Tiết: 1 Âm nhạc Ngày 8 / 9 / 2005
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3
I. MỤC TIÊU:
- HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ.
- Băng đĩa nhạc.
- Bảng ghi các kí hiệu nhạc hoặc dùng tranh “Âm nhạc lớp 3” của Công ty bản đồ – Tranh ảnh giáo khoa – Nhà xuất bản giáo dục.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc 4, bảng con, phấn của HS
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập các bài hát và một số kí hiệu ghi nhạc đã học đã học ở lớp 3.
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT LỚP 3
- GV yêu cầu HS nêu tên các bài hát đã được học ở lớp 3?
Tiết: 1 Âm nhạc Ngày 8 / 9 / 2005 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 I. MỤC TIÊU: - HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3. - Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ. - Băng đĩa nhạc. - Bảng ghi các kí hiệu nhạc hoặc dùng tranh “Âm nhạc lớp 3” của Công ty bản đồ – Tranh ảnh giáo khoa – Nhà xuất bản giáo dục. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc 4, bảng con, phấn của HS 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập các bài hát và một số kí hiệu ghi nhạc đã học đã học ở lớp 3. ÔN TẬP 3 BÀI HÁT LỚP 3 - GV yêu cầu HS nêu tên các bài hát đã được học ở lớp 3? - GV chọn 3 bài hát cho HS ôn lại: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. - GV mở băng nhạc cho HS nghe lại 3 bài hát trên - GV bắt nhịp - Hướng dẫn HS tập hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động ÔN TẬP MỘT SỐ KÍ HIỆU GHI NHẠC - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu ghi nhạc gì? + Em hãy kể tên các nốt nhạc? + Vị trí các nốt nhạc trên khuông như thế nào? + Em biết những hình nốt nhạc nào? - GV cho HS xem bảng ghi các kí hiệu nhạc - GV cho HS tập nói tên nốt nhạc trên khuông - GV đọc một số nốt nhạc cho HS viết: Son đen, Son trắng, La móc đơn, - GV theo dõi, uốn nắn HS cách viết - HS thảo luận nhóm để nhớ lại và nêu: + Ở lớp 3, đã được học Quốc ca Việt Nam và 10 bài hát: Bài ca đi học, đếm sao, gà gáy, lớp chúng ta đoàn kết, con chim non, ngày mùa vui, em yêu trường em, cùng múa hát dưới trăng, chị Ong Nâu và em bé, tiếng hát bạn bè mình. - HS lắng nghe - HS hát ôn theo cả lớp, mỗi bài hát 2 lần - HS hát ôn trong nhóm - HS thi hát giữa các nhóm - Thi hát đơn ca - HS hát kết hợp gõ đệm 2 lần theo cả lớp - HS hát bài: Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng kết hợp vận động theo cả lớp - 2 nhóm HS gõ đệm, hát – 2 nhóm vận động và ngược lại. - HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi: + Ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu ghi nhạc đó là: khuông nhạc, khóa Son, các hình nốt nhạc + 7 nốt nhạc: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si + Vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi từ nốt Đô 1 đến Đô 2. + Các hình nốt nhạc: trắng, đen, móc đơn, lặng đen, lặng đơn. - HS quan sát - HS dùng bàn tay tập nói tên nốt nhạc trên khuông theo nhóm đôi. - 5 – 6 HS lên bảng chỉ trên khuông nhạc nói tên nốt nhạc trên khuông. - HS nghe GV đọc và tập viết nốt nhạc trên khuông (tên nốt, hình nốt) lên bảng con 4 * Củng cố, dặn dò : - Cả lớp hát lại 3 bài hát vừa ôn - Nêu các kí hiệu ghi nhạc đã học - Về nhà tập ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị cho các tiết học sau. - Nhận xét tiết học Tiết: 2 Âm nhạc Ngày 15 / 9 / 2005 Học hát: Bài EM YÊU HÒA BÌNH I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng và thuộc bài Em yêu hòa bình - Qua bài hát, giáo dục các em lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước - Băng đĩa bài hát, nhạc cụ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông (3 HS) - 2 HS lên bảng sửa 2 bài tập trong bài học trước + Gọi tên các nốt nhạc trên khuông + Viết lên khuông nhạc có khóa Son các nốt nhạc sau: Đô – Rê – Mi với hình nốt đen; Pha – Son - La với hình nốt trắng; Mi – Son – La với hình nốt móc đơn. * Bài mới: Giới thiệu bài: Một cuộc sống hòa bình, yên vui và hạnh phúc là niềm mong ước của mọi người trên Trái Đất. Các bạn nhỏ của chúng ta đều mong muốn như vậy. Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ học hát: Bài EM YÊU HÒA BÌNH của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Bài hát đã nói lên tình cảm và lòng khao khát đó của các em. GV cho HS nghe băng bài hát: Em yêu hòa bình. - Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn: Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ngoài những bài hát của ông viết cho người lớn rất quen thuộc với công chúng yêu âm nhạc như: Quê em, Chiều trên bến cảng, Biết ơn Võ Thị Sáu, ông còn viết một số bài hát cho thiếu nhi như: Chú mèo con, Đường làng em, Bé nhè, Em yêu hòa bình, - Em có cảm nghĩ gì sau khi nghe bài hát Em yêu hòa bình? - GV yêu cầu HS đọc lời ca trong SGK - Hướng dẫn HS vỗ tay theo hình tiết tấu - Dạy hát từng câu + GV tập cho HS hát cả lớp câu 1, câu 2 sau đó hát cả hai câu 1, 2 + GV tập cho HS hát cả lớp câu 3, câu 4 sau đó hát cả hai câu 3, 4, hát cả bốn câu 1, 2, 3, 4 + GV tập cho HS hát cả lớp câu 5, câu 6 sau đó hát cả hai câu 5, 6, hát cả 6 câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 + GV tập cho HS hát cả lớp câu 7, câu 8 sau đó hát cả hai câu 7, 8, hát cả 8 câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 - GV lưu ý những chỗ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, có - Lưu ý chỗ đảo phách: dòng sông hai bên bờ xanh thắm - HS lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhớ - Bài hát vui tươi, tính chất âm nhạc êm ái, nhẹ nhàng - 2 HS đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trong SGK - Vỗ tay theo hình tiết tấu sau đây: - HS tập hát theo hướng dẫn của GV Câu 1: Em yêu hòa bình Việt Nam Câu 2: Yêu từng gốc đa đường làng Câu 3: Em yêu xóm làng khôn lớn Câu 4: Yêu những mái trường lời ca Câu 5: Em yêu dòng sông xanh thắm Câu 6: Dòng nước êm trôi phù sa Câu 7: Em yêu cánh đồng hương lúa Câu 8: Giữa đám mây vàng bay xa - HS hát cả bài 1 lần - HS hát thi giữa các nhóm - HS xung phong hát đơn ca - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca. - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát một câu từ câu 1 đến câu 4, rồi tất cả cùng hát từ câu 5 cho đến hết bài 3 * Củng cố, dặn dò : - Em hãy kể tên một vài bài hát viết về chủ đề hòa bình (Hòa bình cho bé – Huy Trân; Bầu trời xanh – Nguyễn Văn Quỳ; Tiếng chuông và ngọn cờ – Phạm Tuyên; Chúng em cần hòa bình – Hoàng Lân, Hoàng Long; ) - Giáo dục các em lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước - Về nhà học thuộc bài hát: Em yêu hòa bình. - Nhận xét tiết học Tiết: 3 Âm nhạc Ngày 22 / 9 / 2005 Ôn tập bài hát: EM YÊU HÒA BÌNH Bài tập cao độ và tiết tấu I. MỤC TIÊU: - HS thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa - Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một vài động tác phụ họa phù hợp với bài hát - Bảng chép sẵn bài tập cao độ , bài tập tiết tấu. - Nhạc cụ quen dùng III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp, sau đó cá nhân hát lại bài Em yêu hòa bình. Vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp - Chia thành nhóm hát đối đáp 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập bài hát: Bài EM YÊU HÒA BÌNH của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn , đọc bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu. GV tập cho HS gõ theo tiết tấu lời ca - GV chia lớp thành 2 nhóm , yêu cầu một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo tiết tấu lời ca Hướng dẫn hát kết hợp các động tác phụ họa - GV hướng dẫn HS hát kết hợp các động tác phụ họa - GV giới thiệu cho HS nhận biết các nốt Đô – Mi – Son – La trên khuông nhạc và tập đọc đúng cao độ - Hướng dẫn gõ bằng thanh phách, vỗ tay theo “Bài tập tiết tấu” trong SGK - Thay thế bằng các âm tượng thanh - Làm quen với bài tập âm nhạc - Gọi HS nói tên nốt - GV đọc mẫu - Hướng dẫn thực hiện bài “Luyện tập cao độ và tiết tấu” trong SGK - HS tập gõ theo tiết tấu lời ca thành thạo - HS chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo tiết tấu lời ca, sau đó đổi lại - HS hát kết hợp các động tác phụ họa: + Tất cả HS đứng tại chỗ, kiễng hai bàn chân rồi nhún xuống theo từng phách. Bắt đầu kiễng hai bàn chân (hát chữ “em”0, hạ 2 bàn chân xuống (rơi vào chữ “yêu”) làm như vậy cho đến hết câu hát thứ 4 (“rộn rã lời ca”) Tiếp đến câu hát thứ 5 thay đổi động tác: Nghiêng người sang bên trái rồi sang bên phải theo nhịp. - HS nhận biết các nốt Đô – Mi – Son – La trên khuông nhạc và tập đọc đúng cao độ - Gõ bằng thanh phách theo “Bài tập tiết tấu” trong SGK - Vỗ tay theo “Bài tập tiết tấu” trong SGK - Thay thế bằng các âm tượng thanh: bắt chước tiếng trống tùng tùng tùng – tùng tùng tùng – tùng tùng tùng tùng tùng - - HS nói tên nốt - HS lắng nghe - HS đọc theo, ngón tay gõ theo phách (tương ứng nốt đen và lặng đen - HS thực hiện bài “Luyện tập cao độ và tiết tấu” trong SGK 3 Củng cố, dặn dò - Hát lại bài Em yêu hòa bình, vỗ tay, nhún chân chuyển động theo nhịp - Nhận xét tiết học Tiết: 4 Âm nhạc Ngày 29 / 9 / 2005 Học hát: Bài BẠN ƠI LẮNG NGHE KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng và thuộc bài Bạn ơi lắng nghe - Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên) II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chép bài hát lên bảng phụ - Bản đồ Việt Nam - Băng bài hát và nhạc cụ quen dùng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 * Kiểm tra bài cũ: - Nghe cao độ các nốt: Đô – Mi – Son – La - Đọc lại bài tập cao độ và bài tập tiết tấu (đọc cả lớp, sau đó gọi một số em đọc) * Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ học hát: Bài BẠN ƠI LẮNG NGHE là dân ca dân tộc Ba-na, một trong những dân tộc ít người ở miền đất Tây Nguyên, và nghe KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC : TIẾNG HÁT ĐÀO THỊ HUỆ GV dùng bản đồ Việt Nam chỉ cho HS biết vị trí vùng đất Tây Nguyên - Dạy hát bài Bạn ơi lắng nghe - GV mở băng nhạc cho HS nghe bài hát - GV dạy HS hát từng câu + Hướng dẫn HS hát những chỗ nửa cung thật chính xác - GV gợi ý cho HS nhận xét: Bài hát nhỏ này gồm 4 tiết nhạc. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách - Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ - GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện + Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy? + Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta? - HS theo dõi - HS chú ý lắng nghe - HS cả lớp tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV + Chú ý hát những chỗ nửa cung thật chính xác Lời 1: Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô) Tiếng dòng suối (Đô Si Đô) Vui đùa (Pha Mi) Trôi xuôi (Pha Mi) Ào ào (Si Đô) Lời 2: Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô) Có nhìn thấy (Đô Si Đô) Bay về (Pha Mi) Lúa reo (Pha Mi) Rì rào (Si Đô) - HS nhận xét: + Tiết 1 và 2 gần giống nhau (chỉ khác ở cuối tiết) + Tiết 3 và 4 gần giống nhau (chỉ khác ở cuối tiết) - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe Vỗ theo nhịp x x Vỗ theo phách x x x x - HS đọc từng đoạn trong câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ và tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện. + Nhân dân lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy để ghi nhớ công ơn người con gái đã đem tiếng hát góp phần giải phóng quê hương mình + Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn giặc Minh tràn sang xâm chiếm nước ta. 3 * Củng cố, dặn dò - Cả lớp hát cùng với băng nhạc - Theo hình tiết tấu của bài Bạn ơi lắng nghe, hãy đọc lời sau đây: Nào cầm tay nhau cùng đi chơi Vui ca hát lên các bạn ơi Nhìn trời cao mây bay xa xôi Theo gió cuốn bay đi muôn nơi - Em hãy kể tên một vài bài hát viết về Tây Nguyên (Em nhớ Tây Nguyên – Văn Tấn và Trần Quang Huy; Chú voi con ở Bản Đôn – Phạm Tuyên; Kpa Klơng – người thiếu niên anh hùng – Hồ Bắc; - Về nhà học thuộc bài hát: Bạn ơi lắng nghe và tập thể hiện tình cảm của bài - Nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: