Đề tài Một vài phương pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 phân môn Tiếng Việt

Đề tài Một vài phương pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 phân môn Tiếng Việt

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chương trình dạy tiểu học năm 2004 xác định: “Dạy tiếng việt là dạy cho học sinh sử dụng tiếng việt hiện đại để học tập và giao tiếp các môi trường hoạt động phù hợp với lứa tuổi”.

Các kĩ năng được rèn luyện thông qua nhiều bài tập mang tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên có tác dụng kích thích trẻ có những hành vi ngôn ngữ ứng xử tự nhiện phù hợp. Chương trình yêu cầu dạy cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết song song từ lớp 1 đến lớp 5; dạy trẻ kĩ năng nói trong đọc thoại và đối thoại; dạy kĩ năng viết tất cả các loại văn bản.

Đối với lớp 1 kĩ năng đọc, viết là quan trọng nhất song kĩ năng nói cũng quan trọng không kém vì học sinh có nghe mới phát âm đúng, phát âm chuẩn thì mới nói, đọc được chính xác, từ nói, đọc chính xác sẽ dẫn đến viết đúng. Hằng ngày trẻ em lớp 1 đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên; vì vậy có gắng nói đúng, phát âm đúng để học sinh nghe đúng, nghe hay. Làm cho học sinh phát âm chuẩn rất là quan trọng và để khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến, tự nói lên suy nghĩ của mình, tự có ngôn ngữ ứng xử phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống của người giáo viên nên dạy cho học sinh nói hay, nói đúng.

 

doc 5 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài phương pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 phân môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 1 PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT.
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chương trình dạy tiểu học năm 2004 xác định: “Dạy tiếng việt là dạy cho học sinh sử dụng tiếng việt hiện đại để học tập và giao tiếp các môi trường hoạt động phù hợp với lứa tuổi”.
Các kĩ năng được rèn luyện thông qua nhiều bài tập mang tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên có tác dụng kích thích trẻ có những hành vi ngôn ngữ ứng xử tự nhiện phù hợp. Chương trình yêu cầu dạy cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết song song từ lớp 1 đến lớp 5; dạy trẻ kĩ năng nói trong đọc thoại và đối thoại; dạy kĩ năng viết tất cả các loại văn bản.
Đối với lớp 1 kĩ năng đọc, viết là quan trọng nhất song kĩ năng nói cũng quan trọng không kém vì học sinh có nghe mới phát âm đúng, phát âm chuẩn thì mới nói, đọc được chính xác, từ nói, đọc chính xác sẽ dẫn đến viết đúng. Hằng ngày trẻ em lớp 1 đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên; vì vậy có gắng nói đúng, phát âm đúng để học sinh nghe đúng, nghe hay. Làm cho học sinh phát âm chuẩn rất là quan trọng và để khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến, tự nói lên suy nghĩ của mình, tự có ngôn ngữ ứng xử phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống của người giáo viên nên dạy cho học sinh nói hay, nói đúng.
Qua thực tế dạy lớp 1 từ đầu năm đến nay tôi thấy học sinh là dân từ nhiều miền quê hội tụ lại nên các em phát âm chưa chuẩn, khi nói còn rụt rè, e ngại, không dám phát biểu ý kiến do đó sự tiếp thu bài còn còn thụ động dựa vào cô và sách giáo khoa. Do đó tôi chọn đề tài này để có hướng giáo dục các em học tập tích cực theo phương pháp đổi mới hiện nay, là làm cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức trên cơ sở gợi ý của giáo viên.
II.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Từ lí do trên tôi cho rằng khi học sinh nghe giáo viên phát âm chuẩn, nghe đúng khi giáo viên phát âm, nghe hay khi giáo viên giới thiệu văn bản nghêï thuật để hướng các em tới việc nói đúng, nói hay.
-Rèn kĩ năng nói cho học sinh để học sinh tự nhiên khi giao tiếp, nói được rõ ràng mạch lạc, thành câu đầy đủ điều mình muốn nói, mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ của mình với người khác. Phát huy trí óc sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống. Mà có nghe đúng,viết đầy đủ câu để học tốt sau này.
III. THỰC TRẠNG:
1.Đặc điểm tình hình của lớp:
 	Năm nay tôi được Ban Giám hiệu trường tiểu học xã ..phân công dạy lớp 1 A. 
Lớp có 16 em trong đó có 17 em nữ, 1 em học sinh dân tộc.
a.Thuận lợi:
+Đa số các em ngoan, đều đã học qua lớp mẫu giáo. Một số em đã thuộc những bài thơ dài, những bài hát hay. Nói lưu loát, mạnh dạn.
+Phụ huynh quan tâm
+Trường đổi mới, sân gạch, mát, bàn ghế đúng quy cách, bảng mới.
+ Các cấp ủy chính quyền quan tâm.
b.Khó khăn:
-Thiết bị dạy học của giáo viên còn thiếu.
-Một số gia đình phụ huynh do đời sống kinh tế khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập của con em.
-Một số em phát âm không chuẩn do ngọng dẫn đến phát âm sai do đó đọc sai, nói sai
2.Thực trạng:
-Dân cư ở Thị số là dân từ các nơi về sinh sống nên có nhiều phương ngữ khác nhau. Một số em là người miềm bắc thì hay phát âm sai tr/ch; l/n 
Một số em ở miền trung hay sai dấu hỏi, dấu ngã; 
Một số em ở miền Nam hay sai phụ âm cuối t/c; n/ng, những nhóm vần dễ lầm lẫn như: ăn/ăng; oăt/oăc; ăt/ăc
-Các em giao tiếp với gia đình thường xuyên song gia đình lại ít chú ý đến sửa sai cho các em khi nói cho nên học sinh thường nói câu theo kiểu rút gọn; nói không đủ câu;
-Khi nói chưa mạnh dạn; khi được cô mời phát biểu vẫn nhút nhát không dám nêu lên ý kiến của mình.
-Một số em nói ngọng, do đó khi phát âm; hay tập nói không dám nói to sợ cán bạn cười.
-Các em ít được giao tiếp với người khác, không được đi tham quan, dã ngoại, ít quan hệ giao tiếp với bạn bè nên khả năng nói lưu loát của các em về một vấn đề còn hạn chế.
-Bản thân giáo viên cũng chưa kiên trì tập luyện cho các em khi phát âm chưa chuẩn hoặc nói chưa thành câu.
Ví dụ: khi dạy học vần giáo viên cho học sinh quan sát tranh hỏi “bức tranh này vẽ gì” ? thay vì phải trả lời: “bức tranh vẽ cây cau” thì chỉ trả lời: “cây cau”.
-Khi học sinh phát biểu giáo viên chưa khuyến khích động viên các em tập nói theo ý nghĩ của mình mà còn chủ yếu là hướng theo ý của giáo viên vì sợ “cháy” giáo án.
-Thực trạng về học sinh, nói lớp tôi đầu năm như sau:
SS
Nữ
DT
Nói tốt
Chưa tốt
SL
%
SL
%
24 em
17 em
1 em
12 em
50%
12
50%
 IV.GIẢI PHÁP:
Tôi cho rằng giáo viên phát âm chuẩn thì học sinh nghe tốt sẽ dẫn đến học sinh nói đúng nên tôi có những phương pháp sau:
+Những tiếng có thanh hỏi: phát âm trầm, thấp rộng gần như thanh nặng.
+Những tiếng có thanh ngã: lên cao giọng gần như phát âm có thanh sắc. 
+Những tiếng có tận cùng là: t và n đưa lưỡi cong lên đụng lợi trên.
+Những nhóm vần dễ lầm ăn/ăng; ăt/ăc; oăt/oăc; những vần có nh và ch khi đọc mở rộng miệng, măït lưỡi và đầu lưỡi đè sát xuống.
-Học sinh mới bắt đầu nghe còn bỡ ngỡ song nếu giáo viên tuân thủ đều đặn thì học sinh rất mau quen và dễ nhận biết.
Để rèn luyện kỹ năng nói, chương trình sách tiếng Việt 1 sau mỗi bài đều có phần luyện nói. Ở đây các em được nói theo gợi ý của tranh, gợi ý của giáo viên, nói trước lớp, nói với bạn. Học sinh chúng ta quen nói câu rút gọn như đã nói ở trên nên chúng ta phải dạy các em cách nói thật đầy đủ.
Ví dụ: khi giới thiệu bức tranh chú mèo. Giáo viên hỏi “ bức tranh này vẽ gì” ? đáng ra học sinh trả lời: “bức tranh vẽ chú mèo” nhưng các em chỉ trả lời “chú mèo”
-Hãy giúp các em nhận thấy rằng trong câu hỏi trên từ dùng để hỏi là từ gì khi trả lời cần phải lặp lại: “bức tranh vẽ” rồi thay từ để hỏi bằng ý trả lời: “chú mèo” để có một câu hoàn chỉnh. Cứ kiên nhẫn như thế dần dần học sinh sẽ có thói quen nói thành câu để sau này dễ dàng viết thành câu.
-Để khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến ngoài việc tuyên dương những ý đúng, ý sáng tạo ta không nên bác bỏ những ý kiến chưa hợp lý của các em một cách thô bạo mà nên nhẹ nhàng, hóm hỉnh dẫn dắt các em phát biểu vào trọng tâm vấn đề. Với những em còn yếu, nhút nhát ta vẫn phải vui vẻ chấp nhận những ý lặp lại của bạn, của cô, của sách giáo khoa và từ đó động viện các em phát biểu độc lập, sáng tạo.
-Trong một bài học vần, không phải ta chỉ có thể luyện nói cho học sinh ở phần luyện nói mà ngay khi giới thiệu bài, quan sát tranh, phân tích cấu tạo vần, so sánh vần, phân tích cấu tạo tiếng, tìm tiếng mang vần đã học đều phải có ý rèn luyện kỹ năng nói cho bọc sinh.
Ví dụ: khi dạy bài vần ia 
-Khi hướng dẫn quan sát tranh.
Bức tranh này vẽ gì? -Thay về trả lời: lá tía tô 
 HS sẽ trả lời: bức tranh vẽ lá tía tô
-Thay từ lá tía tô những tiếng -HS phải trả lời đầy đủ: trong từ lá
nào đã học? tía tô tiếng “lá” và tiếng “tô” đã 
 học.
-giáo viên rút ra tiếng mới: tía 
-Trong tiếng tía có âm và dấu giø 
đã học? -HS phải trả lời câu trong tiếng tía 
 âm t và dấu sắc đã học.
-Vần mới là vần ia
-phân tích vần ia: -Vần ia có 2 âm:
 Âm i đứng trước âm a đứng sau.
Tương tự như vậy với phân tích 
Tiếng, từ
-Bất cứ tiết học nào dù học vần, làm toán hay đạo đức, tự nhiên xã hội chúng ta đều phải rèn luyện kỹ năng nói thành câu cho học sinh. Được như vậy học sinh sẽ mạnh dạn, lớp sẽ sinh động, hiệu quả giờ học sẽ cao hơn.
V.KẾT QUẢ:
Qua quá trình rèn luyện từ 6 tháng 9 năm 2004 đến nay lớp tôi học sinh tiến bộ hẳn lên. Các em không những nói lưu loát, mạch lạc mà các em còn mạnh dạn phát biểu những ý nghĩ của mình cho cô và các bạn nghe. Vì vậy chất lượng tiết học tăng lên các em hiểu bài hơn, giờ học sinh động hơn. Điều đó thể hiện qua bảng sau:
SS
Nữ
DT
Nói tốt
Chưa tốt
SL
%
SL
%
24 em
17 em
1 em
22 em
91,7%
2
8,3%
VI.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
-Qua quá trình sử dụng phương pháp trên tôi thấy học sinh lớp tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Các em diễn đạt tự tin hơn, giao tiếp tiến bộ hơn. Khi muốn thể hiện điều gì đó các em cũng đã biết nói thành câu hoàn chỉnh.
-Muốn được như vậy theo tôi người giáom viên phải kiên trì giáo dục uốn nắn cho các em, sửa sai từng li từng tí.
Không trách phạt quởû mắng học sinh khi các em diễn đạt chưa tốt. Phải động viên khuyến khích các em để các em tiến bộ hơn, chủ động nắm kiến thức hơn.
Trên đây là vài phương pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 của tôi. Rất mong được sự giúp đỡ của ban Giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp. tôi trân thành cảm ơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap huu ich Ren ki nang noi.doc