Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27

Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27

I.MỤC TIÊU

- HS hiểu và biết khi nào cần nói lời cảm ơn và khi nào cần nói lời xin lỗi

- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng

- HS có thái độ tôn trọng chân thành khi giao tiếp. Quý trọng những người biết nói “cảm ơn” “xin lỗi”

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Vở BT đạo đức 1

- Tranh minh hoạ bài học Tình huống sắm vai

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 34 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2006
Đạo đức :
Bài : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiết 2)
I.MỤC TIÊU
HS hiểu và biết khi nào cần nói lời cảm ơn và khi nào cần nói lời xin lỗi
Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng
HS có thái độ tôn trọng chân thành khi giao tiếp. Quý trọng những người biết nói “cảm ơn” “xin lỗi”
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Vở BT đạo đức 1
Tranh minh hoạ bài học Tình huống sắm vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ
3-5’
* Nêu câu hỏi,gọi HS trả lời
- Khi nào thì nói lời xin lỗi?
- Khi nào thì nói lời cảm ơn?
- Em cảm thấy thế nào khi được bạn nói lời cảm ơn hay xin lỗi ?
- GV nhận xét bài cũ
* HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
- Khi mắc phải lỗi gì đó
- Khi được người khác cho hoặc giúp đỡ.
- Cảm thấy rất vui.
- Lắng nghe
2/Bài mới
Hoạt động 1
HS thảo luận theo nhóm BT 3
6-8’
* GV giới thiệu bài “ cảm ơn và xin lỗi” tiết 2
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3
- Yêu cầu làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV kết luận: 
Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Em nhặt lên trả và kèm theo lời xin lỗi bạn.
Nếu em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo, em sẽ nói lời cảm ơn bạn
* Lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm
- HS báo cáo trước lớp .Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe
Hoạt động 2
HS chơi ghép hoa bài tập 5
6-8’
* GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa. Một nhị ghi từ “cảm ơn”, một nhị ghi từ “xin lỗi” và các cánh hoa trên đó ghi các tình huống khác nhau.
-GV nêu yêu cầu ghép hoa
- Gọi nhận xét
- GV chốt lại và nhận xét các tình huống cần nói lời cảm ơn, cần nói lời xin lỗi 
* HS thảo luận theo nhóm 2 người
- HS làm việc theo nhóm. Lựa những cánh hoa có ghi tình huống cần nói lời “cảm ơn” ghép vối nhị hoa có ghi lời “cảm ơn” thành một bông hoa cảm ơn
Tương tự như vậy ghép thành bông hoa xin lỗi
- Nhận xét chéo nhóm 
- Lắng nghe
Hoạt động 3
HS làm bài tập 6
6-8’
- GV giải thích bài tập 6
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói .......................khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói .......................khi làm phiền người khác
- GV yêu cầu HS đọc các từ đã chọn
- Cho HS sắm vai theo các tình huống sau:
- Tình huống 1: Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách mất một trang. Hôm nay Thắng mang sách đến trả cho bạn 
Theo các em, bạn Thắng phải nói gì với Nga và Nga sẽ trả lời ra sao ( nếu có thể )
HS lên diễn vai
Sau mỗi lần biểu diễn, HS nhận xét xem như vậy có đúng không? Có cách nào khác không?
- Cho HS đóng vai lại theo cách khác
- GV tổng kết: 
Bạn Thắng cần cảm ơn bạn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn – “ Không có gì, bạn đừng lo”
- Nghe nắm bắt cách làm.
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói ..lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói lời xin lỗi .khi làm phiền người khác
-HS lần lượt nêu,HS khác lắng nghe, nhận xét bạn
- HS thảo luận cách nhóm mình sẽ sắm vai như thế nào ,lên diễn trước lớp 
- Theo dõi nhận xét từng hành vi có trong tình huống của bạn.
- Có thể sắm vai theo nhiều cách khác nhau.
- Lắng nghe.
3/Củng cố 
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Khi nào cần nói lời cảm ơn?
- Khi nào cần nói lời xin lỗi?
- GV kết luận chung
Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ một việc gì dù là việc đó nhỏ
Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác
Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác
- Nhắc nhở HS thường xuyên thể hiện hành vi đó trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét tiết học
* Cảm ơn và xin lỗi.
- Nói ..lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ
- Nói lời xin lỗi .khi làm phiền người khác
- HS lắng nghe 
- Nghe để thực hiện.
	----------------------------------------
Tập đọc
Bài :NGÔI NHÀ
I.MỤC TIÊU
1 :Đọc :
HS đọc dúng, nhanh được cả bài “ Ngôi nhà”. 
Luyện đọc đúng các từ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ
Đạt tốc độ đọc từ 25 – 30 tiếng / phút 
Luyện ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ
2. Ôn các vần ươn, ương
Phát âm đúng các tiếng có vần ươn, ương trong bài
Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần ươn hoặc ương
3. Hiểu :
Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình
Hiểu được các từ trong bài thơ
Học thuộc lòng khổ thơ mà em thích
4. HS chủ động nói theo đề tài: Nói về ngôi nhà em mơ ước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
bộ chữ, bảng phụ, một số loại hoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ
3-5’
* Gọi 2 HS đọc bài Quyển vở của em và trả lời câu hỏi.
-Bạn nhỏ thấy gì khhi mở quyển vở ra?
-Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai?
- GV nhận xét cho điểm HS
* HS đọc bài , lớp theo dõi kiểm tra, nhận xét bạn
- Bạn nhỏ thấy : bao nhiêu trang giấy trắng,từng dòng kẻ ngay ngắn.
- Chữ đẹp thể hiện tính nết của những người trò ngoan.
- Lắng nghe.
2/Bài mới
a) Giới thiệu bài
1-2’
Hoạt động 1 Hướng dẫn HS luyện đọc
1-2’
Hoạt động 2 HD HS luyện đọc các tiếng từ
5-7’
Hoạt động 3 Luyện đọc câu5-7’
Hoạt động 4
Luyện đọc bài thơ
5-7’
* Thi đọc thuộc cả bài
5-7’
Hoạt động 5
 Ôn các vần yêu, iêu
8-10’
	Tiết 1
* GV giới thiệu tranh và hỏi:Bức tranh vẽ gì?
 - Sau đó giới thiệu bài tập đọc hôm nay ta học là bài 
“ Ngôi nhà”
- GV đọc mẫu lần 1
- Chú ý giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm
* GV ghi các từ : hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức lên bảng và cho HS đọc 
-Cho HS phân tích các tiếng khó
- Cho HS tìm những từ mình chưa hiểu
- GV kết hợp giảng từ: 
- thơm phức: chỉ mùi thơm rất mạnh và hấp dẫn
- Cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng dòng của bài thơ
* Cho HS đọc đoạn 1 ( khổ thơ đầu )
 HS đọc đoạn 2. ( khổ thơ cuối )
Cho HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh
* Hướng dẫn thi đọc 
-Cả lớp gấp sách đọc thuộc bài thơ
- GV nhận xét cho điểm
* Tìm tiếng trong bài có vần yêu?
- Cho HS đọc những dòng thơ có tiếng yêu? 
* Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu?
Gọi HS đọc câu mẫu trong sgk
- Cho HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần iêu, yêu theo nhóm
-Nhận xét tiết học 
 Ngôi nhà và hàng cây.
- Lắng nghe
- Lắng nghe biết cách đọc.
* 3 đến 5 HS đọc bài
Cả lớp đồng thanh
- Những học sinh phát âm chưa chuẩn.
- HS ghép chữ khó
- HS nhắc lại nghĩa các từ
- HS luyện đọc câu 2 em đọc một câu nối tiếp.
- 3 HS đọc đoạn 1 ( khổ thơ đầu )
- 3 HS đọc đoạn 2. ( khổ thơ cuối )
3 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh
Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm
HS đọc, HS chấm điểm
- HS thi đua đọc thuộc bài theo nhóm, theo bàn
- Lắng nghe.
* Tiếng : yêu 
- 4-5 em đọc.
* HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần iêu viết bảng con.
- HS thảo luận trong nhóm và thi tìm câu mới
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
8-10’
Hoạt động 2
Học thuộc lòng bài thơ
8-10’
Hoạt động 3 
Luyện nói: Ngôi nhà em mơ ước
8-10’
	Tiết 2
- GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau
- Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ nhìn thấy gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì?
- Hãy tìm và đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước?
- Cho HS đọc toàn bài
- Hãy đọc diễn cảm bài thơ?
* GV treo bảng phụ có ghi bài thơ
GV hướng dẫn HS học thuộc bài tại lớp bằng cách xoá dần tiếng trong bài, chỉ để lại các tiếng đầu câu
* GV cho HS quan sát tranh và luyện nói theo mơ ước của mình
- GV nhận xét cho điểm
- Theo dõi đọc thầm
- 2-3 HS đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi
- Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ nhìn thấy hàng xoan ,hoa xoan, nghe thấy tiếng chim, ngửi thấy mùi thơm của rạ mới.
-Em yêu ngôi nhà 
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước 
- 3 HS đọc toàn bài
- 3-4 em
* Đọc cá nhân nối tiếp từng dòng.
- HS thi đọc thuộc bài tại lớp
* HS quan sát tranh ,thảo luận thực hành nói theo mình mơ ước
- lắng nghe.
 3/ Củng cố dặn dò
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Gọi một HS lên đọc thuộc lòng bài thơ
- Dặn HS về đọc lại bài ở nhà 
Chuẩn bị bài “ Quà của bố”
Nhận xét tiết học
* Ngôi nhà.
- HS lắng nghe nhận xét.
- Nghe về nhà thực hiện.
------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, tìm số liền sau của một số có hai chữ số
Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành một tổng của số chục và số đơn vị.
 Giáo dục ý thức tự học tập ,tích cực tham gia vào các hoạt đông học tập.
II. ĐỒ DÙNG
SGK, bảng phụ,phiếu bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ
3-5’
- Gọi 3 HS l ... át, mắt, đuôi)
Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo 
Có ý thức chăm sóc mèo và chăm sóc các con vật nuôi trong nhà 
 II. CHUẨN BỊ 
Tranh ảnh về con mèo
sgk
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1/ Bài cũ 
3-5’
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
Nuôi gà có ích lợi gì?
Cơ thể gà có những bộ phận nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
- Cho thịt,trứng và phân bón cây
- Đầu ,mình ,đuôi, chân
HS dưới lớp nhận xét bạn trả lời
- Lắng nghe.
2/ Bài mới 
 Giới thiệu
* Cho cả lớp hát.
- Bài hát cho ta thấy chú mèo trong bài thật lưòi. Vậy chú mèo trong bài học hôm nay có như vậy không, ta cùng tìm hiểu qua bài ngày hôm nay nhé
Cả lớp hát bài: Con mèo lười
- HS lắng nghe
Hoạt động 1
Quan sát tranh và làm bài tập
MĐ: HS tự khám phá kiến thức và biết:
Cấu tạo của mèo
Ích lợi của mèo
Vẽ được con mèo
* Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện
- GV cho HS quan sát tranh vẽ con mèo
Phát phiếu học tập cho HS
Khoanh tròn trước câu em cho là đúng
Mèo sống với người
Mèo sống ở vườn
Mèo có lông màu trắng, nâu, đen
Mèo có bốn chân
Mèo có hai chân
Mèo có mắt rất sáng
Ria mèo để đánh hơi
Mèo chỉ ăn cơm với cá
- Đánh dấu x vào ô trống nếu em thấy câu trả lời đúng
Cơ thể mèo gồm :đầu ,tay 
Tai,chân , thân ria đuôi,,mào
-Nuôi mèo có ích lợi
	Để bắt chuột	
	Để làm cảnh
	Để trông nhà	
	Để chơi với em bé
- Nêu các bộ phận của con mèo?
- Vẽ con mèo và tô màu lông mà em thích nhất
- GV chữa bài, nhận xét
- Quan sát cá nhân
- HS thảo luận theo nhóm
-Mèo sống với người Đ 
-Mèo sống ở vườn S
-Mèo có lông màu trắng, nâu,đen Đ
-Mèo có bốn chân Đ
-Mèo có hai chân S
-Mèo có mắt rất sáng Đ 
-Ria mèo để đánh hơi Đ 
-Mèo chỉ ăn cơm với cá Đ 
Cơ thể mèo gồm :đầu ,tay 
Tai,chân , thân ria đuôi,,mào S
-Nuôi mèo có ích lợi
	Để bắt chuột	 Đ
	Để làm cảnh Đ 
	Để trông nhà	 S
	Để chơi với em bé S
 - Vài HS nhắc lại các bộ phận của con mèo
- Mỗi em vẽ một con theo ý thích.
- Lắng nghe.
 Hoạt động 2
Đi tìm kết kuận
MĐ: củng cố về con meò cho HS
* GV đặt câu hỏi HS trả lời
- Con mèo có những bộ phận nào?
Nuôi mèo để làm gì?
- Con mèo ăn gì?
- Em chăm sóc mèo như thế nào?
- Khi mèo có những biểu hiện khác lạ hoặc em bị mèo cắn, em sẽ làm gì?
* GV kết luận: 
Con mèo nào cũng có đầu, mình, đuôi và 4 chân. Toàn thân mèo được phủ một lớp lông mềm và mượt. Mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối và nhỏ lại vào ban ngày khi có nắng. Mèo có mũi và tai rất thính giúp mèo đánh hơivà nghe được ở khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn. Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có móng vuốt sắc dđể bắt mồi và bám chắc khi leo trèo
* HS trả lời câu hỏi
Các bạn khác bổ sung
- Đầu ,mình ,chân.
- Nuôi mèo làm cảnh ,bắt chuột.
- Aên cơm ,thịt,cá
- Cho ăn thường xuyên
- Phải đi tiêm phòng.
* HS lắng nghe
Hoạt động 3
Thảo luận lớp
MT: biết ích lợi của việc nuôi mèo. Biết mô tả hoạt động bắt mồi của con mèo
* GV đặt câu hỏi để HS thảo luận
- Người ta nuôi mèo để làm gì?
- Hình ảnh nào trong bài mô tả mèo đang săn mồi
- Tại sao em không nên trêu chọc mèo tức giận
=> GV kết luận
Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. Móng chân mèo có vuốt sắc. Bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra
Cho HS chơi trò chơi bắt trước tiếng mèo kêu
* HS thảo luận, các bạn khác bổ sung
- Người ta nuôi mèo để làm cảnh,bắt chuột.
- Mèo đang ngồi rình con chuột trong lồng.
- Vì nó sẽ cắn hoặc cào.
- Lắng nghe.
3/ Củng cố dặn dò
3-5’
* Hôm nay học bài gì?
- Nêu bộ phận chính của con mèo
Người ta nuôi mèo để làm gì?
- Nhận xét tiết học
Tuyên dương một số bạn tích cực
HD HS học bài ở nhà, vẽ con mèo và tô màu theo ý thích
* con mèo.
- Gồm : chân,mình,đầu
- Làm cảnh,bắt chuột.
- HS lắng nghe cô dặn dò
-----------------------------------------------------------
Hoạt động ngoài giờ
Tìm hiểu về âm nhạc dân gian, mĩ thuật dân gian.
I. Mục tiêu.
HS biết thêm về các bài hát dân ca, học hát các bài hát dân ca.
Biết một số tranh dân gian như đán cưới chuột, gà trống, ....
II. Chuẩn bị:
Các bài dân ca quen thuộc.
Một số tranh ảnh về dân gian.
III. Các hoạt động dạy - học :
ND- T/ Lượng 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động Học sinh 
1. Giới thiệu.
2 -3’
2.-Tìm hiểu về âm nhạc dân gian.
10 -12’
3.Tìm hiểu về mĩ thuật dân gian.
12 -14’
C - Củng cố - dặn dò.
3 – 4’
* Nêu mục tiêu tiết học
* Giới thiệu một số bài dân ca.
- Nhận xét tuyên dương.
* Treo tranh. Nêu yêu cầu:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm giới thiệu về tranh mình được giao.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày .
- Nhận xét - giới thiệu thêm về tranh ảnh dân gian.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ mĩ thuật, âm nhạc dân gian.
* Nêu lại tên ND bài học ? 
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
* Hát bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
* Thi hay dãy tìm và hát các bài hát dân ca.
+ Trống cơm dân ca Thanh Hoá.
+ Xoè hoa Dân ca Thái.
....
* Thi đua thảo luận nhóm giới thiệu về tranh mình được giao. Mỗi nhóm giới thiệu về một bức tranh hoặc ảnh.
- Đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Nghe , hiểu thêm .
- Nối tiếp nêu.
* 2 HS nêu lại .
- Chuẩn bị tiết sau.
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1 TUẦN 28
Thứ ngày
Môn
Bài dạy
Thứ hai
27/3//2006
Đao đức
Tập đọc
Toán
Chào hỏi và tạm biệt
Đầm sen
Giải toán có lời văn-Tiếp theo
Thứ ba
 28/3
Chính tả
Tập viết
 Thủ công
Toán
Hoa sen
Tô chữ hoa M
Cắt dán hình tam giác.
Luyện tập 
Thứ tư
 29/3
Tập đọc
Toán
Mời vào
Luyện tập
Thứ năm
 30/3
Chính tả
Tập viết 
Hát nhạc
Toán
Mời vào
Tô chữ hoa N
Oân hai bài hát: Quả,Hoà bình cho bé
Luyện tập chung.
Thứ sáu
31/3
Tập đọc
Kể truyện
TN- X H
H Đ N G
Chú công 
Niềm vui bất ngờ
Con muỗi
An toàn giao thông bài 5
MĨ THUẬT: tiết 27
 Bài : 	VẼ CÁI Ô-TÔ
I. MỤC TIÊU. 
Giúp HS bước đầu làm quen với vẽ (hoặc nặn) một chếc ô tô theo ý thích
HS vẽ được một chiếc ô tô theo ý mình
Rèn kĩ năng vẽ và óc sáng tạo của HS
II. CHUẨN BỊ 
GV: tranh mẫu
HS: vở vẽ, bút màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
GV kiểm tra dụng cụ học tập của các em
Nhận xét sự chuẩn bị của HS
Nêu ưu khuyết của tiết trước cho HS rút kinh nghiệm
HS lấy dụng cụ ra để kiểm tra
HS lắng nghe ưu khuyết của mình
Bài mới
HS quan sát nhận xét
HD HS vẽ ô tô
HS thực hành vẽ
Củng cố dặn dò
- GV giới thiệu bài “ Vẽ cái ô tô”
GV giới thiệu một số hình ảnh về các loại ô tô để HS nhận biết hình dáng, màu sắc và các bộ phận của chúng như:
Buồng lái: có bánh lái
thùng xe: để chở hàng hoặc chở khách
Bánh xe: hình tròn
GV hướng dẫn HS vẽ ô tô
Vẽ thùng xe
Vẽ buồng lái
Vẽ bánh xe
Vẽ cửa lên xuống, cửa kính xe
Vẽ màu theo ý thích
Cho HS xem một số tranh vẽ ô tô của các bạn năm trước
HS thực hành vẽ, 
GV uốn nắn, giúp đỡ HS yếu
Có thể trang trí thêm cho đẹp
- Chấm một số bài của HS
Cho HS bình chọn bài vẽ màu đẹp nhất
GV nhận xét bài vẽ của HS:
HD HS chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
HS quan sát tranh và nhận xét
HS lắng nghe cô giảng
HS thực hành vẽ vào vở
HS lắng nghe
THỂ DỤC:tiết 27
Bài: 	BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI 
I. MỤC TIÊU
Ôn bài thể dục phát triển chung .Yêu cầu hoàn thiện bài
Ôn trò chơi “Tâng cầu”. Yêu cầu tham gia chơi một cách chủ động
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 
Dọn vệ sinh trường, nơi tập
Chuẩn bị cầu 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng VĐ
Phương pháp tổ chức 
Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu
Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc
Đi thừng theo vòng tròn và hít thở sâu
Xoay khớp cẳng tay và cổ tay
Xoay hông, xoay khớp gối
Cho HS chơi trò chơi hoặc múa hát tập thể
1 => 2 phút
1 => 2 phút
1 phút
2 phút
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x
x x x x
Chuyển vòng tròn
Phần cơ bản
Ôn bài thể dục
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
Lần 1, lần 2 , HS thực hiện ôn bình thường 
GV kiểm tra, nhận xét
Lần 3, lần 4: HS thực hiện theo từng tổ, GV đánh giá, nhận xét dđể chuẩn bị kiểm tra
Oân tổng hợp
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ, quay phải, trái
Oân trò chơi “Tâng cầu”
Cho HS tâng cầu cá nhân
Từng đôi hai bạn tâng cầu qua lại, thi đua giữa các tổ, tổ nào tâng cầu đến cuối cùng là tổ đó thắng cuộc
Các bạn khác nhận xét, đánh giá
GV nhận xét 
3 – 4 lần
2 đến 3 lần
8 đến 10 phút
Tập hợp hàng ngang
x x x x 
x x x x 
x x x x
x x x x X
x x x x 
x x x x 
x x x x 
Phần kết thúc
Đi thường theo 2 – 4 hàng dọc theo nhịp và hát
GV và HS cùng hệ thống lại bài
Chuẩn bị bài cho tiết sau kiểm tra
Nhận xét tiết học
Giao bài tập về nhà
1 phút
1 => 2 phút
1 phút
1 phút
 X 
x x x x x x x 
x x x x x x x 
x x x x x x x
x x x x x x x

Tài liệu đính kèm:

  • docmuoi 27.doc