Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục phẩm chất, đạo đức học sinh trong tiết sinh hoạt cuối tuần”

Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục phẩm chất, đạo đức học sinh trong tiết sinh hoạt cuối tuần”

Lí do chọn biện pháp

Từ ngày xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức chính vì thế mà việc giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn”. Hồ Chủ Tịch đã dạy: “ Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”.

 Trong những năm gần đây tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh có chiều hướng gia tăng. Thái độ học tập của các em có phần giảm sút. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo như đánh đập, xúc phạm học sinh,

 .

 

pptx 15 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 06/06/2022 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục phẩm chất, đạo đức học sinh trong tiết sinh hoạt cuối tuần”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO 
. 
Đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất, 
 đạo đức học sinh trong tiết sinh hoạt cuối tuần ”. 
Họ và tên : Trần Phước Điền 
Chủ nhiệm: Lớp 4/1 
Địa chỉ : Trường Tiểu học Hồng Tiến 
	 Từ ngày xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức chính vì thế mà việc giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn”. Hồ Chủ Tịch đã dạy: “ Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. 
	Trong những năm gần đây tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh có chiều hướng gia tăng. Thái độ học tập của các em có phần giảm sút. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo như đánh đập, xúc phạm học sinh, 
	. 
Lí do chọn biện pháp 
	 Trong công tác chủ nhiệm, tiết sinh hoạt lớp đóng vai trò khá quan trọng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học. 
	Chính những lý do đó mà tôi muốn xây dựng cho lớp học mình chủ nhiệm một hình thức học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả. Và đây cũng là kế hoạch của bản thân tôi lựa đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh trong tiết sinh hoạt cuối tuần ”. 
Lí do chọn biện pháp 
Nội dung thực hiện biện pháp: 
	 Ai đó đã từng nói “Phải !đứa trẻ, nếu có thể nói bóng ra thì nó chỉ là bản nháp của con người.Trong bản nháp nhiều cái sẽ xoá bỏ đi. Rất nhiều cái phải xoá bỏ bởi đời sống, nhiều cái do cha mẹ và một cái gì đó do những nhà giáo chúng ta”. 
Biện pháp 1 
Biện pháp 2 
Biện pháp 3 
Biện pháp 4 
Biện pháp 5 
Các biện pháp: 
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh : 
- Tìm hiểu thái độ, tâm lý của học sinh : 
Xây dựng nội dung thi đua lớp họ c : Bản nội quy đó được thiết lập ngắn gọn súc tích và phù hợp với tâm sinh lí ở lứa tuổi các em. 
Cứ mỗi ngày đến lớp, tổ trưởng theo dõi và chấm điểm thi đua cho các thành viên trong tổ. (mỗi mục trong nội quy ứng với 01 điểm). Sau mỗi tuần tôi giao cho tổ trưởng đánh giá kết quả thi đua của tổ mình và cùng đưa ra sinh hoạt trong lớp. Những ai hoàn thành sẽ được thầy khen trước lớp và thưởng vào cuối kì. Những ai vi phạm sẽ bị nhắc nhở phê bình trước lớp. Nếu tái phạm sẽ bị gửi lên Đội thiêu niên. 
Dựa vào nội dung thi đua đã đề ra, từng bước tôi giúp các em đi vào nề n ế p một cách vui vẻ và trật tự. 
Biện pháp 1 : Lập kế hoạch tổ chức lớp học, tiết học. 
	 Mục tiêu cần đạt của tiết trải nghiệm nhằm giúp các em hiểu, nhớ, khắc sâu về mặt kiến thức đã học ở tiết trước. Đồng thời phát triển tốt phẩm chất trung thực, tôn trọng sự thật, phê phán sự giả dối; từ đó, bồi dưỡng lòng nhân ái, ghét cái xấu, cái ác. Đặc biệt là việc phát triển năng lực của học sinh trong việc giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực thưởng thức văn học. Vì vậy, tôi đã chủ động thực hiện tốt phương pháp trọng tâm là nêu vấn đề, thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. 
	 Tiết học trải nghiệm được triển khai các bước rất chặt chẽ, lôgic và phù hợp. Tổ chức tiết sinh hoạt dưới dạng một tiểu phẩm đóng vai hay cho các em xem một đoạn phim về của một câu chuyện cổ tích. 
Biện pháp 2: Tổ chức tiết học trải nghiệm . 
	 Đây là một trong những nội dung trọng điểm của kế hoạch xây dựng lớp học thân thiện. Bởi để có một lớp học thân thiện trước hết phải có một lớp học đoàn kết và vui vẻ. 
	 Tôi luôn hướng các em vào cách sống lấy tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ lẫn nhau. Đầu tiên là tôi làm với các em và sau đó hướng các em biết cách làm cho nhau. “Lớp học thân thiện” không chấp nhận sự xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, không chấp nhận sự xúc phạm về thân thể. 
	Mỗi buổi đến trường hay trong tất cả các tiết học tôi luôn chứng minh cho các em mình là một giáo viên chủ nhiệm thật sự là người thân thiện, nhất là đối với những học sinh chưa ngoan, xem các em như chính con em mình để gần gũi, động viên, chia sẻ với các em, từ đó giáo dục tốt về đạo đức, ý thức rèn luyện cho các em. 
Biện pháp 3 : Áp dụng phong trào“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”. 
	 Kĩ năng sống là một hình thức giáo dục mới được triển khai thực hiện qua những năm học gần đây. Học sinh có K ĩ năng sống tốt sẽ thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và môi trường sống xung quanh, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi lồng ghép vào tiết sinh hoạt bằng các bài học. 
Biện pháp 4 : Lồng ghép Kỹ năng sống cho học sinh. 
	 Ví dụ: Bài: “Tiết kiệm tiền của”. Tôi giáo dục kỹ năng sống cho các em có kỹ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của. Qua bài học các em có thái độ kiên định với bản thân không mua những đồ chơi mang tính chất nguy hiểm như: súng, pháo,Không lãng phí tiền trong việc ăn quà vặt, không ăn quà thì không còn tình trạng xả rác. Từ bài học, giáo dục kỹ năng sống cho các em, các em sẽ thực hiện tốt việc xây dựng trường, lớp : Xanh – Sạch - Đẹp. 
Biện pháp 4 : Lồng ghép Kỹ năng sống cho học sinh. 
Biện pháp 5 : Tổ chức tiết sinh hoạt thông qua kể các câu chuyện cổ tích được tổ chức ở ngoài trời hoặc trong thư viện . 
	 Sau khi khảo nghiệm một thời gian tại lớp 4 đã cho kết quả rất đáng khích lệ, vì vậy tôi đã quyết định áp dụng đề tài một cách đại trà và sẽ xuyên suốt năm học. Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của nhà trường cùng các đồng nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Lớp của tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả khả quan, học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 
. 
Kết quả thực hiện các biện pháp: 
	 Một xã hội phát triển luôn kéo theo hai mặt của cuộc sống. Mặt tích cực và mặt tiêu cực, trong đó đối tượng học sinh là phải gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất. Chẳng hạn phát triển công nghệ thông tin kéo theo những tác động trái chiều như trò chơi Online, trò chơi cục bộ trên máy tính, Facebook,...đều là những tác động tiêu cực đến các em làm cho các em sa vào chơi bời mà quên học tập,...điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục trong nhà trường chính vì vậy nội dung đề tài “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh trong tiết sinh hoạt cuối tuần ” là một mình chứng nhằm đưa các em trở về mới một môi trường sống lành mạnh, trong sáng để học tập tốt trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 
. 
Kết Luận 
	 Ngay từ lứa tuổi bậc Tiểu học, tập thể là nơi các em phát triển nhân cách tốt nhất. Vì vậy, muốn phát triển các em trở thành người toàn diện thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải đảm nhiệm công tác xây dựng tập thể lớp thành tập thể vững mạnh. Có như vậy các em mới phát huy được hết khả năng tính cách của mình để trở thành con người phát triển toàn diện. Giáo viên và học sinh qua hoạt động và bằng nhân cách của mình tác động qua lại với nhau, thống nhất với nhau. Kinh nghiệm cho thấy rằng nhân cách của giáo viên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển trí tuệ và tình cảm của học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải tự rèn luyện mình về mọi mặt để làm tấm gương cho học sinh noi theo, phải là người cha, người mẹ, người thầy đồng thời là người bạn đối với các em. 
. 
Kết Luận 
"XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!" 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxde_tai_mot_so_bien_phap_giao_duc_pham_chat_dao_duc_hoc_sinh.pptx