Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 3

Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 3

Tiết 2, 3: HỌC VẦN: Bài 8: l - h

I. Mục tiêu:

- HS đọc được l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.

- Viết được l, h, lê, hè (viết được 1/2 số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: le le.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: lê, hè.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: ve ve ve, hè về; phần luyện nói: le le (SGK)

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS viết vào bảng con: ê, v, bê, ve.

- HS đọc: bê, ve, bé vẽ bê.

- 1 HS đọc bài SGK.

- GV nhận xét

 

doc 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầN 3
Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
_______________________________________
Tiết 2, 3: Học vần: Bài 8: l - h
I. Mục tiêu:
- HS đọc được l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Viết được l, h, lê, hè (viết được 1/2 số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: le le.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá: lê, hè.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: ve ve ve, hè về; phần luyện nói: le le (SGK)
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con: ê, v, bê, ve.
- HS đọc: bê, ve, bé vẽ bê.
- 1 HS đọc bài SGK.
- GV nhận xét
B. Dạy- học bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì?
? Trong tiếng lê và hè, chữ nào đã học? 
GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại: l, h.
- GV viết lên bảng: l h.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- ...quả lê, mùa hè.
- ...ê, e và dấu huyền
- HS đọc theo GV: lờ, hờ.
2. Dạy chữ ghi âm: l
a. Nhận diện chữ:
- GV đưa mẫu chữ l mẫu (viết thường) ra cho HS quan sát và nói: Chữ l gồm 2 nét: nét khuyết trên và một nét móc ngược.
? Chữ l và chữ b giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
b. Phát âm và đánh vần:
* Phát âm.
- GV phát âm mẫu l (lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ) - GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
* Ghép chữ, đánh vần.
? Lấy âm l
? Có âm l, muốn có tiếng lê ta thêm âm gì?
- GV quay bảng phụ
- GV chỉ thước
- GV hướng dẫn HS đánh vần: lờ- ê- lê
- HS quan sát
- Giống: nét khuyết trên.
- Khác: b có nét thắt; l có nét móc ngược.
- HS nhìn bảng, phát âm. 
- HS lấy, đọc.
- ...Âm ê 
- HS ghép: lê
- HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS phân tích tiếng lê (l đứng trước, ê đứng sau). 
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp.
h
( Quy trình dạy tương tự như âm l)
Lưu ý:
- Chữ h gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc 2 đầu.
- So sánh chữ l với h có gì giống và khác nhau?
- Phát âm: Hơi ra từ miệng, xát nhẹ.
c. Đọc tiếng ứng dụng:
- GV ghi bảng lê lề lễ
 he hè hẹ 
- GV nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS
d. Hướng dẫn viết bảng con:
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái l, h; tiếng lê, hè theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý nét nối giữa l và ê, h và e và vị trí đánh dấu thanh.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
- HS viết lần lượt vào bảng con: l, h, lê, hè
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
* Luyện đọc lại bài tiết 1:
- GV sửa phát âm cho HS.
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
- GV giới thiệu câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
- GV đọc mẫu. 
- GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV nhắc lại quy trình viết.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói:
- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh em thấy những gì? 
? Ba con vật đang bơi trông giống con gì? 
? Vịt, ngan được con người nuôi ở ao (hồ). Nhưng có loài vịt sống tự do không có người chăn gọi là vịt gì?
GV: Trong tranh là con le le. Con le le hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có 1 vài nơi ở nước ta. 
- HS nhìn trong SGK đọc: l, lê, h, hè,...
- HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc lại.
- HS tô và viết vào vở tập viết l, h, lê, hè.
- HS đọc tên bài luyện nói: le le.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- ...3 con le le đang bơi giữa hồ.
- ...giống con vịt.
- ...vịt trời.
C. Nối tiếp:
	- GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
	- HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có).
	- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
__________________________________________________________
Tiết 4. Toán: Luyện tập (16)
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết các số trong phạm vi 5.
- Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5
II. Chuẩn bị:
 - Các tấm bìa có ghi các số từ 1 đến 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Giới thiệu bài.
B. Luyện tập:
1. HD HS làm lần lượt các bài tập trong SGK trang 16.
Bài 1.Viết số: (GV dùng vật mẫu thay thế) (HS làm vào bảng con).
- GVđính 4 con vịt lên bảng
? Trên bảng có mấy con vịt? 
? Ta viết chữ số mấy?
(Tương tự với 5 ngôi sao, 5 ô tô, 3 bàn là, 2 tam giác, 4 bông hoa).
- GV nhận xét, chốt kq.
- ...4 con.
- Ta viết chữ số 4
- HS viết chữ số 4 vào bảng con, giơ lên cho GV kiểm tra.
- HS viết lần lượt.
Bài 2: Điền số: (HS làm vào bảng con).
- GV gắn que tính lần lượt theo thứ tự (hoặc bất kì) với 1, 2, 3, 4, 5.
- HS ghi số tương ứng vào bảng con.
- GV nhận xét, chốt kq
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống: (HS làm vào vở luyện Toán)
- Cho HS đếm các số từ 1 đến 5 rồi từ 5 về 1.
GV ghi bảng, 
- HS tự làm bài.
Kq: 1, 2, 3, 4, 5. 1, 2, 3, 4, 5.
 1, 2, 3, 4, 5. 5, 4, 3, 2, 1.
 1, 2, 3, 4, 5. 5, 4, 3, 2, 1.
Lưu ý: Viết số tương ứng vào ô trống hoặc vòng tròn.
2. Trò chơi: Nhận biết số lượng.
- GV giơ tờ bìa có vẽ một (hai, ba, bốn, năm) chấm tròn, HS thi đua giơ các tờ bìa có số tương ứng 1 (hoặc 2, 3, 4, 5).
- GV nhận xét. 
* Có thể cho HS chơi trò chơi xếp số theo thứ tự đã học
- GV phát thẻ các chữ số.
- Hướng dẫn HS chơi 
- Hai tổ thi đua lên chơi: Tổ nào xếp đúng nhanh là tổ đó thắng.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 và 5, 4, 3, 2, 1.
Bài 4: GV HD: 
 Viết các số 1,2,3, 4, 5 vào vở luyện Toán (KK HS K- G)
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn về nhà đọc, viết thêm.
____________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Tự nhiên - xã hội: Nhận biết các vật xung quanh
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
HS K- G: Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da)
- Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
- Phát triển kĩ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm
III. Các PP/ KT dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, trò chơi
IV. Phương tiện dạy - học: - Các hình trong bài 3 SGK; Vở bài tập TNXH.
- Một số đồ vật như: xà phòng thơm, khăn bịt mắt, chanh, muối, đường,...
V. Các hoạt động dạy - học:
1. Khám phá
- GV cho HS chơi trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh.
- Cách tiến hành: Dùng khăn mặt che mắt 1 bạn, lần lượt đặt vào tay bạn đó một số đồ vật như quả bóng, viên phấn, hoặc nếm nước chanh, nước đường, ngửi mùi xà phòng thơm,... để bạn đó đoán xem đó là gì? Ai đoán đúng tất cả là thắng cuộc.
- Sau khi trò chơi kết thúc. GV nêu yêu cầu: Qua trò chơi, chúng ta thấy được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, ta còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết được các sự vật và hiện tượng xung quanh, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.
2. Kết nối
 HĐ1: Tìm hiểu một số vật xung quanh:
Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh
Cách tiến hành.
Bước1: Chia nhóm nhỏ (2 HS )
- GV hướng dẫn: Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi... của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK.
- HS từng cặp nói cho nhau nghe về các vật có trong hình.
Bước 2: Một số HS chỉ và nói từng vật trước lớp (hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác như nóng, lạnh, sần sùi...).
- Các em khác bổ sung.
GV hỏi thêm rồi kết luận.
3. Thực hành
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của các giác quan.
Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
Phát huy kĩ năng tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da)
Cách tiến hành.
Bước1: GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
? Bạn làm gì để biết được màu sắc, hình dáng của một vật?
? Làm gì để biết được một vật là nóng, lạnh, cứng, mềm hay sần sùi?
? Bạn dùng bộ phận nào để nếm thức ăn?
? Làm sao bạn biêt được xà phòng (nước hoa, kẹo bánh, ...) thơm hay không thơm?
Bước 2: Cho HS xung phong trả lời:
Bước 3:Thảo luận lớp: Điều gì sẻ xẩy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng? Tai bị điếc? Mũi, lưỡi, da mất hết cảm giác?
- Đại diện lên trước lớp phát biểu.
GV nhận xét, kết luận: Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng thì chúng ta sẽ không biết được đầy đủ về xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ an toàn cho các giác quan của cơ thể.
4. Vận dụng
? Nếu trong lớp hoặc xung quanh em có người bị thiếu đi một trong những giác quan đó thì em sẽ làm gì để giúp đỡ họ?
- Nhận xét chung giờ học, lưu ý rằng: nếu trong lớp hoặc xung quanh em có người bị thiếu đi một trong những giác quan đó thì chúng ta phải biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ họ,...
- Dặn thực hiện tốt những điều vừa học.
____________________________________________
Tiết 2. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: l - h 
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn l, h, lê, hè và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học.
- Tìm được một số tiếng, từ có các âm đã học
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
- GV ghi bảng l, h, lê, hè và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV ghi bảng một số câu:
 + bé vẽ lê
 + bè be bé
 + bê be be
 + bé vẽ ve
 .......................
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
- GV viết mẫu, HD quy trình.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: V. Dũng, Lâm, Nguyên,. ... p.
? Vì sao phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?
? Vậy làm như thế nào thì được gọn gàng, sạch sẽ?
- HS nêu ý kiến của mình (áo bẩn giặt sạch, áo rách đưa mẹ vá, ...)
- GV giải thích thêm.
HĐ3: Thực hành
- HS làm bài tập 2
- Chọn bộ quần áo phù hợp cho bạn nam, nữ khi đi học bằng cách nối bộ quần áo đó với bạn nam hoặc nữ.
- HS trình bày sự lựa chọn của mình.
- GV kết luận 
C. Nối tiếp:
- Cả lớp hát bài: Rửa mặt như Mèo
- HS nhắc lại đề bài
- GV nhận xét giờ học, dặn HS phải biết giữ vệ sinh cá nhân, luôn biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
______________________________________
Buổi chiều
Đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu năm
___________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2011
Tiết 1. âm nhạc: Học hát: Mời bạn vui múa ca
 (Có giáo viên chuyên trách)
_____________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 12: i a
I. Mục tiêu:
- HS đọc được i, a, bi, cá; từ và câu ứng dụng. 
- Viết được i, a, bi, cá.
- Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: lá cờ.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học 
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các từ khoá:bi, cá
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé hà có vở ô li, phần luyện nói: lá cờ (SGK)
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc viết vào bảng con: lò cò, vơ cỏ.
- HS đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài. 	 
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì? - GV: Trong tiếng bi và tiếng cá, chữ và dấu thanh nào đã học? 
- GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại: i, a.
 GV viết lên bảng: i a
- ... các bạn đánh bi, con cá.
- ... âm b, âm c, dấu sắc.
- HS đọc theo GV: i, a. 
2. Dạy chữ ghi âm: i
 a.Nhận diện chữ:
- GV đưa chữ i mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ i gồm 1 nét sổ đứng và 1 dấu chấm trên đầu. 
 b. Phát âm và đánh vần:
* Phát âm.
- GV phát âm mẫu i ( miệng mở hẹp hơn khi phát âm ê. Đây là âm có độ mở hẹp nhất)
- GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
* Ghép chữ, đánh vần
- HS quan sát. 
- HS nhìn bảng, phát âm.
? Lấy âm i ? Có âm i, muốn có tiếng bi ta thêm âm gì đứng trước? 
- GV quay bảng phụ - GV chỉ thước 
- GV hướng dẫn HS đánh vần: bờ - i - bi.
- GV nhận xét. 
- HS lấy, đọc.
- ...Âm b - HS ghép: bi
- HS đọc: bi: cá nhân, tổ, cả lớp. 
- HS phân tích tiếng bi (b đứng trước, i đứng sau). - HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
a
( Quy trình dạy tương tự như âm i)
Lưu ý:
 - Chữ a gồm 1 nét cong kín và 1 nét móc ngược phía bên phải.
 - So sánh chữ i với a có gì giống và khác nhau?.
 - Phát âm: Miệng mở to nhất, môi không tròn.
 c. Đọc tiếng, từ ứng dụng:
* Đọc tiếng:
- GV ghi bảng bi vi li 
 ba va la
* Đọc từ:
- GV ghi bảng bi ve ba lô. 
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
GV đọc mẫu, giải nghĩa.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
 - GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp chữ cái i, a, tiếng bi, cá theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. - GV theo dõi và sửa sai cho HS. Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa b và i; c và a.
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. 
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- HS đọc lại.
- HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. - HS viết lần lượt vào bảng con: i, a, bi, cá.
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
* Luyện đọc lại bài tiết 1: 
- GV sửa phát âm cho HS	
* Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.
- GV gạch chân.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV nhắc lại quy trình viết, lưu ý nét nối - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
Chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói: 
- Cho hs quan sát tranh và hỏi
? Trong tranh vẽ mấy lá cờ?
? Lá cờ thứ nhất có nền màu gì? ở giữa có hình gì? Màu gì?
GV: Đây là lá cờ Tổ quốc.
? Ngoài cờ Tổ quốc còn có cờ gì ?
Gv bổ sung, nhận xét. 
- HS nhìn trong SGK đọc: i, a, bi, cá. 
- HS đọc các tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
- HS tìm tiếng mới. - HS đọc tiếng, từ, câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - HS đọc lại.
- HS viết tô và viết vào vở tập viết i, a, bi, cá.
- HS đọc tên bài luyện nói: lá cờ. - Cho hs quan sát tranh và trả lời.
+ Trong tranh vẽ 3 lá cờ.
+ Lá cờ có nền màu đỏ. ở giữa có hình ngôi sao 5 cánh, màu vàng.
- HS trả lời: cờ Đội, cờ vui...
C. Nối tiếp:
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo.
- HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc các văn bản mà giáo viên có).
- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
_____________________________________
Tiết 4. Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động tuần 2.
- Kế hoạch tuần 3. 
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổng kết hoạt động tuần 2
- GV đánh giá các mặt hoạt động:
+ Nề nếp: chưa thật tốt (1 số em còn phá: Công, Lâm, V. Dũng, ...)
+ Vệ sinh (trường lớp, cá nhân):
- Chưa tự giác dọn vệ sinh, còn vứt rác bừa bãi,...
- Nhiều em đầu tóc chưa gọn gàng, quần áo bẩn, đứt cúc,...
+ Tinh thần, thái độ học tập
- Nhiều em còn làm việc riêng trong giờ học: V, Dũng, Lĩnh,...
+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường.
- 1 số em đi học ngồi trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm 
 ..................
Tuyên dương: .....................................................................................................................
Nhắc nhở: .....................................................................................................................
HĐ2: Kế hoạch tuần 3
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Học tập tích cực.
- Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
 ..................
HĐ3: Tổng kết.
______________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Luỵên tiếng việt: Luyện viết các âm đã học
I. Mục tiêu:
- HS viết tương đối đúng cỡ, đúng mẫu các âm đã học.
II. Hoạt động dạy học:
1. Luyện viết bảng con:
- GV Hd HS viết lần lượt các âm đã học vào bảng con.
- HS viết lần lượt: e, b, ê, v,...
- GV theo dõi, uốn nắn thêm.
2. Tập tô:
- GV Hd cho HS tập tô các âm đã học trong vở bài tập giáo khoa để HS định hình lại điểm đặt bút, nét kết thúc,...
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
3. Luyện viết vào vở ô li:
- GV Hd lại quy trình viết.
- HS viết vào vở lần lượt e, b, ê, v, l, h, o, c, ô, ơ (mỗi âm viết 1 dòng).
- GVgiúp đỡ HS yếu (Lưu ý: V. Dũng, Lâm, Nguyên, ...).
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
4. Nối tiếp:
Dặn về nhà luyện đọc, viét thêm.
________________________________________
Tiết 2. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: i - a
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn i, a, bi, cá và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
- GV ghi bảng i, a, bi, cá và các tiếng có các âm và dấu thanh đã học: bí, lá, cá cờ,...
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV ghi bảng một số câu: 
 bé có lá cờ
 bé lê có vở ô li
 bố có cá cờ
 .........................
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
- GV viết mẫu, HD quy trình.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: V. Dũng, Lĩnh, Lâm,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài
- Dặn về nhà đọc, viết thêm
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS luyện đọc (KK HS K - G)
- HS viết bảng con i, a, bi, cá và các tiếng có các âm đã học.
- HS viết vào vở Luyện viết i, a, bi, cá (mỗi âm, mỗi tiếng viết 1 dòng)
______________________________________________
Tiết 4. GD ATGT: Bài 1: An toàn và nguy hiểm 
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
- Nhớ, kể lại tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn
- Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.
- Chơi những trò chơi an toàn (ở những nơi an toàn).
II. Chuẩn bị
- Các tranh trong sách ATGT lớp 1
III. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
Hđ1. Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn
Mục tiêu: HS có khả năng nhận biết các tình huống an toàn và không an toàn
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát các hình SGK trả lời câu hỏi:
? Em chơi với búp bê là đúng hay sai?
? Chơi với búp bê có làm em bị đau không?
? Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai?
? Em và các bạn có nên cầm kéo chơi không?
(Hỏi tương tự với các tranh còn lại)
GV kết luận: Em và các bạn chơi với búp bê là đúng, cầm kéo doạ nhau là sai, ... Tránh những tình huống nguy hiểm như chạy qua đường không có người lớn dắt, dùng kéo doạ nhau,... là đảm bảo an toàn cho mìmh và người xung quanh.
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
- ...
- ...
- ...
- ...
HĐ2. Kể chuyện
Mục tiêu: Nhớ và kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm (2 - 4 em), yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau như thế nào?
- GV nhận xét, hỏi thêm:
? Vật nào đã làm em bị đau?
? Lỗi đó do ai? Như thế là an toàn hay nguy hiểm?
? Em có thể tránh bằng cách nào?
- Đại diện một số em lên kể trước lớp.
- HS trả lời lần lượt
GV kết luận: Khi đi chơi ở nhà, ở trường, hay lúc đi trên đường, các con có thể gặp một số nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn
C. Nối tiếp: Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các con cần:
	- Không chơi các trò chơi nguy hiểm
	- Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì nó có thể gây nguy hiểm cho các con.
	- Không chạy, chơi dưới lòng đường
	- Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường
	........................................
_________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇN 3.doc