Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tuần 13 đến 16

Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tuần 13 đến 16

Ngày soạn: 08 – 11 – 2009 Ngày dạy: 09 – 11 – 2009

TUẦN: 13 MÔN: ĐẠO ĐÚC 2

TIẾT: 13 bài: quan tâm giúp đỡ bạn (tiết 2)

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Thái độ:

- Có ý thức đoàn kết với bạn.

II. Chuẩn bị

- Giấy khổ to, bút viết.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao em cần quan tâm giúp đỡ bạn?

- Quan tâm giúp đỡ bạn có lợi ích gì?

 

doc 9 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tuần 13 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 – 11 – 2009	Ngày dạy: 09 – 11 – 2009
TUẦN: 13	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 13	BÀI: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Thái độ:
- Có ý thức đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị
- Giấy khổ to, bút viết. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao em cần quan tâm giúp đỡ bạn?
- Quan tâm giúp đỡ bạn có lợi ích gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động 1: Trò chơi: Đúng hay sai?
GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi.
+Các dãy sẽ được phát cho 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi.
+GV sẽ đọc các câu hỏi cho các đội trả lời. Nếu trả lời đúng, mỗi câu ghi được 5 điểm. Nếu sai, các dãy còn lại trả lời. Đáp án đúng chỉ được đưa ra khi các dãy không có câu trả lời.
-GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
-GV tổ chức cho HS cả lớp chơi.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
-Yêu cầu: Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà. 
-Yêu cầu HS dưới lớp nghe và nhận xét về câu chuyện bạn đã kể xem nội dung câu chuyện có phải về quan tâm, giúp đỡ bạn không; các nhân vật trong đó đã thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn như thế nào
-Khen những HS đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
Nhắc nhở những HS còn chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Kết luận: Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được . 
Hoạt động 3: Tiểu phẩm
-Một vài HS trong lớp đóng tiểu phẩm có nội dung như sau:
Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi bi thì bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác. Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng. 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm: 
1.Em tán thành cách cư xử của bạn nào? Không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao?
2.Tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì?
-Nhận xét các câu trả lời của các nhóm. 
*Kết luận:
Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 
- Mỗi dãy sẽ cử ra một bạn làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của dãy mình.
- Đội nào giơ cờ trước sẽ được quyền trả lời trước.
- Học sinh chơi tích cực
- Một vài cá nhân HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến, sưu tầm hoặc là việc em đã làm.
- HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung, tìm hiểu câu chuyện của các bạn. 
- Theo dõi và đưa ra nhận xét về từng câu chuyện được kể.
- Cả lớp quan sát, theo dõi. 
-,Các nhóm HS thảo luận, đưa ra ý kiến. Chẳng hạn: 
1.Em tán thành cách cư xử của bạn Nam, không tán thành cách cư xử của bạn Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi với nhau, không phân biệt đối xử.
2.Điều mà tiểu phẩm muốn nói là: Ai cũng cần được quan tâm, giúp đỡ.
-HS nghe, ghi nhớ. 
HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. - Dặn HS tập rèn thói quen quan tâm giúp đỡ bạn.
- Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài cho tiết sau “Giữ gìn trường lớp sạch đẹpï”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 15 – 11 – 2009	Ngày dạy: 16 – 11 – 2009
TUẦN: 14	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 14	BÀI: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1 – tiết 1. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Quan tâm giúp đỡ bạn có ích lợi gì?
- Hãy nêu một việc thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn. Một việc không đúng sự quan tâm giúp đỡ bạn.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học
- GV dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường, quan sát lớp học.
- Yêu cầu HS làm Phiếu học tập sau khi tham quan.
1. Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào?
o Sạch, đẹp, thoáng mát
o Bẩn, mất vệ sinh
Ý kiến khác của em:
2.Sau khi quan sát, em thấy lớp em như thế nào? Ghi lại ý kiến của em.
-GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong Phiếu học tập của HS.
-Kết luận: Các em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch đẹp. 
Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
-Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy, những việc làm cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp. Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
-Kết luận: Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta có thể làm một số công việc sau:
-Không vứt rác ra sàn lớp.
-Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
-Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
-Vứt rác đúng nơi qui định.
-Quét dọn lớp học hàng ngày 
Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh trường lớp
-Tùy vào điều kiện cũng như thực trạng thực tế của lớp học mà GV cho HS thực hành.
Chú ý: Những công việc làm ở đây phải đảm bảo vừa sức với lứa tuổi các em (như: nhặt rác bỏ vào thùng, kê bàn ghế ngay ngắn).
- HS đi tham quan theo hướng dẫn .
- HS làm phiếu học tập và đại diện cá nhân trình bày ý kiến. 
-HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
Hình thức: Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị chọn một công việc đăng kí tham gia giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp” (tiết 2)
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 22 – 11 – 2009	Ngày dạy: 23 – 11 – 2009
TUẦN: 15	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 15	BÀI: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Chuẩn bị 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp có lợi ích gì?
- Hãy nêu một việc thể hiện việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi 
-Phát phiếu thảo luận và yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận để tìm cách xử lý các tình huống trong phiếu. 
+Tình huống 1: Nhóm 1.
Giờ ra chơi ba bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ nhau ra cổng trường ăn kem. Sau khi ăn xong các bạn vứt giấy đựng và que kem ngay giữa sân trường.
+Tình huống 2 – Nhóm 2
Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp từ sớm và quét dọn, lau bàn ghế sạch sẽ.
+Tình huống 3 – Nhóm 3
Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ. Cậu đã từng được giải thưởng của quận trong cuộc thi vẽ của thiếu nhi. Hôm nay, vì muốn các bạn biết tài của mình, Nam đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp học. 
+Tình huống 4 – Nhóm 4
Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp. Hai bạn thích lắm, chiều nào hai bạn cũng dành một ít phút để tưới và bắt sâu cho hoa.
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến và gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Yêu cầu HS tự liên hệ thực tế.
-Kết luận: Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Ích lợi của việc giữ trường lớp sạch đẹp
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
-GV tổ chức cho HS chơi.
-Nhận xét HS chơi.
-Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại rất nhiều lợi ích như:
-Làm môi trường lớp, trường trong lành, sạch sẽ.
-Giúp em học tập tốt hơn.
-Thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp.
-Giúp các em có sức khỏe tốt.
Hoạt động 3: Trò chơi "Đoán xem tôi đang làm gì"
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét HS chơi.
Hoạt động 4: Đăng kí tham gia giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- GV tổ chức cho HS đăng kí việc làm.
- GV tổ chức HS thành các nhóm cùng công việc và phân công trách nhiệm cho mỗi cá nhân..
- Nhận xét tinh thần tích cực tự nguyện tham gia. 
-Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lý tình huống.
Ví dụ: 
+Các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nến vứt rác vào thùng, không vứt lung tung, làm bẩn sân trường.
+Bạn Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, thoáng mát.
+Bạn Nam làm như thế là sai. Bởi vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường, mất đi vẻ đẹp của trường, lớp. 
+Các bạn này làm như thế là đúng. Bởi vì chăm sóc cây hoa sẽ làm cho hoa nở, đẹp trường lớp. 
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
-Tự liên hệ bản thân: Em (hoặc nhóm em) đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp, những việc chưa làm được. (Có giải thích nguyên nhân vì sao)
- Cả lớp chia làm 3 đội chơi. Nhiệm vụ của các đội là trong vòng 5 phút, ghi được càng nhiều lợi ích của giữ gìn trường lớp sạch đẹp trên bảng càng tốt. Một bạn trong nhóm ghi xong, về đưa phấn cho bạn tiếp theo.
- Đội nào ghi được nhiều lợi ích đúng trong vòng 5 phút, sẽ trở thành đội thắng cuộc.
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. Hai đội thay nhau làm 1 hành động cho đội kia đoán tên. Các hành động phải có nội dung về giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đoán đúng được 5 điểm. Sau 5 đến 7 hành động thì tổng kết. Đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
- HS đăng kí theo tổ
- HS nhận nhiệm vụ phân công.
- HS nêu quyết tâm thực hiện.
HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hiện đủ công việc tự nguyện tham gia.
- Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộngï”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 29 – 11 – 2009	Ngày dạy: 30 – 11 – 2009
TUẦN: 16	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 16	BÀI: GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vẽ sinh nơi công cộng.
- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
+ HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vẽ sinh nơi công cộng.
	Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
Thái độ:
- Có ý thức giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh cho hoạt động 1 – tiết 1.
- Mẫu phiếu điều tra. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một công việc thể hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. (HS nêu: Em đã tham gia công việc gì để thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp? Công việc đó em đã thực hiện đầy đủ không? Có trở ngại gì không? Em có biện pháp khắc phục chưa?)
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1. Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài
3.2. Tiến hành các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát tranh và bày tỏ thái độ
Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi.
+ Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong, Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+ Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm, cậu đổ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới.
Kết luận: Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lý (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai). 
+ Tình huống:
1. Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai. Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
2. Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh.
Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. 
Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi. 
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Đưa ra câu hỏi: Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì? 
Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày. 
- GV ghi nhanh các ý kiến đóng góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau).
Kết luận:
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
- HS nhắc.
- Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
Chẳng hạn:
+ Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
+ Sau khi ăn quà các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 
+ Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông. 
+ Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. 
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lý tình huống (chuẩn bị trả lời hoặc chuẩn bị sắm vai).
Chẳng hạn: 
1. Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.
+ Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hót, đỡ phải đi đổ xa. 
2. Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn.
+ Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để không ảnh hưởng tới các bạn khác.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
- Nghe và ghi nhớ.
- Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn:
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái 
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
HS khá, giỏi Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vẽ sinh nơi công cộng.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hiện đủ công việc tự nguyện tham gia. Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộngï (tiết 2)”
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Dao duc 13-16.doc