I. Mục tiêu:
- H hiểu :
+ Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường.
+ Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định.
+ Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người.
+ H thực hiện được đi bộ đúng quy định.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Ba chiếc đèn hiệu bằng bìa màu xanh, đỏ, vàng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (5')
Tuần 23: ( Từ ngày 12/ 2 / 2007 đến ngày 23 / 2 / 2007 ) Thứ hai ngày 12 tháng 2 năm 2007. Đạo đức Bài 11 : Đi bộ đúng quy định. ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - H hiểu : + Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường. + Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định. + Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người. + H thực hiện được đi bộ đúng quy định. II. Tài liệu và phương tiện: - Ba chiếc đèn hiệu bằng bìa màu xanh, đỏ, vàng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: (5') - Muốn có nhiều bạn tốt, ta phải làm gì? 2. Dạy học bài mới. a. HĐ 1: Làm bài tập 1 (6 - 7’) - Cho H mở vở bài tập / 33. Quan sát tranh, trả lời. + ở thành phố người đi bộ phải đi vào phần đường nào? Tại sao? + ở nông thôn đi như thế nào? => G kết luận: ở nông thôn cần phải đi sát lề đường. ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường, cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định. b. HĐ 2: Làm bài tập 2 ( 6 - 7’) - Cho H mở vở bài tập / 34, 35 quan sát tranh - Trong tranh bạn nào đi bộ đúng quy định? ( H thảo luận, trình bày trước lớp) => G kết luận: + Tranh 1: Đi bộ đúng quy định. + Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai. + Tranh 3: Hai bạn sang đường đi đúng quy định. c. HĐ 3: Trò chơi “Qua đường” (10 - 12’) - G vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn H vào các nhóm: người đi bộ, người đi xe ô tô, đi xe máy, đi xe đạp. - Phổ biến luật chơi. - H tiến hành trò chơi. - Cả lớp nhận xét, khen những bạn đi đúng quy định. 3. Củng cố: (3 - 5’) - Khi đi trên đường phố, người đi bộ cần đi trên phần đường nào ? - ở nông thôn, khi đi bộ đi phần đường nào ? Tại sao ? ________________________________________________ Thứ tư ngày 14 tháng 2 năm 2007. Tự nhiên xã hội Bài 23 : Cây hoa I. Mục tiêu: - Giúp H biết kể tên 1 số cây hoa và nơi sống của chúng. - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa. - Nói được ích lợi của việc trồng hoa. - H có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, trường: Không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng. II. Đồ dùng dạy học : - G và H đem cây hoa đến lớp. - Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK. - Khăn bịt mắt. III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: ( 5’) - G và H cùng giới thiệu cây hoa của mình: Giới thiệu về tên gọi, nơi sống - G hỏi H: + Cây hoa mà em mang đến lớp tên gì? Nó sống ở đâu? a. HĐ 1: Quan sát cây hoa. (10 -12’) - Mục tiêu: - H chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa. Biết phân biệt loại hoa này với loại hoa khác. - Cách tiến hành: * Bước1: - G chia lớp thành nhóm nhỏ và yêu câu các nhóm quan sát: + Chỉ đâu là rễ, thân, lá, hoa cây hoa của em. - H thảo luận: + Các bông hoa thường có đặc điểm gì mà ai cũng thích ngắm nhìn? + So sánh các loại hoa trong nhóm để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của chúng? * Bước 2: Đại diện nhóm trình bày. => Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loài hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau... Có loài hoa màu sắc rất đẹp, có loài hoa có hương thơm, có loài hoa vừa có hương thơm, vừa có màu sắc rất đẹp. b. HĐ 2: Làm việc với SGK (10 - 12’) - Mục tiêu: H biết đặt câu hỏi và trả lời dựa trên các hình trong SGK. Biết được lợi ích của việc trồng hoa. - Cách tiến hành: * Bước1: Cho H quan sát tranh sgk / 48, 49. Đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. * Bước 2: Cho H trình bày trước lớp. * Bước 3: G nêu câu hỏi, H trả lời. - Kể tên các loài hoa có trong bài 23 SGK. - Kể tên các loại hoa mà em biết? Hoa dùng để làm gì? => Các hoa có trong bài 23 SGK : hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua ... Ngoài ra còn có nhiều hoa khác. Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa ... c. HĐ 3: Trò chơi: “ Đố bạn hoa gì ?”(5’) - Mục tiêu: H củng cố những hiểu biết về cây hoa. - Cách tiến hành: Cho mỗi ổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt. Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp. G đưa cho mỗi em 1 bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì ? Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc. ________________________________________________ Thứ năm ngày 22 tháng 2 năm 2007. Thể dục Bài 23 : Bài thể dục - Trò chơi vận động. I. Mục tiêu: - Học động tác phối hợp. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng. - Tiếp tục ôn trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân chơi, kẻ sân chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu ( 5-7’) - G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Khởi động: - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc. - Đi thuờng theo vòng tròn và hít thở sâu. - Vỗ tay hát. 2. Phần cơ bản (20 - 22’) Nội dung - Kiểm tra động tác bụng. - Ôn 5 động tác đã học. - Học động tác phối hợp. - Ôn 6 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, phối hợp. - Ôn tập hợp hàng dọc, điểm số. - Chơi trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. Thời gian 1 lần 2 x 4 nhịp 2 - 3 lần 4 - 5 lần 2 x 8 nhịp 1 - 2 lần 2 x 4 nhịp 4 - 5’ 4 - 5’ Phương pháp - Lớp trưởng hô, 2 tổ tập. - Lớp trưởng hô, H tập. G quan sát. - G nêu tên động tác, làm mẫu, H tập. TTCB 1 2 3 4 - Nhịp: 5, 6, 7, 8. Như trên. - Lớp trưởng hô H tập. - Cho các tổ tự điểm số. - G kẻ sân cho các tổ thi nhảy. H chơi. 1 2 3 4 3. Phần kết thúc (5 - 7’) - Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc, đứng vỗ tay, hát. - G cùng H hệ thống bài. - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: