Giáo án dạy các môn Tuần 6 - Khối 1

Giáo án dạy các môn Tuần 6 - Khối 1

Tiết 1,2: Học vần

 P - PH - NH

I.Mục tiêu:

 - Đọc được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá . từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá .

 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

II. Đồ dùng dạy- học:

 Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: phố xá, nhà lá.

 Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học:

A.Kiểm tra bài cũ:

HS viết vào bảng con: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.

HS đọc câu: Xe ô tô chở khỉ và Sư tở về sở thú .

GV nhận xét, cho điểm

B. Dạy- học bài mới:

 Tiết 1

HĐ1. Giới thiệu bài:

GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

? Các tranh này vẽ gì?

GV: Trong tiếng phố và nhà chữ nào đã học?

GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là ph , nh. GV viết lên bảng ph - nh.

HS đọc theo GV: p - ph , nh

HĐ2. Dạy chữ ghi âm:

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Tuần 6 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 : Thứ 2 ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tiết 1,2: Học vần
 p - ph - nh
I.Mục tiêu:	
 - Đọc được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá . từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá .
 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: phố xá, nhà lá.
 Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
HS viết vào bảng con: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
HS đọc câu: Xe ô tô chở khỉ và Sư tở về sở thú .
GV nhận xét, cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
 Tiết 1
HĐ1. Giới thiệu bài:
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì?
GV: Trong tiếng phố và nhà chữ nào đã học?
GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là ph , nh. GV viết lên bảng ph - nh.
HS đọc theo GV: p - ph , nh 
HĐ2. Dạy chữ ghi âm:
 p
a. Nhận diện chữ:
GV đưa mẫu chữ p mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ p gồm nét xiên phải, nét số thẳng, nét móc hai đầu.
? So sánh chữ p với n có gì giống và khác nhau.
b. Phát âm và đánh vần:
 *Phát âm.
GV phát âm mẫu p 
HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 Ph
a.Nhận diện chữ:
GV đưa mẫu chữ ph mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ p và h.
? So sánh chữ ph với p có gì giống và khác nhau.
b. Phát âm và đánh vần:
 *Phát âm.
GV phát âm mẫu ph ( môi trên và răng dưới tạo thành 1 khe hẹp, hơi thoát xát nhẹ, không có tiếng thanh ) 
HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 *Đánh vần.
GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy ph ghép với âm ô và dấu sắc ta được tiếng phố.
GV viết lên bảng phố và đọc phố.
HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
HS trả lời vị trí của hai chữ trong phố (ph đứng trước, ô đứng sau).
GV hướng dẫn HS đánh vần : phờ - ô - phô - sắc - phố
HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân
GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ( Phố xá )
GV nói: Tiếng phố có trong từ phố xá.
HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp.
HS đọc: ph - phố - phố xá theo cá nhân, tổ, cả lớp
 nh
( Quy trình dạy tương tự như âm ph)
Lưu ý:
Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h ( n đứng trước, h đứng sau).
So sánh chữ nh với ph có gì giống và khác nhau.
 *Phát âm: Mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi ra cả miệng lẫn mũi.
Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái p, ph, nh theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
HS viết vào bảng con: p, ph, nh.
GV theo dõi và sửa sai cho HS.
 *Hướng dẫn viết tiếng:
GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: phố xá, nhà lá. Lưu ý nét nối giữa ph và ô, nét nối giữa nh và a.
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
c. Đọc tiếng ứng dụng:
HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
 Tiết 2
HĐ3. Luyện tập
a. Luyện đọc
 *Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
HS nhìn trong SGK đọc p, ph, nh, phố xá, nhà lá . GV sửa phát âm cho HS.
HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 *Đọc câu ứng dụng:
HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
HS viết vào vở tập viết: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
c. Luyện nói:
HS đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã
HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý của GV ( Câu hỏi gợi ý như sách hướng dẫn ).
IV. Củng cố - dặn dò:
GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo.
HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ).
Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
Toán
 Số 10
I. Mục tiêu:
 - Biết 9 thêm 1 được10,viết số 10; đọc ,đếm được từ 0 đến 10 ; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 1 đến 10.
 - HS làm bài 1, 4, 5
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Các nhóm có 10 mẫu vật cùng loại.
 10 miếng bìa nhỏ có viết các số từ 1 đến 10
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ :
HĐ1. Giới thiệu số 10:
 *Bước1: Lập số 10.
GV đính các vật mẫu lên bảng. Hướng dẫn gợi ý để HS đếm được 10 em bé,
10 chấm tròn, 10 con tính, 10 hình vuông.
HS nhắc lại.
GV nêu: “ Các nhóm này đều có số lượng là 10 ”.
 *Bước 2: Giới thiệu chữ số 10 in và chữ số 10 viết.
Hướng dẫn HS quan sát ở chữ rời.
HS đọc: số tám
Bước3: Nhận biết thứ tự của dãy số 10 trong dãy số1, 2, 3, 4, 5, 6,7, 8, 9,x10.
GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 10 rồi đếm ngược lại từ 10 đến 1.
GV giúp HS nhận ra số 10 là số liền sau của 9 trong dãy số ta đã học.
Gọi vài HS nhắc lại.
HĐ2. Hướng dẫn HS thực hành
HS làm các bài tập vào vở 
HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Chấm bài - chữa bài
Bài1: Viết số 10
HS viết số 10 vào bảng con – GV nhận xét sửa sai cho HS
Bài 4: Củng cố vị trí của các số trong dãy số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Gọi 1HS nhận xét , GV nhận xét, cho điểm. 
Bài 5: 1 HS nêu yêu cầu của bài.( Khoanh vào số lớn nhất ).
1HS lên bảng thực hiện – 1HS khác nhận xét ,bổ sung.
GV chấm , chữa bài
HĐ3. Trò chơi: “ Xếp số ”
GV nêu tên trò chơi - chia tổ.
Phát cho mỗi tổ các số từ 1 đến 10. Mỗi tổ có 10 em lên chơi, mỗi em được cầm 1 số và sắp xếp từ 1 đến 10 và ngược lại từ 10 đến 1.
Tổ nào xếp đúng và nhanh thì tổ đó thắng.
III. Củng cố - dặn dò:
 Nhận xét chung tiết học.
Tiết 4: Đạo đức
 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( Tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Biết được tác dụng của sách vở ,đồ dùng học tập.
 - Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 - Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: “ Thi sách, vở ai đẹp nhất”
GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần BGK ( GV, lớp trưởng, lớp phó học tập và các tổ trưởng)
+ Có hai vòng thi: Vòng 1 thi ở tổ, vòng 2 thi ở lớp.
+ Tiêu chuẩn chấm thi:
 * Có đủ sách vở, đồ dùng theo quy định
 * Sách vở sạch, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch.
 * Đồ dùng hco tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo.
HS cả lớp cùng xếp sách vở. đồ học tập của mình lên bàn.
Yêu cầu: + Các đồ dùng học tập khác được xếp bên cạnh chồng sách vở.
 + Cặp sách được treo ở cạnh bàn.
- Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1- 2 bạn khá nhất để vào thi vòng 2.
- Tiến hành thi vòng 2.
- Ban giám khảo chấm và công bố kết quả, khen thưởng cá nhân thắng cuộc.
 Hoạt động 2: Cả lớp hát bài: “ Sách bút thân yêu ơi”
 Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc câu thơ
Muồn cho sách vở đẹp lâu
Đồ dùng bền mãi, nhứ câu giữ gìn
Kết luận chung: *Cần phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.
III. Nhận xét dặn dò:
Nhận xét chung giờ học.
Buổi chiều: Luyện Tiếng việt
Luyện đọc , viết p - ph - nh
I. Mục tiêu: 
 - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa ph - nh đã học .
 - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài ph - nh
II. Các hoạt động dạy- học:
III. Đồ dùng dạy học:
 SGKTV1, Vở BTTV1/tập1
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài 
HĐ2: Luyện đọc, viết ph - nh
a. Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài ph - nh 
b. Luyện viết ở bảng con: ph , nh , phố xá , nhà lá.
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 - Luyện viết vào vở ô ly: 1 dòng chữ ph , 2 dòng chữ nh , 2 dòng chữ phố xá , 3 dòng chữ nhà lá .
HĐ3: Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập của bài 22 vở BTTV.
 - GV hư ớng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - GV chấm bài- chữa bài.
 Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
 Bài 2: Điền ph hay nh
 HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 3: HS viết: phá cổ , nhổ cỏ.
IV. Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học 
 Tuyên dương những em làm bài tốt.
____________________________________
Luyện Mỹ Thuật
Cô Nga soạn giảng
______________________________
Luyện Âm nhạc
Cô Thảo soạn giảng
 Thứ 3 ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 , cấu tạo của số 10.
 - HS làm bài 1,3,
II.Các hoạt động dạy - học:
HĐ1. GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập vào vở 
Bài1: Làm miệng.
Hướng dẫn HS quan sát hình mẫu rồi nối với số tương ứng.
Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Điền số thích hợp vào ô trống )
Hướng dẫn HS đếm được mấy hình tam giác, mấy hình vuông rồi điền vào ô trống.
Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu của bài.( Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm )
HS biết dựa vào vị trí của các số mà so sánh.
HS làm bài vào vở - GV theo dõi giúp đỡ thêm
Chấm bài - chữa bài
HĐ2. Trò chơi: Thi xếp các số theo thứ tự : “ từ lớn đến bé ”, “ từ bé đến lớn ”
GV giao cho mỗi tổ 1 số tấm bìa có mang các chữ số khác nhau.
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. VD: “ Hãy xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ”...
HS thi đua lên xếp. GV theo dõi, chú ý sửa sai.
GV đưa ra các câu hỏi yêu cầu cũng cố dãy số đã học.
? Trong các số đã xếp đó số nào lớn nhất bước lên
? Trong các số đã xếp đó số nào bé nhất bước lên
? Trong các số đã xếp đó số nào có hai chữ số bước lên
? Trong các số đã xếp đó số nào có một chữ số bước lên
III.Nhận xét - dặn dò:
Nhận xét chung giờ học.
_________________________________
Mỹ Thuật
Cô Nga soạn giảng
________________________________
Học vần
g - gh
I.Mục tiêu:
 - Đọc được : g, gh, gà ri, ghế gỗ.từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : g, gh, gà ri, ghế gỗ.
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: gà ri , gà gô.
II. Đồ dùng dạy- học 
 Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: gà ri, ghế gỗ.
 Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
HS viết vào bảng con: p, ph, nh, phố xá, nho khô, phở bò..
HS đọc câu sau: nhà dì na ở phố, nhà gì có chó xù .
B. Dạy- học bài mới:
 Tiết 1
HĐ1. Giới thiệu bài:
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì.
GV: Trong tiếng gà và ghế chữ nào đã học?
GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới ... ây đơn giản ”
___________________________________
Tiết 4: Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét tình hình chung tuần6
GV cho lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần 
Vệ sinh lớp học:
Vệ sinh cá nhân: 
Đồng phục: Một số bạn mặc đồng phục chưa đúng quy định ( HS nêu tên )
Nề nếp học tập: Các bạn đã có ý thức học tập tốt, các bạn chưa chú ý học bài ( HS nêu tên )
Tuyên dương một số bạn: HS bình bầu
Nhắc nhở một số bạn: HS nêu tên 
GV nhận xét bổ sung thêm: Cần chú ý vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tay chân sạch sẽ, mặc đồng phục đúng quy định của Đội đề ra
II. Kế hoạch tuần 7
Tiếp tục duy trì nề nếp học tập
Vệ sinh lớp học, cá nhân sạch sẽ, mặc đồng phục đúng quy định
Nhắc nhở một số bạn cần chú ý học bài 
Chiều: Luyện Tiếng việt
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Hệ thống lại các số từ 0 đến 10.
 - Hướng dẫn đọc , viết tốt hơn các số từ 0 đến 10.
II. Các hoạt động dạy - học:
I. Luyện tập ở bảng con:
 * Cho HS viết các số từ 0 đến 10 theo thứ tự : 0 , 1, 2, 3 , 4, 5 , 6, 7, 8 , 9, 10.
 * Hãy sắp xếp các số sau đây theo thứ tự từ bé đến lớn:
 5 , 10 , 7 , 9 , 1 ( HS sắp xếp vào bảng con )
 2. Trò chơi: Thi xếp số theo thứ tự bé dần.
 GV chia lớp thành 3 tổ , phát số cho HS.
 Lần lượt từng em trong tổ đều được lên chơi.
 GV ra lệnh: Tổ1: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần.
 Tổ 2: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự bé dần.
 Tổ 3: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
3.Làm một số bài toán vào vở 
 Bài 1: Viết các số từ 0 đến 10
 Bài 2: Sắp xếp các số: 8 , 1 , 0 , 10 , 5 , 6.
Theo thứ tự từ bé đến lớn:
.......................................................
 Theo thứ tự từ lớn đến bé:
.......................................................
 Bài 3: Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm:
 4 ... 10 5 ... 10 6 ... 2
 9 ... 8 10 ... 6 5 ... 8
 7 ... 7 10 ... 9 6 ... 6
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm và đặc biệt chú ý hướng dẫn cho những HS yếu.
 - Chấm bài - chữa bài
 4. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 Tuyên dưỡng em làm bài tốt.
_________________________________
LuyệnTiếng Việt
Luyện đọc , viết y- tr
I. Mục tiêu: 
Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa y- tr đã học .Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài y - tr
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Luyện đọc, viết tr- y
a. Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài y - tr
b. Luyện viết ở bảng con: y - tr – y tá - tre ngà
 GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 Luyện viết vào vở ô ly: 2 dòng chữ tr, 2 dòng chữ y.
2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập ở vở BTTV.
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - GV chấm bài- chữa bài.
 Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
 Bài 2: Điền y hay tr 
 HS làm bài- 2 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 3: HS viết: chú ý, trí nhớ
3. Nhận xét tiết học- Dặn dò:
 Tuyên dương những em làm bài tốt.
Hoạt động tập thể 
 Sinh hoạt sao
Đội thực hiện và phụ trách
GV theo dõi và uốn nắn thêm
Tiết 3
Thể dục
Ôn đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu: 
Ôn một số kỷ năng đội hình đọi ngũ. Yêu cầu thực hiện được động tác nhanh và kỉ luật, trật tự hơn giờ trước.
 Ôn trò chơi: “ Qua đường lội ” Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Phương tiện - Địa điểm:
 Trên sân trường - GV chuẩn bị 1 cái còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc đia hình tự nhiên ở sân trường: 30- 40 m.
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó đứng quay mặt vào tâm và chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại ”
2. Phần cơ bản
Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải: 2 - 3 lần.
Sau mỗi lần GV nhận xét, cho HS giải tán rồi tập hợp.
Lần 3: Để cán sự lớp tập hợp.
Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải: 2 lần ( do GV điều khiển ).
Ôn trò chơi: Qua đường lội.
3. Phần kết thúc
Cả lớp tập trung, vỗ tay hát một bài Tiết 2
__________________________________
 Hoạt động tập thể
Thực hành vệ sinh răng miệng
I. Mục tiêu:
HS biết cách đánh răng đúng. áp dụng vào thực tiển hằng ngày.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
 Cả lớp hát bài : Răng ai trắng tinh.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Thực hành đánh răng.
? Hằng ngày em chải răng như thế nào?
GV làm mẫu động tác đánh răng với mô hình hàm răng. GV vừa làm vừa nói các bước:
+ Chuẩn bị cốc nước sạch
+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải.
+ Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên.
+ Chải mặt ngoài , mặt trong , mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kỹ rồi nhổ ra vài lần.
+ Rửa mặt sau và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng.
b. Hoạt động 2: Thực hành đánh răng
GV cho từng tổ lên thực hành đánh răng.
GV và HS quan sát và nhận xét.
Tổ nào có nhiều bạn đánh răng đúng tổ đó thắng.
3.Nhận xét tiết học - Dặn dò:
Tuyên dương những tổ thực hành tốt.
__________________________
Tiết 1
Tiếng Việt
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa ph - nh đã học .
 Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài ph - nh
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Luyện đọc, viết ph - nh
 * Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài ph - nh 
 * Luyện viết ở bảng con: ph , nh , phố xá , nhà lá.
GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 * Luyện viết vào vở ô ly: 2 dòng chữ ph , 2 dòng chữ nh , 2 dòng chữ phố xá , 3 dòng chữ nhà lá .
2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập của bài 22 vở BTTV.
GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
GV chấm bài- chữa bài.
Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
Bài 2: Điền ph hay nh
HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 3: HS viết: phá cổ , nhổ cỏ.
3. Nhận xét tiết học- Dặn dò:
Tuyên dương những em làm bài tốt.
____________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc , viết g- gh
I. Mục tiêu: 
 - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa g - gh đã học .
 - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài g - gh
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Luyện đọc, viết g - gh
 * Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài g - gh 
 * Luyện viết ở bảng con: g - gh - gà ri - ghế gỗ.
 * Luyện viết vào vở ô ly: 2 dòng chữ g, 2 dòng chữ gh, 2 dòng chữ gà ri, 3 dòng chữ ghế gỗ .
2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập ở vở BTTV.
GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 GV chấm bài- chữa bài.
 Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
 Bài 2: Điền g hay gh
 HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 3: HS viết: gà gô , ghi nhớ.
3. Nhận xét tiết học- Dặn dò:
Tuyên dương những em làm bài tốt.
_______________________________________________________
Tiết2: LuyệnThủ công
Luyện xé, dán hình vuông, hình tròn 
I Mục tiêu: 
 Biết cách xé ,dán hình vuông (đường xé có thể chưa phẳng); hình tròn (đường xé có thể bị răng cưa) 
 Dán hình vuông,hình tròn có thể chưa phẳng.
II. Chuẩn bị:
 - Bài mẫu xé, dán hình vuông, hình tròn.
 - Hai tờ giấy màu khác nhau.
 - Hồ dán, giấy trắng làm nền.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
 - Các em hãy quan sát và phát hiện 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông, hình tròn nào?
GV: Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn. Em hãy ghi nhớ đặc điểm của các hình đó để tập xé dán cho đúng hình.
2. GV hướng dẫn mẫu:
a. Vẽ và xé dán hình vuông
 - GV làm mẫu lại các thao tác vẽ và xé
 - GV làm thao tác xé từng cạnh một 
 - Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
 - HS lấy giấy nháp ra vẽ hình vuông và xé hình vuông
b. Vẽ và xé dán hình tròn
 - GV thao tác vẽ hình vuông.
 - Xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu
 - Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ ( H3 ) sau đó xé dần, chỉnh sửa thành hình tròn.
 - HS lấy giấy nháp ra vẽ hình tròn và xé dán hình tròn
3. Hướng dẫn thực hành:
 Sau khi đã xé được hình vuông và hình tròn. GV hướng dẫn dán hình.
 - Xếp hình cân đối trước khi dán.
 - Phải dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng , đều.
IV. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Đánh giá chung sản phẩm
 Dặn: HS chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán để học bài sau.
__________________________________
Thứ 5 ngày 7 tháng 10 năm 2010
 Tiết2: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 - So sánh được các số trong phạm vi 10 ; cấu tạo của số 10
 - Biết sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 
1HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con: Điền số vào chỗ chấm
Tổ1: ...... > 9 Tổ 2: ...... < 10 Tổ 3: 10 = ......
GV nhận xét,cho điểm.
B.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài.
HĐ2: Luyện tập.: 
a. Hướng dẫn HS làm các bài tập vào vở 
GV nêu yêu cầu cần làm.
Bài 1. GV cho HS quan sát và nêu yêu cầu
Điền số thích hợp vào ô trống
HS làm bài - 1 số em nêu trước lớp
Bài 2. GV cho HS tự nêu yêu cầu của bài: Điền dấu >, <, =
HS làm bài - 5 HS lên bảng làm ( Mỗi em 1 cột )
Bài 3. HS nêu yêu cầu - Điền số vào ô trống
 9 3 < < 5 
HS làm bài, 3 HS lên bảng chữa bài - GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 4. Viết các số: 8, 5, 2, 9, 6
a. Theo thữ tự từ lớn đến bé
b. Theo thứ tự từ bé đến lớn
HS làm bài - 2 HS lên bảng chữa bài - GV cùng cả lớp nhận xét
GV hướng dẫn bài tập 5: Hình vẽ bên có mấy hình tam giác.(HS khá giỏi)
HS tìm rồi chỉ vào từng hình
HS: có 3 hình tam giác đó là: hình 1, hìmh 2, hình 3 ( hình 2 và hình1 )
3
2
1
3. Trò chơi: 
“ Thi ai nhanh, ai đúng, ai viết đẹp ”
- GV nêu cách chơi: Hãy xếp thứ tự các số có ở bảng theo thứ tự bé dần, lớn dần.
- 3 tổ sau khi thảo luận , cử từng thành viên của tổ mình lên điền vào các hình tròn các số thích hợp. GV nêu lệnh cho các tổ “ Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé ”.
 Tổ1 Tổ 2 Tổ3
 6, 4, 2, 0, 9 3, 5, 7, 8, 10 6, 2, 1, 4, 8
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm 
- GV chấm bài - chữa bài ở bảng lớp.
4. Nhận xét - dặn dò:
Tuyên dương những em làm bài tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc