Giáo án Đạo Đức 1 - Học kì 1 - GV: Võ Thúy Hà - Trường Tiểu học số 2 Ninh Đa

Giáo án Đạo Đức 1 - Học kì 1 - GV: Võ Thúy Hà - Trường Tiểu học số 2 Ninh Đa

Tuần 1 Ngày dạy 5,7 /09/2016

 Bài 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài, HS biết được :

- Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học .

- Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp.

- Biết yêu quý bạn bè,thầy cô giáo, trường lớp .

- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học, biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp

- HS có khả năng phát triển: biết được quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt

- HS có thái độ : vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã thành HS lớp Một

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ; ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo; cô giáo,bạn bè.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

1.Phương pháp: trò chơi, thảo luận nhóm

2.Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

GV: Tranh 1,2,3(BT2) , các điều 7.28 trong công ước QT về QTE .

 Các bài hát : Trường em , Đi học , Em yêu trường em , Đi tới trường .

HS: Vở BT Đ Đ lớp1

 

doc 37 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo Đức 1 - Học kì 1 - GV: Võ Thúy Hà - Trường Tiểu học số 2 Ninh Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày dạy 5,7 /09/2016
 Bài 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài, HS biết được :
Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học .
Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp.
Biết yêu quý bạn bè,thầy cô giáo, trường lớp . 
Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học, biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp
HS có khả năng phát triển: biết được quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt
HS có thái độ : vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã thành HS lớp Một 
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân
Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
Kĩ năng lắng nghe tích cực.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ; ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo; cô giáo,bạn bè...
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
1.Phương pháp: trò chơi, thảo luận nhóm
2.Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: Tranh 1,2,3(BT2) , các điều 7.28 trong công ước QT về QTE .
 Các bài hát : Trường em , Đi học , Em yêu trường em , Đi tới trường .
HS: Vở BT Đ Đ lớp1
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Khởi động: ổn định : hát , chuẩn bị vở BTĐĐ.
2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Khởi động:GV mở băng đĩa bài “Ngày đầu tiên đi học”. Nhạc Nguyễn Ngọc Thiện hoặc GV hát
1. Khám phá
GV nêu câu hỏi:
+ Trong lớp mình, bạn nào đã biết hết tên các bạn trong tổ, trong lớp?
+ Các em đã bao giờ giới thiệu về bản thân với bạn nào đó trong lớp chưa? nếu đã g/thiệu thì em g/thiệu ntn?
GV g/thiệu vào bài: Mới vào lớp Một, các em còn chưa biết nhiều về nhau, hôm nay chúng ta cùng làm quen với nhau và cùng nhau tìm hiểu về mới, lớp mới
Hoạt động 1 :Trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên ” BT 1. 
Mục tiêu : Giúp HS giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên .
Phương pháp: trò chơi
Kĩ thuật: động não
*Tiến hành:
- GV nêu cách chơi : một em lên trước lớp tự giới thiệu tên mình và nói muốn làm quen với các bạn. Em ngồi kề sẽ lên tiếp tục tự giới thiệu mình, lần lượt đến em cuối .
- GV hỏi : Trò chơi giúp em điều gì ?
- Em cảm thấy như thế nào khi được giới thiệu tên mình và nghe bạn tự giới thiệu . 
GV KL: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (BT 2) 
Mục tiêu:
Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình . Tự hào là một đứa trẻ có họ tên 
Phương pháp: thảo luận nhóm
Kĩ thuật: động não suy nghĩ
*Tiến hành:cho học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 người .
- Hỏi : Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống em không ?
* GV kết luận : Mọi người đều có những điều mình thích và không thích . Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác . Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác . 
Hoạt động 3 : Thảo luận chung 
Mục tiêu : Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình . Tự hào là học sinh lớp Một.
 Phương pháp: cá nhân
Kĩ thuật: động não suy nghĩ
*Tiến hành: GV mở vở BTĐĐ, quan/sát tranh BT3 , Giáo viên hỏi : 
+ Em đã mong chờ , chuẩn bị cho ngày đi học đầu tiên như thế nào ? 
+ Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm em như thế nào ?
+ Em có thấy vui khi được đi học ? Em có yêu trường lớp của em không ?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một ?
Gọi vài Học sinh dựa theo tranh kể lại chuyện .
* GV kết luận : Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới , thầy cô giáo mới , em sẽ học được nhiều điều mới lạ , biết đọc biết viết và làm toán nữa .
Được đi học là niềm vui , là quyền lợi của trẻ em .
Em rất vui và tự hào vì mình là Học sinh lớp Một . Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi ,thật ngoan.
Hoạt động 4
Nhận xét tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
Dặn học sinh chuẩn bị bài để học tiếp tuần 2 . 
- HS chú ý
-HS TL
* Vd : Tôi tên là Hoà , tôi muốn làm quen với các bạn .
Bạn ngồi kề lên trước lớp : tôi tên là Thanh Hiền. Tôi muốn làm quen với tất cả các bạn . Lần lượt đến hết .
Giới thiệu mình với mọi người và được quen biết thêm nhiều bạn .
Sung sướng tự hào em là một đứa trẻ có tên họ .
Học sinh hoạt động nhóm 2 bạn nói về những sở thích của mình .
Không hoàn toàn giống em .
Hồi hộp , chuẩn bị đd cần thiết .
Bố mẹ mua sắm đầy đủ cặp sách , áo quần  cho em đi học .
Rất vui , yêu quý trường lớp .
Chăm ngoan , học giỏi 
Học sinh lên trình bày trước lớp .
 *Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................Tuần 2: Ngày dạy : 12,14 /09/2016 
 Bài 2: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 2)
I . MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài, HS biết được :
Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học .
Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp,biết yêu quý bạn bè,thầy cô giáo, trường lớp . 
Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học, biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp
HS có khả năng phát triển: biết được quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt
HS có thái độ : vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã thành HS lớp Một.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân
Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
Kĩ năng lắng nghe tích cực.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ; ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo; cô giáo,bạn bè...
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
1.Phương pháp: trò chơi, thảo luận nhóm
2.Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở BTĐĐ 
Các bài hát : Trường em , Đi học , Em yêu trường em , Đi tới trường .
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn định : hát , Chuẩn bị vở BTĐĐ.
2.Kiểm tra bài cũ :
Tiết trước em học bài gì ?
Em hãy tự giới thiệu về em.?
Em cảm thấy như thế nào khi tự giới thiệu về mình ?
Em cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một ? 
Nhận xét bài cũ , KTCBBM 
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Khởi động:Hát bài đi tới trường
GV yêu cầu vài học sinh kể lại buổi đầu tiên em đến lớp .
Giáo viên nhận xét , bổ sung ý kiến .
* Kết luận : Con người ai cũng có một tên riêng và ai cũng có một ngày đầu tiên đi học .
- Việc chuẩn bị của các em tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình , nhưng các em đều có chung 1 niềm vui sướng là đã là học sinh lớp Một .
Hoạt động 1 : Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh . 
M ục ti êu: Qua thực tế của mình học sinh có thể kể một câu chuyện theo nội dung tranh 
Phương pháp: quan sát
Kĩ thuật: trình bày1 phút, động não
Tiến hành:
- Cho học sinh mở vở BTĐĐ quan/sát tranh ở BT4 , yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm .
Yêu cầu học sinh lên trình bày trước lớp, Giáoviên lắng nghe bổ sung ý kiến cho từng em 
Giáo viên kể lại chuyện (theo tranh )
+ Tranh 1 : Đây là bạn Hoa . Hoa 6 tuổi . Năm nay Hoa vào lớp 1 . Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Hoa đi học .
+ Tranh 2 : Mẹ đưa Hoa đến trường . Trường Hoa thật là đẹp . Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp .
+ Tranh 3 : Ở lớp , Hoa được cô giáo dạy bảo điều mới lạ . Rồi đây em sẽ biết đọc , biết viết , biết làm toán nữa . Em sẽ tự đọc truyện đọc báo cho ông bà nghe , sẽ tự viết thư cho Bố khi bố đi xa . Hoa sẽ cố gắng học thật giỏi. Thật ngoan .
+ Tranh 4 : Hoa có thêm nhiều bạn mới . Giờ chơi em vui đùa ở sân trường thật vui .
+ Tranh 5 : Về nhà Hoa kể với bố mẹ về trường lớp mới , về cô giáo và các bạn của em . Cả nhà đều vui . Hoa là Học sinh lớp 1 rồi .
Hoạt động 2: Múa hát về trường lớp của em
M ục ti êu : Học sinh biết yêu quý bạn bè , thầy cô giáo , trường lớp
Phương pháp: khen thưởng 
Kĩ thuật: suy nghĩ
Tiến hành:
Cho học sinh múa hát . 
* Kết luận : Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học .Chúng ta thật vui và tự hào vì đã trở thành Học sinh lớp 1 Hãy cố gắng học thật giỏi , thật ngoan để xứng đáng là Học sinh lớp 1 . 
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học , khen ngợi học sinh hoạt động tích cực .
Dặn học sinh ôn lại bài , tập kể lại chuyện theo tranh .
Chuẩn bị bài hôm sau “ Gọn gàng , sạch sẽ ” .
- Hs lắng nghe , nêu nhận xét .
- Hs họp theo nhóm , quan sát tranh và kể chuyện .
Nhóm cử đại diện lên trình bày .
Hs lắng nghe , nhận xét , bổ sung . 
Hs quan sát , lắng nghe kể chuyện .
+ Múa tập thể 
+ Hát cá nhân 
+ Hát tập thể 
* Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................Tuần : 3	 Ngày dạy : 19, 21/9/2016
 Bài 2:GỌN GÀNG , SẠCH SẼ (Tiết 1) 
I.MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
Học sinh hiểu : thế nào là ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ. Nêu được 1 số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
Học sinh biết giữ gìn vệ sinh cá nhân , đầu tóc , quần áo gọn gàng , sạch sẽ .
HS có khả năng phát triển: biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.
*Lồng vào nội dung tích hợp HT và làm theo tấm gương Đ Đ HCM: liên hệ( Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở BTĐĐ 
Bài hát : Rửa mặt như mèo .
Bút chì (chì sáp ) , lược ...  4/12/2015
 Bài 8 : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 1)
I . MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu : cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp .
Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em .
Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học.
Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng.
HS có khả năng phát triển: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở BTĐĐ1, tranh BT 3,4 phóng to , một số phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp 
Điều 28 CƯ Quốc tế về QTE .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Khởi động: ổn định và hát , chuẩn bị vở BTĐĐ.
2.Kiểm tra bài cũ :
Đi học đều có lợi ích gì ?
Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
Ta chỉ nghỉ học khi nào ? Khi nghỉ học em cần phải làm gì ?
- Nhận xét bài cũ . KTCBBM.
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Thảo luận –quan sát tranh
Mục tiêu : Nhận xét phân biệt được hành vi đúng sai. Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp .
Tiến hành:
-Cho học sinh quan sát BT1 , Giáo viên hỏi : 
+ Em nhận thấy các bạn xếp hàng vào lớp ở tranh 1 như thế nào ?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2 ?
+ Nếu em có mặt ở đó thì em sẽ làm gì ? 
* Kết luận : Chen lấn , xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm ồn ào mất trật tự và có thể gây ra vấp ngã .
Hoạt động 2 : Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ 
Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện nền nếp xếp hàng ra vào lớp. 
BGK : GV và cán bộ lớp .
Nêu yêu cầu cuộc thi :
1. Tổ trưởng biết điều khiển (1đ)
 2. Ra vào lớp không chen lấn xô đẩy (1đ)
 Đi cách đều nhau , cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng .(1đ)
Không kéo lê giày dép gây bụi , gây ồn . (1đ)
- Sau khi chấm điểm , Giáo viên tổng hợp và công bố kết quả 
Tổ chức phát thưởng cho tổ tốt nhất , nhắc nhở học sinh còn lắc xắc , chưa nghiêm túc khi xếp hàng .
Học sinh lập lại tên bài học 
Chia nhóm quan sát tranh thảo luận 
Các bạn xếp hàng trật tự khi vào lớp.
Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp Cả lớp góp ý bổ sung .
Bạn đi sau gạt chân , xô bạn đi trước ngã , như thế là chưa tốt .
Em sẽ nâng bạn dậy , phủi quần áo cho bạn hỏi bạn có bị đau chỗ nào và nhẹ nhàng khuyên bạn đi sau không nên có thái độ không đúng , không tốt như thế đối với bạn của mình . 
- Các tổ ra sân xếp hàng , BGK nhận xét ghi điểm . 
 4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tuyên dương học sinh tích cực hoạt động . 
Dặn học sinh thực hiện tốt những điều đã học. 
Chuẩn bị cho bài hôm sau : quan sát tranh BT3,4 /27. Bài 5 /28.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tuần :17 Ngày dạy : 30, 31/12/2015
Bài 8 : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC(Tiết 2)
I . MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:Học sinh hiểu : cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp .
2.Kỹ năng: Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em .
3.Thái độ:Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học .
Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng.
*HS có khả năng phát triển: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh BT 3,4 ,5 /27,28 Vở BTĐĐ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Khởi động : ổn định và hát , chuẩn bị vở BTĐĐ.
2.Kiểm tra bài cũ :
- Tiết ĐĐ trước em học bài gì ?
- Khi ra vào lớp em phải đi như thế nào ?
- Chen lấn , xô đẩy khi ra vào lớp có hại gì ?
- Nhận xét tình hình xếp hàng ra vào lớp của học sinh trong tuần qua .
 - Nhận xét bài cũ . KTCBBM.
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Hoạt động 1 : Thảo luận–Quan sát tranh bài tâp 3
Mục tiêu : Hiểu được việc làm đúng sai qua quan sát thảo luận. Cần giữ trật tự trong giờ họctiến hành:.
-Cho học sinh quan sát tranh BT3 , Giáo viên hỏi : 
+ Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào ?
+ Mời đại diện lên trình bày .
* Giáo viên kết luận : Học sinh cần trật tự khi nghe giảng bài, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu .
Hoạt động 2 : Tô màu .
Mục tiêu : Học sinh biết nhận xét những bạn có hành vi sai , tô màu vào quần áo của các bạn đó 
Tiến hành:
Cho Học sinh quan sát tranh BT4 , Giáo viên hỏi :
+ Bạn nào ngồi học với tư thế đúng ?
+ Bạn nào ngồi học với tư thế chưa đúng ?
Em hãy tô màu vào quần áo của 2 bạn đó .
+Chúng ta có nên học tập 2 bạn đó không? Vì sao ?
* Kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học , vì đó là những người trò ngoan .
Hoạt động 3 : Bài tập 5 
Mục tiêu : Học sinh thảo luận để thấy rõ việc làm sai của các bạn trong tranh .
Tiến hành:
-Cho HS quan sát tranh BT5 .
+ Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai ? Vì sao ? 
+ Mất trật tự trong lớp có hại gì ?
* Giáo viên kết luận : Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện gây mất trật tự trong giờ học .
- Tác hại của mất trật tự trong giờ học : 
+ Bản thân không nghe được bài giản , không hiểu bài .
+ Làm mất thời gian của cô giáo .
+ Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh .
Giáo Viên cho học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài .
4.Củng cố dặn dò : 
* Kết luận chung : 
- Khi ra vào lớp cần xếp hàng trật tự , đi theo hàng , không chen lấn , xô đẩy , đùa nghịch .
- Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng , không đùa nghịch , không làm việc riêng . Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu .
-Giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình 
Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động . 
Dăn học sinh thực hiện tốt những điều đã học 
Chuẩn bị cho bài hôm sau .
Học sinh quan sát trả lời .
Các bạn ngồi học ngay ngắn, trật tự . Khi cần phát biểu các bạn đó đưa tay xin phép .
Học sinh góp ý bổ sung .
Có 5 bạn ngồi học với tư thế đúng .
2 bạn nam ngồi sau dãy bên trái .
Để thấy rõ việc làm sai của 2 bạn đó 
Cả lớp quan sát thảo luận .
Học sinh đọc : 
 “ Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng 
Trật tự nghe giảng em càng ngoan hơn ”
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tuần :18 Ngày dạy : 6, 7/1/2015
 THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HK I
I . MỤC TIÊU :
- Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học .
- Nhận biết, phân biệt được những hành vi đạo đức đúng và những hành vi đạo đức sai.
- Vận dụng tốt vào thực tế đời sống .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh một số bài tập đã học . 
Sách BTĐĐ 1. Hệ thống câu hỏi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Khởi động : ổn định và hát , tư thế ngồi học ngay ngắn .
2.Kiểm tra bài cũ :
Khi ra vào lớp em phải thực hiện điều gì ?
Chen lấn xô đẩy nhau khi ra vào lớp có hại gì ?
Trong giờ học, khi nghe thầy cô giáo giảng bài em cần phải làm gì ?
- Nhận xét bài cũ . KTCBBM.
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1 : Ôn tập .
Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức ĐĐ đã học
Tiến hành: 
-Giáo viên đặt câu hỏi : 
+ Các em đã học được những bài ĐĐ gì ?
+ Khi đi học hay đi đâu chơi em cần ăn mặc như thế nào ?
+ Mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện điều gì ?
+ Sách vở đồ dùng học tập giúp em điều gì ?
+ Để giữ sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp, em nên làm gì ? 
+ Được sống với bố mẹ trong một gia đình em cảm thấy thế nào ?
+ Em phải có bổn phận như thế nào đối với bố mẹ, anh chị em ?
+ Em có tình cảm như thế nào đối với những trẻ em mồ côi , không có mái ấm gia đình .
+ Để đi học đúng giờ em cần phải làm gì ?
+ Đi học đều , đúng giờ có lợi gì ?
+ Trong giờ học em cần nhớ điều gì ?
+ Khi chào cờ em cần nhớ điều gì ?
+ Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện điều gì ?
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
 Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh , phân biệt đúng sai .
Giáo viên giao cho mỗi tổ một tranh để học sinh quan sát , thảo luận nêu được hành vi đúng sai .
Giáo viên hướng dẫn thảo luận , bổ sung ý kiến cho các bạn lên trình bày 
Cho học sinh đọc lại các câu thơ dưới mỗi bài học trong vở BTĐĐ.
Học sinh lập lại tên bài học 
Học sinh suy nghĩ trả lời .
Mặc gọn gàng , sạch sẽ .
- Thể hiện sự văn minh, lịch sự của người học sinh.
- Giúp em học tập tốt .
- Học xong cất giữ ngăn nắp, gọn gàng, không bỏ bừa bãi, không vẽ bậy , xé rách sách vở.
- Em cảm thấy rất sung sướng và hạnh phúc. 
- Lễ phép , vâng lời bố mẹ anh chị , nhường nhịn em nhỏ .
-Chia sẻ, thông cảm hoàn cảnh cơ cực của bạn.
- Không thức khuya, chuẩn bị bài vở , quần áo cho ngày mai trước khi đi ngủ .
- Được nghe giảng từ đầu .
- Cần nghiêm túc, lắng nghe cô giảng không làm việc riêng, không nói chuyện .
- Nghiêm trang, mắt nhìn thẳng lá quốc kỳ .
- Để bày tỏ lòng tôn kính quốc kỳ , thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc VN 
Học sinh thảo luận nhóm 
Tổ 1 : T4/12 Tổ 2 : T3/17
Tổ 3 : T2/9 Tổ 4 : T2/26
Đại diện tổ lên trình bày .
 Lớp bổ sung ý kiến .
 4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực hoạt động . 
Dặn học sinh ôn tập để kiểm tra vào tuần tới .
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Em_la_hoc_sinh_lop_1.doc