Giáo án bồi dưỡng Tiếng Việt 5

Giáo án bồi dưỡng Tiếng Việt 5

I/. MỤC TIÊU :

* Giúp HS :

- Nắm vững cách viết ng/ngh, g/ gh, c/ k.

- Nắm được cấu tạo của vần và quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa iê/ia.

- Cảm thụ văn học thông qua các bài tập cụ thể.

II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

- Tiếng Việt nâng cao 5.

- Đề thi HS giỏi bậc tiểu học môn TV.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 72 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 1391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Tiếng Việt 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Bài 1
 Ôn tập về quy tắc viết ng/ngh, g/gh, c/k. 
Cấu tạo vần, quy tắc đánh dấu thanh
Luyện tập về cảm thụ văn học
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
- Nắm vững cách viết ng/ngh, g/ gh, c/ k.
- Nắm được cấu tạo của vần và quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa iê/ia.
- Cảm thụ văn học thông qua các bài tập cụ thể.
Ii/. đồ dùng dạy học :
- Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.
- Tiếng Việt nâng cao 5.
- Đề thi HS giỏi bậc tiểu học môn TV.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu cả tiết học.
- Lắng nghe.
2. Dạy học bài mới :
Bài 1, 2, 3 – tr. 9; 10 :
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 1 : đáng ghét, gầy, nghêu ngao, gây, ngõ, ghé, nghiêng ngả, nghịch, ngại.
Bài 2 : cần cẩu, có cái cổ cao tít, máy kéo, cẩu coi như cái kẹo, cả con tàu, cần.
 Bài 3 : kín đáo, kì diệu, cần cẩu, cáu giận/ ngấp nghé, ngập ngừng, gấp rút, ghi nhớ.
Bài 1, 2 trang 10 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài, chốt kế quả đúng.
Bài 1, 2, 3 trang 11 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài, chốt kế quả đúng.
Bài 1 :
Tiếng
Vần
Tiếng
Vần
Tiếng
Vần
Tiếng
Vần
Chờ
ơ
Hoàng
oang
Hôn
ôn
đến
ên
Rắc
ăc
Bỗu
âu
Trời
ơi
sao
Ao
Bài 2 :
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Chờ
ờ
Hoàng
o
à
ng
Hôn
ô
n
Đến
ế
n
Rắc
ắ
c
Bỗu
ầ
u
Trời
ờ
i
Sao
a
o
Bài 3 : 
 + Hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh cho các tiếng : hoàng, đến, rắc, bầu, trời.
 + Dờu thanh được đặt ở trên hoặc dưới âm chính của vần.
Bài 1, 2, 3 tuần 4, trang 11 :
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 1 :
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
nhiều
iê
u
chiếc
iê
c
nghía
Ia
miệng
iê
ng
tiếng
iê
ng
biệt
iê
t
Bài 2, bài 3 : xem đáp án trang 37 TV nâng cao 5.
* Luyện tập về cảm thụ văn học :
Câu 5, Đề 1 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc đoạn văn cảm thụ của mình.
- 3 HS đọc, lớp nhận xét.
- Nhận xét, chốt :
Nêu được những điều đẹp đẽ về người dân miền Nam trong k/c chống Mĩ qua hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ :
 + Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống.
+ Các câu : Rễ dừa bám sâu vào lòng đất – Như dân làng bám chặt quê hương ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương miền Nam.
3. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS về làm bài tập 1, 2, 3 trang 51, 52.
- Đề 1, 2 trang 134 ; đề 1 trang 135
- Bài tập cảm thụ văn học : Câu 5, đề 2.
Thứ 5 ngày 24 tháng 9 năm 2009
Bài 2
Luyện tập về từ đồng nghĩa. 
i/. mục tiêu :
Giúp HS :
- Nắm vững khái niệm về từ đồng nghĩa và vận dụng vào làm một số bài tập về từ đồng nghĩa.
- Cảm thụ văn học thông qua các bài tập cụ thể.
Ii/. đồ dùng dạy học :
- Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.
- Tiếng Việt nâng cao 5.
- Đề thi HS giỏi bậc tiểu học môn TV.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu cả tiết học.
- Lắng nghe.
2. Dạy học bài mới :
2.1. Kiến thức cần ghi nhớ.
- Hỏi : Như thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
- HS nêu : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD : Ba, tía, thầy,... hoặc xanh lơ, xanh biếc, ...
+ Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho ví dụ.
+ HS nêu :
Từ đồng nghĩa hoàn toàn là từ có nghĩa giống hệt nhau. VD : Hổ, cọp, hùm...
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là từ có nghĩa gần giống nhau. VD : Trăng trắng, trắng xoá, trắng ngần, ...
2.2. Trắc nghiệm ( Sử dụng VBT trắc nghiệm )
Bài 1 - tr. 6 :
- Tổ chức cho HS làm miệng
+ Đáp án : khoanh vào a, b, c.
Bài 2 - tr. 6 :
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS tự làm bài, nêu miệng kết quả bài làm của mình.
+ Đáp án : 
a) Mẹ : má, u, bầm, mạ...
b) Bố : phụ thân, ba, tía...
c) Học : học tập, học hành, học hỏi,...
d) To : lớn, vĩ đại, to đùng, to tướng,...
Bài 1 - tr. 8 :
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm bàn.
- HS thảo luận nhóm bàn để làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Đáp án :
1, trăng trắng, trắng trẻo/ trắng tinh, trắng xoá.
2, xanh xanh, xanh xao/ xanh biếc, xanh lè.
Bài 2, 3, 4 - tr.8: 
- Cho HS làm miệng.
+ Đáp án :
Bài 2 : d; Bài 3 : c; Bài 4 : oi bức.
2.3. Tự luận ( Sử dụng Tiếng Việt nâng cao 5 )
* Luyện từ và câu :
Bài 1 - tr. 51 :
- Cho HS làm và nêu miệng kết quả.
+ Đáp án : Tổ quốc, giang sơn, đất nước, sơn hà, non sông.
Bài 2 - tr. 8 :
- Cho Hs làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Đáp án : Xem trang 105.
Bài 3 - tr. 51 :
- Cho Hs thảo luận theo nhóm bàn.
- HS thảo luận nhóm để làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả
- HS nêu, nhận xét.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Đáp án : Xem trang 105.
Bài 1 - tr. 52 :
- Cho HS tự làm và chữa bài.
+ Đáp án :
a) bé bỏng b) bé con 
c) nhỏ nhắn d) nhỏ con.
+ Đây là các từ đồng nghĩa như thế nào?
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Bài 2 - tr.52 :
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm bàn để làm bài.
- HS làm bài theo nhóm và trình bày miệng kết quả.
- Nhận xét, chốt kiến thức.
+ Vì sao các từ đeo, cõng, vác, ôm lại không thể thay thế cho từ địu ?
+ Các từ đeo, cõng, vác, ôm lại không thể thay thế cho từ địu vì từ địu có sắc thái nghĩa riêng mà các từ kia không có ( đèo trẻ sau lưng bằng cái địu ). Đây là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn nên khi sử dụng cần phải chú ý.
Bài 3 - tr. 52 :
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 6
- HS thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút, ghi kết quả vào bảng phụ.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- HS dán bảng, trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng. Nhóm nào tìm được nhiều từ đúng hơn nhóm đó sẽ thắng.
+ Đây là những từ đồng nghĩa như thế nào?
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Bài tập thêm :
Câu 5, Đề 3 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc đoạn văn cảm thụ của mình.
- 3 HS đọc, lớp nhận xét.
- Nhận xét, chốt :
Nêu được rõ ý : Kết quả học tập chăm chỉ của ngày hôm qua (điểm giỏi hay lời khen của thầy cô) được thể hiện rõ trên trang vở hồnh đẹp đẽ của tuổi thơ ; nó sẽ được lưu giữ lại mãi mãi cùng với thời gian. Vì vậy có thể nói ngày hôm qua sẽ không bao giờ bị mất đi.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS về làm bài tập : Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) tả một cảnh quê hương em yêu thích trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.
- HS khá giỏi : Câu 5, đề 4.
Thứ năm ngày 01 tháng 10 năm 2009
Bài 3 
 Luyện tập tả cảnh
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
- Nắm vững như thế nào là thể loại văn tả cảnh, biết cách viết đoạn văn trong văn tả cảnh hay và sinh động
- Cảm thụ văn học thông qua các bài tập cụ thể.
Ii/. đồ dùng dạy học :
- Tiếng Việt nâng cao 5.
- Đề thi HS giỏi bậc tiểu học môn TV.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu cả tiết học.
- Lắng nghe.
2. Dạy học bài mới :
Đề 1 - tr. 133:
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- HS đọc, thảo luận theo nhóm bàn để làm bài.
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả bài làm của mình.
- HS trình bày, nhận xét.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Đáp án : Xem trang 173.
Đề 2 - tr. 134 :
- Gọi HS đọc nộidung và yêu cầu của bài tập
- HS đọc.
+ Bài văn trên tả gì ?
+ Đêm tháng sáu.
+ Bài văn gồm mấy đoạn ? Nội dung mỗi đoạn là gì ?
+ Bài văn gồm có 3 đoạn (xem thêm trang 173)
Đề 1 - tr. 135 :
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân.
+ Bài văn trên tả gì ? Vì sao em biết ?
+ Bài văn tả cảnh nắng lên. Tên bài và nội dung cho ta biết điều đó.
+ Những chi tiết nào trong bài miêu tả sự xuất hiện của ánh nắng ?
+ Những chi tiết trong bài miêu tả sự xuất hiện của ánh nắng :
- Một vài tia nắng xuyên qua bụi cây, rọi trúng mắt anh.
- Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình.
+ Nắng lên làm cho mọi vật biến đổi như thế nào ?
+ Nắng lên làm cho mọi vật biến đổi :
- Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay bị cuốn phăng đi.
- Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choán ngợp hết cả.
- Nổi lên trên nền trời xanh thẳm là ngồn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng.
- Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng, xả hơi ngùn ngụt.
+ Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao ?
+ HS nêu miệng.
Đề 3 - tr. 136 :
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- HS dựa vào các ý đã cho sẵn để lập 2 dàn ý :
+ Dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng  trên cánh đồng.
+ Dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng ... trong công viên.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Bài tập thêm :
Câu 5, đề 5 :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc đoạn văn cảm thụ của mình.
- 3 HS đọc, lớp nhận xét.
- Nhận xét, chốt :
+ Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi đầy sức sống. Vì vậy nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi các con không lớn.
+ Nước sông đầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình yêu thương, luôn sẵn sàng sẻ chia (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho tất cả mọi người.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS về làm đề 2 - tr. 135; 136 và viết một đoạn văn ngắn tả buổi sáng trên cánh đồng .
Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2009
Bài 4
 Cấu tạo vần, quy tắc đánh dấu thanh 
Mở rộng vốn từ : Tổ quốc, luyện tập về từ đồng nghĩa
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
- Nắm vững về cấu tạo vần, quy tắc đánh dấu thanh.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện từ đồng nghĩa, vận dụng từ đồng nghĩa và ...  bài, 1 em viết đoạn văn vào bảng phụ.
- Yêu cầu HS dán bài đọc đoạn văn của mình.
- HS dán bài đọc đoạn văn của mình. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét, góp ý về cách dùng từ, diễn đạt.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình. Lớp nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm bài viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố – Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà làm bài 1, 2, 3 trang 97, 98 tiết 1 Tuần 31.
Thứ ngày tháng 5 năm 2010
Bài 32
 Luyện viết
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
- Luyện chữ viết và làm các bài tập chính tả để nắm vững hơn cách viết hoa các danh hiệu, huân chương, giải thưởng.
- Làm một số bài tập phân biệt các phụ âm ch/tr, d/r/gi, x/s
Ii/. đồ dùng dạy học : Tiếng Việt nâg cao 5.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- HS kiểm tra chéo bài của nhau trong nhóm đôi.
2. Dạy học bài mới :
2.1. Luyện viết :
- GV đọc bài chính tả học sinh sẽ luyện viết.
- HS lắng nghe, tìm tiếng, từ dễ viết sai.
- Cho HS luyện viết từ khó.
- HS luyện viết : trằn trọc, vì sao, tưới rau, chẻ củi,
- Yêu cầu HS luyện viết 3 khổ thơ đầu bài Mẹ vắng nhà ngày bão, GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- HS luyện viết vào vở.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ hướng dẫn thêm cho HS viết chưa đúng, chưa đẹp.
- Thu một số bài chấm và nhận xét về chữ viết của học sinh.
- HS chú ý rút kinh nghiệm.
2.2. Luyện tập :
Bài 1, 150 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Kết quả :
Huân chương/ Sao vàng.
Huân chương/ Độc lập.
Anh hùng/ Lực lượng vũ trang nhân dân.
Giải thưởng/ Tiếng hát truyền hình toàn quốc 2005.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viêt hoa các danh hiệu, huân chương, giải thưởng.
- 1 HS nhắc lại.
Bài 2, 150 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Kết quả :
Huân chương Kháng chiến.
Huân chương Lao động.
Nhà giáo Nhân dân.
Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Nghệ sĩ Ưu tú.
Anh hùng Lao động.
Giải thưởng Nhà nước.
Giải nhất Cuộc thi Ô - lim – píc Tiếng Nga 2004.
Bài 3 :
Điền vào chỗ trống :
- HS làm bài, kết quả đúng là :
a) ch hay tr : a ngô, a mẹ, ung quanh, tập ung, viết ữ, dự ữ.
a) ch hay tr : tra ngô, cha mẹ, chung quanh, tập trung, viết chữ, dự trữ.
b) d/ r/ gi : ung ung,  ung cây, ận dữ, con  ận, êm ịu, làm áng, ặt ũ.
b) d/ r/ gi : ung dung, rung cây, giận dữ, con rận, êm dịu, làm dáng, giặt giũ.
c) s hay x : ao nhãng, ao thuốc, ung phong, quả ung, inh đẹp, inh đẻ, iêm áo.
c) s hay x : xao nhãng, sao thuốc, xung phong, quả sung, xinh đẹp, sinh đẻ, xiêm áo.
3. Củng cố – Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS về làm bài Ôn tập về dấu câu, tiết 2 trang 94.
Thứ ngày tháng 5 năm 2010
Bài 33
 Ôn tập về tả con vật
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
 - Ôn tập để nắm vững thể loại văn tả con vật và vận dụng vào miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
Ii/. đồ dùng dạy học : Tiếng Việt nâng cao 5.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- HS kiểm tra chéo bài của nhau.
2. Dạy học bài mới :
Đề 1, trang 168:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS thảo luận nhóm bàn để làm bài.
- HS thảo luận nhóm bàn 2’ để làm bài.
- Gọi HS trình bày miệng kết quả.
- HS trình bày, nhận xét lẫn nhau.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Kết quả :
+ Đặt một tên gọi thích hợp cho bài văn.
+ Đàn bò ăn cỏ.
+ Bài văn tả hình dáng hay hoạt động của đàn bò ?
+ Bài văn tả hoạt động của đàn bò.
+ Cách miêu tả của tác giả có gì hay ?
+ Tác giả gọi tên từng con vật như gọi tên những người người yêu thương (mẹ con chị Vàng, con Nâu, con Ba Bớp, cu Tũn)
Tác giả quan sát tinh tế để vẽ lại sinh động hình ảnh đàn bò háo hức ăn cỏ : trào lên, phàm ăn tục uống, thúc mõm xuống, ủi đất lên, trào bọt mép, nom ngon lành, màu sắc đàn bò phủ vàng cả sườn đồi
Cách dùng từ nhân hoá để thể hiện tính nết của từng con vật khiến cho những con vật trở nên gần gũi như những con người: Ba Bớp phàm ăn, tục uống. Cu Tũn dở hơi chốc chốc chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ, chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó.
Đề 2, trang 169 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS nêu đề bài mà em lựa chọn.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu.
- Cho HS làm bài cá nhân. Yêu cầu HS lập dàn ý sơ lược trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc dàn ý sơ lược.
- 3 HS đọc.
- Nhận xét dàn ý của bạn.
- Gọi HS trình bày bài văn của mình.
- 3 HS trình bày, lớp nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm bài viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà ôn lại thể loại văn tả con vật. Làm bài tập1, 2, 3 trang 98 tiết 2.
Thứ ngày tháng 4 năm 2009
Bài 34
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy, dấu hai chấm) 
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
 - Ôn tập để nắm vững cách sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm phù hợp trong lời nói, câu văn và vận dụng để làm bài tập.
Ii/. đồ dùng dạy học : Tiếng Việt nâng cao 5.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- HS kiểm tra chéo bài của nhau trong nhóm bàn.
2. Dạy học bài mới :
Bài 1, trang 99 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Dùng dấu phẩy bởi vì để ngăn cách hai vế trong câu ghép.
Bài 2, trang 99 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Dùng dấu hai chấm vì báo hiệu phần tiếp theo là phần giải thích hoặc liệt kê.
Bài 3, trang 99 :
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét câu HS đặt xem sử dụng dấu phẩy như vậy đã phù hợp chưa.
Bài 1, trang 99 – tiêt 2 :
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
 + Bài tập yêu cầu làm gì ?
 + Bài tập yêu cầu điền vào chỗ trống dấu câu thích hợp, giải thích vì sao em lại chọn dấu câu ấy.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm bàn để thực hiện yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm bàn khoảng 3 phút.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Kết quả :
a) Bà chủ vui vẻ ra đón khách :
- Thưa bác, mời bác vào nhà chơi !
b) Mọi người đứng dậy reo mừng : Bác Hồ đã đến !
c) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
d) Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, xanh biếc,
Bài 3, trang 100 – tuần 32 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, góp ý về cách dùng từ, đặt câu.
Bài 2, trang 100 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Kết quả :
a) trẻ em. b) trẻ măng. 
c) trẻ con. d) trẻ trung.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm và tác dụng của dấu phẩy.
- 2 HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS về ôn bài và làm bài 1, trang 100 ; bài 3, trang 101 ; bài 1, 2, 3 trang 101 – tiết 2.
Thứ ngày tháng 5 năm 2009
Bài 35
 Luyện viết
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
- Luyện chữ viết và làm các bài tập chính tả để nắm vững hơn cách viết hoa các danh hiệu, huân chương, giải thưởng.
- Làm một số bài tập phân biệt các phụ âm dấu hỏi – dấu ngã.
Ii/. đồ dùng dạy học : Tiếng Việt nâng cao 5.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- HS kiểm tra chéo bài của nhau trong nhóm đôi.
2. Dạy học bài mới :
2.1. Luyện viết :
- GV đọc bài Sang năm con lên bảy.
- HS lắng nghe, tìm tiếng, từ dễ viết sai.
- Cho HS luyện viết từ khó.
- HS luyện viết : chạy nhảy, gió, chỉ còn,
- Yêu cầu HS luyện viết, GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- HS luyện viết vào vở.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ hướng dẫn thêm cho HS viết chưa đúng, chưa đẹp.
- Thu một số bài chấm và nhận xét về chữ viết của học sinh.
- HS chú ý rút kinh nghiệm.
2.2. Luyện tập :
Bài 1 :
Điền vào chỗ chấm : Dấu hỏi/ dấu ngã.
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên chữa bài trên bảng.
Tre em, nho nhẹ, thoang thoang, co cây, lần lưa, bưa cơm, mơ màng, tuôi tác, hộp sưa, sưa điện, bao ban, gió bao
Trẻ em, nhỏ nhẹ, thoang thoảng, cỏ cây, lần lữa, bữa cơm, mỡ màng, tuổi tác, hộp sữa, sửa điện, bảo ban, gió bão.
Bài 2 (bài 1, 2, 3 tuần 29):
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Huy hiệu Măng non
Huy chương Kháng chiến
Giải thưởng Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập
Huy chương Anh hùng lao động.
Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.
Huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Yêu cầu Hs nhắc lại cách viết hoa tên các danh hiệu, huy chương, huân chương, giải thưởng.
- HS nêu : Viết hoa chữ cái đấu mỗi bọ phận tạo thành tên các danh hiệu, huy chương, huân chương, giải thưởng.
Thứ ngày tháng 5 năm 2009
Bài 36
 Luyện viết văn miêu tả
i/. mục tiêu :
* Giúp HS :
- Luyện tập để năm vững cấu tạo của bài văn tả cảnh – tả người, vận dùng vào làm một số bài tập lập dàn ý, viết đoạn văn tả cảnh, tả người.
Ii/. đồ dùng dạy học : Tiếng Việt nâng cao 5.
Iii/. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- HS kiểm tra chéo bài của nhau trong nhóm đôi.
2. Dạy học bài mới :
2.1. Ôn tập kiến thức về văn tả cảnh, tả người.
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh, cấu tạo của bài văn tả người.
- 2HS nêu, lớp nhận xét.
- Nhận xét, bổ sung.
2.2. Luyện tập :
Bài 1 :

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an boi duong Tieng Viet 5.doc