Giáo án 2 cột - Tuần 22 - Lớp 1

Giáo án 2 cột - Tuần 22 - Lớp 1

Sáng

Học vần (2 tiết)

BÀI 90 : ÔN TẬP

I.Mục đích - yêu cầu:

1.Kiến thức:

- HS nắm được cấu tạo của các vần có kết thúc bằng âm p.

2. Kĩ năng:

- HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “ Ngỗng và tép”theo tranh.

3.Thái độ:

- Hiểu được tình cảm vợ chồng của đôi ngỗng, biết được vì sao ngỗng không ăn tép.

-Phần truyện kể không yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện

II. Đồ ding dạy học :

-Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: Ngỗng và tép, bộ đồ dùng tiếng việt 1

 -Học sinh; Bộ đồ dùng học vần , bảng con .

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 cột - Tuần 22 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2012
Sáng 
Học vần (2 tiết)
Bài 90 : ÔN TậP
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- HS nắm được cấu tạo của các vần có kết thúc bằng âm p.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “ Ngỗng và tép”theo tranh.
3.Thái độ: 
- Hiểu được tình cảm vợ chồng của đôi ngỗng, biết được vì sao ngỗng không ăn tép.
-Phần truyện kể không yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện 
II. Đồ ding dạy học :
-Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: Ngỗng và tép, bộ đồ dùng tiếng việt 1
 -Học sinh; Bộ đồ dùng học vần , bảng con .
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: iêp, ươp.
- Đọc SGK.
- Viết: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp.
-GV nhận xét cho điểm 
- Viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
GV treo tranhvẽ ngọn tháp 
-Học sinh quan sát rồi tìm tiếng có vần ap.
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Ôn tập 
- Trong tuần các em đã học những vần nào?
- Vần: ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up
- Ghi bảng.
- Theo dõi.
- So sánh các vần đó.
- Đều có âm p ở cuối, khác nhau âm đứng đầu vần
- Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép tiếng.
- Ghép tiếng và đọc.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định tiếng có vần đang ôn, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới .
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh 
- Giải thích từ: đầy ắp, đón tiếp.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- Thi ghép vần nhanh trong bảng cài
5. Hoạt động 5: Viết bảng
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Củng cố nhận xét chỉnh sửa
- Luyện viết bảng.
-HS lắng nghe
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
-Giáo viên quan sát chỉnh sửa
- Cá nhân, dãy , nhóm, lớp đọc đồng thanh .
-Cá nhân, nhóm, lớp
2. Hoạt động 2: Đọc câu 
- Treo tranh, vẽ gì?
--Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- ao cá
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần đang ôn, đọc tiếng, từ khó.
- Tiếng: chép, tép, đẹp
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
-Giáo viên quan sát chỉnh sửa 
- Cá nhân, nhóm ,lớp đọc đồng thanh 
3. Hoạt động 3: Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân, nhóm đọc 
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Kể chuyện 
-GV treo tranh minh hoạ 
- GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh.
- Theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Gọi HS nêu lại nội dung từng tranh vẽ.
- Tập kể chuyện theo tranh.
- Gọi HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung truyện.
- ý nghĩa câu chuyện?
- Theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn
- Ca ngợi tình cảm vợ chồng
5. Hoạt động 5: Viết vở 
-GV vừa viết mẫu vừa giảng quy trình viết 
- Hướng dẫn HS viết vở 
Lưu ý :cách cầm bút, đặt vở tư thế ngồi của học sinh .
- Chấm và nhận xét bài viết.
- Tập viết vở tập viết 
- Theo dõi
6. Hoạt động6: Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại các vần vừa ôn.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: oa, oe.
Chiều Đạo đức
 em và các bạn 
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh hiểu : 
+ Trẻ em có quyền được học tập , có quyên được vui chơi có quyền được kết giáo bạn bè .
+ Cần phải đoàn kết , thân ái với bạn khi cùng học , cùng chơi . 
- Hình thành cho HS : 
+ Kĩ năng nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân người khác khi học , khi chơi với bạn.
II. Tài liệu và phương tiện: 
- Mỗi HS chuẩn bị cắt ba bông giấy màu để chơi trò chơi “Tặng hoa” 
- Một lẵng hoa nhỏ để đựng hoa khi chơi.
- Phần thưởng cho ba em học sinh biết cư sử tốt với bạn bè nhất. 
- Bút màu giấy vẽ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1. Khởi động : Cho HS hát tập thể bài : “ Lớp chúng ta kết đoàn”
2. Hoạt động 1 : Đóng vai 
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS chuẩn bị đóng vai một tình huống cùng học cùng chơi với bạn ( Có thể gợi ý HS sử dụng các tình huống trong các tranh 1 , 3 , 5 , 6 ở bài tập 3 
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi 
- Em cảm thấy thế nào khi em được bạn cư sử tốt ?
- Em cảm thấy thế nào khi em cư sử tốt với bạn ?
- GV nhận xét và chốt lại cách cư sử phù hợp trong tình huống và kết luận . 
3. Hoạt động 2: 
- GV nêu yêu cầu vẽ tranh 
- GV nhận xét khen ngợi những bức tranh vẽ đẹp và đúng nội dung của chủ đề 
GV kết luận : Trẻ em có quyền được học tập , vui chơi , có quyền được tự do kết giao bạn bè
Muốn có nhiều bạn , phải biết cư sử tốt với bạn , khi học , khi chơi 
4. Hoạt Động 3 : Củng cố dặn dò Nhận xét giờ,về nhà ôn lại bài. 
HS hát tập thể bài “ Lớp chúng ta kết đoàn”
- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm HS lên đóng vai trước lớp 
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
- Các bạn khác nhận xét bổ sung
- HS vẽ tranh theo nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày chủ đề bức tranh của mình 
- Các bạn khác nhận xét và bổ sung 
 Tự nhiên xã hội
 cây rau 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết kể tên 1 số cây rau và nơi sống của chúng.
- Quan sát phân biệt và nói tên bộ phận chính của cây rau 
- Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn
- HS có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV và học sinh đem các cây rau đến lớp- - -Hình ảnh các cây rau trong sgk , khăn bịt mắt
 III. Hoạt động dạy học: . 
Bài cũ 1
2. Bài mới 
- GV giới thiệu cây rau của mình 
Cây rau tên là gì ? Nó được trồng ở đâu? 
- Cho một vài HS giới thiệu cây rau của mình 
hoạt động 1 : Quan sát cây rau 
- Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác 
- Cách tiến hành : Chia lớp thành các nhóm nhỏ 
- GV hướng dẫn HS quan sát cây rau và trả lời câu hỏi 
+ Hãy chỉ và nới rễ thân lá của cây rau ? trong đó bộ phận nào ăn được ?
+ Em thích ăn loại rau nào ? 
+ GV kết luận : Có rất nhiều loại rau các cây rau nhìn có rễ thân lá , có loại rau ăn lá , có loại rau ăn củ , ăn hoa , ăn quả 
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK 
- Cách tiến hành : GV cho HS thảo luận theo cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi SGK 
- GV kết luận ăn rau có lợi cho sức khoẻ giúp ta tránh táo bón tránh bị chảy máu chân răng . 
Hoạt động 3 : Trò chơi đố bạn 
- GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt . 
 3. Củng cố dặn dò 
- GV dặn HS nên ăn rau thường xuyên, nhắc các em rửa rau sạch trước khi ăn hay nấu.
- 1 HS lên trả lời câu hỏi 
- HS quan sát cây rau của GV và cây rau của các bạn rồi trả lời câu hỏi 
- HS quan sát cây rau và trả lời câu hỏi 
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp 
- Các bạn khác nhận xét và bổ sung 
-HS lắng nghe
- HS thảo luận theo cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Một vài cặp lên trình bày trước lớp 
- Các bạn khác nhận xét và bổ sung 
- HS chơi trò chơi 
- Các bạn còn lại cổ động viên
Tiếng Việt
Ôn tập :Bài 90
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách đọc và viết vần có âm p ở cuối.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa có âm p ở cuối.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
Giáo viên: Hệ thống bài tập.
Học sinh :vở bài tập tiếng việt , bảng con 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Ôn tập.
- Viết : đóng góp, nườm nượp. đuổi kịp.
2. Hoạt động 2: Ôn và làm vở bài tập 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại bảng ôn tập các vần có âm p ở cuối.
- Gọi HS đọc thêm: lộp độp, đầy ăm ắp, sấm chớp, thiệp cưới, túp lều
Viết:
- Đọc cho HS viết: op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, ip, êp, up, iêp, ươp, uôp, ep, họp lớp, bánh xốp, bắp cải, tập hát, đuổi kịp, búp chuối, thiệp mời, giàn mướp, con tép.
*Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần kết thúc bằng âm p.
Cho HS làm vở bài tập trang 7:
- Cho HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền vần.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: béo múp, thiệp mời.
- Cho HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò 
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc và viết bài
- HS yếu đọc lại bài
- HS viết bảng con
- HS tìm từ mới
- HS khác nhận xét – bổ sung
- HS nêu yêu cầu và làm bài
- HS đọc lại câu vừa nối
- HS đọc và viết bài vào vở
- HS thi đua giữa các tổ
Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2012
Sáng
Toán
 giải toán có lời văn 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn. 
- Tìm hiểu bài toán 
+ Bài toán đã cho biết những gì ?
+ Bài toán hỏi gì ? 
- Giải bài toán 
+ Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi 
+ Trình bày bài giải (Nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số) 
 - Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dùng dạy toán giáo viên và học sinh -
- Sử dụng các tranh vẽ trong sgk, phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học: 
1.bài cũ :
-GV gắn 3 chấm tròn ở hàng trên và 2 chấm tròn ở hàng dưới 
-GV nhận xét cho điểm 
 2. Bài mới 
a) Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài toán 
- GV cho HS quan sát tranh và nêu bài toán 
- GV hỏi HS 
+ An có bao nhiêu con gà ? 
+ Mẹ mua thêm mấy con gà
+ Bài toán hỏi gì ? 
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng và hướng dẫn HS cách giải 
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ? 
- GV hướng dẫn HS trình bày bài giải 
 Bài Giải
Nhà An có tất cả số gà là : 
 5 + 4 = 9 ( con gà ) 
 Đáp số : 9 con gà
b) Luyện tập 
Bài 1 ( Dành cho HS yếu) :
 GV cho 1 em đọc bài toán 
- GV hỏi : An có mấy quả bóng? 
 - Bình có mấy quả bóng ?
 - Bài toán hỏi gì ? 
- GV tóm tắt bài toán 
An có : 4 quả bóng 
Bình có : 3 quả bóng 
Cả 2 bạn có: .. quả bóng ? 
- GV nhận xét 
Bài tập 2 : GV hướng dẫn tương tự 
- GV cho HS thảo luận nhóm 
- GV tóm tắt bài toán lên bảng :
Có : 6 bạn 
Thêm : 3 bạn 
Có tất cả: ... bạn? 
- GV nhận xét và đánh giá 
Bài tập 3 : 
- GV cho 1 em đọc bài toán 
- GV hỏi và tóm tắt bài toán lên bảng 
Dưới ao : ... ình bày bài giải 
 Bài giải
Tổ em có tất cả số bạn là : 
 5 + 5 = 10 ( bạn ) 
Đáp số : 10 bạn
Các bạn khác nhận xét và bổ sung 
Một em đọc tóm tắt bài toán 
- HS thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày 
- Các bạn khác nhận xét và bổ sung
- HS chơi trò chơi theo 2 tổ 
- Các bạn còn lại cổ động viên 
Các bạn khác nhận xét và bổ sung kết quả sau khi chơi 
Tổ 1 : 2 cm +3 cm = 5 cm
 8 cm + 2cm = 
 14 cm + 5 cm = 
Tổ 2 : 6 cm - 2 cm = 4 cm 
 5 cm -3 cm = 
 12 cm + 5 cm =
 Học vần (2 tiết)
Bài 94: oang – oăng
I. Mục tiêu:
- Đọc và viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng .Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng 
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
 -Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu hỏi.
 -Học sinh yêu thích môn học . 
II. Đồ dùng:
 -Bộ đồ dùng dạy học vần - Tranh minh hoạ.
 -Bộ đồ dùng học vần, bảng con 
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh đọc và viết các từ ứng dụng 
- Học sinh viết bảng
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh đọc
 2. Bài mới
a) Giới thiệu
- Cho HS quan sát tranh tìm ra vần mới 
 oang, oăng
- Giáo viên đọc
- Học sinh quan sát tranh thảo luận tìm ra vần mới
- Học sinh đọc
b) Dạy vần:oang
* Nhận diện
- Vần oang gồm những âm nào ?
- Học sinh nhận diện
b1) Đánh vần và phát âm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: oang .
- Giáo viên đánh vần và phát âm từ khoá:
 oang , hoang , vỡ hoang . 
- Giáo viên chỉnh sửa
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đánh vần và đọc trơn
b2) Cho học sinh ghép vần
- Giáo viên cho học sinh ghép vần và tiếng trên bộ chữ : oan – hoang
- Học sinh ghép vần và ghép tiếng: oang– hoang
b3) Luyện bảng
- Giáo viên viết mẫu vần 
 oan , khoan
- Giáo viên viết mẫu tiếng: oang, hoang
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
- Học sinh luyện bảng con : oang, hoang
- Học sinh luyện bảng con
c) Dạy vần: oăng
* Nhận diện
- Vần oăng gồm những âm nào ?
- Cho HS so sánh vần oăng với oang 
- Học sinh nhận diện và so sánh vần oang với oan 
c1) Đánh vần và phát âm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: oăng
- Giáo viên đánh vần và phát âm từ khoá :
 oăng - hoẵng - con hoẵng 
- Giáo viên chỉnh sửa
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh đánh vần và đọc: oăng - hoẵng - con hoẵng 
- Giáo viên cho học sinh ghép vần và tiếng trên bộ chữ
* GV chép từ ứng dụng lên bảng
- Học sinh ghép vần và ghép tiếng trên bộ chữ
-Học sinh đọc thầm rồi tìm từ có vần mới 
Cho 2- 3 học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng 
-GV giải nghĩa từ 
-Cá nhân, nhóm đọc 
-Lớp đọc đồng thanh 
* Luyện bảng 
GV viết mẫu oang, oăng con hoẵng 
-GV nhận xét chỉnh sửa 
-Học sinh viết bảng 
Tiết 2: Luyện tập
 3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- Học sinh đọc bài SGK
- Học sinh lần lượt đọc thầm đoạn thơ ứng dụng tìm tiếng có từ mới học : choàng 
- Cho học sinh quan sát tranh và 1 em tìm câu ứng dụng
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Giáo viên sửa sai
- HS đọc và gạch chân vần mới
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận
- Học sinh đọc
- Lớp đọc câu ứng dụng
- HS luyện đọc toàn bài SGK 
b) Luyện viết
- Cho học sinh viết vở tập viết 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ở vở tập viết
Oang, oăng, áo choàng, oá lên áo sơ mi 
- Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế
- Học sinh luyện viết trong vở tập viết oang, oăng, áo choàng, oá lên áo sơ mi 
c) Luyện nói
- Cho học sinh đọc chủ đề luyện nói: 
Gợi ý: tranh vẽ gì ? 
- HS quan sát áo của từng bạn trong nhóm về kiểu áo , về loại vải , kiểu tay dài , tay ngắn .
 Quan sát hình vẽ những chiếc áo trong SGK 
- HS nói tên từng kiểu áo đã quan sát xem mỗi kiểu áo đó mặc vào thời tiết như thế nào cho phù hợp ? 
- GV nhận xét 
 4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ
- Về nhà ôn lại bài xem trước bài 95.
-áo choàng, áo len, áo sơ mi.
- Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên luyện nói theo chủ đề
 - Các bạn khác nhận xét và bổ sung
 Thể dục
 Bài thể dục – trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
 - Ôn 4 động tác thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác 
 - Làm quen với trò chơi: nhảy đúng nhảy nhanh
 - Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. 
 - GV chuẩn bị 1 còi và ô chuẩn bị cho trò chơi, kẻ sân chơi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
 1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- GV nên để cán sự tập hợp lớp trước đó giáo viên chỉ đạo giúp đỡ 
- GV cho HS khởi động 
 2.Phần cơ bản
* Ôn 4 động tác thể dục đã học, mỗi động tác tập 2, 3 lần nhân với 4 nhịp 
- Động tác bụng tập 4, 5 lần 2 x 8 nhịp 
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho HS tập bắt trước 
- GV nhận xét uốn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 
* Ôn 5 động tác đã học 
- GV cho HS tập mỗi động tác 2 đến 4 lần xen kẽ giữa 2 lần 
- GV nhận xét uốn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 
 Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số 
- GV quan sát sửa sai 
* Trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh 
- GV hướng dẫn trò chơi và tóm tắt lại cách chơi 
- Cho HS chơi thử 1 lần 
* Điểm số hàng dọc theo tổ 
Phần kết thúc 
- GV cho HS tập các động tác hồi sức
- Đi theo nhịp và hát 
- GV cùng HS cùng hệ thống bài học 
-Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số 
HS khởi động : đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên 1 địa hình tự nhiên ở sân trường 
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 
Trò chơi tự chọn 
-HS ôn 4 động tác đã học 
HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
HS thực hành tập 2 , 3 lần 
HS ôn tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên .
HS thực hành chơi trò chơi dưới sự chỉ đạo của GV 
HS thực hành điểm số 
Chiều 
Toán
Luyện tập
l. Mục tiêu
 -Củng cố kĩ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn.
 -Ôn làm tính cộng và trừ với số đo độ dài đơn vị đó là xăng ti mét 
 -Lòng say mê toán học.
ll. Chuẩn bị 
 Phiếu học tập 
lll. Các hoạt động dạy và học 
Kiểm tra bài cũ 
Nêu các bước khi đo độ dài đoạn thẳng ?
Bài mới 
Bài 1: Gọi học sinh đọc bài toán 
GV ghi tóm tắt bài toán 
Tóm tắt
Mỹ hái : .. bông hoa
Linh hái ;  bông hoa
Cả hai bạn : bông hoa?
Bài 2: Cho học sinh đọc và phân tích bài toán 
-Gọi học sinh lên điền phần còn thiếu rồi tóm tắt đề toán 
 Tóm tắt 
 Có : 12 tổ ong 
 Thêm : 4 tổ ong 
 Có tất cả : tổ ong ?
GV nhận xét chốt bài 
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau 
 Tóm tắt 
 Có : 10 bạn 
 Có : 8 bạn 
 Có tất cả : .bạn ?
GV chấm. Một số bài , nhận xét 
Bài 4 Tính theo mẫu 
GV cho học sinh thi đua giữa các tổ 
GV và HS nhận xét cho điểm từng nhóm 
-Học sinh nêu
HS khác nhận xét bổ sung 
-HS đọc và điền số còn thiếu trong tóm tắt
-HS làm bài trên bảng 
Lớp làm vở BTT
-HS nhận xét bài trên bảng 
-HS đọc và điền 
-HS làm bài vào phiếu các nhân 
 Bài giải
Bố nuôi tất cả số tổ ong là :
 12 + 4 = 16( tổ ong )
 Đáp số : 16 tổ ong 
-HS đổi phiếu nhận xét 
-HS làm vở bài tập 
 Bài giải
 Có tất cả số bạn là :
 10 + 8 = 18( bạn)
 Đáp số : 18 bạn 
-HS thi đua giữa hai nhóm 
-Lớp cổ vũ a. 3 cm + 4 cm= 7cm, b.8cm- 3cm=5cm, 6cm- 4cm=2cm
8cm +1cm= 9cm , 12cm-2cm=10cm
6cm + 4cm =10 cm ,
Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét giờ học , nhắc nhở về nhà ôn bài 
 Thể dục
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - HS tiếp tục ôn 4 động tác thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác 
 - Tiếp tục làm quen với trò chơi: nhảy đúng nhảy nhanh
 - Yêu cầu biết cách nhảy
 - Rèn học sinh thường xuyên luyện tập thường xuyên.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. 
 - GV chuẩn bị 1 còi và ô chuẩn bị cho trò chơi, kẻ sân chơi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
 1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- GV nên để cán sự tập hợp lớp trước đó giáo viên chỉ đạo giúp đỡ 
- GV cho HS khởi động 
Phần cơ bản
* Ôn 4 động tác thể dục đã học, mỗi động tác tập 3, 4 lần nhân với 4 nhịp 
- Động tác bụng tập 4, 5 lần 2 x 8 nhịp 
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho HS tập bắt trước 
- GV nhận xét uốn nắn động tác sai cho HS tập lần 3 
* Ôn 5 động tác đã học 
- GV cho HS tập mỗi động tác 2 đến 4 lần xen kẽ giữa 2 lần 
- GV nhận xét uốn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số 
* Điểm số hàng dọc theo tổ 
Phần kết thúc 
- GV cho HS tập các động tác hồi sức
- Đi theo nhịp và hát 
- Trò chơi hồi tĩnh 
- GV cùng HS cùng hệ thống bài học 
Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số 
HS khởi động : đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên 1 địa hình tự nhiên ở sân trường 
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 
Trò chơi tự chọn 
HS ôn 4 động tác đã học 
HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV 
- HS thực hành tập 2, 3 lần 
-HS ôn tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên .
-Lớp hát đồng ca
 Sinh hoạt
Nhận xét tuần
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần
- Nắm chắc phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị: 
 - Nội dung sinh hoạt
III. Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. ưu điểm: 
- Nêu một số những ưu điểm của các em trong tuần, động viên khuyến khích các em để các tuần sau phát huy.
- Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ
- Chữ viết có nhiều tiến bộ
-Không có em nào đi học muộn
-Thể dục giữa giờ các em tham gia đầy dủ 
-Đa số các em đi học đều và đúng giờ
-Không còn tình trạng đến lớp quên sách vở 
-Không có học sinh mua quà giờ ra chơi 
- Lớp sôi nổi
b) Nhược điểm: 
- GV nêu một số những nhược điểm mà HS còn mắc phải trong tuần, nhắc nhở để các em không vi phạm trong những lần sau.
2. Phương hướng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm
- Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.
-Những ngày rét quá các em không cần mặc áo đồng phục 
-Nhắc nhở các em nghỉ tết an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 22.doc