I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ach, cuốn sách và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Bắc kim thang”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
HS đọc viết tiếng, từ có mang vần iêc, ươc.
Đọc bảng tay, đọc sgk.
Nhận xét.
TUẦN 20: “ĐOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT” Thứ hai ngày 22 tháng 01 năm 2007. TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN ach I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được ach, cuốn sách và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữ gìn sách vở. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa HS: Bộ ghép chữ III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát “Bắc kim thang”. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ HS đọc viết tiếng, từ có mang vần iêc, ươc. Đọc bảng tay, đọc sgk. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV giới thiệu vần ach – GV, HS, lớp. GV ghi ach – So sánh ach và at. Ghép eng, phân tích. Đánh vần, đọc trơn. HS ghép tiếng sách, phân tích. Đánh vần, đọc. Giới thiệu tranh vẽ và ghi từ cuốn sách. HS đọc bài. a) Luyện viết: GV viết mẫu ach, cuốn sách, nêu cấu tạo. HS viết bảng con. * Thư giãn: Hát “Lí cây xanh”. b) Luyện đọc: GV ghi từ, tìm tiếng có vần vừa học. Đọc tiếng, từ ứng dụng. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Trò chơi “Trời mưa”. GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk. GV giới thiệu tranh vẽ: Tranh vẽ gì? GV ghi câu ứng dụng, HS nhẩm câu. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Hoạt động 2: Luyện viết GV hướng dẫn HS viết từng dòng vào vở tập viết. GV chấm bài, nhận xét Thư giãn: Hát “Một con vịt” Hoạt động 3: Luyện nói HS nêu tên chủ đề “Giữ gìn sách vở”. HS thảo luận theo cặp, báo cáo, nhận xét. Giáo dục: Cần giữ gìn sách vở sạch đẹp. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tìm tiếng có vần vừa học? Đọc toàn bài. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. --------------------------------------- TOÁN Bài: PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3 I. Mục tiêu: Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20. Tập cộng nhẩm (14 + 3). II. Chuẩn bị: GV: Que tính. HS: Bộ đồ dùng học toán. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Cá nước”. Hoạt động 2: Kiểm tra 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 20 = chục 2 chục = đơn vị Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới * GV giới thiệu cách đặt tính cộng dạng 14 + 3 và cách đặt tính: GV yêu cầu HS lấy bó 10 que tính và 4 que tính rời, sau đó lấy thêm 3 que tính nữa. Có tất cả mấy que tính? GV ghi vào bảng: + 4 cộng 3 bằng 7, viết 7. + Hạ 1, viết 1. * GV lưu ý HS cách đặt tính: Viết 14 rồi viết 3 sao cho thẳng cột với 4 (cột đơn vị). Viết dấu cộng. Kẻ vạch ngang dưới 2 số. Thực hiện từ trái qua phải. Thư giãn: Trò chơi “Thỏ ăn cỏ”. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1: Tính HS làm vào bảng con. GV lưu ý HS cách đặt tính thẳng cột. Bài 2: Tính GV tổ chức chơi trò chơi “Sân trại đồng quê”. Các nhóm gà, thỏ, mèo lần lượt thực hiện các phép tính. GV nhận xét. Bài 3: Điền số GV tổ chức trò chơi “Thi đua tiếp sức”. Hai đội A, B thi đua làm bài. GV sửa bài, nhận xét. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán. Nhận xét chung. --------------------------------------- ĐẠO ĐỨC Bài: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 2) I. Mục tiêu: Như tiết 1. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ, bài tập. HS: Vở bài tập đạo đức. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Đồng hồ” Hoạt động 2: Kiểm tra Khi gặp thầy cô giáo em phải làm gì? Khi đưa bất kì một vật gì cho thầy cô, em nói gì? Nhận xét. Hoạt động 3: Làm bài tập 3 HS lên kể một số tấm gương sáng mà em biết. Lớp đóng góp ý kiến. Giáo dục: Có rất nhiều tấm gương tốt, các em cần phải học tập. Thư giãn: Hát “Mẹ yêu không nào”. Hoạt động 4: Làm bài tập 4 HS thảo luận đôi bạn theo gợi ý: Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép, vâng lời thầy cô? HS báo cáo. GV chốt: Khi thấy bạn chưa ngoan, chưa lễ phép, em cần nhẹ nhàng khuyên bảo bạn. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Cả lớp đọc ghi nhớ. Cần thực hiện theo những điều đã học. Nhận xét chung. ----------------------------------------- Thứ ba ngày 23 tháng 01 năm 2007. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC I. Mục tiêu: Giúp HS biết xác định một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học. II. Chuẩn bị: GV: Một số tranh ảnh. HS: Sgk. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Trời mưa”. Hoạt động 2: Kiểm tra Nơi em ở, người ta thường làm công việc gì là chính? Kể một số cảnh vật nơi em ở? Nhận xét. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận GV cho HS quan sát tranh trong sgk và thảo luận đôi bạn theo câu hỏi gợi ý: + Điều gì có thể xảy ra với tình huống trong tranh? HS thảo luận và báo cáo trước lớp, lớp nhận xét. Đường ở tranh 1 có gì khác với đường ở tranh 2? Nếu đường không có vỉa hè, người đi bộ phải đi ở đâu? GV chốt: Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè, cần đi sát mép đường về bên tay phải, còn đường có vỉa hè phải đi trên vỉa hè. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Trò chơi “Đèn hiệu”. Dặn dò: Nhớ thực hiện những điều đã học. Nhận xét chung. -------------------------------------------- TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN ich - êch I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được ich, êch, tờ lịch, con ếch và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa HS: Bộ đồ dùng III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi: “Dài ngắn” Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ HS đọc, viết các tiếng, từ có mang vần ach. Đọc sgk. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV ghi hai vần ich - êch – HS, lớp. Dạy vần ich HS so sánh ich và ach. HS ghép ich, phân tích vần. Đánh vần, đọc ich. HS ghép tiếng ich, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc. Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ tờ lịch. HS đọc bài. Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết ich, tờ lịch. HS đồ bóng, viết bảng con. Thư giãn: Hát “Chú ếch con” c) Vần êch giới thiệu tương tự So sánh ich và êch? HS đọc bài. d) Luyện đọc: GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân. Đọc tiếng, từ. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát “Con chuồn chuồn” GV gọi HS đọc bài tiết 1, đọc sgk. GV giới thiệu tranh vẽ: Tranh vẽ gì? GV ghi câu ứng dụng, HS nhẩm đọc. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”. Hoạt động 2: Luyện viết GV hướng dẫn HS viết từng dòng, nêu qui trình viết. HS viết vở tập viết. GV chấm bài. Hoạt động 3: Luyện nói HS nêu tên chủ đề “Chúng em đi du lịch”. HS thảo luận theo cặp, báo cáo. Chốt: Cần giải trí vui chơi để học tập tốt hơn. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tìm tiếng có vần vừa học? Đọc bài sgk. Dăn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ---------------------------------------- TOÁN Bài: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng và tính nhẩm. Rèn luyện tính nhẩm dạng 14 + 3. II. Chuẩn bị: GV: Bài tập ghi trên bảng phụ. HS: Bộ đồ dùng học toán. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Gió bão”. Hoạt động 2: Kiểm tra Bảng con: Em hãy nêu cách thực hiện các phép tính? Nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính GV hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc. HS làm bảng con. GV nhận xét. Bài 2: Tính nhẩm GV tổ chức trò chơi “Kết bạn”. Lớp đọc kết quả, nhận xét. Bài 3: Tính Em cần thực hiện phép tính làm mấy bước? HS làm vào vở. GV chấm một số vở, nhận xét. Bài 4: Nối Trò chơi “Thi đua tiếp sức”. Mỗi đội 6 HS thi đua nối phép tính với kết quả để tạo phép tính đúng. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Về nhà làm vở bài tập. Nhận xét chung. ------------------------------------- Thứ tư ngày 24 tháng 01 năm 2007. THỂ DỤC Bài: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu: Ôn 2 động tác thể dục đã học, học động tác Chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Đếm số hàng dọc theo tổ, yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng. II. Chuẩn bị: Sân tập. III. Những hoạt động trên lớp: NỘI DUNG 1. Phần mở đầu: Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học. Lớp báo cáo sĩ số. Đứng hát, vỗ tay. Chạy nhẹ trên sân. Đi thường theo vòng tròn Chơi trò chơi: Đi ngược chiều theo tính hiệu. 2. Phần cơ bản: Ôn 3 động tác thể dục đã học. HS thực hiện. Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. 3. Phần kết thúc: Vỗ tay hát. Trò chơi hồi tỉnh. Hệ thống bài học. Nhận xét chung. THỜI GIAN 5 phút 25 phút 2 – 3 lần 5 phút PHƯƠNG PHÁP - Lớp trưởng điều khiển lớp. - GV làm mẫu động tác. -------------------------- TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN ÔN TẬP I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn 13 chữ ghi vần đã học. Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. Nghe hiểu và kể câu chuyện “Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng”. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa. HS: Bộ ghép chữ. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát “Đi học”. Hoạt động 2: Kiểm tra Viết một số tiếng, từ có vần ich - êch? Đọc sgk. Nhận xét. Hoạt động 3: Ôn tập Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng. GV treo bảng ôn, HS kiểm tra. GV đọc vần, HS viết. HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần. Tìm vần có nguyên âm đôi? HS đọc vần. Đọc toàn bài. Thư giãn: Trò chơi “Đèn hiệu”. Luyện đọc: GV ghi từ ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng. Đọc từ – cá nhân, đồng thanh. Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết từ thác nước, ích lợi. HS viết bảng con. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài trên bảng. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát “Con chim non”. GV gọi HS đọc bài tiết 1. GV giới thiệu tranh và ghi câu ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Đọc bài sgk. Hoạt động 2: Luyện viết GV viết mẫu, nêu qui trình viết HS viết vở tập viết. GV theo dõi, chấm bài. * Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”. Hoạt động 3: Kể chuyện GV giới thiệu tên truyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. GV kể 2 lần kèm tranh: HS thảo luận nhóm, cử đại diện kể từng đoạn Ý nghĩa truyện: Hiền lành, thật thà sẽ được nhiều may mắn. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Thi đua tìm tiếng, từ. Đọc bài trên bảng, đọc sgk. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ---------------------------------------- TOÁN Bài: PHÉP TRỪ DẠNG 17 ... < = GV tổ chức thi đua làm bài giữa 2 dãy A và B. Mỗi dãy gồm 3 em lên bảng điền dấu tiếp sức. Bài 5: Viết phép tính thích hợp HS đọc yêu cầu bài, nội dung bài và viết phép tính vào bảng con. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán. Nhận xét chung. Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2007. THỂ DỤC Bài: BÀI THỂ DỤC – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ I. Mục tiêu: Ôn 3 động tác thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác. Học động tác Vặn mình. Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng. II. Chuẩn bị: Sân tập. III. Những hoạt động lên lớp: NỘI DUNG 1. Phần mở đầu: Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học. Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp. Đứng vỗ tay hát. 2. Phần cơ bản: Ôn 3 động tác thể dục đã học. GV giới thiệu động tác Vặn mình, nêu tên động tác, làm mẫu. Ôn 4 động tác đã học. Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Ôn tập trò chơi: Chạy tiếp sức và Nhảy ô tiếp sức 3. Phần kết thúc: Đi thường theo nhịp. Hệ thống bài. Nhận xét chung. THỜI GIAN 5 phút 25 phút 5 phút PHƯƠNG PHÁP x x x x x x x x x x U x x x x x x x x x x U --------------------------------- TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN ip - up I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được ip, up, bắt nhịp, búp sen và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa. HS: Bộ ghép chữ. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Cao thấp” Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Viết các tiếng, từ có vần ep, êp? Đọc bảng tay, đọc sgk. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV giới thiệu ip - up – HS, lớp. a) Dạy vần ip So sánh ip và up? HS ghép vần ip, phân tích ip. Đánh vần, đọc. HS ghép tiếng nhịp, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc. Giới thiệu tranh vẽ minh họa à ghi từ bắt nhịp HS đọc bài. b) Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết ip, bắt nhịp. HS đồ bóng, viết bảng con. * Thư giãn: Trò chơi “Chim bay”. c) Vần up giới thiệu tương tự So sánh ip và up? HS đọc bài. d) Luyện đọc: GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân. Đọc tiếng, từ. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài trên bảng. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát múa “Con chim non”. GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc sgk. GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ cảnh gì? GV ghi bài thơ ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Đọc bài sgk. Thư giãn: Trò chơi “Đứng, nằm, ngồi”. Hoạt động 2: Luyện viết GV hướng dẫn HS tập viết bài 88. HS viết vở tập viết. GV theo dõi, chấm bài. Hoạt động 3: Luyện nói HS nêu tên chủ đề luyện nói “Giúp đỡ cha mẹ”. Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi. Hs báo cáo trước lớp. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tìm tiếng có vần vừa học? Đọc bài sgk. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ----------------------------------- TOÁN Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng so sánh các số. Rèn kĩ năng tính cộng trừ, tính nhẩm. II. Chuẩn bị: GV: Bài tập. HS: Vở bài tập. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi: “Dài ngắn”. Hoạt động 2: Kiểm tra Bảng con: + 3 = 17 16 - = 10 15 - = 12 12 + .. = 17 Nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Điền số vào tia số GV hướng dẫn HS vẽ tia số và điền số vào tia số. HS làm vào vở. Bài 2, bài 3: Trả lời câu hỏi GV tổ chức chơi trò chơi “Bắn tên”. Bài 4: Đặt tính rồi tính HS làm vào vở. GV chấm một số bài. Bài 5: Tính HS làm vào vở. GV theo dõi, chấm một số vở. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán. Nhận xét chung. -------------------------------------- Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2007. THỦ CÔNG Bài: ÔN TẬP CHƯƠNG II: KĨ THUẬT GẤP HÌNH I. Mục tiêu: HS nắm được kĩ thuật gấp giấy và gấp được một trong những sản phẩm đã học. II. Chuẩn bị: GV: Các mẫu gấp đã học. HS: Giấy màu, hồ dán. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Xây nhà”. Hoạt động 2: Nội dung kiểm tra GV cho HS tự chọn một trong các sản phẩm đã học để gấp. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng. GV giới thiệu những sản phẩm đẹp. Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò GV nhận xét thái độ học tập của HS. GV đánh giá những sản phẩm của HS. Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau. ----------------------------------------- TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN iêp - ươp I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ. HS: Bộ ghép chữ. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát múa “Tìm bạn thân”. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Viết các từ có mang vần ip, up? Đọc bảng tay, đọc sgk. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV ghi iêp - ươp – HS, lớp. a) Dạy vần iêp So sánh iêp và up? HS ghép vần iêp, phân tích vần. Đánh vần, đọc. HS ghép tiếng liếp, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc. GV giới thiệu tranh và ghi từ tấm liếp. HS đọc bài. b) Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết iêp, tấm liếp, nêu cấu tạo. HS đồ bóng, viết bảng con. * Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”. c) Vần ươp giới thiệu tương tự So sánh iêp và ươp? HS đọc bài. d) Luyện đọc: GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân. Đọc tiếng, từ. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát múa “Mời bạn vui múa ca”. GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc stgk. GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì? Em có biết chơi cướp cờ không? GV ghi câu ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Đọc bài sgk. Thư giãn: Trò chơi “Uống nước”. Hoạt động 2: Luyện viết GV hướng dẫn HS tập viết bài 89. HS viết vở tập viết. GV theo dõi, chấm bài. Hoạt động 3: Luyện nói HS nêu tên chủ đề luyện nói “Nghề nghiệp của cha mẹ”. Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tìm tiếng có vần vừa học? Đọc bài sgk. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ---------------------------------- TOÁN Bài: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm có: + Các số (gắn với thông tin đã biết). + Câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm). II. Chuẩn bị: GV: Bài tập. HS: Sgk. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Uống nước”. Hoạt động 2: Kiểm tra Bảng con: Đặt tính rồi tính 16 + 2 13 + 4 14 – 4 16 – 5 Nhận xét. Hoạt động 3: Giới thiệu bài toán có lời văn * Thư giãn: Hát “Đi học về” Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. GV gọi 1 HS nêu đề bài. Bài toán cho biết gì? Nêu câu hỏi của bài toán? Theo câu hỏi này, ta phải làm gì? Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm Thực hiện tương tự. Bài 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán HS đọc yêu cầu bài và thi đua nêu câu hỏi dựa vào nội dung bài. Bài 4: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để làm bài tập 4 (1bàn / nhóm). Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán. Nhận xét chung. ------------------------------------------ Thứ sáu ngày 02 tháng 02 năm 2007. MĨ THUẬT Bài: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về cách vẽ màu. Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích. Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương. II. Chuẩn bị: GV: Một số tranh phong cảnh. HS: Vở tập vẽ, màu vẽ. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Dài ngắn”. Hoạt động 2: Bài cũ Kiểm tra những bài chưa hoàn thành ở tiết trước. Nhận xét. Hoạt động 3: Giới thiệu tranh ảnh GV cho HS quan sát tranh ảnh một số tranh phong cảnh. + Đây là cảnh gì? + Phong cảnh có những hình ảnh nào? + Màu sắc chính tronh phong cảnh là gì? Chốt: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phường, cảnh đồng quê, cảnh đồi núi. Hoạt động 4: Hướng dẫn cách vẽ màu GV giới thiệu hình vẽ trong sgk. GV gợi ý để HS vẽ màu vào hình. + Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình núi, mái nhà, cửa, lá cây + Vẽ màu nền có chỗ đậm, chỗ nhạt. + Tô màu theo ý thích. HS vẽ vào vở tập vẽ. GV quan sát, chấm bài. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò GV giới thiệu một số bài vẽ đẹp. Dặn dò về nhà vẽ lại nhiều hơn. Nhận xét chung. TẬP VIẾT Tiết 19: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, ướp cá Tiết 20: sách giáo khoa, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng I. Mục tiêu: HS nhớ chắc chắn cấu tạo các chữ của tiết 19và tiết 20. Rèn kĩ năng viết liền nét, đúng, đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu ghi trên bảng phụ. HS: Bảng con, vở tập viết. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Xây nhà” Hoạt động 2: Kiểm tra Những bài chưa viết xong ở tiết trước. Nhận xét. Hoạt động 3: Luyện viết GV giới thiệu đề bài tiết 19 và tiết 20. GV treo bảng phụ ghi sẵn chữ mẫu, nêu cấu tạo, khoảng cách từng chữ cho HS viết. Từ bập bênh: + bập: Viết b liền nét với a của vần âp, viết dấu nặng dưới chân chữ â. + bênh: Viết b liền nét với e của vần ênh. HS tô bóng, viết bảng con. Các từ khác giới thiệu tương tự. Thư giãn: Hát “Đi học”. * Viết vở: GV yêu cầu HS mở vở viết bài tuần 19 và tuần 20. GV viết mẫu, HS viết bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Viết lại một số từ còn xấu. Nhận xét chung. ---------------------------------- ÂM NHẠC Bài: HỌC HÁT “TẬP TẦM VÔNG” I. Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca. HS được tham gia trò chơi theo nội dung bài hát. II. Chuẩn bị: GV: Hòn bi để chơi trò chơi. HS: Vở tập hát. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra Cá nhân, tổ, lớp hát bài “Bầu trời xanh”. Nhận xét. Hoạt động 2: Ôn bài hát “Đàn gà con” GV giới thiệi bài hát “Tập tầm vông” của tác giả Lê Hữu Lộc dựa vào đồng dao để sáng tác bài hát. GV hát mẫu. HS đọc lời ca. GV dạy hát từng câu. HS luyện hát theo tổ, nhóm. GV tổ chức cho HS vừa hát vừa chơi trò chơi theo bài hát. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Tổ, cá nhân hát trước lớp. Dặn dò về nhà hát cho cả nhà nghe. Nhận xét chung. ------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: