Môn : ĐẠO ĐỨC
Bài: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T.1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của, vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.
2. Thái độ:
- Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra
3. Hành vi:
- Biết thực hành tiết kiệm tiền của
- Có ý thức tiết kiệm tiền của
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi các thông tin
- Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội
- Phiếu quan sát
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tuần : 7 Thứ hai ngày 17/10/2005 Môn : ĐẠO ĐỨC Bài: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T.1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của, vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được. - Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. 2. Thái độ: - Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra 3. Hành vi: - Biết thực hành tiết kiệm tiền của - Có ý thức tiết kiệm tiền của II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi các thông tin - Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội - Phiếu quan sát III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 5 1. Kiểm tra bài cũ: - Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì? - Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào? - Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học Tìm hiểu thông tin - GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi - Yêu cầu HS đọc các thông tin * Xem bức tranh vẽ - Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? - Theo em có phải do nghèo mà Nhật, Đức phải tiết kiệm không? - Họ tiết kiệm để làm gì? - Tiền của do đâu mà có? - GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Thế nào là tiết kiệm tiền của - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - GV lần lượt nêu từng ý kiến: * Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn * Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn * Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền một cách hợp lý, có hiệu quả * Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. - Yêu cầu HS giải thích - GV kết luận: Em có biết tiết kiệm? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân - GV lần lượt ghi lên bảng Nên làm Không nên làm - Tiêu tiền một cách hợp lý - Không mua sắm lung tung - Mua quà ăn vặt - Thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ, +Sử dụng tiền như thế nào là tiết kiệm? + Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm? + Sử dụng điện nước thế nào là tiết kiệm? Xử lý tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - GV nêu yêu cầu bài tập 3 - Giáo viên nhận xét : Tuyên dương nhóm đạt điểm tốt - 2 HS lên bảng trả lời - HS thảo luận cặp đôi. Lần lượt đọc cho nhau nghe các thông tin và xem tranh, trả lời câu hỏi - HS trả lời theo ý hiểu - Tiền của là do sức lao động của con người mới có. - 2 – 3 HS nhắc lại - HS chia nhóm, nhận các miếng bìa màu - HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu: màu đỏ: Đúng, màu xanh: Sai, màu vàng: phân vân. - HS giải thích về lý do lựa chọn của mình, cả lớp trao đổi, thảo luận - HS làm việc cá nhân, viết ra giấy các ý kiến. - Mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của? - HS trình bày ý kiến - HS làm việc nhóm, chọn cách giải quyết phù hợp - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm. 5 Củng cố, dặn dò: - Thế nào là tiết kiệm tiền của? - Về nhà, sưu tầm các truyện , tấm gương về tiết kiệm tiền của - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân - Hoàn thành phiếu quan sát: MÔN : TẬP ĐỌC BÀI : TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: 1. Đọc trơn tru toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm . 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài : tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS bài Chị em tôi, trả lời câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trung thu độc lập Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng đoạn. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS. - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - GV giải nghĩa thêm từ: + Vằng vặc : - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi : + Anh ciến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? + Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? + Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? + Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? + Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : - Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : + Nghỉ hơi đúng sau các cụm từ , đọc đúng giọng ở các câu hỏi, câu cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. - GV đọc diễn cảm đoạn 2. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. 2HS lên bảng đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Đoạn 1 : Năm dòng đầu + Đoạn 2 : Tiếp theo đến to lớn, vui tươi. + Đoạn 3 : Phần còn lại - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Theo dõi ghi nhớ. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - Cả lớp đọc thầm và trả lời : + Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. + Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập : trăng ngàn gió núi bao la ;.. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm + Dưới ánh trăng, dòng thác nước chảy xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn, ông khói nhà máy chi chích, + Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên. + HS xem tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây, phát biểu. + HS phát biểu. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn củabài theo sự hướng dẫn của GV. - Cả lớp theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 5 Củng cố, dặn dò: - Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn - Đọc trước vở kịch : Ở Vương quốc Tương Lai. - Nhận xét tiết học. MÔN : TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên. - Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, bảng, phấn. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Kiểm tra bài cũ: HS 1: Đặt tính rồi tính : 479892 - 214589 ; 78970 - 12978 HS 2: Tìm x biết: x – 147989 = 781450 ; 14578 + x = 78964 GV nhận xét cho điểm từng HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - GV viết lên bảng phép tính 2416 +5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. - GV yêu cầu HS làm phần b. Bài 2: - GV viết lên bảng phép tính 6839 + 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS thử lại phép trừ trên. - GV yêu cầu HS làm phần b. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách làm bài của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 : - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS trả lời. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5 : - Yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm, không đặt tính. - 2HS lên bảng làm , lớp làm bảng con - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - HS nhận xét bài làm của bạn. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - HS nhận xét bài làm của bạn. - Tìm x. - 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. x – 707 = 3535 x + 262 = 4848 x = 3535 + 707 x = 4848 - 262 x = 4242 x = 4586 - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn: 3143 – 2428 = 715 (m) 3 Củng cố, dặn dò: - Nêu cách thử lại phép cộng và phép trừ. - Nêu cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết. - Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ - Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 18/10/2005 MÔN : TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết được biểu thức có chứa hai chữ, giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học. - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: HS 1: Đặt tính và tính sau đó thử lại: 78901 + 9632 ; 63420 – 37089 HS 2: Tìm x : x +6008 = 97228 ; x – 3869 = 6404 GV nhận xét cho điểm từng HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ a) Biểu thức có chứa hai chữ - Yêu cầu HS đọc đề bài toán ví dụ. - Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con ca ... trắng ” và kết bài bằng chữ “xa” cần ngân dài và vuốt nhẹ dần, tạo cảm giác lắng đọng. + Cho HS hát đuổi Ôn tập bài BẠN ƠI LẮNG NGHE - Hướng dẫn HS hát thể hiện tính chất hồn nhiên, mạch lạc, âm thanh gọn, nẩy. Có thể hát với ba tốc độ: Lần 1: vừa phải Lần 2: chậm Lần 3: nhanh - Ôn tập cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La + GV đọc mẫu - Ôn bài tập tiết tấu - Ôn bài TĐN số 1 – Son La Son, tập hát lời + GV đọc nhạc và hát 1 –2 lượt - 3 HS lên bảng trả lời, lớp làm bảng con - HS hát với sắc thái tình cảm tha thiết, tốc độ vừa phải, đằm thắm như hướng dẫn của GV + HS hát cả lớp, nhóm, cá nhân + HS hát đuổi HS hát đúng sắc thái tình cảm để hòa giọng cả lớp với tiếng hát đẹp, gọn, nẩy, thể hiện tính chất vui tươi - Lần lượt hát 3 lần với tốc độ khác nhau - HS đọc theo bài tập cao độ trong SGK - Tập ghép lời ca + Đô Rê Mi thi hát Hát vang lên cho đều Cùng nhau ta hát lên cho đều - HS vỗ tay, gõ phách theo hình tiết tấu trong trang 9 SGK + Đặt lời để đọc theo tiết tấu, không yêu cầu có cao độ - HS đọc nhạc và hát cả lớp - HS đọc và vỗ tay đệm theo phách, đọc theo nhóm, đối đáp. 4 Củng cố, dặn dò - Hát và vận động phụ họa một trong hai bài hát đã ôn tập - Nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 21/10/2005 MÔN : TOÁN BÀI : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài mỗi em làm 1 dòng. Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống : GV nhận xét cho điểm từng HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu tích chất kết hợp của phép cộng - GV treo bảng phụ. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b +c) - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c)? - Ta có thể viết (GV ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c) - Yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK. Luyện tập Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng biểu thức: 4367 + 199 +501 yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS giải thích cách làm bài của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3 HS lên bảng làm - Đọc bảng số. - 3 em lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng. - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b + c). - HS đọc : (a + b) + c = a + (b + c) - HS đọc thành tiếng. - Tính bằng cách thuận tiện nhất. -1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501) = 4367 + 700 = 5067 - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. a) a + 0 = 0 + a = a b) 5 + a = a + 5 c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30 - HS giải thích cách làm theo yêu cầu của GV. 4 Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất kết hợp của phép cộng. - Về nhà luyện tập thêm về tính chất kết hợp của phép cộng. - Chuẩn bị bài: Luyện tập - Nhận xét tiết học. Môn : Tập làm văn BÀI : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN. I. MỤC TIÊU : Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước. Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian. Dùng từ ngữ hay giàu hình ảnh để diễn đạt. Biết nhận xét đánh giá bài văn của các bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Bảng lớp viết sẵn đề bài, ba câu hỏi gợi ý. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm bài tập: - Gọi HS đọc đề bài. - GV dđọc lại đề bài, phân tích đề bài, - Yêu cầu HS đọc gợi ý. 1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? 2. Em thực hiện điều ước như thế nào? 3. Em nghĩ gì khi thức giấc? -Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. - Tổ chức cho HS thi kể. - Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sữa lỗi câu, từ cho HS. - Nhận xét chho điểm HS. - 2 HS đọc thành tiếng. -Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - Nối tiếp nhau trả lời. - HS viết ý chính ra vở nháp sau đó kể lại cho bạn nghe. HS nghe phải nhận xét góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn. - HS thi kể truớc lớp. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. 3 Củng cố, dặên dò : - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay lời kể hấp dẫn, sinh động. - Về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe. MÔN : KHOA HỌC BÀI : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và tác hại của các bệnh này. Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và vận động mọi người cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh họa trong SGK trang 30, 31 (phóng to nếu có điều kiện).\ Chuẩn bị 5 tờ giấy A3. HS chuẩn bị bút màu. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 1. Kiểm tra bài cũ: + Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 14. 1.Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì. 2.Em hãy nêu các cách đề phòng tránh béo phì. 3.Em đã làm gì để phòng tránh béo phì. + Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hóa * 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi - GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng.Hỏi đáp + Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả lị. + Nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hóa - Thảo luận cặp đôi. Mẫu: HS 1: Cậu đã bị tiêu chảy bao giờ chưa? HS 2: Mình bị rồi. - . + Hỏi: 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào? 2) Khi bị mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì? - GV kết luận: + Trả lời: 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hóa làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần đi khám bác sĩ khám và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. - Lắng nghe, ghi nhớ. 3 Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. + Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 30, 31 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1) Các bạn trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì? 2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa. 3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa? 4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa? + Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. + Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết + Hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? - Kết luận: - Tiến hành thảo luận nhóm. + Đại diện 1 nhóm thảo luận nhanh nhất trình bày. + HS dưới lớp nhận xét, bổ sung + 1 HS đọc mục trang 30, 1 HS đọc mục trang 31. + Trả lời: Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi đậu vào thức ăn. 4 Người họa sĩ tí hon - GV cho các nhóm vẽ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bênh lây qua đường tiêu hóa theo định hướng. + Chia nhóm HS. + Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát - Tiến hành hoạt động trong nhóm. + Chọn nội dung và vẽ tranh + Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. 5 Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 SGK - Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
Tài liệu đính kèm: