Tiết 1: Thể dục:
Bài 29: trò chơi vận động
I/Mục tiêu:
-Bớc đầu bớc cách chuyển cầu theo nhóm 2 ngời(bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ).
-Trò chơi “ Kéo ca lừa sẻ”. Bớc đầu biết cách chơi trò chơi(cha có vần điệu).
II/Địa điểm, phương tiện:
-Chuẩn bị sân trường sạch sẽ.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
1/ Phần mở đầu:
-GVnhận lớp phổ biến nội dung,yêu cầu bài học.
-Đứng vỗ tay và hát.
-Xoay khớp cổ tay và các ngón tay(đan các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau rồi xoay theo vòng tròn), xoay khớp cẳng tay, cánh tay, đầu gối, xoay hông.
*Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp, do cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.
Tuần 29: Ngày soạn: 3 - 4-2010 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2010 Tiết 1: Thể dục: Bài 29: trò chơi vận động I/Mục tiêu: -Bước đầu bước cách chuyển cầu theo nhóm 2 người(bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ). -Trò chơi “ Kéo cưa lừa sẻ”. Bước đầu biết cách chơi trò chơi(chưa có vần điệu). II/Địa điểm, phương tiện: -Chuẩn bị sân trường sạch sẽ. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Phần mở đầu: -GVnhận lớp phổ biến nội dung,yêu cầu bài học. -Đứng vỗ tay và hát. -Xoay khớp cổ tay và các ngón tay(đan các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau rồi xoay theo vòng tròn), xoay khớp cẳng tay, cánh tay, đầu gối, xoay hông. *Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp, do cán sự điều khiển, GV giúp đỡ. 2/ Phần cơ bản: *Trò chơi “ Kéo cưa lừa sẻ”. -Gv nêu tên trò chơi, sau đó cho HS đứng theo từng đôi một quay mặt vào nhau( theo đội hình hàng ngang). Cho một đôi lên làm mẫu cách nắm tay nhau và cách đứng chuẩn bị kết hợp với lời giải thích và chỉ dẫn của GV. Sau đó cho 2 HS đó làm mẫu “Kéo cưa lừa sẻ”.Tiếp theo GV cho HS cả lớp học cách nắm tay nhau, GV đi sửa chữa, uốn nắn cách cầm tay và tư thế chuẩn bị, sau đó cho HS bắt đầu cuộc chơi. -Giới thiệu cho HS cách ngồi kéo cưa để cho các em chơi ở nhà. *Chuyển cầu theo nhóm 2 người: -Cho HS cả lớp tập hợp thành 2-4 hàng dọc, sau đó quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một, trong mỗi hàng, người nọ cách người kia tối thiểu 1m. -GV chọn 2 HS có khả năng thực hiện động tác tốt, chỉ dẫn bằng lời cho 2 HS đó làm mẫu. -Cho các nhóm tự chơi, GV quan sát , uốn nắn cho HS. 3/ Phần kết thúc: -Đứng vỗ tay và hát. -GVcùng HS hệ thống bài. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại trò chơi. -Tập hợp 2 hàng dọc. -HS đứng hát. -HS xoay các khớp cổ tay, ngón tay,... -HS ôn bài thể dục đã học. -HS tập theo nhịp hô của GV. -Nhận xét. -HS tập hợp theo hàng ngang. -2 HS lên làm mẫu. -Cả lớp học cách nắm tay nhau. -HS bắt đầu cuộc chơi. -Nhận xét. -HS tập hợp hàng dọc, mặt quay vào nhau. -2 HS làm mẫu chuyển cầu theo nhóm 2 người. - Các nhóm chơi tự do. -Vỗ tay hát. - Nêu nội dung bài học. ************************** Tiết 2: tập đọc (ôn): đầm sen I/ Mục tiêu: Củng cố: -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng cá từ ngữ:xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết. -Hiểu chắc nội dung của bài. -Làm được bài tập 1, 2, 3, 4 trong vở bài tập. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/Kiểm tra bài cũ: - Đọc SGK. _Nhận xét, đánh giá. 2/ Dạy bài ôn: a.Giới thiệu bài: -Ôn: Đầm sen. b. Hoạt động 1: Luyện đọc: -Luyện đọc câu, đoạn, cả bài( đọc tiếp nối). (chú ý những HS đọc yếu cho đọc nhiều lần). +Đọc câu văn tả hương sen? -Gọi HS trả lời. -Nhận xét. c. Hoạt động 2: làm bài tập tiếng việt Bài 1(39): -Nêu yêu cầu: Viết tiếng trong bài có vần en: ..... + Cho HS đọc thầm bài và làm vào VBT. - 1 HS làm bảng lớp, nhận xét. Bài 2(40): -GV nêu yêu cầu: Viết tiếng ngoài bài: +Có vần en: ........... +Có vần oen: .......... +Làm VBT. +1 HS nêu miệng kết quả. +Chữa bài, nhận xét. Bài 3(40): -Nêu yêu cầu: Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào?Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng: -Lớp làm vào VBT. -GV theo dõi, gợi ý những em còn lúng túng. -Nhận xét. Bài 4(40): -Nêu yêu cầu: Ghi lại câu văn tả hương sen trong bài: -HS làm bài vào VBT, 1 HS trình bày miệng. -Nhận xét. 3/Củng cố: -HS nói câu chứa tiếng có vần en? 4/ Dặn dò: -Về tập nói câu có chứa tiếng có vần en. -Đọc lai bài SGK. -HS đọc SGK. -Nhận xét. -HS đọc bài. -HS trả lời. -Nhận xét,bổ sung. -Cả lớp làm vở bài tập, 1HS làm bảng lớp. +Viết tiếng có vần en: sen, chen. -Nhận xét. -HS làm vở bài tập, 1 HS nêu miệng kết quả. -Có vần en: then, men , ven, hen,... -Có vần oen: hoen, nhoẻn,... -HS làm bài vào VBT, 1 HS chữa bài. Cánh hoa trăng trắng nằm trên tấm lá xanh xanh... x Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, nhưng mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. -HS làm vở bài tập, 1 HS trình bày miệng. + Hương sen ngan ngát, thanh khiết. -HS nói câu chứa tiếng có vần en. -Nhận xét. ************************** Tiết 3: Hướng dẫn học: Tập đọc:đầm sen I/ Mục tiêu:Củng cố: -Đọc bài Đầm sen. -Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: -Đọc SGK(trang 91). --Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy bài ôn: a)Giới thiệu bài: b) Rèn đọc cho HS: * HS trung bình, yếu: -Rèn đọc trơn từng câu, đoạn, cả bài: +GV viết những từ ngữ: làng, lá sen, chen nhau, nở, ngan ngát, dẹt, trên thuyền,... +HS đọc nhiều lần(kết hợp cho HS phân tích tiếng khó). -HS mở SGK(tr.82) -Gọi HS đọc bài(Đọc trơn từng câu, đoạn, cả bài). -Nhận xét. *HS khá giỏi: -Luyện đọc diễn cảm: +Gọi HS đọc đúng, đọc hay một đoạn hoặc cả bài Đầm sen. -Nhận xét. -Thi đọc diễn cảm. +Tìm tiếng có vần en. +Nói câu chứa tiếng có vần en. -Nhận xét 3/ Củng cố: - Gọi HS đọc bài SGK. 4/ Dặn dò: -Về đọc bài trong SGK. -Chuẩn bị bài sau. -HS đọc SGK. -Nhận xét. -HS đọc các từ ngữ. -Nhận xét. -HS mở SGK(tr.91) - HS đọc bài(Đọc trơn từng câu, đoạn, cả bài). -Nhận xét. -HS khá giỏi đọc diễn cảm. -Nhận xét. -HS thi đọc diễn cảm, tuyên dương em đọc tốt nhất. +HS tìm tiếng có vần en:énen, chen, then, khen,... +HS nói câu chứa tiếng có vần en. Năm nay, em được giấy khen. Mái tóc đen nhánh. -HS đọc bài. *************************** Ngày soạn: 4 - 4-2010 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 6 tháng 3 năm 2010 Tiết 1 : toán(ôn) : Phép cộng trong phạm vi 100 I. Mục tiêu: Củng cố: -Nắm được cách cộng số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ chữ số; vận dụng để giải toán. II. Đồ dùng: Vở BT toán. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách đặt tính cộng số có hai chữ số? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung ôn: - Cách cộng số có hai chữ số. -Cách đặt tính công các số có hai chữ số trong phạm vi 100. -Làm một số bài tập. Bài 1( tr 44): -Nêu yêu cầu: Tính -Làm bảng con, bảng lớp. -Chữa bài, nhận xét. Bài 2(tr 44): -Nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính( theo mẫu): -GV hướng dẫn mẫu. -Chấm một số bài, nhận xét. -Em nêu cách đặt tính cộng các số có hai chữ số theo hàng dọc? Bài 3 (tr 44): -Đọc đầu bài: 2HS -GV hướng dẫn làm. -Muốn biết bác Nam trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? -Chữa bài, nhận xét. Bài 4( tr 44): -Nêu yêu cầu: 2 HS -Làm bài vào vở bài tập. -Chữa bài, nhận xét. - 4. Củng cố: Nêu cách trình bày bài giải bài toán có lời văn? 5.Dặn dò: Nhận xét giờ học. Về ôn lại bài - HS trả lời. -Nhận xét, đánh giá. - HS nêu. -Nhận xét. -2 HS đọc yêu cầu. -HS làm bảng con, bảng lớp. 25 28 34 67 3 8 + + + + + + 63 41 51 20 5 10 88 69 85 87 8 18 -2 HS đọc yêu cầu. -HS làm VBT. -Chấm bài. -2 HS đọc bài toán. - -Làm bài vào VBT; 1 em làm bảng phụ, trình bày. Bài giải Bác Nam trồng được tất cả số cây là: 38 + 20 = 58(cây) Đáp số: 58 cây. -2 HS nêu yêu cầu. -Làm VBT, 1 HS nêu miệng kết quả. -Nhận xét. -HS trả lời. ************************** Tiết 2: thư viện Nghe đọc truyện I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Có ý thức nghe đọc truyện. -Thảo luận những ý chính của truyện. -Yêu thích giờ nghe đọc truyện. II/ Chuẩn bị: -GV mượn truyện của thư viện. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: -Giờ trước các em được nghe cô đọc câu chuyện nào? -Nhận xét. 2/ Bài mới: a)Giới thiệu bài. B)GV nêu tên câu truyện. -Gọi HS nhắc lại tên câu chuyện. -GV đọc truyện. -GV đọc và kết hợp cho HS quan sát tranh minh hoạ(nếu có) -Cho HS thảo luận câu chuyện nói về điều gì? -Trong truyện có nhân vât nào? -Em thích nhân vật nào nhất, vì sao? 3/Củng cố: -Hôm nay nghe cô đọc câu chuyện nào? 4/ Dặn dò: -Về đọc tên truyện cho bố mẹ nghe. -HS trả lời. -Nhận xét. -HS nhắc lại tên câu truyện. -HS nghe. -HS quan sát tranh minh hoạ. -HS thảo luận theo cặp. -Trình bày, nhận xét. -HS trả lời. -HS nhắc lại tên câu chuyện. ********************** Tiết3 : huớng dẫn học : Toán I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tìm hiểu bài toán, cách giải bài toán có lời văn. II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách giải bài toán? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung ôn: * GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -GV hướng dẫn HS giải bài toán. Bài 1: Hoà có 8 cái kẹo, hoà cho Hùng 4 cái kẹo. Hỏi Hoà còn lại mấy cái kẹo? - Đọc đầu bài: 2 HS ? Muốn biết Hoà còn lại mấy cái kẹo, ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS làm bài. - Làm bài vào vở. -1 HS trình bày miệng. - Nhận xét, đánh giá Bài 2 : Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt Có : 9 lá cờ Cho bạn : 5 lá cờ Còn lại : ... lá cờ? -Đọc tóm tắt: 2 HS. -Làm bài vào vở. -Chấm , chữa bài. -Em làm thế nào để có kết quả? Bài 3: Mẹ nuôi 10 con gà, mẹ đã bán 3 con gà. Hỏi mẹ còn mấy con gà? -Đọc đầu bài: 2 HS. -Làm bài vào vở. -Em phải làm phép tính gì? 4. Củng cố: Bài giải gồm những gì? 5.Dặn dò: Nhận xét giờ học. Về ôn lại bài - HS nêu. -Nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe. -2 HS đọc đầu bài. -Làm bài vào vở, 1 HS trình bày miệng. Bài giải Số cái kẹo còn lại là: 8 - 4 =4(cái kẹo) Đáp số: 4 cái kẹo. -2 HS đọc tóm tắt. -HS làm bài. Bài giải Số lá cờ còn lại là: 9 - 5 = 4(lá cờ) Đáp số: 4 lá cờ. -2 HS đọc đầu bài. -HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp. Bài giải Số con gà còn lai là: 10 - 3 = 7(con gà) Đáp số: 7 con gà. -Nhận xét. -HS trả lời. ************************************************************* Ngày soạn: 31 -3-2010 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2010. Tiết 1: Thủ công: Cắt, dán hình tam giác (tiết2) I/ Mục tiêu: -Biết cách kẻ , cắt, dán hình tam giác. -Kẻ, cắt, dán được hình tam giác theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. -Giáo dục HS có ý thức trong giờ học. II/ Chuẩn bị: -Hình tam giác mẫu bằng giấy màu. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: -Nêu cách cắt dán hình tam giác? -Nhận xét, đánh giá. 2/ Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài. b) GV nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình tam giác. * GV hướng dẫn cách kẻ tam giác. -Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 điểm, trong đó 2 điểm là 2 điểm đầu của cạnh HCN có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là điểm thứ ba. Nối 3 điểm với nhau ta được hình tam giác(H1). - Có thể dựa vào cách kẻ HCN đơn giản để kẻ hình tam giác(H2(, (H 3). *GV hướng dẫn cắt rời hình tam giác và dán. -Cắt rời hình chữ nhật, sau đó cắt theo đường kẻ AB, AC, ta sẽ được hình tam giác ABC. -Bôi một lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng. c)HS thực hành: *GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước: kẻ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô và cạnh ngắn 7 ô, sau đó kẻ hình tam giác như hình mẫu(theo 2 cách). -HS thực hành: Kẻ hình tam giác theo cách đơn giản trên giấy màu. Cắt rời hình và dán sản phẩm cân đối, miết hình phẳng vào vở thủ công. -GV quan sát, uốn nắn những HS còn lúng túng để hoàn thành sản phẩm. c)GVđánh giá sản phẩm: -Cho HS trình bày sản phẩm. -GV đánh giá sản phẩm theo mức độ - Hoàn thành và chưa hoàn thành. 3/Củng cố: -Nhắc lại cách kẻ, cắt hình tam giác? 4/ Dặn dò: -Chuẩn bị giấy màu có kẻ ô và 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. -HS trả lời. -Nhận xét, đánh giá. -HS lắng nghe, nhận xét. -HS nhắc lại cách kẻ hình tam giác. -Nhận xét -HS quan sát, nhắc lại cách cắt, dán hình tam giác. -HS thực hành kẻ, cắt hình tam giác theo cách đơn giản. -HS trình bày sản phẩm. -Nhận xét. -HS trả lời. **************************** Tiết 2: toán(ôn): phép trừ trong phạm vi 100 I. Mục tiêu: Giúp HS: -Biết đặt tính và làm tính trừ( không nhớ) số có hai chữ số; biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số. II. Đồ dùng: Vở BT toán. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách đặt tính trừ theo cột dọc số có hai chữ số? GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Làm bài tập: Bài 1(47): a)Tính -Nêu yêu cầu: 2 HS -GV hướng dẫn HS làm bài. -Làm bảng con, bảng lớp. - Nhận xét, đánh giá. b)Đặt tính rồi tính(theo mẫu): -GV hướng dẫn mẫu. -Làm vào VBT. -Chữa bài, nhận xét. Bài 2(47): - Đọc yêu cầu: 2 HS -Làm VBT. -GV treo bảng phụ đã viết bài tập, 2HS chữa bài. -GV chữa bài trên bảng phụ. - Nhận xét. Bài 3(47): Tính -Nêu yêu cầu: 2 HS -Làm VBT. -Chữa bài, nhận xét. Bài 4(47): -Đọc đầu bài: 2HS -Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? -Làm vở. -Chấm bài, nhận xét. 4. Củng cố: - Nêu cách trình bày bài giải bài toán? 5.Dặn dò: Nhận xét giờ học. Về ôn lại bài - HS trả lời. - Nhận xét, đánh giá. -2HS đọc yêu cầu. -HS làm bảng con, bảng lớp. -Nhận xét. 58 94 89 95 53 46 52 27 35 51 12 42 62 60 02 -HS theo dõi mẫu. -HS làm VBT, 1 HS chữa bài. -Nhận xét. 78 86 59 34 đ s s s 53 12 32 21 25 73 17 55 75 47 99 55 đ đ đ đ 32 11 90 55 43 36 09 00 -2 HS đọc yêu cầu. -HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ trình bày. -Nhận xét. -2 HS đọc đầu bài. -HS làm vở, 1 HS chữa bài. Bài giải Trong phòng còn lại số cái ghế là: 75 - 25 = 50(cái ghế) Đáp số: 50cái ghế. -HS trả lời. ********************* Tiết 3 : Hướng dẫn học : Tập đọc: chú công I/ Mục tiêu:Củng cố: -Đọc bài Chú công. -Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: -Đọc SGK(trang97). --Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy bài ôn: a)Giới thiệu bài: b) Rèn đọc cho HS: * HS trung bình, yếu: -Rèn đọc trơn từng câu, đoạn, cả bài: +GV viết những từ ngữ: bbộ lông, màu nâu, rực rỡ, lóng lánh, xoè,... +HS đọc nhiều lần(kết hợp cho HS phân tích tiếng khó). -HS mở SGK(tr.97) -Gọi HS đọc bài(Đọc trơn từng câu, đoạn, cả bài). -Nhận xét. *HS khá giỏi: -Luyện đọc diễn cảm: +Gọi HS đọc đúng, đọc hay một đoạn hoặc cả bài Chú công. -Nhận xét. -Thi đọc diễn cảm. +Tìm tiếng có vần oc. +Nói câu chứa tiếng có vần oc hoặc ooc. -Nhận xét 3/ Củng cố: - Gọi HS đọc bài SGK. 4/ Dặn dò: -Về đọc bài trong SGK. -Chuẩn bị bài sau. -HS đọc SGK. -Nhận xét. -HS đọc các từ ngữ. -Nhận xét. -HS mở SGK(tr.97) - HS đọc bài(Đọc trơn từng câu, đoạn, cả bài). -Nhận xét. -HS khá giỏi đọc diễn cảm. -Nhận xét. -HS thi đọc diễn cảm, tuyên dương em đọc tốt nhất. +HS tìm tiếng có vần oc: chim chóc, bóc, nóc, hóc,... +HS nói câu chứa tiếng có vần oc, hoặc ooc. Em bị hóc xương cá. Mẹ mua cho em cái quần soóc. -HS đọc bài. *************************************************************
Tài liệu đính kèm: