Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 17 năm 2009

Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 17 năm 2009

THỂ DỤC

Bài 17 : Trò chơi vận động

HỌC VẦN

 Bài 69: ăt – ât

I- MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- HS đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.

- Đọc được câu ứng dụng: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật.

II- ĐỒ DÙNG: - Tranh minh họa SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy các môn khối 1 - Tuần 17 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ hai 14 tháng 12 năm 2009
Chào cờ
(lớp trực tuần nhận xét)
Thể dục
Bài 17 : Trò chơi vận động
học vần
 Bài 69: ăt – ât 
I- Mục đích-Yêu cầu: 
- HS đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
- Đọc được câu ứng dụng: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật.
II- Đồ dùng: - Tranh minh họa SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
 Tiết 1
HĐ1: ổn định T/C - KT Bài cũ – GT bài:
- Viết: : bánh ngọt, trái nhót, trẻ lạt, bãi cát
- Đọc SGK 
- GT bài ghi bảng: ăt – ât
HĐ2: Dạy vần:
Việc 1: Dạy vần: ăt
B1. Nhận diện: 
 GV viết ăt và nêu cấu tạo 
- Phân tích ăt
- So sánh: ăt với at?
B2. Phát âm đánh vần:
- GV phát âm đánh vần đọc trơn mẫu: ă - tờ - ăt
- Cho học sinh cài vần ăt
- Hãy cài tiếng “mặt” ?
- Vừa cài được tiếng gì? GV viết bảng mặt
- Phân tích: tiếng mặt
- GV Đánh vần + đọc trơn mẫu. 
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?
- GV viết bảng: rửa mặt
- GV đọc mẫu
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc 
- GV chỉnh sửa cho HS khi đọc
B3. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu và nêu quy trình: ăt – rửa mặt 
- GV nhận xét - chữa lỗi.
Việc 2: Dạy vần: ât
 Vần ât ( Hướng dẫn theo quy trình tương tự )
- Nêu cấu tạo? 
- So sánh ât với ăt
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dung:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng.
- GV đọc mẫu - giải nghĩa từ
HĐ4. HĐ nối tiếp:
- Vừa học những vần nào?
- Tìm tiếng có vần vừa học?
 Tiết 2 
HĐ1: KT bài T1: - Vừa học mấy vần ? Là những vần nào ?
HĐ2: Luyện đọc: 
Việc 1: Cho HS đọc bài T1.
Việc 2: Đọc câu ứng dụng.
- GV viết bảng câu ứng dụng
- Tranh vẽ gì? GV ghi bảng
- GV đọc mẫu + giải nghĩa từ
- GV uốn nắn nhắc nhở khi HS đọc
HĐ3: Luyện viết: 
- Bài viết mấy dòng? Nêu nội dung bài viết
- GV viết mẫu nêu quy trình.
- HD - Uốn nắn nhắc nhở khi HS viết bài.
HĐ4: Luyện nói: 
- Hãy nêu tên chủ đề luyện nói?
- GV ghi bảng (tên chủ đề)
- Tranh vẽ gì?
- Mọi người đi chơi vào ngày nào?
- Mọi người đang đi đâu? ở đó có gì?
- Em thường đi chơi công viên vào ngày nào? Đi với ai?
- Ngoài công viên ra em còn đi chơi ở đâu? 
- Em thấy gì ở đó?
HĐ5: Củng cố - dặn dò:
- Đọc bài trong sách giáo khoa. 
- Tìm từ có tiếng chứa vần vừa học. 
- Về đọc – viết lại bài. 
- 2 em lên bảng - Lớp viết bảng con. 
- Nhiều HS đọc 
- HS nêu lại
- CN phân tích: Âm ă đứng trước, âm t đứng sau.
- Giống: Đều kết thúc bằng t
- Khác: ăt có ă đứng trước, at có a đứng trước.
- HS đánh vần, đọc trơn CN + ĐT
- HS cài ăt
- HS cài mặt
- HS nêu: mặt
- Tiếng mặt có âm m đứng trước, vần ăt đứng sau dấu nặng dưới ă.
- HS đánh vần CN + ĐT
- Bé đang rửa mặt
- HS đọc CN + ĐT
- HS đọc lại vần, tiếng, từ
 ăt – mặt – rửa mặt 
- HS viết trong k2 + bảng con.
- HS nêu
- HS so sánh
- HS lên gạch chân tiếng có vần vừa học.
- HS luyện đọc CN + ĐT
- HS nêu
- HS thi tìm
- HS nêu
- HS luyện đọc bài tiết 1 CN + ĐT
-HS thoe dõi đọc thầm
- HS quan sát tranh trả lời: Bé nâng niu con gà con.
- HS đọc CN + ĐT
- Học sinh nêu
- HS viết bài.
- HS nêu: Ngày chủ nhật
- HS đọc ĐT
- HS quan sát tranh
- Mọi người đi chơi công viên.
- Chủ nhật.
- ở công viên. ở đó có voi, hổ...
- HS liên hệ.
- HS nêu.
- CN + ĐT
- HS tìm
Toán
$ 65: Luyện tập chung
I- Mục đích – yêu cầu:
- Củng cố cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
- Viết các số theo thứ tự cho biết.
- Xem tranh, tự nêu bài toán và giải bài toán.
II- đồ dùng dạy – học:
- Bộ đồ dùng học toán 1
III- Các hoạt động dạy – học:
HĐ1. ổn định tổ chức - KTbài cũ 
 7 + 3 = 10 – 6 = 9 – 2 = 
? quả
 Có 6 quả
 Thêm 3 quả 
- Giới thiệu bài - ghi bảng:
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tính.
GV hướng dẫn HS làm bài.
Bài 2: Viết các số...
- Bài có mấy yêu cầu?
- Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là NTN?
- Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là NTN?
Bài 3: Viết phép tính.
- Nhìn vào hình vẽ hãy đặt đề ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết tất cả....ta làm thế nào?
 Vậy có tất cả là mấy bông hoa?
HĐ3. Củng cố – dặn dò: 
- Đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10.
- Về học thuộc bài
 - Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đặt tính và tính
- Lớp làm bảng con
 HS nêu yêu cầu.
 HS nêu miệng kết quả
 2 = 1 + 1 6 = 2 + 4
 3 = 1 + 2 6 = 3 + 3
 4 = 1 + 3 7 = 1 + 6
 5 = 1 + 4 7 = 5 + 2
 6 = 5 + 1 8 = 7 + 1
 8 = 6 + 2
 HS nêu yêu cầu
 CN lên bảng – Lớp làm vào SGK
Từ bé Lớn: 2, 5, 7, 8, 9
Từ lớn bé: 9, 8, 7, 5, 2
 HS nêu yêu cầu
 - HS nêu đề toán
 - HS trả lời
 CN lên bảng viết phép tính- Lớp làm bảng con
 a.
4 
+
3
=
7
 HS nêu: 7 bông hoa
 b.
7
-
2
=
5
 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
âm nhạc
Học hát: Chú Bộ đội
I - Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca. 
- HS biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách, vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Biết hát kết hợp với vận động.
II - Chuẩn bị:
 Thanh phách, một vài động tác phụ hoạ.
III - Các hoạt độnh dạy học chủ yếu:
HĐ1: Giới thiệu bài hát: Bài hát Chú bộ đội.
 - GV hát mẫu một lần 
 - Cho HS đọc lời ca ( 2 lần)
HĐ2: Dạy hát.
- GV dạy hát từng câu
- GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho học sinh hát theo từ 3 – 4 lượt.
- Ghép liền hai câu một lượt.
- Ghép cả bài
- Chia thành từng nhóm, cho các nhóm luân phiên hát đến khi thuộc lời bài hát.
HĐ3: Dạy hát kết hợp thực hiện các động tác phụ hoạ.
+ Hướng dẫn HS thực hiện vỗ tay theo tiết tấu lời ca. 
- GV làm mẫu.
- Cho HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
+ HD học sinh đứng hát và kết hợp vận động: Nhún chân theo nhịp – hai tay chống hông vừa hát vừa nhún chân, phách mạnh nhún vào chân trái.
- GV làm mẫu 
+ Cho học sinh thực hiện nhiều lần cho thuần thục
HĐ4: Củng cố :
- Cho HS hát lại toàn bộ bài hát, vừa hát vừa gõ đệm theo phách với các nhạc cụ gõ hoặc nhún theo nhịp.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS đọc đồng thanh 
- Học sinh hát từng câu một.
- HS hát ghép 2 câu theo yêu cầu của cô giáo
- HS hát cả bài
- Các nhóm hát
- HS theo dõi
- HS thực hiện theo hướng dẫn nhiều lần
- HS theo dõi
- HS thực hiện
- Cả lớp hát
học vần
Bài 70: ôt – ơt
I- Mục đích-Yêu cầu: 
- HS đọc và viết được vần: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Những người bạn tốt.
II- Đồ dùng dạy học: - Bộ cài chữ
 -Tranh minh họa SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
HĐ1. ổn định - Bài cũ- GT bài 
- Viết : Đôi mắt, mật ong.
- Đọc: SGK 
- GT bài – ghi bảng. 
HĐ2. Dạy vần: ôt – ơt
Việc 1 . Dạy vần: ôt
B1. Nhận diện: 
- GV đưa vần ôt và nêu cấu tạo
- Phân tích vần ôt
- So sánh ôt với ot?
B2. Đánh vần - đọc trơn:
 - GV đánh vần mẫu: ô - tờ - ôt
- Đọc trơn: ôt
 - Cho HS cài vần ôt
- Y/c ghép chữ ghi âm tiếng “cột”? 
- Vừa cài được tiếng gì? GV ghi bảng: cột
- Phân tích tiếng cột
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu
 Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng : cột cờ
- GV đọc mẫu trơn
- GV chỉ không theo tứ tự cho HS đọc lại 
B3. Hướng dẫn viết: 
- GV viết mẫu và nêu quy trình: ôt – cột cờ
- GV nhận xét chữa lỗi
Việc 2 . Dạy vần: ôt
 Vần ơt (Hướng dẫn tương tự)
Lưu ý: 
- Cấu tạo của vần ơt ?
- So sánh: ơt với ôt ?
HĐ3. Đọc từ ứng dụng.
- GV viết từ cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa.
- Đọc tiếng có vần vừa học?
- GV đọc mẫu + giải nghĩa từ.
- GV chỉnh sửa cho HS khi đọc.
HĐ4. HĐ nối tiếp:
- Vừa học mấy vần? Là những vần nào?
- Tìm tiếng mới có chứa vần vừa học? 
 Tiết 2 
HĐ1: KT bài T1: - Vừa học mấy vần ? Là những vần nào ?
HĐ2: Luyện đọc: 
Việc 1: Cho HS đọc bài T1.
Việc 2: Đọc câu ứng dụng.
- Tranh vẽ gì? 
- GV viết bảng câu ứng dụng
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS khi đọc.
HĐ3: Luyện viết
- Nêu nội dung bài viết?
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết.
- GV uốn nắn cho HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết
HĐ4: Luyện nói: 
- Cho HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì? 
- Chủ đề luyện nói là gì?
- Em thích chơi với bạn nào?
- Vì sao em lại yêu quý những bạn đó?
- Người bạn tốt đã giúp đỡ em những gì?
- Để tình bạn thêm gắn bó các em phải đối xử với nhau NTN?
HĐ5: Củng cố - dặn dò:
- HS đọc bài trong SGK
- Tìm tiếng có vần vừa học? 
 2 HS lên bảng – lớp viết bảng con
 Nhiều HS đọc
- HS theo dõi và nêu lại cấu tạo
- HS phân tích: Có ô đứng trước, t đứng sau.
- Giống: Kết thúc bằng t
- Khác: ôt bắt đầu bằng ô, ot bắt đầu bằng o
- HS đ/ vần CN + ĐT
- HS đọc trơn CN + ĐT 
- HS cài: ôt
- HS cài: cột
- HS nêu tiếng: cột
- Âm c đứng trước, vần ôt đứng sau, dấu nặng dưới ô
- HS đánh vần, đọc trơn – CN + ĐT
- HS nêu: cột cờ
- HS đọc CN + ĐT
- HS đọc CN + ĐT
 ôt – côt – cột cờ
- HS viết trong k2 + bảng con
- HS nêu
- HS nêu
- HS đọc tiếng có vần vừa học
- HS đọc CN+ ĐT
- HS nêu
- HS thi tìm
- HS nêu
- Luyện đọc toàn bài tiết 1
- HS quan sát tranh 
- HS nêu
- HS đọc CN 
- HS đọc luyện đọc CN + ĐT
- HS nêu
- HS viết vào vở.
- HS quan sát tranh.
- Các bạn đang học nhóm
- Những người bạn tốt.
- HS nêu.
- HS liên hệ.
- Học tập.
- Đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau 
- HS đọc CN + ĐT
- HS thi tìm.
Toán
Bài 66: Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Củng cố thứ tự các số trong dãy số từ 0 10. 
- Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Xem tranh nêu bài toán rồi nêu phép tính.
- Xếp các hình theo thứ tự xác định. 
ii. Các hoạt động dạy – học:
HĐ1. ổn định tổ chức - KTbài cũ 
 3 = 1 + ... 7 = 5 + ... 
 10 = 0 + ... 8 = 2 + ...
Xếp: 1, 10, 7, 2, 9, 6 theo thứ tự từ bé đến lớn. 
- Giới thiệu bài - ghi bảng:
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Nối ?
- CN lên bảng – lớp làm vào phiếu hoặc SGK
- Củng cố thứ tự dãy số từ 0 10
Bài 2: Tính ?
- Củng cố cách đặt tính.
- Củng cố cách thực hiện dãy tính.
Bài 3: Điền dấu >; <; = 
- Củng cố cách so sánh.
Bài 4: Viết phép tính.
 GV hướng dẫn HS đặt đề toán
Bài 5: Xếp hình
HĐ3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về học bài – Làm bài tập
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng – lớp làm bảng con.
 HS nêu yêu cầu bài tập
 HS làm bài
 HS nêu yêu cầu và làm bài tập 
 a. 10 9 6 2 9 5 
 - - + + - +
 5 6 3 4 5 5
 5 3 9 6 4 10
 b. 4 + 5 – 7 = 2 6 – 4 + 2 = 4
 ...  Y/c.
- Có nên học tập các bạn đó không? Tại sao?
=>KL: Chúng ta nên học tập các bạn đó vì...
Việc 3: HS làm bài tập 5
 + Mục tiêu: HS thấy được tác hại của việc mất trật tự trong lớp.
 + Tiến hành: 
- Hai bạn nam ngồi bàn cuối đang làm gì ?
- Việc làm đó đúng hay sai? Vì sao?
- Mất trật tự trong giờ học có hại gì?
=> KL: GV nêu lại
HĐ3. Củng cố – dặn dò: 
- Khi ra vào lớp cần phải làm gì?
- Trong giờ học cần phải chú ý điều gì?
- Đọc 2 câu thơ cuối bài
 - Nhận xét giờ học
 - Về học bài - thực hiện theo bài đã học.
- 2 HS trả lời .
HĐ nhóm 4
HS thảo luận 2 phút
HĐ cả lớp.
- Ngồi ngay ngắn trật tự nghe giảng, không đùa nghịch nói chuyện riêng
 Không làm ảnh hưởng đến cô giáo, bạn bè, nghe giảng đầy đủ.
- Giơ tay.
- Không mắc bệnh cong vẹo cột sống, được nghe giảng đầy đủ.
 HĐ cá nhân
- HS tô màu theo yêu cầu.
- Đổi bài kiểm tra chéo.
- Nên học tập. Vì các bạn giữ trật tự trong giờ học.
- Tranh nhau quyển truyện.
- Sai, vì mất trật tự trong giờ học
- Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài.
 - Làm mất thời gian của cô giáo.
- Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
- HS nêu
- HS nêu
- HS đọc ĐT
học vần
Bài 72: ut – ưt
I- Mục đích-Yêu cầu: 
- HS đọc và viết được: ut, ưt, bút chì, mứt gừng.
- Đọc được câu ứng dụng. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngón út, em út, sau rốt.
II- Đồ dùng: 
 - Tranh minh họa SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
 Tiết 1
HĐ1. ổn định - Bài cũ- GT bài 
- Viết : : nét chữ, kết bạn. 
- Đọc: SGK 
- GT bài – ghi bảng. 
HĐ2. Dạy vần: ut – ưt
Việc 1 . Dạy vần: ut
B1. Nhận diện: 
GV viết ut và nêu cấu tạo 
- Phân tích vần ut ?
- So sánh: ut với et?
B2. Phát âm đánh vần:
- GV phát âm đánh vần đọc trơn mẫu: u - tờ - ut
- Có vần ut hãy cài tiếng “bút”?
- Vừa cài được tiếng gì? GV viết bảng bút
- Phân tích: tiếng bút?
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu
- Cho HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?
- GV viết bảng: bút chì
- GV đọc mẫu từ.
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc.
- GV chỉnh sửa cho HS khi đọc
B3. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu và nêu quy trình: ut – bút chì
- GV nhận xét - chữa lỗi.
Việc 2 . Dạy vần: ưt
Vần  ưt ( Giới thiệu tương tự các bước )
- Nêu cấu tạo? 
- So sánh ưt với ut?
HĐ3. Đọc từ ngữ ứng dung:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng.
- Cho HS đọc tiếng, từ.
- GV đọc mẫu - giải nghĩa từ.
HĐ4. HĐ nối tiếp:
- Vừa học mấy vần? Là những vần nào?
- Tìm tiếng có chứa vần vừa học
 Tiết 2 
HĐ1: KT bài T1: - Vừa học mấy vần ? Là những vần nào ?
HĐ2: Luyện đọc: 
Việc 1: Cho HS đọc bài T1.
Việc 2: Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì ?
- GV viết bảng câu ứng dụng
- GV đọc mẫu – HD cách đọc 
- GV uốn nắn nhắc nhở khi HS đọc
HĐ3: Luyện viết: 
- Nêu nội dung bài viết?
- GV viết mẫu nêu quy trình
- GV hướng dẫn - Uốn nắn nhắc nhở khi HS viết bài
HĐ4: Luyện nói: 
- HS quan sát tranh.
- Hãy nêu tên chủ đề luyện nói?
- GV ghi bảng (tên chủ đề)
- Bàn tay có mấy ngón tay?- Ngón út là ngón nào?
- So với 4 ngón kia nó là ngón NTN?
- Trong lớp ai có em? Em nào là em út?
- Em út là lớn hay bé nhất?
- QS đàn vịt trong tranh chỉ con đi sau cùng?
- Đi sau cùng còn gọi là gì?
HĐ5: Củng cố - dặn dò:
- Đọc bài sách giáo khoa. 
- Tìm tiếng, từ, câu có vần vừa học. 
- Nhận xét tiết học
- 2 em lên bảng – Lớp viết bảng con
- Nhiều HS 
- HS nêu lại cấu tạo
- HS phân tích 
- Giống: Đều kết thúc bằng t
- Khác: ut bắt đầu bằng u, et bắt đầu bằng e
- HS đánh vần, đọc trơn CN + ĐT
- HS cài ut
- HS cài bút
- HS nêu: bút
- Tiếng bút có âm b đứng trước, vần ut đứng sau, dấu sắc trên u
- HS đánh vần, đọc trơn CN + ĐT
- Bút chì
- HS đọc CN + ĐT
- HS đọc lại vần, tiếng, từ
 ut – bút – bút chì
- HS viết trong k2 + bảng con.
- HS nêu
- HS so sánh
- CN nêu tiếng có vần vừa học
- HS đọc CN
- HS luyện đọc ĐT
- HS nêu
- HS thi tìm
- HS nêu
- HS luyện đọc bài tiết 1 CN + ĐT
- HS quan sát tranh – trả lời
- HS luyện đọc lần lượt CN 
- HS đọc CN + ĐT 
- HS nêu
- HS viết bài.
- HS nêu.
- HS đọc ĐT
- HS nêu. và giơ ngón tay út.
- Bé nhất
- HS liên hệ nêu ý kiến.
- Bé nhất
- HS chỉ
- Cuối cùng, sau rốt
- HS đọc CN + ĐT
- HS tìm và nêu
Toán
Kiểm tra cuối học kì 1
(đề nhà trường ra)
 Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
 Tập viết
 (Tiết 1)
Bài: Thanh kiếm - âu yếm...
 I- Mục đích-Yêu cầu: 
- Giúp HS nắm chắc cấu tạo, độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ. Cách viết liền nét.
- Viết được các chữ Thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà đúng mẫu, đúng cỡ, đúng tốc độ, 
- Trình bày sạch đẹp
II- Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Chữ viết mẫu, phấn màu.
- HS: Vở tập viết , bút chì
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1. ổn định tổ chức – GT bài 
HĐ2. HD học sinh quan sát – nhận xét:
- GV đưa chữ mẫu:
- Có từ gì? Gồm mấy chữ?
- Chữ nào đứng trước, chữ nào đứng sau?
- Con chữ nào cao 5 ly?
- Con chữ nào cao 3 ly?
- Các con chữ còn lại cao mấy ly?
- Các con chữ trong một chữ được viết NTN?
- Chữ cách chữ bao nhiêu?
- HD viết bảng con: GV viết mẫu - nêu quy trình. 
 + GV đưa lần lượt các từ khác và giới thiệu tương tự .
HĐ3. Hướng dẫn viết vở:
- Nêu nội dung bài viết ? 
- Bài viết mấy dòng?
- GV hướng dẫn viết từng dòng trong vở.
- GV tô (viết) lại chữ mẫu
- GV nhận xét – chỉnh sửa cho HS
HĐ4. Củng cố - dặn dò:
- Thu bài chấm – Nhận xét
- Nhận xét giờ học. 
- Về tập viết vào bảng con. 
- HS quan sát
- Thanh kiếm, gồm 2 chữ
- HS nêu
- Chữ h, k
- Chữ t
- 2 ly
- Nối liền nhau, cách nhau 1 nửa thân chữ 
- 1 thân chữ
- HS viết bảng con: thanh kiếm
- HS nêu
- HS nêu
- HS viết từng dòng
- Thu bài tổ 1
Tập viết (Tiết 2)
 Bài: Xay bột, nét chữ, kết bạn.
i- Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong trong 1 chữ, cách viết liền nét.
- Viết được các chữ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
- Trình bày bài sạch sẽ.
II- Chuẩn bị: - Chữ mẫu, phấn màu
 - HS Vở tập viết
III- Các hoạt động dạy:
HĐ1. ổn định tổ chức – GT bài 
HĐ2. HD học sinh quan sát – nhận xét:
Việc 1. Hướng dẫn viết từ xay bột
- GV đưa chữ mẫu: 
- Có từ gì? Gồm mấy chữ? 
- Chữ nào trước, chữ nào sau?
- Con chữ nào có độ cao 5 ly?
- Con chữ nào có độ cao 3 ly?
- Con chữ nào có độ cao 2 ly?
- Dấu nặng dưới con chữ nào?
- Các con chữ được viết như thế nào?
- Chữ cách chữ bao nhiêu?
 GV viết mẫu và nêu quy trình.
- GV sửa chữa cho học sinh khi viết
Việc 2. Hướng dẫn viết các từ còn lại
- GV đưa các chữ khác và HD tương tự.
HĐ3. Hướng dẫn viết vở:
- Bài viết mấy dòng?
- Nêu nội dung bài viết
- GV tô lại chữ mẫu.
- Hướng dẫn viết từng dòng 
 GV chỉnh sửa cho học sinh cách cầm bút, những chỗ viết sai
HĐ4. Củng cố – dặn dò: 
- Thu chấm bài – nhận xét
- Nhận xét giờ học.
- Về tập viết ra bảng con.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát - đọc
- Từ xay bột gồm 2 chữ
- HS nêu
- Chữ b, y
- Chữ t
- Chữ x, a, ô
- Chữ ô
- Nối liền, cách đều nhau nửa thân chữ
- 1 thân chữ
- HS viết bảng con: xay bột
- HS nhận xét, viết bảng
- HS nêu
- HS quan sát.
- HS viết bài.
- Tổ 3 
Tự nhiên - xã hội
$ 17: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
I- Mục tiêu:
- HS nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp.
- Tác dụng của việc giữ lớp sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập.
 - Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đep như: Lau bảng, bàn, quét lớp, trang trí lớp học.
 - Có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp.
II- đồ dùng: - Chổi, khẩu trang, khăn lau, hót rác, kéo, bút màu...
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1. ổn định tổ chức – KT bài cũ - GT bài.
- Nêu những hoạt động ở lớp học?
- Là bạn bè trong lớp cần phải NTN?
- Giới thiệu, bài ghi bảng
HĐ2. HS biết giữ lớp học sạch, đẹp.
Việc 1: GV giao nhiệm vụ
 - Cho HS quan sát tranh tr.36 SGK.
 + Tr.1: Các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
 + Tr.2: Các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì?
Việc 2: Cho HS quan sát tranh tr.37 SGK 
 + Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa?
 + Lớp em có những góc trang trí như trong tranh trang 37 SGK không?
 + Bàn ghế lớp em có xếp ngay ngắn không?
 + Cặp, mũ, nón đã để đúng nơi quy đinh chưa?
 + Em có viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, tường không?
 + Em có vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi ra lớp không?
 + Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp?
=>KL: Để lớp học sạch, đẹp mỗi học sinh phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp.
 HĐ3. HS Biết cách sử dụng một số dụng cụ (đồ dùng) để làm vệ sinh lớp học.
GV giao nhiệm vụ: 
 Hãy trả lời các câu hỏi sau.
 - Những dụng cụ (đồ dùng) này dùng để làm gì?
 - Cách sử dụng chúng như thế nào?
 - Muốn sử dụng những đồ dùng đó phải như thế nào? Làm như vậy có tác dụng gì?
 => KL: Phải biết sử dụng dụng cụ (đồ dùng) hợp lí, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể 
 HĐ4. Củng cố – dặn dò: 
 - Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình
- Về học bài – thực hành theo đúng bài đã học.
- 2 HS trả lời.
 HS thảo luận nhóm 2.
 HĐ cả lớp
 Tr.1: Các bạn đang làm vệ sinh lớp học
 Tr.2: Các bạn đang trang trí lớp học – Dùng bút màu, giấy vẽ .
 HĐ cả lớp
- HS liên hệ nêu ý kiến
 HĐ nhóm 2
- Một số học sinh đại diện cho các nhóm lên trình bày trước lớp
- Phải biết sử dụng mỗi loại đồ dùng đúng cách; có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể.
sinh hoạt lớp
 Tuần 17
I . Ưu điểm: 
Duy trì mọi nề nếp
Ra vào lớp đúg giờ, xếp hàng vào lớp, ra về nghiêm túc
Đi học tương đối đều, nghỉ học đã có lí do.
Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
Trong các giờ học nghiêm túc, hiểu bài ngay tại lớp
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở đầy đủ
II. Nhược điểm:
Có một số em đi học muộn
Mặc đồng phục chưa đầy đủ
Còn quen sách, vỏ, đồ dùng học tập.
Có hiện tượng làm việc riêng, chưa chú ý vào bài.
III. Phương hướng:
Duy trì mọi nề nếp
Khắc phục những tồn tại trong tuần qua
Chú ý luyện đọc luyện viết ở nhà.
Tuyên dương: HAnh, Mai, Khoa, Khánh, Thuỳ, Thảo
Nhắc nhở: Nam, Sơn, Nga, Trung, Hậu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 1 Tuan 17.doc