Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

( Dành cho học viên thực tập tại các trường THPT,THCS,Tiểu học&Mầm non)

Họ và tên: PHẠM THỊ YẾN

Ngành thực tập( Khoa): Giáo dục Tiểu học.

Tên trường thực tập: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.

I.Phương pháp tìm hiểu:

 1. Nghe báo cáo: Tình hình giáo dục của nhà trường và địa phương

 - Từ thầy hiệu trưởng: Lê Quang Vũ

 - Số lượng: 03 sinh viên

 - Phòng hội đồng số 1. Thời gian: 14h đến 15h30 ngày 9/ 9/2016.

 2.Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Thông qua thư viện, các tài liệu điều tra, tài liệu về lịch sử của trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.

 3. Điều tra thực tế: Tìm hiểu thông qua nói chuyện với học sinh, phụ huynh học sinh của trường, tìm hiểu nói chuyện với một số người dân trên địa bàn, đồng thời qua các chia sẻ của các giáo viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ nhân viên trong nhà trường.

 4.Thăm gia đình phụ huynh HS, địa phương: Đến từng nhà phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập của các em. Trao đổi kết quả học của từng học sinh.

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 2732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI
 Hiệp Đức, ngày 12 tháng 9 năm 2016
BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
( Dành cho học viên thực tập tại các trường THPT,THCS,Tiểu học&Mầm non)
Họ và tên: PHẠM THỊ YẾN	
Ngành thực tập( Khoa): Giáo dục Tiểu học.
Tên trường thực tập: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.
I.Phương pháp tìm hiểu:
 1. Nghe báo cáo: Tình hình giáo dục của nhà trường và địa phương
 - Từ thầy hiệu trưởng: Lê Quang Vũ
 - Số lượng: 03 sinh viên
 - Phòng hội đồng số 1. Thời gian: 14h đến 15h30 ngày 9/ 9/2016.
 2.Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Thông qua thư viện, các tài liệu điều tra, tài liệu về lịch sử của trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.
 3. Điều tra thực tế: Tìm hiểu thông qua nói chuyện với học sinh, phụ huynh học sinh của trường, tìm hiểu nói chuyện với một số người dân trên địa bàn, đồng thời qua các chia sẻ của các giáo viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ nhân viên trong nhà trường.
 4.Thăm gia đình phụ huynh HS, địa phương: Đến từng nhà phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập của các em. Trao đổi kết quả học của từng học sinh.
II. Kết quả tìm hiểu:
 1.Tình hình giáo dục ở địa phương: Theo báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 trường đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi tại huyện, chất lượng học tập của học sinh đạt theo kế hoạch đề ra, 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học. Từng bước nhà trường giữ vững các tiêu chí đạt theo chuẩn Quốc gia mức độ 2. Tuy là một xã có nền kinh tế, xã hội chưa cao trong huyện, nhưng lại là một mảnh đất hiếu học nên mọi người dân đều được học tập, tỉ lệ phổ cập giáo dục được đánh giá cao, nền giáo dục phát triển mạnh.
 2. Đặc điểm tình hình nhà trường: Ngay từ đầu mới thành lập cơ sở trường còn tạm bợ, nhưng với tinh thần vượt khó, tập thể thầy cô ở đây nổ lực giảng dạy, từng bước xây dựng trường đạt nhiều thành tích cao, liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu là trường tiên tiến cấp huyện. Hiện nay nhà trường có 7 lớp được bố trí giảng dạy tại một điểm, chất lượng của học sinh đạt nhiều kết quả cao trong học tập cũng như trong các hội thi do huyện tổ chức. Tuy là trường còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng suốt nhiều năm liền trường đã đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên: Cán bộ viên chức: 19; trong đó có:
 + Cán bộ quản lý: 2 ( 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng )
 + Giáo viên: 15
 + Tổng phụ trách đội:1
 + Bảo vệ :1
- Trình độ chuyên môn của GV,CB-VC:
 + Đối với giáo viên: Trên chuẩn 100%
 + Đối với cán bộ viên chức: Trên chuẩn 100%
- Kinh nghiệm, số năm trong nghề của GV, CB-VC:
 + Đối với GV: Đa số là giáo viên lớn tuổi nên số năm trong nghề lâu, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
 + Đối với CB-VC: Tuổi đời lớn nên số năm trong nghề lâu, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý.
- Cơ sở vật chất: Diện tích 7100m2, trường gồm 11 phòng học, 2 phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng , 1 phòng làm việc của tổng phụ trách, 1 phòng thư viện, 1 nhà Đa Năng
- Trang thiết bị dạy học: Các thiết bị trong phòng khá đầy đủ. Khuôn viên trường khang trang sạch sẽ, thoáng mát.
- Số lượng học sinh, số lớp:
 + Năm học 2015-2016: 8 lớp với 186 học sinh
 + Năm học 2016-2017: 7 lớp với 164 học sinh
- Thành tích, kết quả học tập của học sinh:
 + Phẩm chất: Đạt 100%
 + Năng lực: Đạt 100%
 3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, BCH các đoàn thể..)
 - Ban giám hiệu:
 + Hiệu trưởng: Thầy Lê Quang Vũ
 + Phó hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Hiệp
 - Công đoàn:
 + Chủ tịch: Thầy Lê Phú Cường 
 + Phó chủ tịch: Cô Nguyễn Thị Mai Hương. 
 + Ủy viên: Cô Dương Thị Lạc
 - Tổ chuyên môn: Cô Nguyễn Thị Giàu (TTCM 1-2-3)
 Cô Dương Thị Lạc (TTCM 4-5)
 4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường:
 - Tìm hiểu và năm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
 - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hớp với Tổng phụ trách đội,Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
 - Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về phẩm chất, năng lực trong kỳ nghỉ hè, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
 - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với phó hiệu trưởng hoặc hiệu trưởng.
 - Thực hiện dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ của học sinh.
 5. Các loại hồ sơ của học sinh:
 - Sơ yếu lý lịch, sổ liên lạc, sổ đăng ký học sinh, sổ gọi tên,ghi điểm lớp học.
 - Học bạ học sinh, hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1,hồ sơ học sinh lên và ở lại lớp hàng năm
 - Hồ sơ học sinh chuyển trường ( nơi đến, nơi đi ).
 - Sổ chủ nhiệm theo dõi tình hình học sinh.
 6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh:
 - Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 30 của Bộ GD&ĐT ban hành ngày
 7. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
 - công tác bồi dưỡng đội ngũ: 100% giáo viên học và sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
-Tổ chức chuyên đề về xây dựng giáo án điện tử cho các tổ, ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giảng dạy.
 -Trong học kỳ tổ chức 18 tiết thao giảng, Tổ chức thi dạy giáo viên giỏi.
 - Kiểm tra chuyên môn:
 + Thực hiện kiểm tra theo 4 chuyên đề( kiểm tra giáo án, kiểm tra công tác giảng dạy, kiểm tra công tác chủ nhiệm, kiểm tra cập nhật theo dõi học sinh)
 + Kiểm tra toàn diện 6 giáo viên, kết quả đánh giá tốt 5 GV, khá 1 GV.
 + Thao giảng theo tổ 18 tiết
 + Sinh hoạt tổ chuyên môn có nội dung cơ bản sát thực với thực tế từng lớp.
 + Tổ chức rút kinh nghiệm về các hoạt động và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
 8. Điều lệ trường thực tập:
 Quy cách ứng xử đối với cán bộ giáo viên:
 1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 2.Có lối sống hòa nhập với cộng đồng phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, biết ủng hộ khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu ích kỹ.
 3. Tác phong làm việc khoa học, có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ với đồng nghiệp, với xã hội, với học sinh. Giải quyết các công việc khách quan, tận tình chu đáo.
 4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm.
 5. Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về đạo đức nghề nghiệp.Quan hệ ứng xử đúng mực, gần gũi nhân dân, phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
 6. Xây dựng gia đình văn hóa, thương yêu, quý trọng lẫn nhau, biết quan tâm đến những người xung quanh. Thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng. văn hóa giao tiếp.
III.Những bài học sư phạm HV thu nhận được:
 Trong quá trình tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, là một HV thực tập nhận thấy rằng: Để trở thành một đơn vị tiên tiến, vững mạnh với đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên vững mạnh, dày dạn kinh nghiệm, đó chính là lòng nhiệt huyết với học sinh.Đợt thực tập tuy ngắn nhưng đã để lại cho HV nhiều bài học, kinh nghiệm đáng quý:
Biết được tình hình giáo dục tại xã Bình Lâm.
Hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của trường .
Học hỏi được kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong việc quản lý học sinh, công tác chủ nhiệm lớp và giảng dạy từng môn thông qua sự giúp đỡ góp ý nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, tập thể cán bộ nhân viên của trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.
a , Cách quản lý học sinh:
- Đối với học sinh thì phải vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo, linh hoạt xử lý kịp thời các tình huống, có kế hoạch rõ ràng, biện pháp khả thi, sát thực
- Biết động viên khen thưởng đúng lúc, xử lý các vi phạm, cách diều hành ban cán sự lớp.
- Theo dõi sát tình hình lớp để xử lý kịp thời các tình huống.
- Quan sát để hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, gần gũi trò chuyện với các em để các em có thể thấy giáo viên là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.
b ,Công tác chủ nhiệm:
- Phải biết lên kế hoạch, dự trù trước các tình huống xảy ra khi thực hiện kế hoạch.
- Phải biết cách tổ chức lớp, phân công đúng người, đúng việc, thường xuyên nhắc nhở học sinh.
-Phải gần gũi hòa đồng với học sinh để hiểu rõ về hoàn cảnh của từng HS.
- Phải hiểu rõ và nắm bắt được đặc điểm tâm lý của HS.
Thường xuyên có mặt bên cạnh các em để kịp thời giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn, trở ngại trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 -Tổ chức phong trào tự học, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra tình hình học tập của các em.
 - Vai trò của giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện được sự “ Luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu ” với tâm tư nguyện vọng, tình cảm của học sinh, tin vào học sinh, kích thích những gì các em muốn được giống như một sự khích lệ, động viên.
 Hiệp Đức,ngày 12 tháng 9 năm 2016
 HV thực tập ký tên
 Phạm Thị Yến
NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG
 a. Ưu điểm
..
 b. Hạn chế
.
 Hiệp Đức,ngày 15 tháng 9 năm 2016
 HIỆU TRƯỞNG
 ( Ký và ghi rõ họ tên )
 UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI 
 Hiệp Đức, ngày 16 tháng 9 năm 2016
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM 1
 Họ và tên học viên: PHẠM THỊ YẾN
 Ngày tháng năm sinh: 12/04/1969
 Lớp: DN14SGT1D Ngành: Giáo dục Tiểu học
 Tổ, nhóm thực tập: 1- 2 - 3 Trường thực tập: trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
 Kết quả cụ thể như sau:
TT
Nội dung kiến tập
Hệ số
Điểm
Điểm trung bình
Xếp loại
1
Tìm hiểu thực tế giáo dục
01
2
Kiến tập giảng dạy
02
3
Kiến tập chủ nhiệm
02
 HIỆU TRƯỞNG
 UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI
 Hiệp Đức, ngày 29 tháng 9 năm 2016
KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM
Năm học 2015-2016
 Họ và tên học viên: PHẠM THỊ YẾN
 Ngày tháng năm sinh: 12/04/1969
 Lớp: DN14SGT1D Ngành: Giáo dục Tiểu học
 Trường thực tập: trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
 Thời gian thực tập: 1 tháng Từ ngày 05/9/2016 đến ngày 02/10/2016.
 Kết quả cụ thể như sau:
TT
Nội dung thực tập
Hệ số
Điểm
Điểm trung bình
Xếp loại
1
Thực tập giảng dạy
02
2
Thực tập giáo dục
01
 HIỆU TRƯỞNG
 ( Ký tên và đóng dấu )
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG TỔNG HỢP SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH BÀI TẬP, HỌC PHẨM
CẤP KHÔNG THU TIỀN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
NĂM HỌC: 2016 – 2017
 Đơn vị Trường: Trường TH Kpa-Kơlơng
 Thuộc xã: Phước Gia – Hiệp Đức – Quảng Nam
TT
Tên sách, học phẩm
Số lượng
Ghi chú
1
Tiếng Việt tập 1/1
10 bản
2
Tiếng Việt tập 1/2
15 bản
3
Vở bài tập Tiếng Việt tập 1/1
34 bản
4
Vở bài tập Tiếng Việt tập 1/2
34 bản
5
Vở luyện viết chữ tập 1/1
34 bản
6
Vở luyện viết chữ tập 1/2
34 bản
7
Tiếng Việt tập 2/1
35 bản
8
Tiếng Việt tập 2/2
35 bản
9
Toán 2
25 bản
10
Vở bài tập Tiếng Việt tập 2/1
47 bản
11
Vở bài tập Tiếng Việt tập 2/2
47 bản
12
Vở luyện viết chữ tập 2/1
35 bản
13
Vở luyện viết chữ tập 2/2
35 bản
14
Tiếng Việt tập 3/1
20 bản
15
Tiếng Việt tập 3/2
20 bản
16
Toán 3
17 bản
17
Vở bài tập Tiếng Việt tập 3/1
25 bản
18
Vở bài tập Tiếng Việt tập 3/2
25 bản
19
Vở luyện viết chữ tập 3/1
25 bản
20
Vở luyện viết chữ tập 3/2
25 bản
21
Tiếng Việt tập 4/1
5 bản
22
Tiếng Việt tập 4/2
14 bản
23
Toán 4
5 bản
24
Vở bài tập Tiếng Việt tập 4/1
27 bản
25
Vở bài tập Tiếng Việt tập 4/2
27 bản
26
Vở luyện viết chữ tập 4/1
27 bản
27
Vở luyện viết chữ tập 4/2
27 bản
28
Tiếng Việt tập 5/1
20 bản
29
Tiếng Việt tập 5/2
20 bản
30
Toán 5
25 bản
31
Vở bài tập Tiếng Việt tập 5/1
28 bản
32
Vở bài tập Tiếng Việt tập 5/2
28 bản
33
Vở luyện viết chữ tập 5/1
28 bản
34
Vở luyện viết chữ tập 5/2
28 bản
35
Bút mực-Tím Thiên Long Dream Meg
161 cây
Tổng cộng
1047
* Số liệu không được tẩy xóa Phước Gia,ngày15 tháng 9 năm 2016
Xác nhận của UBND xã Hiệu trưởng Người lập bảng
 Lê Văn Thành

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tim_hieu_thuc_te.doc