Bài soạn các môn Khối 1 - Tuần thứ 25

Bài soạn các môn Khối 1 - Tuần thứ 25

Đạo đức

THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 2

I. Mục tiêu

- HS nắm chắc được nội dung kiến thức kĩ năng qua các bài đã học.

- HS có kĩ năng thực hành tốt các kĩ năng đó.

- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong công việc.

II. Đồ dùng dạy - học

- VBTđạo đức lớp 1.

III. Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài + ghi bảng

b) Nội dung

* Hoạt động 1: Ôn các bài đã học

Bài1: Lễ phép vâng lời thầy cô giáo

+ Cô giáo thường khuyên bảo các em điều gì?

Những lời yêu cầu, khuyên bảo giúp ích gì cho các em?

Vậy khi thầy cô giáo dạy bảo các em cần thực hiện như thế nào?

 

doc 18 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn Khối 1 - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 
Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2017
Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Tiếng Việt
VẦN: / IU /, / ƯU /
STK tập 2 trang 214, SGK tập 2 trang 128 - 129
Âm nhạc
(GV bộ môn)
Tiếng Việt
 VẦN: / IU /, / ƯU /
STK tập 2 trang 214, SGK tập 2 trang 128 - 129
Đạo đức
THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 2
I. Mục tiêu
- HS nắm chắc được nội dung kiến thức kĩ năng qua các bài đã học. 
- HS có kĩ năng thực hành tốt các kĩ năng đó.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong công việc.
II. Đồ dùng dạy - học
- VBTđạo đức lớp 1.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Ôn các bài đã học
Bài1: Lễ phép vâng lời thầy cô giáo
+ Cô giáo thường khuyên bảo các em điều gì?
Những lời yêu cầu, khuyên bảo giúp ích gì cho các em?
Vậy khi thầy cô giáo dạy bảo các em cần thực hiện như thế nào?
+ Kết luận: Hằng ngày thầy cô chăm lo dạy bảo cho các em, giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi. Thầy cô dạy bảo các em thực hiện tốt nội quy của lớp, trường ....Các em cần phải thực hiện tốt mới được mọi người yêu mến, mau tiến bộ.
 Bài 2: Em và các bạn
Theo dõi, nhận xét bổ sung và khen những em có tình bạn thân thiết ...
 Bài3: Đi bộ đúng quy định.
Hằng ngày các em thường đi bộ như thế nào?
Khen những em biết thực hiện tốt luật giao thông, nhắc nhở những HS chưa biết thực hiện.
* Hoạt động 2:Thực hành
- HS thực hành đi bộ đúng quy định
Kẻ đường đi có vạch dành cho người đi bộ cùng HS nhận xét, yêu cầu những HS đi chưa đúng đi lại cho đúng
4. Củng cố
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Về nhà xem lại bài.
- Khuyên bảo các em những điều hay lẽ phải.
- Nắm được những kiến thực mà thầy cô dạy, biết lễ phép với người lớn, hòa nhã với bạn ...
- Ngồi học không nói chuyện riêng, chú ý nghe giảng, học bài và làm bài tập ở nhà.
- Lắng nghe và 2 em nhắc lại
- Lần lượt giới thiệu bạn thân của mình.
- Đi trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè thì đi sát lề đường về phía tay phải, khi qua đường đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ, có người lớn dắt tay.
-Thực hiện đi bộ đúng quy định, lớp theo dõi nhận xét
Nhắc lại nội dung vừa học
Thực hiện ở nhà
Tiếng Anh
(GV bộ môn)
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 
Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2017
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN: / IÊU /,/ ƯƠU /
 STK tập 2 trang 216, SGK tập 2 trang 130 – 131
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Học sinh được củng cố về làm tính trừ ( đặt tính,tính) và trừ nhẩm các số tròn chục, biết giải toán có phép cộng, trừ.
- HS có kĩ năng đặt tính, làm tính, giải toán có lời văn thành thạo.
- Học sinh hứng thú ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bộ đồ dùng dạy học Toán.
 - Sách giáo khoa, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài học.
Gọi học sinh làm bài 2 và 4 SGK.
Nhận xét về kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Tổ chức cho học sinh thi đua tính nhẩm và điền kết quả vào ô trống trên hai bảng phụ cho 2 nhóm.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm VBT và nêu kết quả.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên gợi ý học sinh nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán theo tóm tắt.
Chấm ở lớp, nhận xét, sửa sai
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- 4 học sinh thực hiện các bài tập, mỗi em làm 2 cột.
Các em đặt tính và nêu kết quả (viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau).
Hai nhóm thi đua nhau, mỗi nhóm 4 học sinh chơi tiếp sức để hoàn thành bài tập của nhóm mình.
 30 - 20 =
 20 + 10 =
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 60 cm – 10 cm = 50
 60 cm – 10 cm = 50 cm
 60 cm – 10 cm = 40 cm
 Giải	
Đổi 1 chục cái bát = 10 (cái bát)
 Số bát nhà Lan có là:
 20 + 10 = 30 (cái bát)
 Đáp số : 30 cái bát
Tự nhiên xã hội
CON CÁ
I. Mục tiêu
- Kể được tên và nêu ích lợi của cá, chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
- Giúp cho HS nắm chắc tên và ích lợi của cá.
- Giáo dục HS biết cá là con vật có ích.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình ảnh bài 25 SGK.
- Bút màu, SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi tên bài.
 Hãy nêu lợi ích của cây gỗ?
 Nhận xét bài 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nộị dung
Hoạt động 1: Quan sát con cá
Chỉ được các bộ phận của con cá.
Mô tả được con cá bơi và thở.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát con cá và trả lời các câu hỏi sau:
Tên của con cá?
- Tên các bộ phận mà đã quan sát được?
- Cá sống ở đâu? Nó bơi bằng cách nào?
- Cá thở như thế nào?
Học sinh thực hành quan sát theo nhóm.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi mỗi học sinh trả lời một câu.
Giáo viên kết luận:
- Cá có đầu, mình, vây, đuôi. Cá bơi bằng đuôi, bằng vây và thở bằng mang
Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Biết một số cách bắt cá.
+ Biết ích lợi của cá
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ và thực hiện:
Chia nhóm 2 học sinh.
Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung để thảo luận, một em nêu câu hỏi, một em trả lời.
Bước 3: Cả lớp suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Người ta dùng gì để bắt cá ở trong hình trang 53?
+ Con biết những cách nào để bắt cá?
+ Con biết những loại cá nào?
+ Con thích ăn những loại cá nào?
+ Ăn cá có lợi ích gì?
Gọi học sinh trả lời học sinh khác bổ sung.
Giáo viên kết luận: Có rất nhiều cách bắt cá: đánh cá bằng lưới hoặc câu (không đánh cá bằng cách nổ mìn làm chết nhiều loại sinh vật dưới nước). Ăn cá có rất nhiều ích lợi, rất tốt cho sức khỏe, giúp cho xương phát triển.
4. Củng cố
- Nhận xét giờ, tuyên dương những em tiếp thu bài nhanh.
5. Dặn dò
- Về nhà liên hệ thực tế.
Học sinh nêu tên bài học.
3 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh quan sát
Chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Quan sát con cá của nhóm mang đến lớp và trả lời các câu hỏi.
Nhóm 2: Quan sát con cá của nhóm và trả lời các câu hỏi.
Các nhóm: các em lần lượt trả lời các câu hỏi nêu trên và bổ sung cho nhau, mỗi em trả lời một câu, nhóm này bổ sung cho nhóm kia
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
- Học sinh hoạt động cá nhân, lớp để hoàn thành các câu hỏi trên.
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
- Học sinh nêu tên bài.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nhắc lại.
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Việc 3 sách giáo khoa tập 2 
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- HS tiếp tục được củng cố về làm tính trừ ( đặt tính, tính) trừ nhẩm các số tròn chục, tính nhẩm các số tròn chục, giải toán có lời văn.
- Rèn cho HS có kĩ năng làm tính nhanh, đúng và trình bày bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học
 Vở bài tập toán. Bảng con
II. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Tính.
 70 - 10 = 50 - 30 = 
 90 - 70 = 80 - 50 = 
 GVCùng HS nhận xét sửa sai
 3. Bài mới
a) GV giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
70 - 20 90 - 60 50 -10 80 - 20 
Hướng dẫn HS cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 2: Số? 
90
-20 +10 -30 + 20
Hướng dẫn HS thực hiện từ trái sang phải
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s
a) 70cm - 30cm = 40cm
b) 70cm - 30cm = 40
c) 70cm - 30m = 30cm
Hướng dẫn HS thực hiện phép tính xem phép tính nào có kết quả đúng và có kèm theo đơn vị thì điền đ còn lại điền s
Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 4: Yêu cầu HS đọc bài toán và hướng dẫn HS đổi 2 chục nhãn vở = 20 nhãn vở
Chấm 1/3 lớp , nhận xét
Cùng HS nhận xét sửa sai
4. Củng cố
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò
 - Về nhà ôn lại bài.
2 em lên bảng làm, lớp bảng con
70 -10 = 60, 50 - 30 = 20 
90 -70 = 20, 80 - 50 = 30
Nêu yêu cầu bài
2 em lên bảng làm, lớp làm VBT
 70 90 50 80 
 20 60 10 20 
 50 30 40 60 
Thực hiện từ phải sang trái.
Nêu yêu cầu
1 em lên bảng làm, lớp làm VBT
Nhận xét sửa sai
Nêu yêu cầu bài
thực hiện phép tính vào vở nháp 
2 phút rồi 3 em lên bảng, lớp làm 
VBT
Lớp nhận xét sửa sai
2 em đọc bài toán, lớp lắng nghe và phân tích bài toán
1 em lên bảng giải, lớp giải VBT
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: THẢ ĐỈA BA BA
I. Mục tiêu 
 - Nhằm rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 - HS biết cách chơi và tham ra chơi một cách nhiệt tình.
 - Lòng say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Còi , sân bãi 
III. Các hoạt động dạy- học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sân bãi
- Cho HS tập các động tác khởi động
- GV cùng HS kẻ sân làm 2 vạch song song cách nhau 5m – 8m giả làm sông.
3.Bài mới
- GV gọi tên trò chơi
- GV hỏi: Con “đỉa” thường làm gì khi người hoặc súc vật lội xuống ao, hồ hay bơi qua sông?
- GV giải thích đây là trò chơi dân gian nên có một số từ lạ như liền bà, liền ông để chỉ người đàn bà, đàn ông.
- GV chỉ dẫn hình vẽ và giải thích đây là giả làm sông hay ao, hồ và chỉ định em đóng vai “đỉa” và số còn lại đóng vai người cần lội hoặc bơi qua, đồng thời chỉ dẫn cho các em chơi.
- Cho một nhóm ra chơi thử
- GV bổ sung thêm cho HS biết về cách chơi.
- Cho HS chơi chưa có đọc đồng dao.
- Cho HS chơi có đọc đồng dao.
- GV quan sát uốn nắn 
4.Củng cố
 - Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò
- Về ôn lại bài.
- HS tập các động tác khởi động
- HS kẻ sân cùng GV
- HS theo dõi
- HS nghe
- HS quan sát
- Một nhóm ra chơi thử
- HS khác theo dõi
- HS chơi chưa có đồng dao
- HS chơi có đồng dao
- HS chơi theo nhóm
Học sinh lắng nghe
Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2017
Toán
ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình; biết cộng, trừ số tròn chục giải bài toán có phép cộng.
- Rèn cho HS nhận biết và vẽ được điểm ở trong và điểm ở ngoài một hình thành thạo
* Ghi chú: Làm bài tập1, 2, 3, 4
II. Đồ dùng  ... ững kiến thức,kĩ năng qua các bài đã học
- Rèn học sinh có kĩ năng thực hành tốt.
- Giáo dục HS luôn có ý thức học đi đôi với hành.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học 
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
 Gọi học sinh trả lời
- Giờ trước chúng ta đã ôn các bài nào?
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
 Ôn các bài đã học
- Cho HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao phải sạch sẽ
2. Muốn cho sách vở, đồ dùng luôn mới và đẹp ta phải làm gì?
3. Đối với mọi người ta luôn phải làm gì?
4. Hàng ngày các em có đi học đều không?
5. Đến trường các em phải nghe lời ai?
6. Khi đi bộ ta phải đi như thế nào?
- GV kết luận đánh giá
b. Trò chơi vẽ tranh
- GV phát cho 3 nhóm mỗi nhóm 1 tờ giấy A4
- Mỗi tổ chuẩn bị một bức tranh theo các chủ để đã học sau:
+ Nhóm 1: Nói về học tập
+ Nhóm 2: Nói về thầy cô
+ Nhóm 3: Nói về an toàn giao thông
 - GV đánh giá
4. Củng cố
- GV nhận xét giờ.
5. Dặn dò
- Về nhà thực hành tốt bài học.
- Học sinh trả lời
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm – vẽ tranh
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- Học sinh lắng nghe
Mĩ thuật
(GV bộ môn)
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Việc 3 sách giáo khoa tập 2 trang 132 - 133
Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2017
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN: /OĂNG/, /OĂC/, /UÂNG/, /UÂC/
HOÀN THÀNH VIẾT CHỮ HOA
STK tập 2 trang 222, SGK tập 2 trang 134 – 135
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết được cấu tạo số tròn chục, biết cộng trừ số tròn chục: biết giải toán có một phép cộng
- Rèn cho HS nắm được cấu tạo số tròn chục, thực hiện cộng, trừ, giải toán các số tròn chục thành thạo
* Ghi chú: Giảm tải bài 2, bài 3 phần a
II. Đồ dùng dạy-học
- Bộ đồ dùng Toán lớp 1.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
GV vẽ lên bảng hình tròn, trong hình tròn có 4 điểm G, J, V, A và ngoài hình tròn có 3 điểm P, E, Q.
Gọi học sinh xác định điểm trong hình tròn, điểm ngoài hình tròn.
GV nhận xét về kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
 Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Gọi học sinh đọc cột mẫu:
Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị
Cho học sinh làm các cột còn lại vào VBT và nêu kết quả.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên lưu ý cho học sinh viết tên đơn vị kèm theo (cm)
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh đọc đề toán, nêu tóm tắt bài và giải.
Bài 5: Gọi nêu yêu cầu của bài
- GV quan sát chỉnh sửa
4. Củng cố
- Hỏi tên bài.
- Nhận xét tiết học.
Học sinh nêu.
2 học sinh xác định, 1 em xác định các điểm ở trong hình tròn và 1 em xác định các điểm ở ngoài hình tròn.
Học sinh khác nhận xét bổ sung.
Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
Học sinh làm bài vào vở và nêu kết quả.
Đọc đề toán và tóm tắt.
Lớp 1 A	 : 20 bức tranh
Lớp 1B	 : 30 bức tranh
Cả hai lớp	 : .. bức tranh?
 Bài giải
Cả hai lớp vẽ được là:
 20 + 30 = 50 (bức tranh)
 Đáp số: 50 bức tranh.
Cho học sinh thực hành ở bảng con vẽ 3
điểm ở trong hình tam giác và 2 điểm ở ngoài hình tam giác
Học sinh nêu nội dung bài.
- Học sinh lắng nghe
Thể dục
(GV bộ môn)
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- HS tiếp tục củng cố về các số tròn chục và cộng trừ các số tròn chục
- Tiếp tục củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình.
- Rèn cho các em yêu thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
-GV vẽ hình lên bảng và gọi HS nêu:
 C . D.
. A . B
Điểm nào nằm trong? Điểm nào nằm ngoài?
- GV nhận xét 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1, 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- GV phát phiếu cho HS làm nhóm
- GV nhận xét chữa bài.
 - Bài 3: GV cho HS lên bảng làm bài
 GV nhận xét 
Bài 4: Gọi HS đọc đề Toán
- GV hướng dẫn HS làm VBT
- GV thu vở nhận xét.
Bài 5: GV hướng dẫn HS làm bài
- GV nhận xét – chốt
4. Củng cố
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu: Điểm nằm trong là : C, D
 Điểm nằm ngoài là : A, B
- HS khác nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện từng nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét – bổ sung
4 HS lên bảng làm
30
50
40
90
50
30
20
50
HS khác nhận xét
- HS nêu
- HS làm bài vào VBT
-1 HS lên chữa bài
Bài giải
Cả 2 ngăn có số quyển sách là:
40 + 50 = 90 ( quyển)
 Đáp số : 90 quyển
- HS làm bài vào VBT
- Một số HS nêu kết quả.
Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS tiếp tục tìm hiểu về một số loài cá và nơi sống của chúng, ăn cá giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển.
- Học sinh tiếp tục kể tên một số loài cá và nơi sống của chúng, nói tên và phân biệt một số bộ phận bên ngoài của cá, nêu được một số cách bắt cá.
- Yêu thích con cá, bồi dưỡng tình yêu loài vật.
II. Đồ dùng dạy - học
- Trang ảnh SGK
- Vở bài tập tự nhiên và xã hội
III. Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Con cá gồm có bộ phận nào?
- Cá thường sống ở đâu?
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Trưng bày tranh ảnh về cá
Cho HS trưng bày tranh ảnh về các loại cá do nhóm mình sưu tầm, sau đó lên giới thiệu trước lớp
Chốt: Có nhiều loại cá khác nhau, loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn, loại cá thể sống trên cạn một thời gian
* Hoạt động 2:Trả lời câu hỏi
Cá có ích hay có hại?
Ăn cá có lợi gì cho cơ thể?
Khi ăn cá em cần chú ý điều gì? Vì sao?
Chốt: Ăn cá rất tốt cho cơ thể, cần phải ăn cá 2 bữa/1 tuần mới đủ chất cho cơ thể.
4. Củng cố
- Chơi đoán tên cá nhanh
- Nhận xét giờ học
- Hoạt động nhóm
- Giới thiệu về các loại cá, nhóm khác theo dõi.
- Học sinh lắng nghe
- Con cá nói chung là có lợi
- Làm cho cơ thể bổ chất, thông minh
- Cần cẩn thận xương cá không hóc..
Hoạt động tập thể
CHỦ ĐỀ 5: TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ (T1)
(Giáo án riêng)
Thứ sáu ngày 03 tháng 3 năm 2017
Thủ công
CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
 - Giúp HS kẻ được hình chữ nhật.
 - Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản
 - Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.
 - Rèn cho HS kẻ, cắt, dán hình chữ nhật thành thạo.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận
*Rèn HS khéo tay: Kẻ và cắt dán được hình chữ nhật theo hai cách, đường cắt thẳng, hình dán phẳng
II. Đồ dùng dạy-học
- Chuẩn bị tờ giấy màu hình chữ nhật dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
- Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
- Giáo viên nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách.
Gọi học sinh nhắc lại lần nữa.
Hướng dẫn học sinh thực hành cắt và dán vào vở thủ công.
Dặn học sinh ướm thử cho vừa số ô trong vở thủ công, tránh tình trạng hình chữ nhật quá lớn không dán được vào vở thủ công. Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng.
Học sinh thực hành kẻ, cắt và dán vào vở thủ công.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn giúp đỡ các em yếu, giúp các em hoàn thành sản phẩm tại lớp.
Thu vở, chấm một số em.
4. Củng cố
- Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng.
5. Dặn dò 
- Về nhà thực hành .
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh quan sát hình mẫu trên bảng, nêu lại cách kẻ hình, cắt và dán.
Học sinh thực hành trên giấy màu. Cắt và dán hình chữ nhật.
Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
-Lắng nghe để chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau.
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (GIỮA HỌC KỲ II)
 Tổ trưởng ra đề
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN: /UÊNH/, /UÊCH/,/UYNH/, /UYCH/
 STK tập 2 trang 224, SGK tập 2 trang 136 - 137
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Việc 3 sách giáo khoa tập 2 trang 136 - 137
Thủ công
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
-Tiếp tục ôn luyện cách,cắt, dán hình chữ nhật theo cách thứ 2
-Học sinh tiếp tục kẻ, cắt,dán hình chữ nhật thành thạo.
- Giáo dục học sinh biết giữ gìn đồ dùng học tập, vệ sinh lớp học
II. Đồ dùng dạy-học
- HCN mầu trên nền giấy trắng có kẻ ô.
- Giấy màu, giấy kẻ ô, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
* Thực hành
- Nhắc lại cách kẻ HCN ( 2 cách )
- Cho HS thực hành cắt dán HCN theo cách 2.
- Quan sát, hướng dẫn HS yếu.
- Trước khi dán sản phẩm cần ướm thử vị trí dán sao cho cân đối, khi dán phải miết phẳng.
- Đánh giá sản phẩm của HS
- Thu dọn vệ sinh lớp học.
4. Củng cố 
 - Nhận xét giờ học
-Nhận xét sự chuẩn bị của bạn
-Nắm yêu cầu bài
-Hoạt động cá nhân
-Vài em nêu
-Thực hành trên đồ dùng của mình
-Theo dõi và thực hành
-HS trưng bày sản phẩm
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần
- Nắm chắc phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy - học
1.Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. Ưu điểm
- Nêu một số những ưu điểm của các em trong tuần, động viên khuyến khích các em để các tuần sau phát huy.
- Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp
Thể dục giữa giờ các em thực hiện đều,
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ
-Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Bảo vệ của công tốt.
- Có một số em tiến bộ trong học tập như em Nhung, Tùng, Huyền
b) Nhược điểm 
- GV nêu một số những nhược điểm mà HS còn mắc phải trong tuần, nhắc nhở để các em không vi phạm trong những lần sau.
- Giờ toán vẫn còn em quên vở như em Minh Anh
* Giờ âm nhạc vẫn còn một số em quên không mang vở 
 Nhiều em không thuộc bài trong giờ âm nhạc GV bộ môn đã phản ánh 
2. Phương hướng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm.
- Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Thi đua học tập tốt để đạt được kết quả cao nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_1_Tuan_25.doc