I-Yêu cầu:
- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng; từ và câu ứng dụng.Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề : Ao, hồ, giếng.
- Rèn đọc và viết đúng cho hs .Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề trên.
- HS yªu thÝch häc TiÕng ViÖt.
II-Chuẩn bị: GV : lưỡi xẻng, tranh trống chiêng, chủ đề : Ao, hồ, giếng.
HS : SGK, bảng con, bộ thực hành tiếng việt.,Vở TV 1/ Tập 1, bút chì
III.Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 14 Ngày soạn: 3/12/2009 Thứ hai Ngày giảng: 7/12/2009 Tiết 1 : Chào cờ --------------------bad------------------- Học vần: BÀI 55: ENG, IÊNG (2 Tiết) I-Yêu cầu: - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng; từ và câu ứng dụng.Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề : Ao, hồ, giếng. - Rèn đọc và viết đúng cho hs .Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề trên. - HS yªu thÝch häc TiÕng ViÖt. II-Chuẩn bị: GV : lưỡi xẻng, tranh trống chiêng, chủ đề : Ao, hồ, giếng... HS : SGK, bảng con, bộ thực hành tiếng việt.,Vở TV 1/ Tập 1, bút chì III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: vần ung – ưng Học sinh đọc bài sách giáo khoa Cho hs viết bảng con: củ gừng Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: Giới thiệu: Học tiếp 2 vần nữa cũng có kết thúc bằng ng đó là vần: eng – iêng Dạy vần: eng: Nhận diện vần Giáo viên viết chữ eng Vần eng được tạo nên từ âm nào? So sánh vần eng với ung HD ghép: eng ở bộ đồ dùng Phát âm và đánh vần Giáo viên đánh vần: e – ngờ – eng Giáo viên đọc trơn eng Yêu cầu hs ghép tiếng xẻng Phân tích tiếng xẻng Giáo viên đánh vần: xờ–eng–xeng–hỏi–xẻng Cho hs đánh vần và đọc Gv cho hs qs tranh lưỡi xẻng và hỏi: Đây là gì? Giáo viên ghi bảng: lưỡi xẻng (giảng từ) Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh Gv viết mẫu: ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối) eng lưỡi xẻng iêng ( quy trình tương tự eng ) So sánh iêng và eng Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét Gv viết mẫu: ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối) iêng trống chiêng Giáo viên sửa sai cho học sinh Đọc từ ngữ ứng dụng Giáo viên viết các từ ngữ cái kẻng củ riềng xà beng bay liệng Giải thích từ: Cái kẻng: một dụng cụ khi gõ phát ra tiếng kêu để báo hiệu. Xà beng: vật dùng để lăn, bẩy các vật nặng. Củ riềng: loại cây cùng họ với gừng, thân ngầm hình củ, vị cay và thơm. Bay liệng: bay lượn và chao nghiêng trên không. Đọc lại toàn bài ở bảng lớp Nhận xét Giáo viên nhận xét tiết học Hát múa chuyển tiết 2 Tiết 2 Giới thiệu: Chúng ta học tiết 2 Luyện đọc Giáo viên cho học sinh đọc bài tiết 1 Giáo viên chỉnh sữa phát âm cho học sinh Giáo viên treo tranh sách giáo khoa trang 113 Tranh vẽ gì? Cho học sinh đọc câu ứng dụng Giáo viên ghi câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Cho hs đọc tìm tiếng có vần eng - iêng Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Luyện viết Nhắc lại tư thế ngồi viết Gv hdẫn viết eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng Nhận xét Luyện nói Gv treo tranh trong sách giáo khoa trang 113 Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? à Giáo viên ghi bảng: ao , hồ , giếng Tranh vẽ gì? Em hãy chỉ đâu là cái giếng ? Những tranh này đều nói về cái gì ? Nơi em ở có ao, hồ, giếng không? ao hồ, giếng có gì giống và khác nhau Nơi em ở thường lấy nước ăn ở đâu ? Theo em lấy nước ăn ở đâu thì vệ sinh? Để giữ vệ sinh nước ăn, em và các bạn làm gì ? Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu? Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những ích lợi gì? Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh? Củng cố: Tìm tiếng có vần eng, iêng. Nhận xét 5. Nhận xét - Dặn dò: Về nhà đọc lại bài, tìm chữ vừa học ở sách, báo Xem trước bài : 56 uông - ương. Hát 2 Học sinh đọc Học sinh viết bảng con Cả lớp đọc: eng – iêng - H: âm e trước, âm ng đứng sau Giống nhau là đều có âm ng Khác nhau eng có âm e đứng trước, ung có âm u đứng trước Học sinh thực hiện Học sinh đánh vần Học sinh đọc trơn Thêm âm x vào trước vần eng và dấu hỏi - Hs phân tích Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp Hs quan sát và nêu: lưỡi xẻng - Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp e – ngờ – eng xờ–eng–xeng–hỏi–xẻng. lưỡi xẻng H viết theo hướng dẫn vào bảng con Giống nhau: đều có âm ng Khác nhau iêng có âm iê đứng trước, vần eng âm e đứng trước. Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp iê–ngờ–iêng chờ–iêng–chiêng trống chiêng H viết theo hướng dẫn vào bảng con Học sinh luyện đọc cá nhân, cả lớp tìm tiếng có vần vừa học Học sinh luyện đọc cá nhân Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp H quan sát, nêu H luyện đọc câu ứng dụng Hs tìm và đọc phân tích tiếng: Học sinh nêu Học sinh viết vở Học sinh nêu: ao , hồ , giếng Hs trả lời Học sinh tìm, nhận xét Học sinh thực hiện tốt ở nhà. --------------------bad------------------- Toán: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I-Yêu cầu: - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. - Bài tập 1, 2, 3(cột1), 4 ( viết 1 phép tính ) - Giáo dục học sinh làm bài cần tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. II-Chuẩn bị: GV:mẫu các con vật, bộng hoa (hình tam giác, hình vuông, hình tròn) có số lượng là 8. HS :SGK, vở Toán, Bảng con, bút.. III-Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ : - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con 1 + 2+5= 3 + 2 + 2 = GV 2 HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8. - GV nhận xét ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài:Phép trừ trong phạm vi 8 Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 8. Hướng đẫn HS học phép trừ: 8 - 1 = 7. -Hướng dẫn HS quan sát và tự nêu bài toán Gọi HS trả lời: GV vừa chỉ vào hình vẽ vừa nêu: 8 bớt 1 còn mấy? Vậy 8 trừ 1 bằng mấy? -Ta viết 8 trừ 1 bằng 7 như sau: 8 - 1 = 7 Giới thiệu phép trừ: 8 - 7 = 1 tương tự như đối với 8 - 1 = 7. * Tương tự GV hình thành bảng trừ: 8 – 1 = 7 8 – 7 = 1 8 – 2 = 6 8 – 6 = 2 8 – 3 = 5 8 – 5 = 3 8 – 4 = 4 . GV hướng dẫn HS học thuộc lòng các công thức trên. Chơi giữa tiết Thực hành – luyện tập: Bài 1: Cả lớp làm vào bảng con Hướng dẫn HS đọc yêu cầu bài 1: Lưu ý cho HS đặt các số thẳng cột GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS. Nhận xét Bài 2: Làm phiếu học tập. Khi chữa bài, GV có thể cho HS quan sát các phép tính ở môt cột để củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS Bài tập 3 (cột 1) Hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm GV chấm điểm, nhận xét bài HS làm. Bài tập 4. GV yêu cầu HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu được nhiều phép tính ứng với bài toán vừa nêu . Hướng dẫn HS làm vào vở. GV chấm điểm nhận xét. Củng cố -Vừa học bài gì? Nhận xét - dặn dò: H thuộc bảng trừ, bảng cộng trừ trong phạm vi 8 Chuẩn bị bài luyện tập, xem trước các dạng bài HS hát Hs làm bài 1 + 2 + 5= 8 3 + 2 + 2 = 7 Hs đọc Hs đọc - Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán: “Có 8 ngôi sao bớt 1. ngôi sao Hỏi còn lại mấy ngôi sao - HS trả lời: “ Có 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn lại 7 ngôi sao”. - 8 bớt 1 còn 7. -HS đọc :“Tám trừ một bằng bảy” -HS đọc (cn- đt). (nt) HS đọc thuộc các phép tính trên bảng.(cn- đt): - Tính 1HS làm bài trên bảng cả lớp làm vào bảng con: _8 8 _8 _ 8 _ 8 _ 8 _ 8 1 2 3 4 5 6 7 7 6 5 4 3 2 1 HS đọc yêu cầu bài 2: “ Tính”. HS làm phiếu học tập, 1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 4 + 4 = 8 8 – 1 = 7 8 – 2 = 6 8 - 4 = 4 8 – 7 = 1 8 – 6 = 2 8 - 8 = 0 Nêu yêu cầu: tính. Thảo luận, viết kết quả 8 – 4 = 4 8 – 2 – 2 = 4 8 – 1 – 3 = 4 1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “ Viết phép tính thích hợp”. HS quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính, 8 – 4 = 4 - Phép trừ trong phạm vi 8 Lắng nghe. Học sinh thực hiện tốt ở nhà. --------------------bad------------------- Đạo đức: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ ((T1) .I-Yêu cầu: - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ. - Biết được lợi ích đi học đều và đúng giờ. - Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều đúng giờ. - Thực hiện hàng ngày đi học đều và đúng giờ. II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài. HS: VBT Đạo đức III-Các hoạt động dạy - học : A.Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’) - Yêu cầu cả lớp chào cờ theo hiệu lệnh. - Lá cờ của nước mình có đặc điểm gì? B.Dạy bài mới : 1.Hoạt động1: Quan sát tranh bài 1, thảo luận:7’-8’ - GV giới thiệu tranh. - Đoán xem truyện gì? - Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn? Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ? - Em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao? Hs thực hiện yêu cầu của gv . Quan sát tranh. Thảo luận nhóm cặp. Trình bày. HS khác nhận xét. * GV kết luận: Thỏ la cà nên đi học muộn. -Rùa chậm chạp nhưng cố gắng đi học đúng giờ. 2. Hoạt động 2 : HS đóng vai theo tình huống BT2 ( 8’- 10’) - Chia nhóm: giao nhiệm vụ: - Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn? Tại sao? Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. HS trình bày. 3.Hoạt đông 3: Liên hệ( 7’- 8’) - Bạn nào luôn đi học đúng giờ? - Kể tên những việc cần làm để đi học đúng giờ ? * Kết luận: Đi học đúng giờ là quyền lợi của trẻ em, đi học đúng giờ là thực hiện tốt quyền đó. 3. Hoạt động 4:Củng cố : ( 1’ – 3’) - Cả lớp hát bài: Tới lớp, tới trường. - Nhận xét giờ học. Làm việc cá nhân. Trình bày, cả lớp bổ sung. Lắng nghe. Học sinh thực hiện tốt ở nhà. --------------------bad---------------------------------------bad------------------ Ngày soạn: 4/12/2009 Thứ ba Ngày giảng: 8/12/2009 Mĩ thuật: VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG Đ/ C Vi soạn và giảng --------------------bad------------------- Học vần: BÀI 56: UÔNG, ƯƠNG ( 2 Tiết) I-Yêu cầu: - Đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường; từ và câu ứng dụng.Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường. Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề : Đồng ruông. - Rèn đọc và viết đúng cho hs. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề trên. - HS yªu thÝch häc TiÕng ViÖt. II-Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ: cái võng, dòng sông và chủ đề : Đá bóng. HS : SGK, Bảng cài , bộ chữ học vần, bảng con, Tập 1, bút chì III.Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: vần eng, iêng Học sinh đọc bài sách giáo khoa Cho hs viết bảng con: , củ riềng Nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu:học tiếp 2 vần nữa cũng có kết thúc bằng ng đó là vần: uông - ương Dạy vần: uông: Nhận diện vần Giáo viên viết chữ uông Vần uông đư ... trước bài 59: Ôn tập Hát 1-2 Học sinh đọc Học sinh viết bảng con Cả lớp đọc: inh - ênh Học sinh: Được ghép âm i trước âm nh sau Giống nhau là đều có âm nh Khác nhau inh có âm i trước, anh có âm a đứng trước Học sinh thực hiện Học sinh đánh vần Học sinh đọc trơn Hs thực hiện Hs phân tích Hs đọc Tờ – inh – tinh – sắc – tính Hs quan sát và nêu: máy vi tính Hs phân tích tiếng và đọc Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp i – nhờ – inh Tờ – inh – tinh – sắc – tính. máy vi tính Giống nhau: đều có âm nh Khác nhau ênh có âm ê đứng trước, vần inh âm I đứng trước. Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp ê – nhờ – ênh ca – ênh – kênh dòng kênh Học sinh viết theo hướng dẫn vào bảng con 1-2 HS đọc Học sinh luyện đọc cá nhân Học sinh quan sát Học sinh nêu Hs luyện đọc câu ứng dụng Cái gì cao lớn lênh khênh Hs tìm và đọc phân tích tiếng: Học sinh nêu Học sinh viết vở Học sinh nêu: máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính Hs trả lời Học sinh tìm, nhận xét Học sinh đọc Học sinh thực hiện tốt ở nhà. --------------------bad----------------- Âm nhạc: ÔN TẬP BÀI HÁT : SẮP ĐẾN TẾT RỒI Đ/C Liên soạn và giảng --------------------bad---------------------------------------bad------------------- Ngày soạn: 8/12/2009 Thứ sáu Ngày giảng: 11/12/2009 Học vần: BÀI 59: ÔN TẬP (2 Tiết) I-Yêu cầu: - Đọc được các vần có kết thúc bằng ng / nh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59.Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến bàì 59. Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Quạ và công. - Rèn đọc và viết đúng cho hs. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề trên. - GD học sinh có ý thức học tập tốt. II.Chuẩn bị: GV: Tranh truyện kể: Quạ và công. HS: SGK, Bảng cài , bộ chữ học vần, bảng con, Tập 1, bút chì III.Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: vần inh – ênh Cho học sinh viết bảng con: buôn làng Đọc bài trong sách giáo khoa Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tuần qua chúng ta đã học những vần gì? à Giáo viên đưa bảng ôn và giới thiệu: Các em đã được học các vần có kết thúc bằng ng, nh. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập những kiến thức đã học. Ôn các vần vừa học Giáo viên đọc cho học sinh chỉ chữ ở bảng ôn à Giáo viên sửa sai cho học sinh Ghép chữ thành vần Cho học sinh lấy bộ chữ và ghép: chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang tạo thành vần. Giáo viên đưa vào bảng ôn Gọi hs nối tiếp nhau đọc các tiếng ghép được theo thứ tự từng hàng. ng nh a ă â o ô ơ u ư iê uô ươ e ê i Đọc từ ngữ ứng dụng Giáo viên đặc câu hỏi rút ra các từ ứng dụng: bình minh nhà rông nắng chang chang Giáo viên sửa lỗi phát âm Tập viết Giáo viên hướng dẫn viết: bình minh nhà rông Học sinh đọc toàn bài ở lớp Nhận xét Hát múa chuyển tiết 2 Tiết 2 Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2 Luyện đọc Giáo viên cho đọc các tiếng ở bảng ôn Đọc từ ứng dụng Giáo viên treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? ® giáo viên ghi câu ứng dụng: Trên trời mây trắng như bông Ơ dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Luyện viết Nêu lại tư thế ngồi viết Giáo viên hướng dẫn viết bình minh: Viết chữ bình cách 1 con chữ o viết chữ minh nhà rông: Viết chữ nhà cách 1 con chữ o viết chữ rông Giáo viên thu vở chấm Nhận xét Kể chuyện Cho hs quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Hôm nay lớp mình cùng nghe kể chuyện Quạ và Công Giáo viên treo từng tranh và kể toàn câu chuyện. Nội dung: Quạ và Công. Giáo viên treo từng tranh và kể Tranh 1: Qụa vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo. Thoạt tiên nó dùng màu xanh tô đầu, cổ và mình Công. Rồi nó lại nhấn nha tỉa vẽ cho từng chiếc lông ở đuôi Công. Mỗi chiếc lông đuôi đều được vẽ những vòng tròn và được tô màu óng ánh rất đẹp Tranh 2: vẽ xong, Công còn phải xoè đuôi phơi cho thật khô Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn Tranh 4: Cả bộ lông Quạ bỗng trở nên xám xịt, nhem nhuốc. Hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào? Công và Quạ bàn nhau điều gì? Quạ vẽ cho Công như thế nào? Kết quả ra sao? Công là con vật như thế nào? Công đã vẽ cho Quạ như thế nào? Kết quả ra sao? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Tổ chức hs kể chuyện theo tranh. Nhận xét Củng cố:Giáo viên chỉ bảng ôn Nhận xét Nhận xét - Dặn dò:Đọc lại bài đã học Chuẩn bị bài 60: vần om – am Hát Hs viết bảng con Học sinh đọc bài cá nhân Học sinh nêu Hs làm theo yêu cầu Học sinh ghép và nêu Học sinh luyện đọc nhận xét Học sinh luyện đọc Học sinh theo dõi Học sinh viết bảng con Học sinh đọc Học sinh đọc cá nhân Học sinh quan sát Học sinh nêu Học sinh luyện đọc Trên trời mây trắng như Học sinh nêu Học sinh viết vở Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe Học sinh nêu Ý nghĩa: Vội vàng, hấp tấp, lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì Học sinh kể theo nhóm Học sinh đọc Học sinh thực hiện tốt ở nhà. -------------------bad------------------- Tự nhiên - xã hội: AN TOÀN KHI Ở NHÀ I.Yêu cầu: - Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy. Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. - GD HS thận trọng một số vật khi ở nhà. II-Chuẩn bị: GV: Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xãy ra đối với các em nhỏ. HS: Sách giáo khoa, vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt Động của GV Hoạt Động của HS Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì? Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì? Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình? Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: Dao, kéo, lửa, điện là những vật dễ gây ra mất an toàn khi ở nhà nếu chúng ta không cẩn thận. Bài hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó. Hoạt động 1: Quan sát tranh Mục tiêu: Biết cách phòng chống đứt tay Cách tiến hành: *Hướng dẫn HS quan sát - Chỉ cho các bạn thấy nội dung của mỗi hình *Cho h/s thảo luận và trình bày kết quả. Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì? Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn đó không cẩn thận? Khi dùng dao hoặc đồ dùng sắc, nhọn bạn cần chú ý điều gì? GV kết luận: Khi phải dùng dao hay những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn cần phải rất cẩn thận đề phòng đứt tay. Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm tay trẻ em. Không cho các em cầm chơi. Hoạt động 2: Quan sát hình ở SGK Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa. TH: Hướng dẫn HS quan sát nói nội dung từng hình. GV nhận xét tuyên dương, lớp bổ sung. Điều gì có thể xảy ra trong các cảnh trên? Nếu điều không may xảy ra em sẽ làm gì, nói gì lúc đó? Trường hợp có lửa cháy, các đồ vật trong nhà em phải làm gì? Em có nhớ sự điện thoại gọi cứu hoả không? Kết luận: Không được để đèn dầu, các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa. +Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. + Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm ổ điện. Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi cháy. Cần gọi điện thoại số 114 để đến cứu. GV cho một số em nhắc lại. Củng cố Vừa rồi các con học bài gì? Nhận xét - Dặn dò: GV cho 2-3 H chỉ 1 số đồ dùng cấm HS sử dụng. Xem bài: Lớp học. Hát HS trả lời lần lượt Hs đọc Quan sát HS từng cặp Quan sát hình 30 SGK. Trả lời Qsát các hình SGK và trả lời Học sinh nêu. Gọi cấp cứu 114 Hs nhắc lại Hs nêu Học sinh thực hiện tốt ở nhà. --------------------bad------------------- Hoạt động NGLL: GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN BÀI 4: GIÚP NGƯỜI BỊ NẠN I-Yêu cầu: - HS biết được khi gặp người bị tai nạn bom mìn thì cần phải báo cho người lớn biết. - HS biết cư xử thân ái, cùng học, cùng chơi với các bạn khuyết tật. II.Đồ dùng dạy học: - Sách học, giấy A4 . Tranh tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ: Nguyên nhân nào hai cò bị tai nạn? Nhận xét, bổ sung. Bài mới : *Hoạt động 1: Kể chuyện: +MT : HS nắm được cách ứng xử khi gặp người bị tai nạn. + Cách tiến hành:HS quan sát và nói về nội dung của từng tranh. GV YC HS đọc tiếp sức từng đoạn trong câu chuyện để các em hiểu thấu đáo câu chuyện. GV nêu một số câu hỏi gợi ý : Khi nhìn thấy bác Trâu bị nạn, hai chú Thỏ làm gì? Khi đến gần bác Trâu , chúng nhìn thấy gì? Hai chú Thỏ bàn nhau hành động ntn? Hai chú Thỏ đã giúp được gì cho bác Trâu ? Gọi một số HS kể lại câu chuyện. GV Chúng ta học được những gì từ việc làm của hai bạn Thỏ? GVchốt lại ý kiến của HS. *Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi: Chia lớp các nhóm nhỏ thảo luận 2 câu trong SGK Kết luận: Khi gặp người bị nạn , có nhiều bạn hay một mình , các em cũng nên tìm cách báo cho người lớn biết để kịp thời giúp đỡ người bị nạn. *Hoạt động 3:Quan sát tranh và TL câu hỏi: +MT: HS kiểu được các bạn khuyết tật cần được đối xử bình đẳng , gần gũi yêu thương Các em cần phải gần gũi , thương yêu và giúp đỡ bạn khuyết tật . +Tiến hành: Treo tranh nêu hỏi gợi ý. Có mấy bạn trong tranh ? Ai được giúp đỡ? Bạn khuyết tật được giúp đỡ như thế nào? Tổng kết ý kiến Em sẽ làm gì khi trong lớp có bạn khuyết tật? Kết luận: Cần đối xử bình đẳng , gần gũi , cùng học , cùng chơi với bạn khuyết tật. IV.Củng cố dặn dò:Đọc câu ghi nhớ Về nhà nói lại những điều đã học ở lớp cho mọi người cùng nghe . Hỏi thêm ông,bà, bố mẹ những gương giúp người bị nạn , người khuyết tật . 2 em trả lời Quan sát và nói về nội dung từng tranh Nối tiếp đọc Nghe trả lời câu hỏi HS kể lại câu chuyện Biết giúp đỡ người bị nạn Thảo luận nhóm 4 ( 5 pht) Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung. Lắng nghe Quan sát tranh trả lời câu hỏi Tranh1: Giúp bạn khuyết tật đến trường T2: Giúp bạn khuyết tật lên cầu thang T3: Giúp bạn khuyết tật làm trực nhật T4:Giúp bạn khuyết tật trong học tập T5: Cùng vui chơi với các bạn khuyết tật Giúp đỡ trong học tập , vui chơi..... Đọc đồng thanh 2 lần Thực hiện ở nhà --------------------bad---------------------------------------bad------------------
Tài liệu đính kèm: