Giáo án các môn Tuần 25 - Lớp 1

Giáo án các môn Tuần 25 - Lớp 1

TẬP ĐỌC

Tiết 1,2 : Trường em

I.Mục tiêu:

Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn HS.

Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK.

II.Đồ dùng dạy học:

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập

Đọc mẫu lần 1.

Gọi HS đọc bài.

Cho HS tìm từ khó: Cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai,mái trường, điều hay.

Gọi HS phân tích tiếng : Giáo, dạy, rất yêu, hai, mái trường, điều hay

VD: Tiếng “giáo” có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau

Giải nghĩa từ

Luyện đọc câu

Chỉ bảng cho HS đọc câu thứ nhất cá nhân vài em

Các câu 2, 3, 4,5 tương tự câu 1

Goí HS đọc cá nhân một số em

Đọc cả bài cá nhân đồng thanh

+ Ôn các vần có ai,ay:

Tìm tiếng trong bài có ai,ay ( hai, mái, dạy, hay)

Gọi HS đọc các tiếng có ai, ay cá nhân vài em

Cho HS tìm tiếng ngoài bài có ai? ( mai, chai, trái )

VD: May, bay

Gọi HS nói câu có chứa vần ai? ( Bạn Mai rất chăm học)

Gọi HS nói câu có chứa vần ay? ( Phải rửa tay trước khi ăn)

 

doc 16 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Tuần 25 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
THỂ DỤC (GV chuyên)
-------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiết 1,2 : Trường em
I.Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn HS.
Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Đọc mẫu lần 1. 
Gọi HS đọc bài.
Cho HS tìm từ khó: Cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai,mái trường, điều hay.
Gọi HS phân tích tiếng : Giáo, dạy, rất yêu, hai, mái trường, điều hay 
VD: Tiếng “giáo” có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau 
Giải nghĩa từ 
Luyện đọc câu 
Chỉ bảng cho HS đọc câu thứ nhất cá nhân vài em 
Các câu 2, 3, 4,5 tương tự câu 1 
Goí HS đọc cá nhân một số em
Đọc cả bài cá nhân đồng thanh 
+ Ôn các vần có ai,ay:
Tìm tiếng trong bài có ai,ay ( hai, mái, dạy, hay)
Gọi HS đọc các tiếng có ai, ay cá nhân vài em 
Cho HS tìm tiếng ngoài bài có ai? ( mai, chai, trái )
VD: May, bay 
Gọi HS nói câu có chứa vần ai? ( Bạn Mai rất chăm học)
Gọi HS nói câu có chứa vần ay? ( Phải rửa tay trước khi ăn)
VD: Tôi là máy bay chở khách 
Tai để nghe bạn nói 
Gọi HS đọc bài trên bảng lớp
Nhận xét tiết học 
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Trường học được gọi là gì
Trường học được gọi là ngôi nhà thứ 2 của em . Vì sao ?
Giáo viên đọc mẫu bài văn 
Gọi HS đọc diễn cảm vài em 
Hoạt động 3: Luyện nói 
Trường của ban là trường gì?
Bạn thích đi học không?
Ở trường bạn yêu ai nhất ? 
Bạn nào là bạn thân nhất của bạn ?
Bạn thích học nhất môn nào hôm nay?
Hôm nay diều gì làm bạn vui nhất ?
* Chốt lại: 
Gọi HS đọc lại bài .
Trong bài trường học được gọi là gì?
Trường học được gọi là ngôi nhà thứ 2 của em . Vì sao ?
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 1: Trường em
I.Mục tiêu: 
Nhìn bảng chép lại đúng đoạn “ Trường học là anh em”: 26 chữ trong khoảng 15 phút.
Điền đúng vần ai, ay; chữ c, k vào chỗ trống.
Làm được bài tập 2, 3 (SGK)
II.Đồ dùng dạy học: 
 	Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép 
GV đọc mẫu bài viết. 
Gọi HS đọc lại. 
Viết bảng con một số từ khó : Trường , ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều, thiết.
Gọi HS đọc lại các từ khó vài em .
Cho HS viết bài vào tập. 
Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, cầm bút ,để vở 
Đọc thông thả từng chữ trên bảng cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi)
Chấm điểm một số tập. 
Hoạt đông 2: Làm bài tập 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập( Điền vần ai hoặc ay)
Một em lên bảng làm mẫu, cả lớp làm vào tập. 
Bài tập điền chữ c hoặc k:
Cho HS làm nhóm .
Nhận xét chấm điểm một số tập. 
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------
TẬP VIẾT
Tiết 23: Tô chữ hoa : A, Ă, Â, B
I.Mục tiêu:
 Tô được các chữ hoa :A, Ă, Â, B.
 Viết đúng các phần : ai, ay, ao, au; các từ ngữ : mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau khiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.)
 II. Đồ dùng dạy học :
Chữ mẫu :A, Ă, Â, B.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn HS tô chữ hoa 
Đính chữ mẫu 
Hướng dẫn HS quan sát. Chữ A gồm có những nét nào ?
GV viết mẫu A. HS tô A
Cho HS viết bảng con 
Chữ Ă, Â, B tương tự A
 + Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ 
Gọi HS đọc các vần ai, ay ,ao, au
Gọi HS đọc các từ: mai trường, điều hay,
Cho HS viết bảng con: ai, ay ,ao, au
Mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau . 
+ Hướng dẫn HS tô, viết 
Hướng dẫn HS tô các chữ hoa, nhắc nhở HS cách cầm bút bằng viếtviết các vần từ đến hết bài 
Hoạt động 2: Chấm điểm một số tập 
Tuyên dương những em viết nhanh đúng đẹp ( có tiếng bộ )
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 97: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về làm tính trừ (đặt tính, tính) và trừ nhẩm các số tròn chục ( trong phạm vi 100) 
Biết giải toán có phép cộng.
II Đồ dùng dạy học:
Các hình vẽ SGK
III.Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: HD học sinh giải bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
HS tự đặt tính và nêu cách tính, ghi kết quả sao cho cột chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị
HS làm bảng con
Bài 2: Điền số:
Thi đua làm theo nhóm 
HS nhẩm điền đúng nhanh các số vào ô trống.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s.
Nêu yêu cầu bài toán, tự làm bài và chữa bài. Biết giải thích vì sao lại điền sai.
a. Sai vì thiếu đơn vị “ cm”
b. Đúng
c. Sai vì tính sai
Bài 4: Giải toán:
Gọi HS đọc baì toán, hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi giải bài toán .
Đổi 1 chục cái bát = 10 cái bát
Nhận xét, chấm điểm một số tập.
Bài 5: Điền dấu +, -
Hoạt động 2: Trò chơi
Tổ chức trò chơi “ Ai giỏi nhất”
HS điền đúng dấu +, - vào chỗ chấm
HS tham gia trò chơi.
Nhận xét – Tuyên dương.
Nhận xét tiết học. CB bài điểm ở trong điểm ở ngoài một hình.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 25: Thực hành kỹ năng giữa HKII
I. Mục tiêu :
+ Ôn lại các bài đạo đức đã học : Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 Em và các bạn.
 Đi bộ đúng qui định. 
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động1 : Làm việc cá nhân.
+ Mục tiêu : HS biết lễ phép khi gặp thầy, cô giáo.
Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo ?( Khi gặp thầy, cô giáo cần chào hỏi lễ phép)
. Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo ?.(Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy, cô giáo cần đưa bằng 2 tay)
* Kết luận: 
+ Lời nói khi đưa : Thưa thầy đây ạ !
+ Lời nói khi nhận : Em cám ơn thầy !
 Hoạt động 2 : Đóng vai xử lí tình huống.
+ Mục tiêu : HS biết có bạn cùng chơi thật là vui.
Chia 4 nhóm, nêu tình huống, y/c :
+Tình huống 1: Em và bạn Huy đang chơi đá cầu thì bạn An đến xin được chơi chung. Em sẽ làm gì trong tình huống đó ?
+ Tình huống 2: Em và bạn Tâm đang chơi nhảy dây thì Lan đến xin chơi cùng nhưng Tâm không cho chơi. Em sẽ làm gì trong tình huống đó?
* Yêu cầu :
2 nhóm, đóng vai xử lí tình huống một. 
2 nhóm, đóng vai xử lí tình huống hai.
GV nhận xét, Kết luận.
Khi đi đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch qui định.-HS lần lượt trả lời.
Lớp nhận xét,bổ sung.
Lớp nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
+ Mục tiêu: HS có ý thức khi đi bộ trên đường đúng qui định.
GV nêu 1 số câu hỏi.
. Ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào ? Tại sao ?
(Cần đi sát lề đường vì không có vỉa hè.
. Ở thành phố, đi bộ phải đi ở phần đường nào ?
(Ở thành phố cần đi bộ trên vỉa hè. Khi qua đường phải đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ).
Chuẩn bị bài Cám ơn và xin lỗi.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
TIẾNG VIỆT
Luyện đọc :Trường em
 I.Mục đích , yêu cầu : 
	1. HS đọc trơn toàn bài .Phát âm đúng các tiếng từ ngữ khó :cô giáo , bạn bè , điều hay , mái trường 
	2. Ôn vần : ai , ay
	- Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : ai , ay
	- Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu ( dấu chấm và dấu phảy , dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phảy )
	- Nhắc lại nội dung bài : Tình cảm yêu mến của HS với mái trường .
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Bộ TH Tiếng Việt .
	- Bảng phụ chép bài đọc .
III. Các hoạt động dạy – học : 
*Luyện đọc bài:Trường em
- Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .
- GV sửa cho học sinh .
** Luyện đọc tiếng , từ
- Luyện đọc tiếng , từ khó: cô giáo , bạn bè , điều hay , mái trường 
- Nhận xét .
** Luyện đọc câu :
- Cho học sinh đọc từng câu .
- Nhận xét 
**Ôn lại các vần : ai , ay
- Cho HS nêu tiếng , từ có vần ai , ay 
- Nhận xét .
**Luyện đọc toàn bài .
- Gọi HS thi đọc diễn cảm toàn bài 
*Luyện tập : 
- Cho HS thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần :ai , ay
- Cho HS nêu lại nội dung bài .
* Làm bài tập 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở BTTV_C. Củng cố , dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ .
	- Tuyên dương em có ý thức học tập tốt .
	- Về nhà đọc lại bài .
Luyện viết: Trường em ( đoạn đầu )
I.Mục đích , yêu cầu : 
	- Chép lại chính xác , không mắc lỗi bài : Trường em ( đoạn đầu )
 trình bày đúng bài viết .Viết đúng tốc độ tối thiểu 2 chữ / phút . 
	- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở .
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Bảng phụ viết sẵn bài viết , nam châm .
III. Các hoạt động dạy – học : 
* Luyện viết : Trường em ( đoạn đầu )
1. Hướng dẫn học sinh tập chép :
- Treo bảng phụ ( có bài viết )
- Cho 1 vài học sinh nhìn bảng đọc 
- Cho học sinh tìm 1 số tiếng dễ viết sai .
- Cho học sinh viết ra bảng con. Hướng dẫn và sửa sai cho HS .
- Cho học sinh viết bài vào vở .
- Hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế , cách cầm bút , để vở và cách trình bày .
- Đọc thong thả , chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại .GV dừng lại ở chỗ khó viết , đánh vần lại tiếng đó cho các em viết đúng .Nhắc các em gạch chân chữ viết sai , ghi số lỗi ra lề vở.Cho HS đổi vở chữa lỗi cho nhau .
- Chấm 1số bài tại lớp .
2. HD làm BT chính tả( VBTTV ) 
- Cho học sinh lần lượt nêu yêu cầu bài tập VBTTV .
- Hướng dẫn làm bài tập .
- Cho học sinh nêu kết quả - nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ .
- Tuyên dương em có ý thức học tập tốt .
- Về nhà luyện viết thêm cho đẹp .
------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 3,4 : Tặng cháu
I.Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng câc từ ngữ: tặng cháu,lòng yêu, gọi là, nước non.
Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK)
Học thuộc lòng bài thơ.
Giáo dục các em Bác Hồ là vị lảnh tụ rất thương yêu các em thiếu nhi.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh Bác Hồ
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
*Giới thiệu bài: BH là vị lãnh tụ của dân tộc ta, Bác đã qua đời 1969..
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
Đọc mẫu lần 1 
Gọi HS đọc bài
Cho HS tìm từ khó: 
Gọi HS phân tích tiếng :
Giải nghĩa từ 
+ Luyện đọc câu :
Gọi HS đọc nối tiếp câu đến hết lớp.
Luyện đọc đoạn, cả bài. 
Goí HS đọc cá nhân một số em, đồng thanh.
Giải lao
+ Ôn các vần có ao,au:
Tìm tiếng trong bài có au ( chaú, rau)
Gọi HS đọc các tiếng có au, cá nhân vài em. 
Cho HS tìm tiếng ngoài bài có ao,au? ( sao, chào, sáu )
Gọi HS đọc mẫu: cây cau,
Cho HS tìm ghi bảng con đọc( con dao, đạo đức, hàng rào,cái sào, sáo sậu;au: cáu kỉnh, mau mắn, thau nhựa, trắng phau)
Cho HS nói câu có chứa vần ao? 
Sao sáng trên bầu trời.
Các bạn rủ nhau đi học.
Tàu rời ga lúc 5 giờ.
Màu sắc bức tranh thật rực rỡ.
Gọi HS đọc bài trên bảng lớp
Nhận xét tiết học 
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi HS đọc hai dòng thơ đầu .Cá nhân 2,3 em
Bác Hồ tặng vở cho ai?(Tặng cho các bạn HS)
Gọi HS đọc 2 câu còn lại.Cá nhân 2,3 em.
Bác mong các bạn nhỏ làm điều gì?( Mong các bạn nhỏ ra công mà học tập để sau này giúp ích nước non nhà)
* Bài thơ nói lên tình cảm quan tâm, yêu mến của BH với bạn HS, mong muốn của Bác với tất cả các bạn nhỏ, hãy chăm học tập để trở thành người có ích, mai sau xây dựng nước non nhà.
* Các em hiểu được tình cảm của BH với thiếu nhi : Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài thơ. 
Gọi HS đọc diễn cảm vài em.
Giải lao
*Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ .
(Xóa dần chừa lại tiếng đầu dòng)
Cho HS thi đua HTL bài thơ.
Cho HS hát các bài hát về BH.
Gọi HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ.
BH tặng vở cho ai?
Bác mong các bạn nhỏ làm gì?
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC (GV chuyên)
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 98:Điểm ở trong điểm ở ngoài một hình
I. Mục tiêu:
Nhận biết được điểm ở trong điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình
Biết cộng trừ các số tròn chục
Giải bài toán có phép cộng. 
II.Đồ dùng dạy học:
 Hình vuông, tròn và các điểm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
a , Giới thiệu điểm ở trong, ngoài hình vuông
b,Giới thiệu điểm ở trong, ngoài hình tròn
HS nhận biết khái niệm : điểm nằm trong của 1 hình gọi là điểm ở trong, điểm nằm ngoài của 1 hình gọi là điểm ở ngoài.
Giải lao
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:Đúng ghi Đ, sai ghi S:
HS quan sát kỹ yêu cầu từng dòng, và QS hình vẽ biết được điểm nào nằm ở trong và điểm nào nằm ở ngoài hình tam giác, để điền Đ hoặc điền S vào ô trống.
Làm theo nhóm đôi.
Gọi HS nêu miệng , nhận xét sửa sai
Bài 2:
HS vận dụng hiểu biết ở bài tập 1 để vẽ các điểm trong và ngoài hình tròn và hình vuông, cho đúng theo yêu cầu của đề.
HS làm theo nhóm. Thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét , sửa sai
Bài 3: Tính
HS biết cách tính kết quả theo từng bước và biết cách tính nhanh khi đổi chỗ số trong phép tính 60 – 10 - 20 = 60 – 20 - 10
1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập
Nhận xét, ghi điểm
Bài 4:
Gọi HS đọc đề toán
Hướng dẫn HS tóm tắt đề toán và tìm cách giải cho bài toán.
1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập.
Nhận xét
Nhận xét tiết học.C Bị Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2012
THỦ CÔNG (GV chuyên)
-------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiết 5,6 : Cái nhãn vở
I.Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
Biết được tác dụng của cái nhãn vở.
Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK.
Giáo dục các em biết nét chữ nết người.
II.Đồ dùng dạy học: 
 Cái nhãn vở
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
 Đọc mẫu lần 1. 
 Gọi HS đọc bài.
 Cho HS đọc thầm tìm từ khó gạch chân.
 Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
 Gọi HS đọc phân tích tiếng.
Cho HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
Luyện đọc câu: 
HS đọc nối tiếp câu, cả bài. 
Goí HS đọc cá nhân một số em
+Từ ngữ: nắn nót: viết cẩn thận cho đẹp
 Ngay ngắn: Viết thẳng hàng, đẹp mắt.
Giải lao
+ Ôn các vần có ang,ac
Tìm tiếng trong bài có ang ( Giang, trang)
Gọi HS tìm tiếng có ang ghi bảng con, đọc cá nhân vài em 
Cho HS tìm tiếng ngoài bài có ang, ac? (bảng đen, )
Gọi HS đọc câu mẫu:
VD: cái bảng, con hạt, bản nhạc.
 ang: cây bàng, dang tay
 ac: vàng bạc, các bạn, thịt nạt
Gọi HS đọc bài trên bảng lớp
Nhận xét tiết học 
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi HS đọc 3 câu đầu, cá nhân vài em.
Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
Cho HS đọc câu cuối cùng.
Bố bạn Giang khen bạn ấy thế nào?
Giáo viên đọc mẫu bài văn 
Gọi HS đọc diễn cảm vài em 
Giải lao
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tự trình bày và trang trí 1 nhãn vở.
Mỗi em tự viết một nhãn vở thật đẹp
Cho HS thi đua em nào viết đẹp nhất.
Nhận xét- Tuyên dương. 
Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi của GV.
Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài Bàn tay mẹ.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 99: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ số tròn chục
Biết giải bài toán có một phép cộng.
Giáo dục HS tính nhanh nhẹn
II. Đồ dùng dạy học:
 Trò chơi các hình có ghi số BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1:HD học sinh làm bài tập
Bài 1: Viết theo mẫu
giải thích mẫu
HS quan sát kỹ yêu cầu từng dòng để chọn số thích hợp điền đúng vào chỗ chấm
Làm bảng lớp,HS quan sát, nhận xét.
Bài 3:
b.Tính nhẩm: HĐ nối tiếp
1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập.
HS biết cách đặt tính và tính đúng kết quả.
Nhẩm cộng các số tròn chục và ghi tên đơn vị.
Bài 4: Giải toán:
Gọi HS đọc đề toán cá nhân vài em
HS biết tóm tắt đề toán và tìm cách giải cho bài toán
1 em làm bảng lớp,cả lớp làm vào tập.
Nhận xét , chấm điểm một số tập.
Bài 5:
HS vẽ đúng yêu cầu của bài điểm ở trong, ở ngoài một hình 
Thi đua 1 nam, 1nữ 
Nhận xét- Tuyên dương.
Chuẩn bị bài:Các số có hai chữ số.
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 2: Tặng cháu
I.Mục tiêu: 
Nhìn bảng chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu. khoảng 15 - 17 phút.
Điền đúng chữ dấu hỏi ngã vào chữ in nghiêng.
Làm được bài tập 2b (SGK)
II.Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 2b
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1 Hướng dẫn HS tập chép 
GV đọc mẫu bài viết. 
Gọi vài HS đọc lại. 
Cho HS tìm tiếng dễ viết sai : cháu, tặng, mai sau, giúp.
Viết bảng tiếng khó.
Gọi HS phân tích, đọc lại các từ khó vài em 
Cho HS viết bảng con.
Cho HS viết bài vào tập. 
Đọc từng câu, hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng,cách lùi vào, cách cầm bút ,để vở 
Hướng dẫn HS cách soát lỗi : đọc thông thả từng chữ trên bảng cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi, chữ sai ghi lại 1 dòng ở dưới.
Chấm điểm một số tập.
Nhận xét bài chấm. Em nào sai 1 lỗi, 2 lỗi, . 
Hoạt đông 3: Làm bài tập 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập( Điền dấu hỏi, ngã vào chữ in nghiêng)
Quyển vở, chõ xôi, tổ chim.
Một em lên bảng làm mẫu, cả lớp làm vào tập. 
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 100: Kiểm tra định kỳ (Giữa học kỳ II)
------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: Rùa và thỏ
 I. Mục tiêu:
Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
Hiểu lời khuyên của câu chuyện: chớ nên chủ quan kêu ngạo.
Giáo dục HS có tính kiên trì chịu khó như bạn Rùa trong bài.
*KNS: - Xác định giá trị( biết tôn trọng người khác)
- Tự nhận thức bản thân(biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân).
- Lắng nghe, phản hồi tích cực.
 II đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
Mặt nạ Rùa, Thỏ cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1:Gới thiệu bài.
Giáo viên nêu yêu cầu đối với học sinh học kể chuyện đối với môn kể chuyện tập 2, do yêu cầu cao hơn nên các em cần chú ý hơn để học tốt môn học này.
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS kể
* Rùa tuy chậm chạp, Thỏ có tài và nhanh nhẹn. Nhưng trong cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ các em có biết ai thắng cuộc không? Thật bất ngờ người thắng cuộc lại là Rùa. Qua câu chuyện này các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng cuộc.
+ Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Lời Thỏ đầy kêu căng ngạo mạn, mĩa mai. Lời Rùa chậm rãi, khiêm tốn nhưng đầy tự tin.
Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?	Câu hỏi dưới tranh là gì?	Thỏ nói gì với Rùa?
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
ÄGiúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa, tuy chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.
Tuyên dương các học sinh kể tốt.
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. 
Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
-------------------------------------------------------------------------------
Nhận xét của Ban Giám Hiệu
Nhận xét của Tổ trưởng CM
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 1 cac mon tuan 25 2012.doc