Giáo án Các môn lớp 1 - Buổi 2 - Cả năm

Giáo án Các môn lớp 1 - Buổi 2 - Cả năm

THỦ CÔNG

Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.

- Thấy được tác dụng của môn học.

- Giúp HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Giáo viên: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công ( kéo, hồ dán, thước kẻ).

- Học sinh: Các loại dụng cụ thủ công.

III. Các hoạt động dạy - học:

Nội dung

A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài: ( 2 phút )

 2. Các hoạt động:

 HĐ1: Giới thiệu giấy, bìa

 (10 phút)

 Nghỉ giải lao (3 phút)

HĐ2: Giới thiệu dụng cụ TC

(10 phút)

3. Củng cố, dặn dò (5 phút)

 

doc 160 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 1 - Buổi 2 - Cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ký duyệt của chuyên môn
.
Ngày giảng: 
THỦ CÔNG
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
- Thấy được tác dụng của môn học.
- Giúp HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công ( kéo, hồ dán, thước kẻ).
- Học sinh: Các loại dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: ( 2 phút )
 2. Các hoạt động:
 HĐ1: Giới thiệu giấy, bìa
 (10 phút)
 Nghỉ giải lao (3 phút)
HĐ2: Giới thiệu dụng cụ TC
(10 phút)
3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
G: Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS
G: Giới thiệu nội dung bài học -> ghi đầu bài.
G: Đưa ra 2 loại giấy, 1 loại không có ô kẻ, 1 loại có ô kẻ.
- Loại không có ô kẻ ở lớp 1 không dùng được
- Loại có ô kẻ ở lớp 1 dùng được
H: Lấy giấy màu bố mẹ đã mua ra quan sát, phân biệt loại giấy dùng được và không dùng được
G: Quan sát, giúp đỡ.
-Nhắc học sinh phải mua đủ các màu.
H: Hát, múa, vận động
G: Giới thiệu với HS một số dụng cụ học thủ công, HS quan sát, nhận biết.
- Thước: được làm bằng gỗ hoặc nhựa dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có ghi vạch, số.
- Bút chì: dùng để kẻ, vẽ.
- Kéo: dùng để cắt.
- Hồ: dùng để dán giấy, được chế biến từ bột sắn khi dùng cần bôi vừa phải.
G: Nhận xét chung giờ học.
Dặn học sinh chuẩn bị bài 2
Ngày giảng: 
TH: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 CƠ THỂ CHÚNG TA
I. Mục tiêu:
Học sinh biết kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
Biết một số cử động của cổ chân tay.
Yêu thích các họat động để cơ thể phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- G: Hình vẽ (SGK)
- H: Vở bài tập – SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút )
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
2. Nội dung:
 a. Ôn các bộ phận bên ngoài của cơ thể ( 10 phút )
b. Các hoạt động của cơ thể ( 10 phút )
Nghỉ giải lao ( 2 phút )
 c. Trò chơi: ( 7 phút )
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút )
G: Kiểm tra sách vở của HS
G: Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
H: Nêu lại các bộ phận bên ngoài của cơ thể
H: Lần lượt chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể( Hình vẽ minh họa ).
H: 2 em 1 cặp thực hành chỉ các bộ phận trên cơ thể bạn. 
G: Quan sát, nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
H: Kể 1 số hoạt động của cơ thể
H: Nối tiếp thực hiện “ hoạt động” theo hướng dẫn của GV 
G: Nhận xét, bổ sung.
H: Nhắc lại( 2 em )
H: Hát, vận động
G: Hướng dẫn HS hát:
 “ Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này là hết mệt mỏi”
G: Vừa hát vừa làm mẫu động tác
H: Tập theo HD của GV( Cá nhân, nhóm)
G: Quan sát, uốn nắn.
H: Nhắc lại ND bài học. Liên hệ.
G: Nhận xét chung giờ học, nhắc HS tập thể dục hàng ngày
THỂ DỤC
 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI
I.Mục tiêu:
Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn, yêu cầu học sinh biết 1 số quy định cơ bản thực hiện trong giờ tập thể dục.
Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại, yêu cầu bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II.Đồ dùng dạy - học:
GV: Chuẩn bị địa điểm, trò chơi “Diệt các con vật có hại”
HS: Trang phục gọn gàng
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Phần mở đầu: (10 phút )
 1. Nhận lớp:
 - Tập hợp
 - Điểm số, báo cáo
 2. Khởi động: 
B.Phần cơ bản: (15 phút)
HĐ1: Biên chế tổ tập luyện chọn cán sự lớp
HĐ2: Phổ biến nội quy
 Nghỉ giải lao: (2 phút )
HĐ3: Trò chơi “Diệt các con vật có hại” (6 phút)
C.Phần kết thúc: (2 phút)
G: Yêu cầu học sinh tập hợp ra sân bãi.
H: Xếp thành 2 hàng dọc -> quay thành hàng ngang, phổ biến nội dung yêu cầu của bài học.
G: Hướng dẫn học sinh dậm chân và đọc 1 – 2,
G: Chia thành 4 tổ mỗi tổ 6 em bầu tổ trưởng.
- Tập ở ngoài sân khi trời nắng, khô. Tập ở lớp khi trời mưa, dưới sự điều khiển của bạn cán sự lớp.
- Trang phục gọn gàng.
- Trong giờ học phải nghiêm túc.
H: Hát.
G: Nêu tên trò chơi.
H: Kể tên các con vật có hại mà em biết.
G: Điều khiển trò chơi 1 lần.
H: Thực hiện chơi trò chơi
G: Quan sát, uốn nắn.
H: Củng cố lại bài
- Thả lỏng
G: Nhận xét giờ học.
H: Học sinh nhớ lại trò chơi, tập chơi với các bạn
- Cán sự làm thủ tục xuống lớp.
Ngày giảng: T7. 9.9 Hoạt động tập thể 
Chủ điểm: Truyền thống nhà trường
Chúng em là học sinh lớp 1
I.Mục tiêu:
Học sinh làm quen với giờ hoạt động tập thể.
Học sinh hát những bài hát đã học ở mẫu giáo, chơi trò chơi mèo đuổi chuột.
Tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ khi học, khi chơi, tạo ra sự gắn bó giữa thầy và trò.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: 1 số bài hát: Năm ngón tay ngoan, chúng em là HS lớp 1, 
H: Một só bài hát mà HS thuộc
III.Các họat động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1.Ổn định tổ chức: ( 2 phút )
2. Các hoạt động:
HĐ1: Tự giới thiệu ( 10 phút )
HĐ2: Hát múa ( 10 phút)
HĐ3: Trò chơi: Kết bạn (5 phút)
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )
H: Tập hợp thành vòng tròn, hát 1 bài ở mẫu giáo.
G: Nhận xét.
G: Yêu cầu HS kể tên các bài hát ở mẫu giáo đã học để hát lại cho cô và các bạn mới nghe.
- Để tạo ra không khí vui vẻ, tự nhiên giáo viên hát tặng các em một bài hát trước khi hát, giới thiệu về mình.
H: Thi đua lên hát: đơn ca, tốp ca
G: Khuyến khích động viên các em thực hiện bài hát tự nhiên.
G: Hướng dẫn HS cách chơi
- HS khá chơi mẫu 1 lượt
- Cử tổ trưởng các tổ lên điều khiển trò chơi.
- Chơi theo lớp (4 lượt )
H+G: Nhận xét cách chơi
G: Nhận xét giờ hoạt động tập thể.
H: Sưu tầm các câu chuyện, những việc làm thẻ hiện truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
TUẦN 2
Ký duyệt của chuyên môn
Ngày giảng: T3.12.9 Thủ công
Tiết 2: Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
- Xé dán được hình chữ nhật, hình tam giác theo hướng dẫn.
- Giúp HS yêu thích môn học. rèn sự khéo léo cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Các loại giấy màu, kéo, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay. Bài mẫu về xé, dán của HS năm trước.
- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay. Vở thủ công. Giấy nháp có kẻ ô, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
 2. Các hoạt động:
 HĐ1: Quan sát, nhận xét
 (5 phút)
HĐ2: Hướng dẫn mẫu
 a.Vẽ và xé hình chữ nhật
 ( 4 phút )
 b.Vẽ và xé hình tam giác
 ( 4 phút )
 c. Dán hình: ( 2 phút )
 Nghỉ giải lao (2 phút)
 3.Thực hành: ( 12 phút ) 
3. Củng cố, dặn dò (3 phút)
G: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS
G: Giới thiệu nội dung bài học -> ghi đầu bài.
G: Đưa ra 1 số vật mẫu, HD học sinh quan sát, nhận biết:
- Những đồ vật xung quanh có dạng hình chữ nhật: Cửa ra vào, bảng con. Lớp học, mặt bàn,..
- Những đồ vật xung quanh có dạng hình tam giác: Khăn quàng đỏ, ê ke,
- Ghi nhớ để xé dán.
G: Yêu cầu HS quan sát, GV lấy 1 tờ giấy thủ công, lật mặt sau, đếm số ô,kẻ hình CN
- Làm thao tác xé từng cạnh hình CN
- Sau khi xé xong lật mắt sau cho HS quan sát hình chữ nhật vừa xé xong.
H: Tập xé hình chữ nhật ( nháp )
G: Quan sát, giúp đỡ.
G: HD tương tự hình chữ nhật
G: Thực hiện mẫu, HS quan sát
- Phết hồ: Để ra 1 tờ giấy nháp, lấy ngón tay trỏ di đều vừa phải, bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh
- Lấy 1 tờ giấy để lên trên miết cho phẳng.
H: Hát, múa, vận động
H: Lấy giấy nháp, đếm ô, kẻ,xé hình CN và hình tam giác như GV đã hướng dẫn.
G: Quan sát, giúp đỡ các đối tượng HS
H: Thực hiện tương tự với giấy thủ công
- Lưu ý xé răng cưa càng nhỏ càng đẹp.
- Thực hiện dán và hoàn thành sản phẩm.
H: Trưng bày sản phẩm
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nhận xét chung giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiết thực hành
Ngày giảng: T4.13.9 Thực hành: Tự nhiên và xã hội
 Bài 2: Chúng ta đang lớn
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết rõ hơn sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và hiểu biết.
- So sánh sức lớn lên của bản thân với các bạn cùng lứa tuổi.
- Giáo dục ý thức rèn luyện thân thể để có sức khỏe tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- G: Một số tranh, ảnh sự lớn lên của bé và của mọi người( Sưu tầm)
- H: Sưu tầm một số tranh, ảnh sự lớn lên của bé và của mọi người
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút )
 - Chúng ta đang lớn( Tiết 1 )
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
2. Nội dung:
 a. Sự thể hiện của sức lớn
 ( 10 phút )
 Nghỉ giải lao ( 2 phút )
 c.Vẽ các bạn trong nhóm và so sánh sự lớn lên của các bạn
 ( 19 phút )
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút )
G: Nêu câu hỏi “ Sức lớn của các em được thể hiện”
H: Trả lời ( 2 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Giới thiệu qua KTBC
G: Nêu vấn đề, hướng dẫn HS cùng trao đổi, làm rõ hơn những hình ảnh thể hiện sự lớn lên của bé và của mọi người. 
H: Quan sát thêm 1 số tranh, ảnh mà GV và chính các em đã chuẩn bị để nắm chắc hơn ND này.
G: Chốt lại nội dung
H: Nhắc lại( 2 em)
H: Hát, vận động
H: Thực hành theo nhóm ( 4 nhóm )
G: Nêu yêu cầu thực hành cho từng nhóm
G: Nêu rõ yêu cầu.
H: Vẽ vào vở, trình bày trước lớp. So sánh được sức lớn của các bạn.( 5 em)
G: Nhận xét, tuyên dương.
H: Nhắc lại ND bài học. Liên hệ.
G: Nhận xét chung giờ học, nhắc HS giữ gìn sức khỏe tốt.
- Chuẩn bị trước bài 3
Thể dục
Trò chơi - Đội hình đội ngũ
I.Mục tiêu:
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại. làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng ( thực hiện ở mức cơ bản ).
- Thực hiện đúng, nhanh và chủ động hơn trò chơi và tập hợp, dóng hàng.
- Giúp HS biết thêm 1 số con vật có hại.
II.Đồ dùng dạy - học:
GV: Chuẩn bị địa điểm ở sân trường, trò chơi “Diệt các con vật có hại”
HS: Trang phục gọn gàng
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Phần mở đầu: (10 phút )
 1. Nhận lớp:
 - Tập hợp
 - Điểm số, báo cáo
 2. Khởi động: 
B.Phần cơ bản: (15 phút)
HĐ1: Biên chế tổ tập luyện chọn cán sự lớp
HĐ2: Phổ biến nội quy
HĐ3: Đội hình đội ngũ
 Nghỉ giải lao: (2 phút )
HĐ4: Trò chơi “Diệt các con vật có hại” (6 phút)
 ... gôi nhà đơn giản.
G: Quan sát, uốn nắn giúp đỡ để các em đều hoàn thành sản phẩm.
H: Trưng bày kết quả 
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành( chỉ rõ điểm chưa HT)
G: Nhận xét giờ học, tuyên dương một số em làm đẹp
H: Chuẩn bị các sản phẩm đẹp nhất của cá nhân trong toàn năm học để trưng bày tại lớp vào tuần sau
Ngày giảng: 9.5 THỂ DỤC
TIẾT 33: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I.Mục tiêu:
- Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ, yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, khoẻ.
- Tiếp tục yêu cầu tham gia vào trò chơi vận động tương đối chủ động.
- Bồi dưỡng sức khoẻ cho HS.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: Chuẩn bị địa điểm trên sân trường, dụng cụ cho trò chơi
- HS: Trang phục gọn gàng
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Khởi động: 7P
B.Phần cơ bản: 
- Ôn đội hình đội ngũ 10P
- Ôn lại các trò chơi 8P
C.Phần kết thúc: 10P
H: Tập hợp ra sân bãi, phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học
- Thực hiện một vài động tác khởi động: xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông,...
- Chạy nhẹ nhàng thành 2 hàng dọc (50-60m)
H: Nhắc lại tên một số động tác về đội hình đội ngũ
G: Hô hiệu lệnh
H: Tập lại 1 số động tác:
- Tập hợp: hàng ngang, hàng dọc
- Quay trái. phải, đằng sau quay....
G: Chia nhóm HS ra tập lại 
H: Tập lại các động tác theo HD của tổ trưởng
G: Quan sát, uốn nắn
H: Kể tên 1 số trò chơi
G: Nêu yêu cầu
H: Nhắc lại cách chơi
- Thi chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Kéo cưa lừa sẻ
- Diệt các con vật có hại
- Chạy tiếp sức
....................
H: Chơi trò chơi theo 2 đội
G: Quan sát, uốn sửa
H: Đi thường theo nhịp động tác điều hoà
G: Chốt lại bài
- Nhận xét giờ học, giao bài tập VN
H: Ôn lại bài ở nhà và chuẩn bị tốt bài sau.
Ngày giảng: 10.5 THỰC HÀNH TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
 TIẾT 33: TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT
A.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố nhận biết trời nóng hay trời rét.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: SGK, , tranh ảnh trang phục 4 mùa
H: SGK, tranh ảnh trang phục 4 mùa
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 7P
B.Bài mới: 
1,Giới thiệu bài: 1P
2,Nội dung:
a)Củng cố kiến thức về trời nóng, trời rét 13P 
- Trời nóng: Người bức bối, toát mồ hôi .... Thường mặc sáo ngắn tay, màu sáng,.....
- Trời rét: Chân tay run, cóng, người lạnh run rẩy, da sởn gai ốc, .... Thường mặc quần áo may bằng vải dầy, màu sẫm,......
Nghỉ giải lao
b) Trò chơi 10P
3,Củng cố dặn dò: 4P
G: Đặt câu hỏi
-Hôm nay trời nóng hay trời rét? Vì sao em biết?
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Giới thiệu qua KTBC
G: Nêu yêu cầu
H: Mô tả cảnh trời nóng, trời rét qua tranh ảnh sưu tầm và kiến thức thực tế các em có sẵn
H: Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
* Nên ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ
G: Nêu tên trò chơi, 
H: Nhắc lại cách chơi, đưa ra luật chơi
H: Làm quen với các tấm bìa ghi tên các đồ dùng phù hợp với mùa hè và mùa đông
H: Chơi theo 2 đội
H+G: Động viên, khuyến khích học sinh chơi vui và hiệu quả
G: Nhận xét tiết học
Khen một số em có cố gắng
H: Ôn lại bài ở nhà
Ngày giảng: 11.5
TIẾT 34: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề: Học tập 5 điều Bác Hồ dạy
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh nắm được các nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 - Có ý thức học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II.Đồ dùng dạy-học:
- GV: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng phóng to
- HS: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Ổn định tổ chức 3P
2. Nội dung 
 a) Giới thiệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng 15P
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
b) Văn nghệ 14P
3.Củng cố - dặn dò: 3P
G: Giới thiệu nội dung buổi HĐTT 
H: Hát 1 bài hát tự chọn
G: Giới thiệu 1 số nội dung nói trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
H: Lắng nghe, nhận biết
G: Nêu câu hỏi, HD học sinh lần lượt tìm hiểu từng điều
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
G: Nêu yêu cầu, 
H: Kể tên các bài hát, bài thơ, câu chuyện nói về Bác Hồ và thiếu nhi
G: Mời học sinh thực hiện các bài hát, bài thơ,... mà các em đã đưa ra dưới nhiều hình thức:
- Cá nhân
- Cả lớp
- Nhóm
- Song ca .....
H: Lên thực hiện
H+G: Nhận xét, bổ sung, khen thưởng và liên hệ.
G: Nhận xét giờ HĐTT
H: Nhắc lại ND tiết HĐTT
- Ôn lại 5 điều Bác Hồ dạy để tiết sau tiếp tục tìm hiểu.
Ký duyệt
TUẦN 35
Ngày giảng: 14.5 THỦ CÔNG
TIẾT 35: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
I. Mục tiêu: 
- GV và HS thấy được kết quả dạy - học phân môn Thủ công trong năm học. 
- HS yêu thích môn Thủ công hơn, nâng cao trình độ nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ. 
- Nhà trường thấy được kết quả học tập phân môn Thủ công của học sinh. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Chuẩn bị địa điểm, vị trí thích hợp để HS trưng bày sản phẩm . Giấy A0, nẹp, dây treo, ....
- HS: Lựa chọn các sản phẩm đẹp trong năm học của mình để trưng bày.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Các hoạt động của GV - HS
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2P )
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ( 1P )
 2. Nội dung: 
a) Cách trưng bày ( 3P )
b) Thực hành ( 18P )
c) Nhận xét, đánh giá ( 8P )
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 P)
G: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Giao vị trí trưng bày cho từng nhóm.
G: Giới thiệu trực tiếp. 
G: Yêu cầu HS chọn các bài thủ công đẹp
H: Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
( Vị trí trưng bày đã được GV giao trước ).
- Ghi tên bài tên HS lớp ở dưới mỗi bài.
H: Thực hành trưng bày ở vị trí được giao.
G: Quan sát, giúp đỡ để HS trình bày ngay ngắn, khoa học, đẹp mắt,...
H: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong thời gian qui định.
H+G: Quan sát, nhận xét và đánh giá kết quả của từng nhóm.
G: Quan sát và gợi ý các nhóm tìm ra những điểm sáng tạo trong cách trưng bày, những điểm cần khắc phục... để các em tự điều chỉnh. 
G+H: Khen ngợi nhóm trình bày đẹp, sáng tạo. Rút ra bài học cho bản thân. 
G: Nhận xét giờ học. Dặn dò HS giữ gìn các sản phẩm đã trưng bày.
H: Ôn lại toàn bộ các bài đã học trong năm học trong thời gian nghỉ hè. 
Ngày giảng: 15.5 THỂ DỤC
TIẾT 34: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I.Mục tiêu:
- Ôn lại các trò chơi đã học trong năm học.
- Tiếp tục yêu cầu tham gia vào trò chơi vận động tương đối chủ động.
- Bồi dưỡng sức khoẻ và thể lực cho HS.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: Chuẩn bị địa điểm trên sân trường, dụng cụ cho trò chơi
- HS: Trang phục gọn gàng
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Khởi động: 7P
B.Phần cơ bản: 
*Ôn lại các trò chơi 18P
C.Phần kết thúc: 10P
H: Tập hợp ra sân bãi, phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học
- Thực hiện một vài động tác khởi động: xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông,...
- Chạy nhẹ nhàng thành 2 hàng dọc (50-60m)
H: Kể tên 1 số trò chơi
G: Nêu yêu cầu
H: Nhắc lại cách chơi
- Thi chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Kéo cưa lừa sẻ
- Diệt các con vật có hại
- Chạy tiếp sức
....................
H: Chơi trò chơi theo các tổ
- Các tổ thi đua
H+G: Nhận xét, đánh giá.
H: Đi thường theo nhịp động tác điều hoà
G: Chốt lại bài
- Nhận xét giờ học, giao bài tập VN
H: Ôn lại bài ở nhà và chuẩn bị tốt bài sau.
Ngày giảng: 22.5 THỂ DỤC
TIẾT 35: TỔNG KẾT MÔN HỌC
I.Mục tiêu:
- Ôn lại các kiến thức đã học trong toàn năm học.
- Nhận xét, đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh.
- Bồi dưỡng sức khoẻ và thể lực cho học sinh. 
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: Các kiến thức cơ bản đã học trong năm.
- HS: Ôn lại bài ở nhà
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 5P
B.Tổng kết môn học: 
- Đội hình đội ngũ 8P
- Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản 10P 
- Trò chơi vận động 8P
C.Củng cố, dặn dò 4P
H: Nhắc lại các kiến thức đã học trong năm
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Giúp HS củng cố lại từng phần kiến thức đã học
H: Trao đổi nhóm đôi, nhắc lại 3 nội dung kiến thức cơ bản
*Đội hình đội ngũ 
- Tập hợp, dóng hàng
- Quay phải, quay trái, đằng sau quay
* Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản 
- Bài thể dục
* Trò chơi vận động 
- Thi chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Kéo cưa lừa sẻ
- Diệt các con vật có hại
- Chạy tiếp sức
....................
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, đánh giá, 
H: Nhắc lại kiến thức đã học
G: Chốt lại bài
- Nhận xét quá trình học tập trong cả năm học của HS
- Nhắc nhở các em thường xuyên học tập để có thể lực tốt để học tập.
H: Ôn lại toàn bộ chương trình đã học trong hè.
Ngày giảng: 23.5
TIẾT 35: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề: Học tập 5 điều Bác Hồ dạy( tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh nắm chắc hơn các nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 - Có ý thức học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II.Đồ dùng dạy-học:
- GV: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng phóng to
- HS: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Ổn định tổ chức 3P
2. Nội dung 
 a) Củng cố nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng 15P
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
b) Văn nghệ 14P
3.Củng cố - dặn dò: 3P
G: Giới thiệu nội dung buổi HĐTT 
H: Hát 1 bài hát tự chọn
G: Nêu yêu cầu
H: Nhắc lại nội dung các điều nói trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
H: Kể tên các bạn trong lớp, trong trường đã thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy
G: Củng cố, liên hệ
G: Nêu yêu cầu, 
H: Thực hiện các bài hát, bài thơ,...nói về bác Hồ dưới nhiều hình thức:
- Cá nhân. Cả lớp
- Nhóm. Song ca .....
H: Lên thực hiện
H+G: Nhận xét, bổ sung, khen thưởng và liên hệ.
G: Nhận xét giờ HĐTT
H: Nhắc lại ND tiết HĐTT
- Ôn lại 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC MON 1B B2.doc