Tiết 1
Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2
Môn : học vần
Tiết : 83
Bài : ưu – ươu (Tiết 1 )
I/ Mục tiêu:
_ Học sinh đọc và viết được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao .
_ Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng .
_ Biết ghép âm đứng trước với các vần ưu, ươu để tạo thành tiếng mới .
_ Viết đúng vần, đều nét đẹp .
II/ Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tranh minh hoạ : hươu sao
* Học sinh: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Ôn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: vần iêu, yêu .
_ Học sinh đọc bài sách giáo khoa :
_ Giáo viên gọi 1 em đọc : iêu,diều,diều sáo,yêu,yêu quý.
_ Giáo viên gọi 1 em đọc : buổi chiều,hiểu bài,yêu cầu,già yếu.
_Giáo viên gọi 1 em đọc câu: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
_ Giáo viên cho học sinh viết bảng con : buổi chiều,hiểu bài,yêu cầu .
Giáo viên nhận xét cho điểm.
ngày dạy : thứ hai 08/ 11 / 2010 Tiết 1 Sinh hoạt dưới cờ Tiết 2 Môn : học vần Tiết : 83 Bài : ưu – ươu (Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: _ Học sinh đọc và viết được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao . _ Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng . _ Biết ghép âm đứng trước với các vần ưu, ươu để tạo thành tiếng mới . _ Viết đúng vần, đều nét đẹp . II/ Chuẩn bị: * Giáo viên: Tranh minh hoạ : hươu sao * Học sinh: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ôn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: vần iêu, yêu . _ Học sinh đọc bài sách giáo khoa : _ Giáo viên gọi 1 em đọc : iêu,diều,diều sáo,yêu,yêu quý. _ Giáo viên gọi 1 em đọc : buổi chiều,hiểu bài,yêu cầu,già yếu. _Giáo viên gọi 1 em đọc câu: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về. _ Giáo viên cho học sinh viết bảng con : buổi chiều,hiểu bài,yêu cầu . Giáo viên nhận xét cho điểm. 3/ Dạy học bài mới : a/ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài ưu,ươu. b/ Vào bài: Hoạt động1: Dạy vần ưu. Mục tiêu: Nhận diện được vần ưu , biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ưu . Cách tiến hành: * Nhận diện vần: _ Giáo viên viết vần ưu . _ Vần ưu được ghép từ những con chữ nào? _ Chữ nào đứng trước chữ nào đứng sau ? _ Cho HS so sánh vần ưu với u giống và khác nhau như thế nào? Tìm và ghép vần ưu ở bộ đồ dùng . * Phát âm và đánh vần : _ GV phát âm mẫu ưu . _ Vần ưu đánh vần như thế nào ? _ GV nêu yêu cầu cho HS ghép tiếng . _ GV ghi bảng: lựu . _ Phân tích tiếng lựu . _ Tiếng lựu đánh vần như thế nào ? _ Cho HS xem tranh , rút ra từ khoá : trái lựu . _ Cho HS đọc lại bài . _ Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh . b/ Hoạt động 2: Dạy vần ươu Quy trình tương tự như vần ưu . * Hướng dẫn viết : _ Giáo viên viết mẫu . Viết ưu: viết chữ ư, lia bút nối với chữ u . + trái lựu :Vi c/ Hoạt động 3: (10’) Đọc tiếng từ ứng dụng Mục Tiêu Đọc được tiếng , từ ngữ ứng dụng . Cách tiến hành: _ Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để rút ra từ cần luyện đọc . _ Giáo viên ghi bảng . chú cừu bầu rượu mưu trí bướu cổ _ Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh . d/ Hoạt động cuối :(5’)Củng cố – Dặn dò _ Cho HS đọc lại bài . _ Giáo viên nhận xét tiết học _ Hát chuyển tiết 2. _ Lớp hát . _ Học sinh đọc : iêu,diều,diều sáo,yêu,yêu quý. _ Học sinh đọc: buổi chiều,hiểu bài,yêu cầu,già yếu. _ Học sinh đọc: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về. _ HS viết bảng con . _ Học sinh quan sát . _ Được ghép từ con chữ ư và chữ u . _ Học sinh nêu: chữ ư đứng , u đứng sau . + Giống nhau: kết thúc u. + Khác nhau: ưu bắt đầu bằng ư. _ Học sinh thực hiện . _ HS luyện phát âm . _ HS đánh vần : ư – u – ưu _ HS ghép : lựu . _ HS đọc : lựu . _ Âm l đứng trước, vần ưu đứng sau , thanh nặng dưới ư . _ HS đánh vần : lờ-ưu-lưu -nặng-lựu _ Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh _ HS đọc . _ Học sinh quan sát : _ Học sinh viết bảng con _ Học sinh luyện đọc kết hợp tìm tiếng có chứa vần vừa học . Phân môn : Học vần Tiết : 84 Bài : ưu – ươu (Tiết 2) I/ Mục tiêu: _ Đọc rõ ràng chôi chảy câu ứng dụng : buổi trưa, cừu chạy ... _ Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : hổ, báo, gấu, hươu nai, voi . _ Luyện nói 2-4 câu theo chù đề: Hổ, báo, gấu, hươu nai, voi . _ Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng . _ Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng . _ Rèn chữ để rèn nết người . II/ Chuẩn bị: * Giáo viên: Sách giáo khoa . * Học sinh: Vở tập viết , sách giáo khoa . III/ các hoạt động dạy và học: Hoạt động giáo viên TG Hoạt động học sinh 1/ Giới thiệu bài : (1’) Chúng ta học tiết 2 2/ Dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1: (14’)Luyện đọc Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở , bảng lớp sách giáo khoa . Cách tiến hành: _ Cho học sinh luyện đọc các vần vừa học ở tiết 1. _ Cho HS xem tranh trong sách giáo khoa. _ Tranh vẽ gì ? * Giáo viên ghi câu ứng dụng: buổi trưa, cừu chạy ... _ Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. . b/ Hoạt động 2:(10’) Luyện viết Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ . Cách tiến hành: _ Nhắc lại tư thế ngồi viết _ Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết: ưu – ươu – trái lựu – hươu sao. C/ Hoạt động 3:(10’) Luyên nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: hổ, báo, gấu, hươu nai, voi . Cách tiến hành: _ GV cho HS xem tranh trong sách giáo khoa . Tranh vẽ gì? Những con vật này sống ở đâu? Trong những con vật này con nào ăn cỏ? Con nào to xác nhưng rất hiền? Em nào còn biết những con vật nào ở trong rừng nữa? Hoạt động cuối :(5’) Củng cố– Dặn dò _ Cho HS đọc lại bài. _ Phương pháp: trò chơi _ Cho học sinh thi đua nối chữ : Trái lựu ăn cỏ Chú cừu đỏ ối Nhận xét . Về nhà xem lại các vần đã học . Tìm các vần đã học ở sách báo. Nhận xét tiết học . _ Giúp HS viết đủ số dòng quy định. _ Học sinh luyện đọc cá nhân . _ Học sinh quan sát . _ Học sinh nêu . _ Học sinh luyện đọc câu ứng dụng , kết hợp tìm tiếng có chứa âm vừa học . _ Học sinh nêu . _ Học sinh viết vở . _ Học sinh quan sát . + Học sinh nêu : hổ, báo, gấu, nai, voi . Rừng hay sở thú . _ HS nhận xét . Môn : Toán Tiết : 41 Bài : Luyện tập I/ Mục tiêu: _ Giúp học sinh củng cố về : + Toán trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học . + Tính chất của phép trừ . _ Biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp . _ Học sinh có tính cẩn thận, chính xác . _ Yêu thích học toán . II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Nội dung luyện tập, phiếu thi đua. Học sinh : Bộ đồ dùng học toán, que tính . III/ Các hoạt dộng dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động khởi động : 1/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Phép trừ trong phạm vi 5 . _ Cho học sinh đọc bảng trừ trong pbạm vi 5 _ Nhận xét 2/ Dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1: (5’)Ôn kiến thức cũ * Mục tiêu: Nắm chắc công thức trừ trong phạm vi 5 và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ . * Cách tiến hành: _ Giáo viên đính bảng mẫu vật _ Ghi các phép tính có thể có . b/ Hoạt động 2: (25’) Thực hành * Mục tiêu : Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập, nắm được dạng bài làm và làm đúng * Cách tiến hành: Bài 1 : Tính . - Lưu ý: viết số thẳng cột Bài 2 : Tính - Làm phép tính trừ với 3 số, ta làm thế nào? - Em có nhận xét gì bài 5 – 1 – 2 = 2 và 5 – 2 – 1 = 2 Bài 3 : Điền dấu: >, <, = Muốn so sánh 1 phép tính với 1 số ta làm mấy bước ? Bài 4 : Viết phép tính thích hợp Giáo viên đính tranh lên bảng Bài 5 : Điền số 5 – 1 = ? Vậy 4 + ? = 4 c/ Hoạt động cuối:(5’) Củng cố – Dặn dò . _ Trò chơi : Ai nhanh , ai đúng . _ Giáo viên giao cho mỗi dãy 1 băng giấy gồm 6 phép tính . _ Nhận xét _ Bài nào sai về làm lại, ôn lại các bảng cộng trừ trong phạm vi các số đã học . _Chuẩn bị bài số 0 trong phép trừ . _ Nhận xét tiết học . _ Nhắc nhở HS đặt tính thẳng cột . _ HS đọc . Học sinh quan sát và thực hiện ở bộ đồ dùng . 1/ HS làm vào bảng con: ___ 5 4 5 3 5 4 2 1 4 2 3 2 3 3 1 1 2 2 2/ Lấy số thứ 1 trừ số thứ 2 được bao nhiêu trừ số thứ 3 ra kết quả ( tính từ trái sang phải ) HS làm bài miệng . 5-1-1= 3 3-1-1= 1 5-1-2= 2 5-2-2= 1 5 –1 –2 = 2 cũng bằng 5–2 –1 = 2 3/ Bước 1: tính . Bước 2: chọn dấu điền . Sửa bảng lớp, mỗi dãy 1 em . 5-3 = 2 5-1 > 3 5-3 0 4/ + HS quan sát tranh nêu bài toán . + Học sinh thi đua ghi phép tính có thể có. a/ 5-2= 3 b/ 5-1= 4 5/ Học sinh nêu : 4 Học sinh nêu : 0 Học sinh thi đua 4 dãy. Dãy nào làm xong trước dãy đó thắng . Học sinh nhận xét . Tuyên dương tổ nhanh đúng. Môn : Đạo đức Tiết : 11 Thực hành kĩ năng giữa học kì I Ngày dạy : Thứ ba ,10 / 11 /2009 Phân môn : Hoc vần Tiết : 85 Bài : Ôn tập (Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: _ Học sinh đọc 1 cách chắc chắn các vần, tiếng có kết thúc bằng: u – o . _ Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 38 đến 43. _ Viết được các vần , các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đếnbài 43 _ Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới . _ Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả, độ cao, khoảng cách . _ Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp . II/ Chuẩn bị: * Giáo viên: Bảng ôn trong sách giáo khoa . * Học sinh: Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt . III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên HTĐB Hoạt động của học sinh * Hoạt động khởi động : 1/ Kiểm tra bài cũ :(5’) vần ưu – ươu . _ Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa + Trang trái . + Trang Phải . _ Cho học sinh viết bảng con: mưu trí, bầu rượu, bướu cổ . _ Nhận xét . 2/ Dạy học bài mới : a/ GTB: (1’) Ôn tập ( tiết 1) b/ Hoạt động1:(5’) Ôn các vần vừa học * Mục tiêu: Đọc 1 cách chắc chắn các vần vừa học . * Cách tiến hành: _ Giáo viên chỉ vần cho học sinh đọc . _ Giáo viên sửa sai cho học sinh . c/ Hoạt động 2:(17’)Ghép âm thành vần. * Mục tiêu: Học sinh biết ghép các âm với vần để tạo thành tiếng . * Cách tiến hành: _ Giáo viên cho học sinh lấy bộ đồ dùng và ghép các chữ ở dòng ngang với âm ở cột dọc _ Giáo viên đưa vào bảng ôn . _ Giáo viên chỉ cho học sinh đọc . d/ Hoạt động 3:( 7’) Đọc từ ngữ ứng dụng * Mục tiêu: Học sinh đọc đúng các từ ngữ có trong bài . * Cách tiến hành: _ Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để rút ra các từ cần luyện đọc : ao bèo cá sấu kì diệu _ Giáo viên sửa lỗi phát âm . e/ Hoạt động 4: (7’) Luyện viết * Mục tiêu: Viết đúng quy trình, cỡ chữ từ ứng dụng . * Cách tiến hành: _ Nêu tư thế ngồi viết _ Giáo viên hướng dẫn viết . Cá sấu: Đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết chữ cá, cách 1 con chữ o, viết chữ sấu . Kì diệu: đặt bút đường kẻ 2 viết chữ kì, cách 1 chữ o viết chữ diệu . f/ Hoạt động cuối : (3’) Củng cố – dặn dò . _ Học sinh đọc toàn bài ở bảng lớp _ Nhận xét . _ Hát chuyển tiết 2 . _ HD HS ghép chữ ở dòng ngang với âm ở cộ dọc . _ Nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế . _ Lớp hát . _ HS đọc . _ Cả lớp viết vào bảng con . _ Học sinh đọc theo . _ Học sinh chỉ và đọc . _ Học sinh ghép và nêu . _ Học sinh đánh vần, đọc trơn ... hành: Nhận diện vần: Giáo viên viết Vần ân Vần ân được ghép từ những con chữ nào ? _ Chữ nào đứng trước chữ nào đứng sau ? So sánh ân và an Lấy và ghép vần ân ở bộ đồ dùng. Phát âm và đánh vần: _ GV phát âm mẫu ân. _ Vần ân đánh vần như thế nào ? _ GV nêu yêu cầu cho HS ghép tiếng. _ GV ghi bảng : cân . _ Nêu vị trí tiếng cân. _ Tiếng cân đánh vần như thế nào ? _ Cho HS xem tranh rút ra từ khoá: Cái cân Đánh vần và đọc trơn từ khóa . Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh . Hướng dẫn viết: Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết. Viết ân: viết chữ â rê bút viết nối với chữ n . Cái cân: viết chữ cái, cách 1 con chữ o viết cân Hoạt động 2: (15’) Dạy vần ăn Mục tiêu: Nhận diện được vần ăn, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần ăn . Quy trình tương tự như vần ân Vần ăn được tạo từ ă và n So sánh “ ăn” và “an” d) Hoạt động 3: (10’) Đọc tiếng từ ứng dụng Mục Tiêu : Đọc được tiếng, từ ngữ ứng dụng . Cách tiến hành: Giáo viên có thể dùng vật mẫu, các hình vẽ, giải thích cho học sinh hình dung nêu được từ: bạn thân Khăn rằn gần gũi dặn dò Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh e/ Hoạt động cuối :(4’) Củng cố- Dặn dò. _ Đọc toàn bảng lớp . _ Giáo viên nhận xét tiết học . _ Hát chuyển tiết 2 . _ Hỗ trợ giúp HS phát âm đúng . _ Nhắc nhở tư thế ngồi viết . _ Hát. _ HS đọc bài và viết bài theo yêu cầu . _ HS nhắc lại . _ Học sinh quan sát . _ Được ghép từ con chữ â và chữ n . _ Học sinh nêu: chữ â đứng trước chữ n đứng sau _ Giống nhau: đều kết thúc bằng n. Khác nhau : ân có â đứng trước , an có a đứng trước. _ Học sinh thực hiện . _ HS luyện phát âm . _ HS đánh vần : ớ – n – ân . _ HS ghép : cân _ HS đọc cân. _ c đứng trước ân đứng sau . _ HS đánh vần: Cờ – ân – cân . _ Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh: cái cân. _ HS đọc. _ Học sinh quan sát , viết vào bảng con . _ Học sinh quan sát . _ Học sinh nêu từ . _ Học sinh luyện đọc , tìm tiếng có chứa vần vừa học . _ Học sinh đọc toàn bảng . Phân môn : Học vần Tiết : 90 Bài : ân, ă- ăn (Tiết 2) Mục tiêu: _ Đọc rõ ràng trôi chảy câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn . _ Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Nặn đồ chơi . _ Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi . _ Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng . _ Rèn chữ để rèn nết người . _ Tự tin trong giao tiếp . Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK * Học sinh: Vở tập viết , sách giáo khoa Các hoạt động dạy và học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Giới thiệu bài :(1’) Chúng ta học tiết 2 Dạy học bài mới: Hoạt động 1: (12’)Luyện đọc Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở bảng lớp , sách giáo khoa . Cách tiến hành: _ Cho học sinh luyện đọc các vần vừa học ở tiết 1 _ Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa . _ Tranh vẽ gì ? à Giáo viên ghi câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn . à Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh . Hoạt động 2: (10’) Luyện viết Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ . Cách tiến hành: _ Nhắc lại tư thế ngồi viết . _ Giáo viên hướng dẫn HS viết . _ Cho HS viết bài, thu vở chấm , nhận xét Hoạt động 3:(7’) Luyên nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Nặn đồ chơi. Cách tiến hành: _ Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa . Tranh vẽ gì? Các bạn ấy nặn những con vật gì ? Trong số các bạn của em, ai năn đồ chơi đẹp, giống thật ? Em có thích nặn đồ chơi không ? Sau khi nặn đồ chơi xong em phải làm gì ? d/ Hoạt động cuối: (5’)Củng cố – Dặn dò. _ Thi đua ai nhanh ai giỏi . _ Cô có 3 vần ghi bảng: an, ăn, ân . _ Giáo viên nêu từng vần: học sinh nêu tiếng có mang vần đó . _ Nhận xét _ Về nhà xem lại các vần đã học . _ Chuẩn bị bài vần ôn – ơn . _ Nhận xét tiết học . _ Giúp HS viết đủ số dòng quy định . _ Giúp HS nói tròn câu. _ Học sinh luyện đọc cá nhân . _ Học sinh quan sát . _ Học sinh nêu . _ Học sinh luyện đọc câu ứng dụng , kết hợp tìm tiếng có chứa vần vừa học . _ Học sinh nêu . _ Học sinh viết vào vở . _ Học sinh quan sát . _ Học sinh nêu . + Thu dọn lại cho ngăn nắp và sạch sẽ, rửa tay chân, thay quần áo _ Đại diện 3 dãy , mỗi dãy 5 bạn. _ Các nhóm lần lượt nêu tiếng có mang vần nhóm, không nêu được thì sẽ thua . _ Học sinh nhận xét . _ Học sinh tuyên dương. Ngày dạy : Thứ sáu ,13/ 11 /2009 Môn : Thủ công Tiết : 11 Bài: Xé, dán hình con gà con ( Tiết 2) I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức : HS biết cách xé hình con gà con đơn giản.( Mỏ mắt có thể dùng bút màu để vẽ) 2.Kĩ năng : Xé , dán được hình con gà con đơn giản, dán cân đối, phẳng . 3.Thái độ : Biết yêu quí con vật nuôi . II/ Chuẩn bị: -GV: +Bài mẫu về xé, dán hình con gà con, có trang trí cảnh vật. +Giấy thủ công màu vàng, hồ, giấy trắng, khăn lau tay. -HS: Giấy màu vàng, giấy nháp có kẻ ô, đồ dùng học tập, vở thủ công, khăn lau tay. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên HTĐB Hoạt động của học sinh * Hoạt động khởi động : Hát tập thể 1/ Kiểm tra bài cũ : (2’) - Kiểm tra đồ dùng học tập của hs. - Nhận xét kiểm tra . 2/ Dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1:(10’) Dán bài mẫu * Mục tiêu: Cho HS xem bài mẫu và đàm thoại. * Cách tiến hành: _ GV dán hình con gà con ở từng phần và hỏi : _ Hãy nêu các bước để xé hình thân gà, đầu gà, đuôi gà, mỏ, chân, mắt gà ? * Kết luận: GV nhắc lại các bước để xé hình con gà con . b/ Hoạt động 2:(28’) Thực hành * Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hành xé hình con con trên giấy màu.gà . * Cách tiến hành: _ GV theo dõi, nhắc các em thao tác từng bước: Đánh dấu và vẽ các hình theo qui trình. _ Hướng dẫn xé từ từ, ít răng cưa, vừa xé vừa sửa cho giống hình mẫu . _ Riêng mắt có thể dùng chì màu để vẽ . _ GV hướng dẫn cách dán cho cân đối, phẳng, đều và khuyến khích trang trí. * Kết luận: Các em đã xé, dán được hình con gà con . _ Nhắc HS dọn vệ sinh, lau tay. _ Dán sản phẩm . c/ Hoạt động cuối:(5’) Củng cố dặn dò. _ Yêu cầu 1 số HS nhắc lại nội dung bài học . _ Đánh giá sản phẩm, chon vài bài đẹp để khen. _ Nhận xét tinh thần, thái độ học tập . _ Chuẩn bị giấy màu, hồ dán, vở thủ công để tiết sau thực hành “Xé, dán hình con mèo” _ Giúp đỡ các em khi thực hành. _ HS quan sát. - HS quan sát , trả lời câu hỏi . _ HS chú ý lắng nghe. - HS đánh dấu và vẽ các hình trên giấy màu . -HS thực hành xé : trình bày và dán vào vở thủ công, trang trí thêm cảnh vật xung quanh gà con. - HS dọn vệ sinh - 2 HS nhắc lại. Phân môn : Tập viết Tiết : 9 Bài : cái kéo, trái đào , sáo sậu, líu lo I/ Mục tiêu: _ Học sinh biết cách viết đúng nét, cỡ chữ : cái kéo, trái đào, sáo sậu , líu lo... _ Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng quy trình, đúng nét . _ Rèn chữ để rèn nết người . _ Cẩn thận khi viết bài . II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Chữ mẫu, bảng kẻ ô li . Học sinh: Vở tập viết, bảng con . III/ Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên HTĐB Hoạt động của học sinh * Hoạt động khởi động. 1/ Kiểm tra bài cũ :(5’) _ Cho hs viết vào bảng con các từ ở tiết trước . _ Nhận xét . 2/ Dạy học bài mới: a/ GTB:(1’)cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo . b/ Hoạt động 1:(14’) Viết bảng con . Mục tiêu: Nắm được quy trình viết các từ: cái kéo, trái đào, sáo sậu , líu lo Cách tiến hành: Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết Nêu cách viết từ: cái kéo, trái đào, sáo sậu , líu lo . cái kéo trái đào sáo sậu + líu lo Giáo viên theo dõi sửa sai C / Hoạt động 2:(20’) Viết vở Mục tiêu: Học sinh nắm được quy trình viết , viết đúng cỡ chữ, khoảng cách Cách tiến hành: Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút Lưu ý: tiếng cách tiếng: ½ ô vở (bằng con chữ o) , từ cách từ 1 ô vở . Cho học sinh viết từng dòng theo hướng dẫn . cái kéo trái đào sáo sậu líu lo Giáo viên thu bài chấm c/ Hoạt động cuối: (5’)Củng cố- Dặn dò: Thi đua viết đẹp: mùa xuân . Nhận xét Về nhà tập viết lại vào vở nhà các từ vừa viết . Nhận xét tiết học . _ Giúp HS viết đúng quy trình. _ Lớp hát . _ HS viết theo yêu cầu. _ HS nhắc lại. _ Học sinh quan sát _ Học sinh viết bảng con . _ Học sinh nêu . _ Học sinh viết ở vở viết vào vtv. _ Học sinh nộp vở . _ Học sinh thi đua viết . _ Học sinh nhận xét . _ Học sinh tuyên dương . Phân môn : Tập viết Tiết : 11 Bài : chú cừu , rau non, thợ hàn, dặn dò, I/ Mục tiêu: _ Học sinh biết cách viết đúng nét, cỡ chữ : chú cừu , rau non ,thợ hàn, dặn dò, ... _ Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng quy trình, đúng nét . _ Rèn chữ để rèn nết người . _ Cẩn thận khi viết bài . II/ Chuẩn bị: Giáo viên:Chữ mẫu, bảng kẻ ô li . Học sinh: Vở tập viết, bảng con . III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên HTĐB Hoạt động của học sinh * Hoạt động khởi động. 1/ kiểm tra bài cũ :(5’) _ Cho HS viết lại các từ ở tiết trước . _ nhận xét. 2/ Dạy học bài mới : GTB: (1’) chú cừu , rau non , thợ hàn, dặn dò , Hoạt động 1: (14’)Viết bảng con Mục tiêu: Nắm được quy trình viết các từ: chú cừu, rau non, thợ hàn , dặn dò ... Cách tiến hành: Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết Nêu cách viết từ: chú cừu, rau non, thợ hàn, dặn dò. chú cừu rau non thợ hàn + dặn dò Giáo viên theo dõi sửa sai . Hoạt động 2: (20’)Viết vở Mục tiêu: Học sinh nắm được quy trình viết , viết đúng cỡ chữ, khoảng cách, bài ở vở viết . Cách tiến hành: Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút Lưu ý: tiếng cách tiếng: ½ ô vở( bằng con chữ o) , từ cách từ 1 ô vở Cho học sinh viết từng dòng theo hướng dẫn. chú cừu rau non thợ hàn dặn dò Giáo viên thu bài chấm d/ Hoạt động cuối :(5’).Củng cố- dặn dò _ Giáo viên cho học sinh viết bảng con từ: chú lợn. _ Nhận xét. _ Về nhà tập viết lại vào vở nhà các từ vừa viết . _ Nhận xét tiết học. _ Quan sát , giúp đỡ khi các em viết. _ Lớp hát . _ HS viết theo yêu cầu . _ HS nhắc lại . Học sinh quan sát . Học sinh viết bảng con. _ Học sinh nêu . _ Học sinh viết ở vở tập viết . _ Học sinh nộp vở . _ HS thi đua viết . _ Học sinh nhận xét . _ Học sinh tuyên dương .
Tài liệu đính kèm: