
-Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
-Quan sát.
-Thực hành trên que tính.
* Điền số thích hợp váo ô trống.
- Trước khi điền số ta phải đếm số lượng ngôi sao ở mỗi hình
-1 HS lên bảng điền mẫu.
-Làm cá nhân
-Dùng bút chì sửa bài cho bạn.
*Vẽ thêm chấm tròn.
-Nhận phiếu đọc thầmY/C
-1 HS lên làm mẫu trên bảng phụ. 
-Nhóm 2 thảo luận làm bài,mỗi tổ một HS làm bảng phụ gắn lên bảng các nhóm dưới lớp theo dõi sửa bài.
*Tô màu vào hình tam giác.
-Đếm đủ 11 hình tam giác và 12 hình vuông,rồi mới tô màu,mỗi loại hình tô màu khác nhau.
*Điền số dưới mỗi vạch của tia số.
-Thảo luận theo nhóm sau đó lên điền tiép sức trên bảng 
-Các đội kiểm tra chéo .
Lắng nghe.
* Mười một – mười hai
-11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
-12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
-Viết từ trái qua phải.
-Lắng nghe.
Môn:Học vần
bài :OP - AP
I Mục tiêu:sau bài học học sinh 
- Nhận biết được cấu tạo vần op, ap tiếng họp, sạp
- Đọc và viết đúng các vần, tiếng, từ: op, ap, họp nhóm, múa sạp
- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng sgk
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề:Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông
II Đồ dùng dạy – học
- GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ câu ứng dụng, phần luyện nói,thẻ từ bảng phụ,khung kẻ ô li, trò chơi 
- HS: Sách tiếng việt 1 tập 2
- Bộ ghép chữ tiếng việt 
= III Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1/Bài cũ
( 3-5 ph )
-Y/C HS đọc và viết:thác nước, chúc mừng, ích lợi
- Y/C HS đọc phần ứng dụng trong sgk
- HS đọc đoạn thơ ứng dụng
- Giáo viên nhận xét bài cũ
-3-4 HS lên bảng viết ,HS dưới lớp đọc thẻ từ.
4-5 em
-HS dưới lớp đọc trong sgk
-Lắng nghe.
2/Bài mới
*Giới thiệu bài 
a/Nhận diện vần 
(3-4 ph )
b/Đánh vần 
(3-4 ph )
c/Tiếng khoá, từ khoá
(3-4 ph )
Dạy vần ap
*Trò chơi giữa tiết
d/Viết vần 
(4-5 ph )
e/Đọc tiếng ứng dụng
(4-6 ph )
Tiết 1
*GV: hôm trước ta đã học các vần có âm cuối c, ch hôm nay ta sẽ học 2 vần đầu ti ... viết vào bảng con
( 3-5 ph )
Hoạt động 3
Viết vở.
(10-15 ph )
3/Củng cố dặn dò
( 3-5 ph )
* GV nhận xét bài tiết trước. Nêu ưu và khuyết mà HS hay mắc để HS sửa lỗi
* GV giới thiệu bài viết
 -Cho HS đọc các từ trong bài viết
- Các chữ trên, những chữ nào cao 5 dòng li?
-Các chữ trên, những chữ nào dài 4 dòng li?
- Những chữ nào cao2 dòng li?
GV viết mẫu, vừa viết vừa nói cách viết
* HD HS viết vào bảng con những chữ hay sai
* GV hướng dẫn HS viết vở. 
GV chú ý nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS, chú cách đặt bút bắt đầu và kết thúc
 *Thu bài chấm
-Nhận xét bài viết: nêu ưu và khuyết .
-Hướng dẫn bình chọn chư õđẹp.
- Hướng dẫn bình chọn trong 4 quyển .
- Hướng dẫn học sinh rèn viết ơ
nhà
- Chuẩn bị bài sau 
* Học sinh lắng nghe rút kinh nghiệm.
*Quan sát,lắng nghe.
-2-4 em đọc,HS khác đọc thầm.
-HS trả lời câu hỏi,Học sinh khác theo dõi bổ sung.
-Các chữ trên, những chữ cao 5 dòng li:h,l,b
-Các chữ trên, những chữ cao 4 dòng li:p
- Những chữ nào cao2 dòng li:a,ê,ư,e,nâ,i,u,ơ,a
-HS quan sát viết mẫu
HS viết lên không trung
Học sinh lấy bảng viết ,chú ý độ cao khoảng cách nét nối.
*HS viết bài vào vở
* 10-15 vở
-Lắng nghe sửa sữa.
-Các tổ trưởng hướng dẫn các bạn bình chọn trong nhóm xem ai viết đẹp nhất đem thi trước lớp.
-Chọn ra 1 quyển giải nhất viết sổ danh dự.HS khác theo dõi học hỏi.
-HS lắng nghe
 ------------------------------------------------
Môn:Tự nhiên xã hội
Bài :	AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
 I. MỤC TIÊU
Giúp HS biết một số tình huống nguy hiểm có thể sảy ra trên đường đi học và cách tránh một số tình huống đó
Biết về quy định đi bộ trên đường: Đi bộ trên vỉa hè. Nếu đường không có vỉa hè ta đi sát lề đường bên phải. Khi qua đường phải đi trên phần đường có vạch quy định
Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
 II. CHUẨN BỊ 
Các hình trong bài 20 sgk
Tranh ảnh và những tình huống có thể sảy ra trên đường đi học
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Nội dung 
Hoạt động /GV
Hoạt động / HS 
1/Bài cũ 
( 3-5 ph )
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
-Nơi em ở, mọi người thường làm nghề gì?
-Ở Đà Lạt, nghề nổi bật là nghề gì?
GV nhận xét bài cũ
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
-Nơi em ở, mọi người thường làm nghề nông.
-Ở Đà Lạt, nghề nổi bật là nghề trồng hoa.
-lắng nghe.
2/Bài mới 
 Giới thiệu
*Các em đã thấy tai nạn giao thông chưa?
-Nguyên nhân vì sao lại sảy ra những tai nạn đó?.
-Cho HS thảo luận
=> Vậy để đảm bảo an toàn khi đi học thì ta phải đi như thế nào?. Hôm nay ta học bài “ An toàn trên đường đi học”
* Nêu theo hoàn cảnh thực tế.
-HS thảo luận nguyên nhân dẫn đến các tai nạn
-Đại diện một số nhóm nêu VD: do đi không đúng phần đường quy định,phóng nhanh vượt ẩu
-Lắng nghe.
Hoạt động 1
Biết được một số tình huống nguy hiểm có thể sảy ra trên đường đi học 
Bước 1: giao nhiệm vụ
-Điều gì có thể xảy ra?
-Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?
 Cho HS thảo luận theo nhóm
Bước 2:kiểm tra kết quả hoạt động
- Để tai nạn không sảy ra, chúng ta phải chú ý điều gì khi đi đường?
GV ghi bảng ý kiến của HS
=> để tránh tai nạn trên đường đi mọi người cần phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
-HS quan sát tranh sGK, thảo luận theo nhóm
- Bị xe tông
- Bị rớt xuống sông
- Bị té xe...
-đừng chơi ở lòng đường nguy hiểm lắm,bạn ngồi vào trong lòng thuyền đibạn không được đu xe như thế. ..
- HS lên trình bày, các bạn khác bổ sung nhận xét theo ý mình
- Để tai nạn không sảy ra, chúng ta phải chú ý chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
Hoạt động 2
Làm việc với sgk
MĐ: HS biết được quy định về đường bộ
Bước 1 : giao nhiệm vụ
 GV cho HS quan sát tranh ở trang 43 sgk và trả lời câu hỏi
1/Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau? 
2/Tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
3/Tranh 2 người đi bộ đi ờ vị trí nào trên đường?
4/Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?
Bước 2: kiểm tra kết quả hoạt động
-GV gọi một số HS trả lời, các bạn khác bổ sung
-Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì?
Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình, còn trên đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè
Nếu muốn qua đường ta phải quan sát trước và sau, khi thấy an toàn ta mới qua đường
-GV cho nhiều HS nhắc lại để HS ghi nhớ
* HS quan sát tranh theo nhóm 2 thảo luận hỏi đáp theo câu hỏi gợi ý.
1/Giống đều là đi bộ.Khác đường phố đi trên vỉa hè,đường nông thôn đi trong lề đường.
-Người đi bộ đi ở vị trí: trên vỉa hè, ở trên đường
-Người đi bộ đi ở vị trí bên lề đường ở trên đường.
-Đi như vậy đã đảm bảo an toàn
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung
- Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
-Nhắc tại chỗ.
Hoạt động 3
Trò chơi : Đi đúng quy định
MĐ: HS biết được những quy định về trật tự an toàn giao thông
*Bước 1: GV HD cách chơi
Đèn đỏ, tất cả mọi người và phương tiện giao thông phải dừng đúng vạch
Đèn xanh, xe cộ và mọi người được phép qua lại
GV cho HS đóng vai đèn giao thông, ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ
Đèn xanh thì HS cầm biển xanh giơ lên
Đèn đỏ thì HS cầm biển đỏ giơ lên
Ai vi phạm luật giao thông sẽ phải nhắc lại các quy định đi bộ trên đường
Bước 2: HS thực hiện trò chơi
GV quan sát xem ai sai
-Tổng kết trò chơi
* Chọn ra bạn là đèn xanh ,một bạn đèn đỏ, một bạn đèn vàng ,là xe ô tô,xe máy,xe đạp..Ban cán sự điều khiển cho cả lớp chơi thử một lượt theo các tín hiệu sau đó đến lượt 2 chơi thật. 
-Những người đi sai luật giao thông bị phạt trước lớp như hát,múa
-lắng nghe.
3/Củng cố dặn dò
*Hôm nay học bài gì?
-Khi đi bộ trên đường ta cần chú ý điều gì?
=> Để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người, các em phải luôn đi đúng quy định
Cho HS làm bài vào vở bài tập 
Nhận xét tiết học tuyên dương HS tích cực
* An toàn trên đường đi học.
-Khi đi bộ trên đường ta cần chú ý chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ.
-HS lắng nghe
 --------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
 XẾP HÀNG ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN HÀNG DỌC HÀNG NGANG.
 PHÁT ĐỘNG PHING TRÀO KHÓ KHĂN.
I-Mục tiêu.
-Biết cách xếp hàng đội hình hàng dọc, hàng ngang,vòng tròn.
-Biết ý nghĩa phong trào giúp đỡ bạn khó khăn.
II.Lên lớp.
1.Nhận xét công viêïc tuần qua
 - Đa số các em đã có nhiều cố gắng trong học tập như:Thuỷ,Đatï Chung ,Vũ,Trâm,Trường,Thắng đạt kết quả trong học tập ,bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa thật sự cố gắng trong học tập như : ,Phong, 
 - Một số em thường hay quên đồ dùng học tập như :Hậu,Phong.
 2. Công tác tuần 13
 - Thi đua học tập tốt 
 -Tiếp tục ổn định nề nếp ra vào lớp .
 - Tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến 
–Hoàn thành quỹ vòng tay bè bạn. 
3. Phát động phong trào khó khăn
- Nêu ý nghĩa của phong trào này cho học sinh hiểu.Sau đó phát động có thể bằng việc làm cụ thể như:Gây quỹ ,cho quần áo ,sách vở
4. Xếp hàng đội hình hàng dọc , hàng ngang, vòng tròn.
-Hướng dẫn cả lớp thực hiện 
 *	*
 *	*
X x x x	 *	 *
X x x x	 * X *
X x x x	 X
X x x x	 * 	 *
X x x x * *
* * * * * * * *
* * * * * * * * 
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 X
Hàng ngang
LỊCH BÁO GIẢNG LƠP1 TUẦN 21
Thứ ngày
Môn
Bài dạy
Thứ 30/2/2006
 Đao đức
Học vần
Toán
 Em và các bạn.
Oang-oăng 
Phép trừ dạng 17-7
Thứ ba
31/3
 Học vần
Thủ công
Toán
Oanh 
Oân tập chương 2 – kỹ thuật gấp hình
Luyện tập
Thứ tư
1/2
Học vần
Học vần
Toán
Oat-oăt
Tiết 2
Thứ năm
2/2
 Học vần
Học vần
Hát nhạc
Toán
Oân tập
Tiết 2 
 Học bài hát :Tập tầm vông.
luyện tập chung.
Thứ sáu
3/2
 Học vần
Học vần
Tập viết
TN- X H
H Đ N G
Uê-uy
Tiết 2
Sách gioá khoa,hí hoáy
Oân tập xã hội. 
-tìm hiểu về ngày tết,đứng, nghỉ, nghiêm,cách làm đồ chơi bằng giấy. 
MĨ THUẬT: tiết 20
 Bài : 	VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI
I. MỤC TIÊU. 
Giúp HS nhận biết được các đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối
Biết cách quả chuối
Vẽ được quả chuối giống mẫu thực
II. CHUẨN BỊ 
GV: Tranh ảnh các loại quả khác nhau, quả chuối quả dưa thật
HS: vở tập vẽ, màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
GV kiểm tra dụng cụ của HS
Nêu ưu khuyết của bài vẽ con gà để học sinh rút kinh nghiệm
Bài mới
a- HS quan sát mẫu và nhận xét
b) HD HS cách vẽ con gà
Củng cố dặn dò
GV giới thiệu bài “ vẽ , hoặc nặn quả chuối”
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và một số quả thật để các em thấy được sự khác nhau về hình dáng, màu sắc 
GV vẽ mẫu
- vẽ hình dáng quả chuối
- vẽ thêm cuống và núm cho giống với quả chuối thật
HD HS cách tô màu
- màu xanh : quả chuối chưa chín 
- màu vàng: quả chuối đã chín
HS thực hành vẽ 
GV uốn nắn giúp đỡ HS yếu, nhắc nhở HS vẽ cho cân đối. 
Vẽ xong tô màu theo ý thích
Cả lớp bình chọn bài vẽ đẹp
GV tuyên dương các bạn vẽ đẹp, có sự cố gắng
HD HS chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc