Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 15

Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 15

Tiết 2, 3. HỌC VẦN: Bài 60: om - am

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng.

- HS viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ từ khoá: rừng tràm

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc ở bảng con: bình minh, nhà rông, nắng chang chang

- HS viết vào bảng con: Tổ 1: bình minh Tổ 2: nhà rông Tổ 3: chang chang

- 1 HS đọc câu ứng dụng.

- 1 HS đọc bài SGK(120, 121).

GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai, ngày 6 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
________________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 60: om - am
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ từ khoá: rừng tràm 
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: bình minh, nhà rông, nắng chang chang
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: bình minh Tổ 2: nhà rông Tổ 3: chang chang
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK(120, 121).
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: om 
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: om
- GV đọc
? Vần om có mấy âm ghép lại? So sánh với vần ong? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần om?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: o - mờ - om.
? Có vần om, bây giờ muốn có tiếng xóm ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: 
xờ - om - xom - sắc - xóm
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là tranh vẽ cảnh làng xóm. Tiếng xóm có trong từ làng xóm
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần om có 2 âm ghép lại, âm o đứng trước và âm m đứng sau.
- HS cài vần om vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần om
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần om, muốn có tiếng xóm ta ghép thêm âm x đứng trước và dấu sắc trên o.
- HS cài tiếng xóm vào bảng cài.
- HS phân tích tiếng xóm.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: om - xóm - làng xóm - làng xóm - xóm - om.
am 
(Quy trình tương tự dạy vần om)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: chòm râu quả trám
 đom đóm trái cam
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: om, am, làng xóm, rừng tràm theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: om, am, làng xóm, rừng tràm
- GV theo dõi và sửa sai cho HS (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: 
 Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: om, am, làng xóm, rừng tràm 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Tranh vẽ những ai?
? Những người đó đang làm gì?
? Tại sao em bé cảm ơn chị?
? Em đã nói: "Em xin cảm ơn" bao giờ chưa? Em nói với ai, khi nào?
? Thường khi nào ta nói lời cảm ơn?
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: om, am, làng xóm, rừng tràm 
- HS đọc tên bài luyện nói: Nói lời xin lỗi
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ... 
- ... 
- ...
- ...
- ...
d. Trò chơi: * Thi đáp lời cảm ơn.
GV HD: Hai đội chơi, mỗi đội 2 người. Các em tự đóng vai, tạo ra một tình huống phải nói lời cảm ơn và tự nói ra lời cảm ơn đó.
VD: Bạn A tặng cho bạn B quyển vở nhân dịp sinh nhật. Bạn B phải nói như thế nào?
Hãy đóng vai theo tình huống đó?
- GV nhận xét các em chơi trò chơi.
 * Tìm tiếng có chứa vần om - am. 
- HS nêu nối tiếp - GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng - HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_____________________________________________
Tiết 4. Toán: Luyện tập (80)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 9
- 3 HS nêu - GV theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Luyện tập vào bảng con:
4 + 5 - 3 =	6 + 3 - 4 =	9 - 8 + 3 =
B. Luyện tập: HD HS làm lần lượt các bài tập vào vở Luyện toán.
Bài 1(cột 1, 2): HS tự làm, nêu kq.
Lưu ý: Mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ (theo cột).
Bài 2 (cột 1): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
GV hướng dẫn HS bằng cách nêu câu hỏi. 
	VD: 5 + ... = 9.
? Năm cộng với mấy để bằng 9?
? Vậy ta viết số mấy vào chỗ chấm?
Tương tự với các bài còn lại.
- ...4
- Ta viết số 4 vào chỗ chấm.
Bài 3 (cột 1,3): HS yếu làm hay sai. GV hướng dẫn HS tính kết quả của 1 vế sau đó so sánh 2 số và điền dấu vào.
Bài 4: HS tự làm, nêu kq.
- GV chốt kq, nhận xét
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt
- Dặn hoàn thành các bài còn lại.
_________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Tự nhiên xã hội: Lớp học
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và tên 1 số bạn cùng lớp.
HS K- G: Nêu được một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK.
II. Đồ dùng dạy - học: - Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi tên một số đồ dùng có trong lớp học.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động:
HĐ1: Tìm hiểu các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
Mục tiêu: HS biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
Cách tiến hành: Quan sát :
- GV chia lớp thành nhóm (4 người). GV hướng dẫn HS quan sát hình 32, 33 ở SGK. GV nêu câu hỏi:
? Trong lớp học có những ai và những thứ gì?
? Lớp học của bạn gần giống với lớp học nào trong các hình đó?
? Bạn thích lớp học nào trong các hình đó? Tại sao?
? Kể tên thầy giáo (cô giáo) và các bạn của mình.
? Trong lớp, em thường chơi với ai?
? Trong lớp của em có những gì? Chúng được dùng để làm gì?
- GV cho HS trả lời câu hỏi đó trước lớp
? Nêu một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK?
GV KL: Lớp học nào cũng có cô giáo và HS. Trong mỗi lớp học có bảng, bàn ghế,...
HĐ2: Tìm hiểu tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và tên 1 số bạn cùng lớp.
Mục tiêu: Nói được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và tên 1 số bạn cùng lớp.
Cách tiến hành: Thảo luận theo cặp:
- HS thảo luận và kể về lớp học của mình với bạn.
- GV gọi HS lên kể về lớp học trước lớp.
GV KL: - Các em cần nhớ tên lớp, tên trường, tên cô giáo chủ nhiệm của mình.
 - Yêu quý lớp học của mình vì đó là nơi các em đi học hàng ngày với thầy cô giáo và các bạn.
HĐ3: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
- HS sẽ chọn các bìa ghi tên các đồ dùng theo yêu cầu của GV và dán lên bảng.
- GV nêu yêu cầu: + Đồ dùng có trong lớp của em:...
	+ Đồ dùng làm bằng gỗ:...
	+ Đồ dùng treo tường:...
- Nhóm nào làm nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
3. Nối tiếp:
- Tìm hiểu các hoạt động ở lớp.
_________________________________________
Tiết 2. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: om - am
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn om, am, làng xóm, rừng tràm và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
- GV ghi bảng om, am, làng xóm, rừng tràm và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học: lom khom, quả bom, vạm vỡ,...
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV ghi 1 số câu: - Những quả cam đã chín vàng.
 - Tay làm hàm nhai.
 - Chú đom đóm đang bay.
 ....................
- HS luyện đọc câu (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
- GV viết mẫu, HD quy trình.
- HS viết bảng con om, am, làng xóm, rừng tràm và các tiếng có các âm, vần đã học.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: K. Huyền, T. Sơn, K. Quân,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- HS viết vào vở Luyện viết om, am, làng xóm, rừng tràm (mỗi thứ viết 1 dòng)
GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
KK HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài, dặn về nhà đọc, viết thêm.
_______________________________________
Tiết 3. luyện Toán: Luyện tập phép cộng, trừ trong phạm vi 9 
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng và phép trừ
- Ghi nhớ bảng cộng, trừ trong phạm vi 9 
- Khắc sâu cho HS về cách đặt tính cộng, tính nhẩm,...
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
1. HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 9
- HS đọc - GV theo dõi bổ sung
2. GV ra 1 số bài tập, HS tự làm bài vào vở:
Bài 1. Tính (cả lớp): 
 3 + 6 = 4 + 5 = 7 + 2 = 
 3 + 1 + 5 = 4 + 4 + 1 = 7 + 2 + 0 =
 3 + 2 + 4 = 4 + 2 + 3 = 7 + 0 + 2 =
Bài 2. Tính (cả lớp): 7 - 2 + 4 = 8 - 4 + 5 
 7 - 4 + 6 = 8 - 1 + 2
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng trong phạm vi 8 đã học để làm bài.
Bài 3. Điền số (KK HS K- G):
 9 - = 6 9 - = 7 9 - = 4
 6 + 3 - = 2 5 + 4 - = 5 7 + 2 - = 1
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 9 đã học để làm bài.
3. Nối tiếp:
- GV theo dõi, chấm 1 số bài, chữa bài.
- Nhận xét tiết học, dặn hoàn thành các bài đã học 
____________________________________________
Tiết 4. GDNGLL: Sinh hoạt Sao
(Do Đội tự tổ chức, GV theo dõi, giúp đỡ thêm)
______________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tiết 1. mĩ thuật: Vẽ cây, vẽ nhà
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của cây và nhà.
- Biết cách vẽ cây, vẽ nhà.
- Vẽ được bức tranh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích
Với HS khéo tay: Vẽ được ... hung và tuyên dương những em có thái độ học tập tốt.
__________________________________________
Tiết 4, 5. Học vần: Bài 63: em - êm
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: em , êm , con tem, sao đêm; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: em , êm , con tem, sao đêm.
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Anh chị em trong nhà.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: con tem, sao đêm
- Tranh minh hoạ các câu thơ ứng dụng và phần luyện nói: Anh chị em trong nhà (phóng to).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: ôm, ơm, chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: chôm chôm Tổ 2: sáng sớm Tổ 3: mùi thơm
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK(126, 127).
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: em
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: em
- GV đọc
? Vần em có mấy âm ghép lại? So sánh với vần ôm? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần em?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: e- mờ - em.
? Có vần em, bây giờ muốn có tiếng tem ta ghép thêm âm gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: tờ - em - tem 
- GV giới thiệu: đây là con tem. Tiếng tem có trong từ con tem 
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần em có 2 âm ghép lại, âm e đứng trước và âm m đứng sau.
- HS cài vần em vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần em
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần em, muốn có tiếng tem ta ghép thêm âm t đứng trước.
- HS cài tiếng tem vào bảng cài.
- HS phân tích tiếng tem.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: em - tem - con tem - con tem - tem - em.
êm
(Quy trình tương tự dạy vần em)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: trẻ em ghế đệm
 que kem mềm mại
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: em, êm, con tem, sao đêm theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: em, êm, con tem, sao đêm
- GV theo dõi và sửa sai cho HS (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ , khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu thơ ứng dụng:
 Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: em, êm, con tem, sao đêm
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Tranh vẽ những gì?
? Họ đang làm gì?
? Con đoán họ có phải là anh chị em không?
? Anh chị em trong nhà còn gọi là anh chị em gì?
? Nếu là anh hoặc chị trong nhà, con phải đối xử với các em như thế nào?
? Nếu là em trong nhà, con phải đối xử với anh chị như thế nào? 
? Con có anh chị em không, hãy kể tên anh chị em trong nhà con cho các bạn nghe?
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: em, êm, con tem, sao đêm
- HS đọc tên bài luyện nói: Anh chị em trong nhà
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ...
- ... 
- ...Anh chị em ruột.
- ...nhường nhịn, giúp đỡ nhau,...
- ...quý mến, nghe lời.
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần em , êm
- HS nêu nối tiếp - GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng - HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
______________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 9 tháng 12 năm 2010
Tiết 1. âm nhạc: Ôn bài hát: Đàn gà con; Sắp đến Tết rồi
(Có giáo viên chuyên trách)
__________________________________
Tiết 2. Tập viết: Tuần 13: nhà trường, buôn làng, hiền lành, ...
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
HS K- G: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn bài tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết:
a. Luyện viết trên bảng con:
- GV viết mẫu, hd quy trình (lưu ý nét nối và vị trí đánh dấu thanh) 
- GV hướng dẫn giúp đỡ thêm. 
- Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS. 
- HS luyện viết lần lượt trên bảng con: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm.
b. Luyện viết ở vở Tập viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi 
viết và khoảng cách giữa các chữ, giữa từ với từ.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài - Nhận xét bài viết của HS.
- HS viết vào vở Tập viết.
3. Nối tiếp:
- Nhận xét sự tiến bộ của từng HS.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
____________________________________________
Tiết 3. Tập viết: Tuần 14: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, ...
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, ghế đệm, quả trám kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
HS K- G: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ chữ dạy tập viết.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết:
a. Luyện viết trên bảng con:
- GV viết mẫu, hd quy trình (lưu ý nét nối và vị trí đánh dấu thanh) 
- GV hướng dẫn giúp đỡ thêm. 
- Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS. 
- HS luyện viết lần lượt trên bảng con: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, ghế đệm, quả trám.
b. Luyện viết ở vở Tập viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết - GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết và khoảng cách giữa các chữ, giữa từ với từ.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài - Nhận xét bài viết của HS.
- HS viết vào vở Tập viết.
3. Nối tiếp:
- Nhận xét sự tiến bộ của từng HS.
- Nhận xét chung tiết học - Dặn về nhà luyện viết thêm.
____________________________________
Tiết 4. Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động tuần 15.
- Kế hoạch tuần 16.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổng kết hoạt động tuần 15
- GV đánh giá các mặt hoạt động:
+ Nề nếp
+ Vệ sinh ( trường lớp, cá nhân)
+ Tinh thần, thái độ học tập
+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường.
 ..................
HĐ2: Kế hoạch tuần 16
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Học tập tích cực.
- Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
 ..................
HĐ3: Tổng kết.
____________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: em, êm
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn em, êm, con tem, sao đêm và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
- GV ghi bảng em, êm, con tem, sao đêm và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học.
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
GV viết mẫu, HD quy trình.
HS viết bảng con em, êm, con tem, sao đêm và các tiếng có các âm, vần đã học.
GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: K. Quân, k. Huyền, T. Sơn,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- HS viết vào vở Luyện viết em, êm, con tem, sao đêm (mỗi thứ viết 1 dòng) 
GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
KK HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
C. Nối tiếp:
Cho HS đọc lại toàn bài, dặn về nhà đọc, viết thêm.
________________________________________
Tiết 2. Âm nhạc: Ôn hai bài hát: Đàn gà con, Sắp đến Tết rồi 
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.
- Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập: bài hát Đàn gà con
a. Ôn tập bài hát: Đàn gà con
* Tập hát thuộc lời ca.
- GV hát mẫu, cả lớp hát
- Hát theo tổ, cá nhân.
- GVnhận xét.
* Vỗ tay đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- GV làm mẫu, cả lớp tập.
- Tập theo tổ, cá nhân xung phong vỗ tay đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca 
* Tập hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ
- GV làm mẫu
- HS tập biễu diễn cá nhân hoặc từng nhóm.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai.
b. Ôn tập bài hát: Sắp đến Tết rồi
(Các bước tương tự như ôn bài Đàn gà con)
3. Nối tiếp:
- Dặn về nhà hát thuộc lời bài hát và nhớ các động tác phụ họa.
______________________________________
Tiết 3. luyện Toán: Luyện tập cộng trừ trong phạm vi 10 
I. Mục tiêu: 
- Luyện làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Rèn tính cẩn thận cho HS khi tính toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp - HS cùng GV nhận xét - cho điểm.
B. Ôn luyện: a. GV ra một số bài tập cho HS làm vào vở Luyện toán 
Bài1: Tính (cả lớp):
 4 10 10 3 10 10 
 + - - + - + 
 6 7 8 7 10 0 
 ... ... ... ... ... ...
Lưu ý: Viết số thật thẳng cột
Bài 2: Tính? (cả lớp): 
	9 + 1 = ... 8 + 2 = ... 7 + 3= ...
 10 - 9 = ... 10 - 8 = ... 10 - 7= ...
 10 - 1 = ... 10 - 2 = ... 10 - 3= ...
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để làm bài.
Bài 3: Tính? (KK HS K- G): 
7 + 2 + 1= ...	10 - 4 + 3 = ... 
6 + 2 + 2 = ...	 1 + 9 - 8 = ... 
b. Chữa bài tập
- Gọi HS lên làm lần lượt từng bài
- GV chữa bài, nhận xét, chốt kq
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn hoàn thành các bài trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 15.doc