Giáo án 3 cột - Tuần 15 - Lớp 1

Giáo án 3 cột - Tuần 15 - Lớp 1

Phân môn : Tập đọc

Bài : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

Tiết 29

I. MỤC TIÊU:

KT: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ em khi chơi thả diều.

KN: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

 TĐ: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.

* Chú ý: Đối với HS yếu cần tăng thời gian luyện đọc thêm 5 – 7 phút.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- HS : SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 34 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 3 cột - Tuần 15 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010
Phân môn : Tập đọc
Bài : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Tiết 29
I. MỤC TIÊU:
KT: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ em khi chơi thả diều.
KN: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
	TĐ: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
* Chú ý: Đối với HS yếu cần tăng thời gian luyện đọc thêm 5 – 7 phút. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
45’
5’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- GV : Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi .
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
@Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh minh họa. Giới thiệu: Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại trẻ em.
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Mục tiêu : 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Đọc từng đoạn
+ Yêu cầu HS nêu cacùh ngắt giọng một số câu dài, khó.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung bài.
Yêu cầu HS đọc thầm toàn truyện và trả lời các câu hỏi: 
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều tuổi thơ?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui như thế nào?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
- Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
- Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
+ Mục tiêu :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ em khi chơi thả diều.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn trong bài. GV hướng dẫn để các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm. 
- GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn (từ Tuổi thơsao sớm)
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc trước lớp.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV : Củng cố lại bài và nhận xét dặn dò HS.
- 2 HS đứng lên đọc – cả lớp theo dõi nhận xét.
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ Tìm cách ngắt giọng và luyện ngắt giọng các câu: “Tôi đã ngửa cổ.bay đi”
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 1 HS trả lời.
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi , vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
- 1 HS trả lời. 
- HS chọn ý 2.
Kết luận : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn trong bài.
- Nghe GV đọc.
HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
- 3 đến 4 HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS nghe GV củng cố và nhận xét dặn dò tiết học.
-------------------------------------
Môn : Toán
Bài : CHIA CHO SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 
Tiết :71 
I. MỤC TIÊU: 
* Giúp HS: 
 - Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 - Áp dụng để tính nhẩm. 
* Chú ý: Tăng cường những bài tập đồng dạng, giảm bớt những bài tập năng cao và tăng thời gian lên từ 5-7 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Phiếu học tập, SGK.
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
40’
5’
1. Kiểm tra: 
- GV: Gọi 2HS lên bảng làm bài tập.
- GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm HS.
2. Dạy-học bài mới:
@Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay giúp biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
*Phép chia 320 : 40 (trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng):
- GV: Viết phép chia: 320 : 40.
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích để thực hiện.
- GV: Khẳngđịnh các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách : 320 : (10 x 4).
- Hỏi: Vậy 320 : 40 được mấy?
+ Có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 & 320 : 4?
+ Có nhận xét gì về các chữ số của 320 & 32; của 40 & 4
- Kết luận: Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 & 40 để đc 32 & 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.
- GV: Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320 và 40, có sử dụng tính chất vừa nêu.
- GV: Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
*Phép chia 32000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia):
- GV: Viết 32000 : 400 và yêu cầu HS áp dụng tính chất 1số chia cho 1 tích để tính.
- GV: Hướng dẫn tương tự như trên.
- Kết luận: Để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xóa đi 2 chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4.
- GV: Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu.
- GV: Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
- Hỏi: Khi thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể thực hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kluận.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: - Hỏi: BT yêu cầu ta làm gì?
- GV: Yêu cầu HS tự làm BT.
- Yêu cầu HS: Nhận xét bài làm của bạn.
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
Bài 2: - Hỏi: BT yêu cầu ta làm gì?
- GV: Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Yêu cầu HS đọc đề.
- GV: Yêu cầu HS làm bài.
- GV: Chữa bài & cho điểm HS.
3. Củng cố-dặn dò:
- GV : Củng cố tiết học và đạn dò HS.
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Suy nghĩ và nêu cách tính của mình.
- HS:Thực hiện tính.
- HS: Tính kết quả.
- Được 8.
- Nếu cùng xóa đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của 320 & 40 thì ta đc 32 & 4.
- HS: Nêu lại kết luận.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp:
 32 Þ 4Þ .
 0 8
- HS: Suy nghĩ & nêu cách tính của mình.
- HS: thực hiện tính.
- HS: Nêu lại kết luận.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp:
 32 OÞÞ 4ÞÞ .
 OO 8O
 O
- Ta có thể xóa đi một, hai, ba  chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
- HS: Đọc lại kết luận SGK.
- HS: Nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Tìm x.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a/ x x 40 = 25600
 x = 25600 : 40
 x = 640
b/ x x 90 = 37800
 x = 37800 : 90
 x = 420
- HS: Đọc đề.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
------------------------------------------
Môn : Đạo đức
Bài :BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT2)
Tiết 7
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Giúp HS hiểu:
 -Phải biết ơn thầy giáo,cô giáo vì thầy cô là ngưòi dạy dỗ chúng ta nên người.
 -Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta.Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
2.Thái độ :
 -HS phải kính trọng ,biết ơn, yêu quý thầy cô giáo.
3.Hành vi:
 -Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo,cô giáo.
 -Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
 -Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV : Các băng chữ để sư dụng cho hoạt động 3,tiết1.
 - HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1.Kiểm tra:
- Em hãy kể một số việc làm để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Gọi 1-2 HS nêu phần ghi nhớ.
* Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
- Hoạt động 1:Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
- Mục tiêu:Giúp HS hiểu biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta.Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm HS 3 tờ giấy và bút.
- Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ ca dao, tục ngữ; tên các truyện kể , các kỉ niệm khó quên vào 3 tờ giấy khác nhau.
-Tổ chức làm việc cả lớp.
+Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm:
+ Ca dao tục ngữ nói lên sự biết ơn các thầy cô giáo.
+ Tên chuyện kể về thầy cô giáo.
Kỉ niệm khó quên.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm đọc các câu ca dao tục ngữ.
- Có thể giải thích một số câu khó hiểu.
* Kết luận : Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì?
+Yêu cầu các nhóm tiếp tục hoạt động nhóm để kể cho nhau nghe câu truyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình.
+Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu truyện hay để thi kể chuyện.
-Tổ chức làm việc cả lớp:
+Yêu cầu từng nhóm lên kể  ... phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? 
+ Kết luận: Như SGV trang 118.
Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
+ Mục tiêu: 
Bản thân HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm nước.
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Xây dựng bản cam kết tiết kiệâm nước.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệâm nước. 
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoăïc viết từng phần của bức tranh.
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV đánh giá nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS đứng lên nêu nội dung bài cũ – cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát các hình trang 60, 61 SGK .
- 2 HS quay lại với nhau chỉ vao từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên để tiết kiệm nước.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. 
- HS tự liên hệ.
- HS trả lời các câu hỏi do GV nêu – cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện tiết kiệâm nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. 
----------------------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Phân môn : Tập làm văn
Bài : QUAN SÁT ĐỒ VẬT
Tiết 30
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ) ; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
 - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Tranh minh họa một số đồ chơi trong SGK.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Kiểm tra:
- GV : Gọi1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo.
- GV nhậïn xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
@Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
a) Phần Nhận xét
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và các gợi ý.
- Yêu cầu HS giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết lại kết quả quan sát.
- Gọi HS trình bày kết quả quan sát của mình.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi : Khi quan sát đồ vât, ta cần chú ý những gì?
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Hoạt động 2 : Luyện tập 
+ Mục tiêu :
 - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc dàn ý đã lập.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV : Củng cố tiết dạy và nhận xét tiết học.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và các gợi ý trong SGK.
- HS giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để HS quan sát.
- HS viết lại kết quả quan sát vào vở nháp
- HS tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS trả lời.
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS làm bài vào vở – dựa theo kết quả quan sát một đồ chơi, mỗi em lập một dàn ý cho bài văn tả đồ chơi đó.
- HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập.
- Lớp nhận xét.
- HS về nhà xem lại bài chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------
Môn : Toán
Bài : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
 Tiết :75
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số.
 - Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. 
* Chú ý: Tăng cường những bài tập đồng dạng, giảm bớt những bài tập năng cao và tăng thời gian lên từ 5-7 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Phiếu học tập, SGK.
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
35’
5’
1. Kiểm tra : 
- GV: Gọi 3HS lên bảng làm bài tập.
- GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm HS.
2. Bài mới:
@Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 :
*Hướng dẫn thực hiện phép chia:
a. Phép chia 10105 : 43:
- GV: Viết phép chia: 10105 : 43.
- Yêu cầu HS: Đặt tính & tính.
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện đặt tính & tính như SGK.
- Hỏi: Phép chia 10105 : 43 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?
- GV: Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia:
b. Phép chia 26345 : 35:
- GV: Viết phép chia 26345 : 35 & y/c HS đặt tính để thực hiện phép chia này (tương tự như trên).
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV: yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì?
+ Vận động viên đi được quảng đường dài bao nhiêu mét?
+ Vận động viên đã đi qua quảng đường trên trong bao nhiêu phút?
+ Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm phép tính gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
3. Củng cố-dặn dò:
 - GV: Củng cố lại bài dại và nhận xét tiết học.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- HS: Nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
+ 101: 43 có thể ước lượng 
10 : 4 = 2 (dư 2).
+ 150 : 43 có thể ước lượng
15 : 4 = 3 (dư 3).
+ 215 : 43 có thể ước lượng 20 : 4 = 5.
- HS thực hiện tương tự như ví dụ a. cả lớp theo dõi nhận xé.
- 4 HS lên bảng làm – cả lớp theo dõi nhận xét.
a/ 855 : 45 = 19
 579 : 36 = 16 ( dư 3 )
b/ 9009 : 33 = 276 ( dư 1 )
 9276 : 39 = 237 ( dư 33 )
- 1 HS lên bảng làm – cả lớp theo dõi nhận xét.
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400 m = 38400m
Trung bình người đó đi được là:
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số : 512 mét
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
-----------------------------------
Môn : Khoa học
Bài : LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết:
 - Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
 - Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Hình vẽ trang 62, 63 SGK.
- HS : SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Kiểm tra:
- GV gọi 2 HS nêu lại nội dung bài đã học ở tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới :
@Giới thiệu bài:
Hoạt động 1 : Thí ngiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
+ Mục tiêu :
Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí ở quanh mọi vật. 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang 62 SGK để biết cách làm.
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
+ Hoạt động 2 : Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
+ Mục tiêu: 
HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật. 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm này.
- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm.
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Kết luận (chung cho hoạt động 1 và 2): Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
Hoạt động 3 : Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí
+ Mục tiêu: 
- Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
- Kể ra những ví đụ chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS đứng lên nêu lại nội dung bài cũ – cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- HS đọc các mục Thực hành trang 62 SGK để biết cách làm.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta. 
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm này.
- HS đọc các mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí nghiệm kể trên. 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
 Duyệt
 Hiệu trưởng Khối trưởng GVCN
Hồ Thanh Ngạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15 Chuan KNKT.doc