Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần thứ 27

Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần thứ 27

Tập đọc

 Ôn tập kiểm tra - Tập đọc và học thuộc lòng (T1)

I/ Mục tiêu:

1, Kiểm tra lấy điểm đọc:

 - Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ)

 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 - Cho HS đọc thêm bài tập đọc : Bộ đội về làng, Trên đường mòn Hồ Chí Minh, Người trí thức yêu nước.

2, Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

II/Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu ghi tên các bài đọc từ tuần 19 đến tuần 26.

 - Tranh minh hoạ truyện kể SGK.

III/Các hoạt động dạy học:

* Hoạt động 1: - ổn định lớp.

 - Kiểm tra: 2 HS đọc lại bài : Rước đèn ông sao và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 - Giới thiệu bài: Nêu MĐYC. Ghi tên bài lên bảng.

 

doc 27 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần thứ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
 Chào cờ
Tập trung toàn trường
__________________________
Tập đọc
 Ôn tập kiểm tra - Tập đọc và học thuộc lòng (T1)
I/ Mục tiêu:
1, Kiểm tra lấy điểm đọc:
 - Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ)
 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 - Cho HS đọc thêm bài tập đọc : Bộ đội về làng, Trên đường mòn Hồ Chí Minh, Người trí thức yêu nước. 
2, Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu ghi tên các bài đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
 - Tranh minh hoạ truyện kể SGK.
III/Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1 : - ổn định lớp.
 - Kiểm tra: 2 HS đọc lại bài : Rước đèn ông sao và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - Giới thiệu bài: Nêu MĐYC. Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc:
- Cho từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- Cho HS đọc thêm các bài tập đọc : Bộ đội về làng, Trên đường mòn Hồ Chí Minh, Người trí thức yêu nước. 
* Hoạt động 3: Kể chuyện: Quả táo.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu rõ nội dung truyện. 
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, trình tự câu chuyện, diễn đạt, cách sử dụng nhân hoá. 
+ Sử dụng nghệ thuật nhân hoá có tác dụng gì ?
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Lần lượt HS lên bảng bốc thăm bài. 
- HS đọc từng đoạn hay cả bài theo chỉ dẫn trong phiếu.
- HS theo dõi, nhận xét. 
- HS đọc thêm các bài tập đọc theo yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung tranh. 
- HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
 - 2, 3 HS kể toàn bộ truyện.
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng nhìn lên, bỗng thấy 1 quả táo. Nó nhảy lên định hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc cây táo, ở một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào:"Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với 
+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay tới cành táo, cúi xuống mổ, quả táo rơi cắm chặt vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo gọi:"Chị Nhím đừng sợ !Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào ! 
+ Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, Nhím hết sợ đứng lại, vừa lúc đó Thỏ và Quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận là quả táo của mình. Thỏ quả quyết: "Tôi nhìn thấy quả táo trước". Quạ khăng khăng:"Nhưng tôi là người hái quả táo". Còn Nhím bảo:"Chính tôi mới là người bắt được quả táo". Ba con vật chẳng ai chịu ai.
+ Tranh 4: 3 con vật cãi vã nhau mãi. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau. Bác Gấu liền hỏi:"Có chuyện gì thế các cháu ? ". Cả 3 tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo 
- Sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như con người .
___________________________________________________
Kể chuyện
Ôn tập kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (T2)
I/ Muc tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc.
 - Ôn về cách nhân hoá. 
 - Đọc thêm các bài tập đọc : Chiếc máy bơm, Em vẽ Bác Hồ.
II/ Đồ dùng dạy hoc:
 - Phiếu viết từng tên bài đọc.
 - Bảng lớp chép bài thơ: Em thương.
 - 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1 : - ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Giới thiệu bài: Nêu MĐYC.Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2 : Kiểm tra đọc .
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2 : HDHS làm bài tập.
Bài 2: HS đọc bài thơ Em thương và TLCH.
- GV đọc mẫu bài thơ: Em thương. 
 - Gọi HS đọc các câu hỏi a, b, c.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Cho HS đọc thêm các bài tập đọc: Chiếc máy bơm, Em vẽ Bác Hồ.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Nghe.
- 3 HS đọc lại. Lớp đọc thầm.
- Đọc câu hỏi- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
a, Sự vật được nhân hoá: Làn gió, sợi nắng.
* Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
*Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
b, Làn gió giống như một bạn nhỏ mồ côi.
Sợi nắng giống như một người gầy yếu.
c, Tác giả rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn ,những người ốm yếu không nơi nương tựa.
- HS đọc thêm các bài tập đọc theo yêu cầu.
______________________________________________
 Toán
Các số có năm chữ số
I/ Mục tiêu:
 - HS nhận biết được các số có 5 chữ số (các số đều khác 0).
 - Bước đầu biết đọc, viết các số có 5 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó trong từng hàng. 
 - Bước đầu nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có 5 chữ số.
II/ Đồ dùng dạy hoc: 
 - Các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10 hoặc 1 ô vuông SGK.
III/Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1 : - ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
- GV viết số : 2316 .
+ Số 2316 là số có mấy chữ số ? 
+ Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị?
+ Số 10 000 là số có mấy chữ số?
+Số 10 000 gồm mấy chục nghìn , mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? 
- GV: Số này còn gọi là 1 chục nghìn.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
a, Giới thiệu số 42 316.
 - GV giới thiệu : Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là 1 chục nghìn , vậy có mấy chục nghìn? 
+ Có bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục, bao nhiêu đơn vị ?
- Gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị 
b, Giới thiệu cách viết số 42 316.
- Dựa vào cách viết số có 4 chữ số , bạn nào lên bảng viết cho cô số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị?
+ Số 42 316 là số có mấy chữ số ?
+Khi viết số này ta phải bắt đầu viết từ đâu sang đâu?
c, Giới thiệu cách đọc số 42 316.
- Gọi HS đọc được số 42 316?
+ Cách đọc số 42 316 và 2316 có gì giống và khác nhau?
d, HDHS luyện đọc: Khi đọc, viết các số có 5 chữ số trở lên ta tách các chữ số lớp đơn vị và các chữ số ở lớp nghìn ra một chút. 
- GV viết bảng :2357 và 3257
 8795 và 38 795
 3876 và 63876
* Hoạt động 3 : Luyện tập – Thực hành.
Bài 1 : HS biết viết, đọc số có 5 chữ số.
+ Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS quan sát bảng số đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số.
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
+ Số 24 312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: HS viết và đọc các số có 5 chữ số.
+ Hãy đọc số 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc được số có 5 chữ số.
- GV viết các số: 23 116, 12 427, 3116, 82 427 chỉ vào số bất kỳ cho HS đọc. Sau mỗi lần HS đọc GV hỏi: Số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
Bài 4: HS viết được số có 5 chữ số.
- Yêu cầu HS điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số.
- Cho HS nêu kết quả và nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài yêu cầu HS chỉ ra quy luật của dãy số.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách đọc và cách viết số có 5 chữ số.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà xem lại cách đọc và viết số có 5 chữ số và chuẩn bi bài sau.
- 2 HS đọc .
- Là số có 4 chữ số.
- 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- Là số có 5 chữ số.
- Số 10 000 gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
- Nghe.
- Có 4 chục nghìn, 
- 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
-1 HS lên bảng: 4 chục nghìn,2 nghìn,3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị
- 1 HS lên bảng viết- Lớp viết bảng con. 
 42 316
- HS nhận xét.
- Là số có 5 chữ số.
- Viết từ trái sang phải.Từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Nhiều HS nhắc lại.
- 2 HS đọc: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
* Giống nhau: đều đọc từ hàng trăm đến hết.
* Khác nhau: ở cách đọc phần nghìn, số 
42 316 có bốn mươi hai nghìn, còn số 
2 316 chỉ có hai nghìn.
- Nghe HD.
- HS đọc từng cặp số.
- HS đọc yêu cầu bài. 
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng – 1 HS đọc số , 1 HS viết số: ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn :33214.
- HS làm bài, sau đó đổi vở để kiểm tra bài.
Số 24 312 – hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
- Số 24 312 có hai chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục, và 2 đơn vị.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS viết số : 68 352 và đọc : Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai.
- Làm bài - 1 HS lên bảng.
 Viết Đọc
 35 187: Ba mươi năm nghìn một trăm bảy mươi tám.
94 361: Chín mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt.
57 136 : Năm mươi bảy nghìn một trăm ba mươi sáu.
15 411: Mười lăm nghìn bốn trăm mườimột.
- HS thực hiện đọc số và phân tích số theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc từng số và trả lời.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 3 HS lên bảng – Cả lớp làm vàovở.
- Nêu kết quả: 
+ 80 000 , 90 000, ..
+ 25 000 , 26 000, .
+ 23 300, 23 400, 
- Dãy 1: Bằng số đứng ngay trước nó.
- Dãy 2: Bằng số đứng ngay trước nó thêm 1 nghìn.
- Dãy 3: Bằng số đứng ngay trước nó thêm 1 trăm.
- 2 HS nêu.
 Đạo đức
 Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (T2)
I/ Mục tiêu.
 - HS hiểu: Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
 - HS biết tôn trọng và giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng ...
 - HS có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II/ Tài liệu và phương tiện: 	
 - Vở bài tập đạo đức 
 - Phiếu học tập cho hoạt động 1.
 - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư ... để chơi trò đóng vai .
III/ Các hoạt động dạy – học :
* Hoạt động 1 : - ổn định lớp. 
 - Kiểm tra:
 - Giới thiệu ... --------
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009
 Toán
 Số 100000 - Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 - HS nhận biết được số 100000.
 - Biết cách đọc, viết các số có 5 chữ số.
 - Nhận biết được số liền sau số 99999 là 100 000.
 II/ Đồ dùng dạy hoc: 
 - 10 mảnh bìa mỗi mảnh có ghi số 10000.
III/Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1 : - ổn định lớp.
 - Kiểm tra: 2 hS điền số và đọc số: 
 43 000, 43 001, 43 002, 43 003, 43 004, 43 005; 
 62 200, 62300, 62 400, 62 500, 62 600, 62 700, 62 800, 
 - Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học – Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Giới thiệu số 100000.
- Yêu cầu HS lấy 8 thẻ có ghi số 10000 , mỗi thẻ biểu diễn 10000 đồng thời gắn lên bảng 8 thẻ như thế.
+ Có mấy chục nghìn ?
- Yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ nữa.
+ Tám chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?
- Yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ nữa.
+ Chín chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?
* Chín chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mười chục nghìn. Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số100 000.
- GV viết số 100 000 .
+ Số 100 000 là số có mấy chữ số ? Là những chữ số nào ?
- Cho HS nêu : Mười chục nghìn gọi là một trăm nghìn.
* Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành.
Bài 1: HS đọc được các số tròn nghìn.
- Yêu cầu HS đọc dãy số a.
+ Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị?
+ Vậy số nào đứng sau số 20000?
- Yêu cầu HS điền tiếp vào dãy số và đọc dãy số của mình .
- GV nhận xét, Yêu cầu HS đọc dãy số .
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
- GV nhận xét, chữa bài .
+ Các số trong dãy số b là những số ntn?
+ Các số trong dãy c là những số ntn?
+ Các số trong dãy d là những số ntn?
 - GV nhận xét , cho điểm.
Bài 2 : HS viết tiếp các số trên tia số.
+ Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn số nào ?
+ Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch?
+ Vạch cuối cùng biểu diễn số nào ?
+ Hai vạch biểu diễn hai số liền nhau hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đọc các số trên tia số .
Bài 3: HS viết được các số liền trước, số liền sau.
+ Bài tập yêu cầu làm gì ?
+ Hãy nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số có 5 chữ số ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Số liền sau 99 999 là số nào ?
+ Em có nhận xét gì về số này ?
Bài 4: HS giải được bài toán bằng 1 phép tính.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
- GV nhận xét. Chữa bài cho điểm HS.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc và nêu lại cách viết số 100000.
- GV nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Có 8 chục nghìn.
- Lấy theo yêu cầu.
- Tám chục nghìn thêm 1 chục nghìn là chín chục nghìn.
- Lấy theo yêu cầu.
- Là mười chục nghìn.
- Nhìn bảng đọc số : 100 000.
- HS đọc .
- Số 100 000 là số có 6 chữ số , chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp sau.
- Nêu : mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn.
- HS nêu yêu cầu.
- Đọc thầm.
- Bắt đầu từ số thứ hai ,mỗi số trong dãy số này đều bằng số đứng liền trước thêm 10000.
- Số 30000.
- 1 HS lên bảng- HS cả lớp làm vào vở.
a,10000, 20000, 30000, 40000, 50000, 60000, 70000, 80000, 90000.
- Đọc đồng thanh dãy số.
- Làm bài – 2 HS lên bảng.
b, 10000, 11000, 12000, 13000, 14000,15000, 16000, 17000, 18000, 19000, 20 000.
c, 18000, 18100, 18200,............
d, 18235, 18236, 18237, 18238,
+ Là các số tròn nghìn, bắt đầu từ số10000.
+ Là các số tròn trăm, bắt đầu từ số 18000
+ Là các số tự nhiên liên tiếp , bắt đầu từ số 18235.
- HS nêu yêu cầu bài .
- Số 40000.
- Tất cả có 7 vạch.
- Số 100000.
- Hơn kém nhau 10000.
- 1 HS lên bảng – Lớp làm bài vào vở.
40000, 50000, 60000, 70000, 80000, 90000, 100000.
- Đọc lại các số trên tia số.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Tìm số liền trước, số liền sau của một số có 5 chữ số.
- Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi một đơn vị. Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm một đơn vị.
- 1 HS lên bảng – Cả lớp làm vào vở.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12 533
12 534
12 535
43 904
43 905
43906
62 369
62 370
 62 371
39 998
39 999
40 000
99 998
99 999
100 000
- Số liền sau 99 999 là số 100 000.
- Số 100 000 là số bé nhất có 6 chữ số , nó đứng liền sau số có 5 chữ số lớn nhất.
- 2 HS đọc bài. Lớp đọc thầm.
- Bài toán cho biết một sân vận động có 7000 chỗ ngồi, đã có 5000 người đến xem bóng đá.
- Hỏi sân vận động còn bao nhiêu chỗ ngồi?
- HS làm bài – 1 HS lên bảng giải.
 Tóm tắt
 Có : 7000 chỗ
Đã ngồi : 5000 chỗ
 Chưa ngồi: chỗ?
Bài giải
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 - 5000 = 2000 (chỗ)
 Đáp số: 2000 chỗ
- 1 HS đọc và nêu.
Tập làm văn.
Kiểm tra giữa kì II (Chính tả - Tập làm văn) 
( Đề và đáp án nhà trường ra.)
---------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tự nhiên - Xã hội
Thú
 I/Mục tiêu : 
 Sau bài học; HS biết: 
 - Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ thể các loài thú nhà được quan sát.
 - Nêu ích lời của các loài thú nhà.
 - Vẽ và tô màu một loài thú mà HS ưa thích.
II/Đồ dùng dạy học: 
 - Các hình trong SGK trang 104, 105.
 - Sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú .
 - Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS .
 - Giấy khổ to, hồ dán .
III/ Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1 : - ổn định lớp. 
 - Kiểm tra: Nêu đặc điểm của chim ?
 - Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC bài học và ghi tên bài.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
 + Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
 + Cách tiến hành : 
 Bước1: Làm việc theo nhóm:
 - Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ SGK trang 104, 105 và các hình sưu tầm được.
 + Kể tên các con thú nhà mà bạn biết ?
 + Gọi tên các con vật trong hình ?
 +Trong các con thú nhà đó :
* Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp? 
* Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm?
* Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao?
* Con nào đẻ con?
* Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
* Thú có xương sống không ? 
* Chỉ và nói rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật ?
 - GV nhắc HS các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả con vật nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của con vật đó?
Bước2: Làm việc cả lớp .
 - Đại diện các nhóm lên trình bày . Mỗi nhóm giới thiệu về một con vật.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV yêu cầu HS liệt kê những đặc điểm chung của thú. 
 * GVKL : Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, để con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. 
 * Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
 + Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà .
 + Cách tiến hành :
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận. ? 
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như : lợn, trâu , bò , chó , mèo, .?
 + ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà?
 + Nếu có em tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không?
 + Em thường cho chúng ăn gì ?
* GVKL: Lợn là vật nuôi chính của nước ta.Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinhdưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
- Bò còn được luôi lấy thị, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho - mát cùng với thị bò là những thức ăn ngon & và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
* Hoạt động 4: Làm việc các nhân.
+ Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú mà HS ưa thích.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì để vẽ một con mà các em ưa thích.
Bước 2: Trình bày.
 - Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
 - GV yêu cầu 1 số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
 - GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh ảnh.
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
 - GV nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học.
 - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Học hát bài: Tiếng hát bạn bè mình
I/ Mục tiêu.
 - HS biết bài: Tiếng hát bạn bè mình, có tính chất vui hoạt, sinh động, dùng để hát tập thể.
 - Hát đúng giai điệu và lời ca (chú ý chỗ nửa cung và đảo phách). Hát đồng đều hoà giọng, nhẹ nhàng. 
 - Giáo dục lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.
II / Chuẩn bị.
 - GV: 1 số nhạc cụ quen dùng.
III/ Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1 : - ổn định lớp.
 - Kiểm tra: Cả lớp hát bài: Chị ong nâu và em bé.
 - Giới thiệu bài: Bài hát: Tiếng hát bạn bè mình do tác giả Lê Hoàng Minh sáng tác, bài hát được giải thưởng trong cuộc thi sáng tác bài hát thiếu nhi năm 1993. Tính chất âm nhạc vui tươi, sinh động. 
* Hoạt động 2: Dạy hát bài: Tiếng hát bạn bè mình.
- GV hát mẫu.
- GVHDHS đọc lời ca.
- GV dạy hát từng câu theo hình thức móc xích.
- Cho HS hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
 * Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm.
- Cho HS vừa hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
- HDHS một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho một vài nhóm, cá nhân biểu diễn trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá . 
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo lời bài hát.
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS về nhà hát ôn lại bài hát.
- Nghe.
- Đọc lời ca theo HD.
- Học hát từng câu.
- Hát theo tổ , nhóm, cá nhân.
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo 3 kiểu: đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với động tác phụ hoạ theo lời bài hát.
- 4 – 5 HS biểu diễn trước lớp. 
- HS hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp.
--------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp tuần 27
Nhận xét tuần
1/ Ưu điểm:
 - Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 - Chuẩn bị bài và học bài ở nhà tương đối đầy đủ.
 - Đã có nhiều chuyển biến trong học tập.
 - Tham gia các buổi ngoại khoá đầy đủ .
2/ Nhược điểm:
 - Một số em ý thức chưa tốt, còn lười học, quên đồ dùng học tập.
 - Nhận thức còn chậm, tính toán yếu: Hoàn.
 - Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Hoàn, Văn.
3/ Biện pháp: Cần khắc phục những nhược điểm trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.doc