I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn 12 vần đã học.
Đọc đúng các từ ngữ, câu và đoạn thơ ứng dụng.
Nghe hiểu và kể câu chuyện “Ngỗng và Tép”.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng ôn.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Hoa nở, hoa tàn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: tấm liếp, giàn mướp.
Nhận xét.
TUẦN 22: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền” Thứ hai ngày 05 tháng 02 năm 2007. TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN ÔN TẬP I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn 12 vần đã học. Đọc đúng các từ ngữ, câu và đoạn thơ ứng dụng. Nghe hiểu và kể câu chuyện “Ngỗng và Tép”. II. Chuẩn bị: GV: Bảng ôn. HS: Bộ ghép chữ. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Hoa nở, hoa tàn”. Hoạt động 2: Kiểm tra Đọc sgk: 8 HS. Bảng con: tấm liếp, giàn mướp. Nhận xét. Hoạt động 3: Ôn tập Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng. GV treo bảng ôn, HS kiểm tra. HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần. HS đọc vần nối tiếp. Đọc toàn bài. Thư giãn: Trò chơi “Đèn hiệu”. Luyện đọc: GV ghi từ ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng. Đọc từ – cá nhân, đồng thanh. Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết từ đón tiếp, ấp trứng. HS viết bảng con. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài trên bảng. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát “Con chim non”. GV gọi HS đọc bài tiết 1, đọc sgk. GV giới thiệu tranh và ghi câu thơ ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Đọc bài sgk. Hoạt động 2: Luyện viết GV viết mẫu, nêu qui trình viết HS viết vở tập viết bài 90. GV theo dõi, chấm bài. * Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”. Hoạt động 3: Kể chuyện GV giới thiệu tên truyện: Ngỗng và Tép. GV kể 2 lần kèm tranh. + Tranh 1: Nhà có khách, hai vợ chồng bàn nhau giết Ngỗng thết bạn. + Tranh 2: Hai vợ chồng nhà Ngỗng tranh nhau chết. Người khách lại nghe được tiếng loài vật. + Tranh 3: Người khách nói mình thèm ăn Tép. + Tranh 4: Loài ngỗng nhớ ơn Tép, từ đây chúng không ăn tép nữa. HS thảo luận nhóm, cử đại diện kể từng đoạn Ý nghĩa truyện: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh về nhau. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Thi đua tìm tiếng, từ. Đọc bài trên bảng, đọc sgk. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. --------------------------------------- TOÁN Bài: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn: + Tìm hiểu bài toán. + Giải bài toán. + Trình bày bài toán. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa HS: Bộ đồ dùng học toán. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Trán cằm tai”. Hoạt động 2: Kiểm tra HS làm bài vào bảng con: Viết phép tính thích hợp + Có 11 con gà trống và 8 con gà mái. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà? Nhận xét. Hoạt động 3: Giới thiệu cách giải bài toán và trình bày bài toán GV treo tranh, HS đọc đề toán: Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết nhà An có mấy con gà, ta làm như thế nào? GV hướng dẫn HS viết lời giải, viết phép tính và đáp số. Thư giãn: Trò chơi “Sóng biển”. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1: HS nêu bài toán và viết số thích hợp vào phần tóm tắt, dựa vào bài giải cho sẵn để viết tiếp những phần còn thiếu. HS đọc lại toàn bài giải. GV nhận xét Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: Tương tự bài 1. GV yêu cầu HS tự giải, tự viết bài giải. Nhận xét Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán. Nhận xét chung. --------------------------------------- ĐẠO ĐỨC Bài: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2) I. Mục tiêu: Như tiết 1. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ. HS: Vở bài tập đạo đức, bút màu. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Đồng hồ” Hoạt động 2: Kiểm tra Vì sao phải cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi? Nhận xét. Hoạt động 3: Đóng vai GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các tình huống 1, 3, 5, 6 (bài tập 3) để đóng vai. HS thảo luận. Các nhóm lên đóng vai trước lớp. Lớp nhận xét. Em cảm thấy như thế nào khi em được bạn cư xử tốt? Em cảm thấy như thế nào khi em cư xử tốt với bạn? Thư giãn: Hát “Bầu trời xanh”. Hoạt động 4: Thi vẽ HS nêu yêu cầu vẽ tranh. HS vẽ và cho các bạn cùng xem. Nhận xét. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Cả lớp đọc ghi nhớ. Cần thực hiện theo những điều đã học. Nhận xét chung.Thứ ba ngày 06 tháng 02 năm 2007. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài: CÂY RAU I. Mục tiêu: Giúp HS biết kể tên một số loại rau và nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và kể tên các bộ phận chính của cây rau. Biết về lợi ích khi ăn rau và biết ăn rau đã rửa sạch. II. Chuẩn bị: GV: Một số loại rau. HS: Một số cây rau và Sgk. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát “Một con vịt”. Hoạt động 2: Kiểm tra Khi đi đường em đi bên nào? Ở đâu? Nhận xét. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận GV chia lớp thành từng nhóm nhỏ (1 bàn/ nhóm), hướng dẫn HS quan sát cây rau và thảo luận theo câu hỏi: + Em hãy chỉ rễ, thân, lá của cây rau mà em mang đến lớp? Bộ phận nào ăn được? + Em thích ăn loại rau nào? HS thảo luận và báo cáo trước lớp, lớp nhận xét. Em có biết tai sao ăn rau lại tốt không? Trước khi ăn rau người ta thường làm gì? Chốt: An rau có, lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón Trước khi ăn phải rửa rau thật kĩ. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Trò chơi “Đố bạn rau gì?”. Dặn dò: Nên ăn rau thường xuyên và sửa sạch rau trước khi ăn. Nhận xét chung. -------------------------------------------- TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN oa - oe I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được oa, oe, họa sĩ, múa xòe và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sức khỏe là vốn quí nhất. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa HS: Bộ đồ dùng III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi: “Dài ngắn” Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Đọc sgk: 10 HS. Bảng con: đón tiếp, đầy ắp. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV ghi hai vần oa - oe – HS, lớp. Dạy vần oa HS so sánh oa và ao. HS ghép oa, phân tích vần. Đánh vần, đọc oa. HS ghép tiếng họa, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc. Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ họa sĩ. HS đọc bài. Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết oa, họa sĩ. HS đồ bóng, viết bảng con. Thư giãn: Hát “Một con vịt” c) Vần oe giới thiệu tương tự So sánh oa và oe? HS đọc bài. d) Luyện đọc: GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân. Đọc tiếng, từ. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát “Dài ngắn” GV gọi HS đọc bài tiết 1, đọc sgk. GV giới thiệu tranh vẽ và ghi câu thơ ứng dụng, HS nhẩm đọc. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”. Hoạt động 2: Luyện viết GV hướng dẫn HS viết từng dòng, nêu qui trình viết. HS viết vở tập viết. GV chấm bài. Hoạt động 3: Luyện nói HS nêu tên chủ đề “Sức khỏe là vốn quí nhất”. HS thảo luận theo cặp, báo cáo. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tìm tiếng có vần vừa học? Đọc bài sgk. Dăn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ---------------------------------------- TOÁN Bài: XĂNGTIMET – ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: HS có khái niệm ban đầu về độ dài: tên gọi, kí hiệu xăngtimet ( cm ). Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị cm trong các trường hợp đơn giản. II. Chuẩn bị: GV: Thước đo vạch cm. HS: Bộ đồ dùng. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát “Đi học”. Hoạt động 2: Kiểm tra Bảng con: Tính 16 – 6 + 2 = 15 + 3 – 6 = 10 + 4 + 1 = 13 + 3 – 2 = Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới a) Giới thiệu đơn vị đo cm và dụng cụ đo độ dài GV hướng dẫn HS quan sát thước có vạch đo cm: Vạch đầu tiên là số 0, dộ dài từ 0 đến 1 là 1cm, từ 1 đến 2 cũng là 1cm. GV giới thiệu: Xăngtimet viết tắt là cm. HS viết cm vào bảng con. b) Thực hành đo GV hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước: + Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của đoạn thẳng. + Đọc số ghi ở thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng kèm đơn vị đo cm. + Viết độ dài đoạn thẳng. Thư giãn: Trò chơi “Chim bay”. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1: Viết đơn vị đo độ dài HS viết 1 dòng vào vở toán. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống GV treo tranh, HS quan sát tranh và viết kết quả vào bảng con. Nhận xét. Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S GV treo tranh, HS quan sát tranh và viết kết quả vào bảng con. Nhận xét. Bài 4: Viết số đo độ dài HS làm vào vở. GV chấm một số bài. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập. Nhận xét chung ------------------------------------- Thứ tư ngày 07 tháng 02 năm 2007. THỂ DỤC Bài: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu: Ôn 4 động tác thể dục đã học, học động tác Bụng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Làm quen với trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. II. Chuẩn bị: Sân tập. III. Những hoạt động trên lớp: NỘI DUNG 1. Phần mở đầu: Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học. Đứng hát, vỗ tay. Chạy nhẹ trên sân. Giậm chân tại chỗ hoặc đếm theo nhịp. Chạy nhẹ và đi thường theo vòng tròn. 2. Phần cơ bản: Học động tác Bụng: GV làm mẫu 3 lần; lần 4 và lần 5 chỉ hô nhịp, không làm mẫu. Chú ý: Nhịp 2 và 6 khi cúi xuống không được co chân. Ôn 5 động tác thể dục đã học. HS thực hiện. Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. 3. Phần kết thúc: Đi thường theo 2, 4 hàng dọc. Hệ thống bài học. Nhận xét chung. THỜI GIAN 5 phút 25 phút 2 x 4 nhịp 5 phút PHƯƠNG PHÁP U x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x U TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN oai - oay I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được oai, oay, điện thoại, gió xoáy và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế nhựa. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa HS: Bộ đồ dùng III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi: “Hoa nở, hoa tàn” Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Đọc sgk: 10 HS. Bảng con: hòa bình, mạnh khỏe. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV ghi hai vần oai - oay – HS, lớp. Dạy vần oai HS so sánh oai và oa. HS ghép oai, phân tích vần. Đánh vần, đọc oa. HS ghép tiếng thoại, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc. Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ điện thoại. HS đọc bài. Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết oai, điện thoại. HS đồ bóng, viết bảng con. Thư giãn: Hát “Con chim non” c) Vần oay giới thiệu tương tự So sánh oai và oay? HS đọc bài. d) Luyện đọc: GV ghi từ, H ... ục tiêu: Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần đã học từ bài 91 đến 96. Đọc đúng các từ ngữ, câu và câu ứng dụng. Nghe hiểu và kể câu chuyện “Chú gà trống khôn ngoan”. II. Chuẩn bị: GV: Bảng ôn. HS: Bộ ghép chữ. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Hoa nở, hoa tàn”. Hoạt động 2: Kiểm tra Đọc sgk: 8 HS. Bảng con: đoạt giải, nhọn hoắt. Nhận xét. Hoạt động 3: Ôn tập Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng. GV treo bảng ôn, HS kiểm tra. HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần. HS đọc vần nối tiếp. Đọc toàn bài. Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”. Luyện đọc: GV ghi từ ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng. Đọc từ – cá nhân, đồng thanh. Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết từ ngoan ngoãn, khai hoang. HS viết bảng con. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài trên bảng. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát “Chú ếch con”. GV gọi HS đọc bài tiết 1, đọc sgk. GV giới thiệu tranh và ghi câu thơ ứng dụng. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Đọc bài sgk. Hoạt động 2: Luyện viết GV viết mẫu, nêu qui trình viết HS viết bài vở tập viết. GV theo dõi, chấm bài. * Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”. Hoạt động 3: Kể chuyện GV giới thiệu tên truyện: Chú gà trống khôn ngoan. GV kể 2 lần kèm tranh. + Đoạn 1: Cáo nhìn lên cây và thấy gì? + Đoạn 2: Cáo nói gì với gà trống? + Đoạn 3: Gà trống nói gì với cáo? + Đoạn 4: Nghe gà trống nói xong, cáo làm gì? Vì sao? HS thảo luận nhóm, cử đại diện kể từng đoạn Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Thi đua tìm tiếng, từ. Đọc bài trên bảng, đọc sgk. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ----------------------------------- TOÁN Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về kĩ năng cộng trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải toán có lời văn có nội dung hình học. II. Chuẩn bị: GV: Bài tập. HS: Vở bài tập. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi: “Dài ngắn”. Hoạt động 2: Kiểm tra Bảng con: 10 + 3 – 4 = 15 + 2 – 1 = 16 – 3 + 2 = 19 – 2 – 2 = Nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Tính HS làm vào bảng con và bảng lớp Bài 2: Khoanh số HS làm miệng Bài 4: Vẽ đoạn thẳng HS làm vào vở. GV chấm một số bài. Bài 4: HS đọc nội dung bài, viết tóm tắt và làm bài giải vào vở. GV theo dõi, chấm một số vở. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán. Nhận xét chung. -------------------------------------- Thứ năm ngày tháng 02 năm 2007. THỦ CÔNG Bài: VẼ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU I. Mục tiêu: Vẽ được đoạn thẳng. Vẽ các đoạn thẳng cách đều. II. Chuẩn bị: GV: Hình vẽ mẫu HS: Thước kẻ, bút chì. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát “Con chim non”. Hoạt động 2: Quan sát a) GV ghim hình vẽ mâu lên bảng GV định hướng cho HS quan sát đoạn thẳng AB và rút ra nhận xét hai đầu của đoạn thẳng có 2 điểm. Hai đoạn AB và CD cách đều nhau mấy ô? b) Hướng dẫn mẫu * Vẽ đoạn thẳng AB Lấy 2 điểm A, B bất kì trên dòng kẻ ngang. Đặt thước kẻ qua 2 đầu A, B. Nối từ A qua B ta được đoạn thẳng AB. * Hướng dẫn kẻ hai đoạn thẳng cách đều. Từ 2 điểm A và B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô tùy ý. Đánh dấu điểm C và D. Nối C và D cách đều AB. Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò Thi đua kẻ những đoạn thẳng cách đều vào bảng con. Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau. ----------------------------------------- TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN uê - uy I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được uê, uy, bông huệ, huy hiệu và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ. HS: Bộ ghép chữ. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát múa “Tìm bạn thân”. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Đọc sgk: 10 HS. Bảng con: khoa học, khai hoang. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV ghi uê – HS, lớp. a) Dạy vần uê So sánh uê và êu? HS ghép vần uê, phân tích vần. Đánh vần, đọc. HS ghép tiếng huệ, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc. GV giới thiệu tranh và ghi từ bông huệ. HS đọc bài. b) Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết uê, bông huệ, nêu cấu tạo. HS đồ bóng, viết bảng con. * Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”. c) Vần uy giới thiệu tương tự So sánh uê và uy? HS đọc bài. d) Luyện đọc: GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân. Đọc tiếng, từ. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát múa “Mời bạn vui múa ca”. GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc stgk. GV giới thiệu tranh: Cảnh vật như thế nào? GV ghi câu thơ ứng dụng, HS đọc nhẩm. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Đọc bài sgk. Thư giãn: Trò chơi “Uống nước”. Hoạt động 2: Luyện viết GV hướng dẫn HS tập viết bài 98. HS viết vở tập viết. GV theo dõi, chấm bài. Hoạt động 3: Luyện nói HS nêu tên chủ đề luyện nói “Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay”. Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung chủ đề, báo cáo. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tìm tiếng có vần vừa học? Đọc bài sgk. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ---------------------------------- TOÁN Bài: CÁC SỐ TRÒN CHỤC I. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết về số lượng, đọc viết các số tròn chục (10 đến 90). Biết so sánh các số tròn chục. II. Chuẩn bị: GV: Que tính. HS: Bộ đồ dùng, sgk. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Trời mưa”. Hoạt động 2: Kiểm tra Khoanh vào số lớn nhất: 18, 20, 10, 5. Khoanh vào số bé nhất: 6, 10, 15, 1. Nhận xét. Hoạt động 3: Giới thiệu các số tròn chục GV yêu cầu HS lấy 1 chục que tính và nói: Có 1 chục que tính còn gọi là mười. GV ghi 10. HS lấy thêm 1 chục que tính nữa và nói: Có 20 chục que tính còn gọi là hai mươi. GV ghi 20. GV yêu cầu HS lấy 3 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và nói: Có 3 chục que tính còn gọi là 30. GV ghi bảng 30. GV hướng dẫn HS viết số 30. Các số từ 40 đến 90 GV thực hiện tương tự. GV hướng dẫn HS viết các số từ 40 đến 90 vào bảng con. HS đếm xuôi và đếm ngược từ 10 đến 90, từ 90 đến 10. Chốt: Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có 2 chữ số. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1: Viết (theo mẫu) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. GV treo bảng phụ bài a và gọi HS lên bảng làm bài. Bài b và bài c: HS làm vào vở. Bài 2: Số tròn chục? GV tổ chức thi đua điền số tiếp sức giữa hai dãy A và B. Nhận xét. Bài 3: Điền dấu > < = HS làm vào bảng con và bảng lớp Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán. Nhận xét chung. ------------------------------------------ Thứ sáu ngày tháng 02 năm 2007. MĨ THUẬT Bài: XEM TRANH CÁC CON VẬT I. Mục tiêu: Giúp HS tập quan sát, nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết vẻ đẹp của tranh. Thêm gần gũi và yêu thích các con vật II. Chuẩn bị: GV: Một số tranh minh họa. HS: Vở tập vẽ, màu vẽ. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi “Con thỏ”. Hoạt động 2: Bài cũ Kiểm tra những bài chưa hoàn thành ở tiết trước. Nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS xem tranh GV cho HS quan sát tranh các con vật của Phạm Cẩm Hà và trả lời: + Tranh vẽ những con vật nào? + Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh? + Tranh vẽ con gì? + Những con gà ở đây như thế nào? HS xem tranh và vẽ theo ý thích của mình. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tuyên dương những HS học tốt. Động viên những HS chưa ngoan. Nhận xét chung. ------------------------------------------------ TIẾNG VIỆT Bài: HỌC VẦN uơ - uya I. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ. HS: Bộ ghép chữ. III. Những hoạt động lên lớp: Hoạt động 1: Khởi động Hát múa “Bầu trời xanh”. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Đọc sgk: 10 HS. Bảng con: cây vạn tuế, tàu thủy. Nhận xét. Hoạt động 3: Bài mới GV ghi uơ - uya – HS, lớp. a) Dạy vần uơ So sánh uơ và uê? HS ghép vần uơ, phân tích vần. Đánh vần, đọc. HS ghép tiếng huơ, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc. GV giới thiệu tranh và ghi từ huơ vòi. HS đọc bài. b) Luyện viết: GV hướng dẫn HS viết uơ, huơ vòi, nêu cấu tạo. HS đồ bóng, viết bảng con. * Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”. c) Vần uya giới thiệu tương tự So sánh uơ và uya? HS đọc bài. d) Luyện đọc: GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân. Đọc tiếng, từ. Hoạt động 4: Củng cố GV gọi HS đọc bài. Nhận xét, chuyển tiết. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Khởi động: Hát múa “Tập tầm vông”. GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc stgk. GV giới thiệu tranh: Mẹ đang làm gì? GV ghi câu thơ ứng dụng, HS đọc nhẩm. HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng. Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Đọc bài sgk. Thư giãn: Trò chơi “Sóng biển”. Hoạt động 2: Luyện viết GV hướng dẫn HS tập viết bài 99. HS viết vở tập viết. GV theo dõi, chấm bài. Hoạt động 3: Luyện nói HS nêu tên chủ đề luyện nói “Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya”. Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung chủ đề, báo cáo. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tìm tiếng có vần vừa học? Đọc bài sgk. Dặn dò về nhà học bài. Nhận xét chung. ---------------------------------- ÂM NHẠC Bài: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT BẦU TRỜI XANH & TẬP TẦM VÔNG I. Mục tiêu: HS thuộc hai bài hát. Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc tiết tấu lời ca. Vừa hát, vừa kết hợp trò chơi. II. Chuẩn bị: GV: Nhạc cụ. HS: Vở tập hát. III. Những hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra Cá nhân, tổ, lớp hát bài “Tập tầm vông”. Nhận xét. Hoạt động 2: Ôn bài hát “Bầu trời xanh” Cả lớp vỗ tay đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. Hát kết hợp vận động phụ họa. Cá nhân, nhóm hát. Hoạt động 3: Ôn tập bài hát “Tập tầm vông” Cả lớp hát thuộc lời ca. Tổ chức trò chơi “Có-Không”. Hát kết hợp vỗ tay theo phách. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Tổ, cá nhân hát trước lớp. Dặn dò về nhà hát cho cả nhà nghe. Nhận xét chung. ------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: