Giáo án dạy các môn Tuần 8 - Khối 1

Giáo án dạy các môn Tuần 8 - Khối 1

Học vần

BÀI30: UA - ƯA

I.Mục tiêu:

- HS đọc và viết được: ua ưa, cua bể, ngựa gỗ .

- Đọc được từ và câu ứng dụng.

- Luyện nói từ 2-3câu theo chủ đề: Giữa trưa.

II. Đồ dùng dạy- học

Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cua bể, ngựa gỗ

Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học:

 Tiết1

A.Kiểm tra bài cũ:

 - 4 HS đọc ở bảng con: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá

 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: tờ bìa Tổ2: lá mía Tổ 3: vỉa hè.

 * GV nhận xét, cho điểm.

 B. Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài.

HĐ2: Dạy vần

 ua

 a. Nhận diện vần

- HS cài âm u sau đó cài âm a . GV đọc ua. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp

 ? Vần ua có mấy âm ? Âm nào đứng trước? Âm nào đứng sau ?( 2HS trả lời)

 

doc 176 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Tuần 8 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010
Học vần
Bài30: ua - ưa
I.Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: ua ưa, cua bể, ngựa gỗ .
- Đọc được từ và câu ứng dụng.
- Luyện nói từ 2-3câu theo chủ đề: Giữa trưa.
II. Đồ dùng dạy- học 
Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cua bể, ngựa gỗ
Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Tiết1
A.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: tờ bìa Tổ2: lá mía Tổ 3: vỉa hè.
 * GV nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới: 
HĐ1 : Giới thiệu bài – ghi tên bài.
HĐ2 : Dạy vần 
 ua
 a. Nhận diện vần
- HS cài âm u sau đó cài âm a . GV đọc ua. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ua có mấy âm ? Âm nào đứng trước? Âm nào đứng sau ?( 2HS trả lời)
 b. Đánh vần: u - a - ua
HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ua
GV: Vần ua có trong tiếng cua. GV ghi bảng
? Tiếng cua có âm gì và dấu gì.
HS đánh vần: cờ - ua - cua theo cá nhân, tổ, lớp
HS đọc trơn: cua theo cá nhân, tổ, cả lớp.
HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng cua có trong từ cua bể . GV ghi bảng.
HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
HS đọc : ua - cua - cua bể - cua bể - cua - ua
 ưa
 (Quy trình dạy tương tự như vần ua )
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
Tìm tiếng có chứa vần vừa học
d. Luyện viết:
- GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
- HS viết vào bảng con: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
GV nhân xét,sửa sai 
 Tiết 2
HĐ3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
HS đọc lại bài cũa tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng
HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
HS viết vào vở: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
HS đọc tên bài luyện nói: Giữa trưa
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
+ Trong tranh vẽ gì ? 
+ Người bà đang làm gì ? Hai cháu đang làm gì ? 
+ Trong nhà em ai là người nhiều tuổi nhất ?
+ Bà thường dạy các cháu những điều gì ? Em có thích làm theo lời khuyên của bà không ?
+ Em yêu quý bà nhất ở điều gì ?
+ Bà thường dẫn em đi chơi đâu ? Em có thích đi chơi cùng bà không ?
+ Em đã giúp bà được điều gì chưa ?
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ua, ưa vừa học
C. Củng cố - dặn dò:
HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
GV nhận xét tiết học.
_____________________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 , phạm vi 4.
Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.( HS khá nhìn hình vẽ nêu được bài toán).
II. Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ:
HS làm vào bảng con: 3 + 1 = ; 2 + 2 = ; 1 + 2 =
GV nhận xét, sửa chữa:
B. Luyện tập:
 HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
 HĐ2: hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập.
Bài 1: GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài rồi làm và chữa bài theo cột dọc.
1HS nêu cách làm 
- 2hs lên bảng làm 2 phép tính – cả lớp làm vào bảng con
- GVnhận xét,cho điểm.
HS làm vào vở: 
 2 1 1
 +2 +2 +3
GV chấm chữa bài , nhận xét
Bài 2: (dòng1)GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài viết số thích hợp vào ô trống.
-1HS nêu
VD: Lấy 1 cộng 1 bằng 2, viết 2 vào ô trống.
HS làm bài vào bảng con - 2 HS đọc kết quả
 - GVnhận xét,cho điểm
Bài 3: GV nêu và hướng dẫn HS làm từng bài.
VD: GV chỉ vào 1 + 1 + 1 =.... rồi nêu câu hỏi: ta phải làm bài này như thế nào? (lấy 1 cộng 1 bằng 2, lấy 2 cộng 1 bằng 3 viết 3 vào đằng sau dấu bằng)
- Tương tự với 2 + 1 + 1 =....... ; 1 + 2 + 1 =...........
C. Củng cố dặn dò:
Tuyên dương những em có ý thức học tốt, về nhà xem lại bài.
____________________________________
Đạo đức
Gia đình em ( tiếp )
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
 - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
 - HS kha, giỏi phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Vở bài tập đạo đức 1
1. Khởi động:
- HS chơi trò chơi: “ Đổi nhà ”
GV hướng dẫn cách chơi
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi do GV nêu
GV kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ chăm sóc và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động1: Đóng vai
Tiểu phẩm: Chuyện của bạn Long
GV nêu nội dung của tiểu phẩm và gọi HS lên lớp đóng các vai trên
- HS thực hành đóng vai - GV tuyên dương HS
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long.
? Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa.?
? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?
Hoạt động 2: HS tự liên hệ
GV nêu câu hỏi gợi ý:
- Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
- Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
- HS thảo luận và liên hệ bản thân.
- Gọi HS lên trình bày trước lớp
GV kết luận: - Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
- Cần cảm thông chia sẻ với những bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình.
- Trẻ em có bổn phận yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ.
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét chung tiết học.
______________________________________
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố lại các kiến thức đã học về so sánh số, viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại, các phép tính trong phạm vi 3 và 4
 - HS làm được các bài toán trong phạm vi 3 và 4
II. Các hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra
Yêu cầu 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con :
 Tổ 1 : 2	 Tổ 2: 1 	 Tổ 3: 3
 + 2 + 3 + 1
GV nhận xét, cho điểm.
B. Luyện tập
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi tên bài
HĐ2:Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập
Bài 1: Tính (1HS nêu y/c bài) – Cả lớp làm bài vào vở.
 _3 _1
 _1 _ 2
 1 3
 2 1
Bài 2: ( , =) 
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
4 ....7
10 .....9
6 ....4
 9 ......6
8.....3
 3 ......0
 - GV chấm, chữa bài , nhận xét
Bài 3: 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
 Sắp xếp các số 3. 0. 7. 9. 5. 10
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé
 GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
Có ...... hình tam giác Có ....... hình vuông
HS làm bài - GV theo dõi nhắc nhở HS yếu
Chấm bài một số em - chữa bài
3. Củng cố – dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Khen ngợi những em có bài làm tốt.
_______________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc, viết: ua – ưa
I. Mục tiêu:
- Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa vần ua; ưa.
Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài: ua; ưa.
II. Đồ dùng dạy học: 
SGK, bảng con , vở BT
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1. Luyện đọc, viết.
a. Hướng dẫn HS đọc:
 Cá nhân, tổ, cả lớp ở SGK bài ua; ưa.
HS thi đua đọc giữa các tổ - bình chọn tổ, CN đọc giỏi nhất.
GV theo dõi, sửa sai cho HS . chú ý HS yếu
b. Luyện viết ở bảng con: ua; ưa, ngựa gỗ, giữa trưa.
GV hướng dẫn và viết mẫu lên bảng : ngựa gỗ, giữa trưa.
HS luyện viết vào vở ô ly.
HĐ2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập ở vở BTTV
 GV hướng dẫn HS làm từng bài – HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
HS làm bài – GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Lần lượt HS đọc bài làm trước lớp.
GV chấm bài, chữa bài.
IV. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học 
 - Tuyên dương những em có ý thức học tốt, về nhà xem lại bài.
Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán
Phép cộng trong phạm vi 5
I. Mục tiêu:
-Thuộc bảng cộng trong phạm vi 5, biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các vật mẫu: con bướm, quả cam, hình vuông...
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán, dạy toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ :
 Tính : 3 + 1 = 1 +3 =
 2 + 2 = 2 + 1 =
 2HS lên bảng làm – cả lớp làm vào bảng con 
 - GV nhận xét , cho điểm
B. Bài mới :
HĐ1 : Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2 : Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5.
* Hướng dẫn HS phép cộng: 4 + 1 = 5
GV hỏi: “ 4 con gà thêm 1 con gà là mấy con gà” HS nêu được: Có 4 con gà thêm 1 con gà là 5 con gà. HS nêu lại.
 “ 4 thêm 1 bằng 5 ”HS nêu lại.
GV: Ta viết 4 thêm 1 bằng 5 như sau: 4 + 1 = 5 dấu + gọi là cộng.
GV giới thiệu cách đọc: 4 + 1 = 5.
- HS đọc: “ Bốn cộng một bằng năm”
- Hướng dẫn HS viết dấu cộng
*Hướng dẫn HS phép cộng: 1 + 4 = 5, 3 + 2 = 5 cũng làm như trên với các vật mẫu khác nhau.
*Cho HS đọc lại công thức cộng: 4+1 = 5, 1 + 4 = 5, 2 + 3 = 5, 3 + 2 = 5.
* Hướng dẫn HS nêu được: 4 + 1, 1 + 4 ; 3 + 2, 2 + 3 đều có kết quả như nhau và đều bằng 5.
HĐ3. Hướng dẫn HS thực hành trong phạm vi 5.
Bài 1: Gọi 1HS nêu yc bài
 2HS lên bảng làm – cả lớp làm bảng con
 - Gọi HS khác nhận xét bài làm ở bảng của bạn – GVnhận xét cho điểm.
Bài 2: Viết, tính theo cột dọc, GV hướng dẫn - HS viết và làm tính vào vở
Lưu ý HS viết thẳng cột
Bài4(a): Viết phép tính thích hợp ( Nhìn vào tranh vẽ để điền số vào ô trống )
HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Chấm bài- chữa bài.
C. Nhận xét - dặn dò:
Tuyên dương 1 số bạn làm bài tốt.
Học vần
Ôn tập
I. Mục tiêu:
HS đọc được;các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31: ia, ua, ưa.
- Viết được ia, ua, ưa;các từ ngữ ứng dụng.
Nghe, hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng.
Tranh minh hoạ cho truyện kể Khỉ và Rùa.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS viết vào bảng con: cà chua, nô đùa, tre nứa. 
- 3 HS đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
B. Dạy - học bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2: Ôn tập:
a. Các vần vừa học
HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần:
GV đọc vần , HS chỉ chữ.
HS chỉ chữ và đọc vần.
b. Ghép chữ và vần thành tiếng
HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhâ ...  phải kế nó và ngược lại.
 3. Thực hành: Hướng dẫn làm các bài tập ở SGK ( Làm miệng )
 - HD làm bài tập ở vở BTToán
 - HS tìm hiểu nội dung từng bài 1, 2 , 3 , 4 , 5. HS nêu yêu cầu cần làm.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài và đặc biệt chú ý đến HS yếu như Quốc Huy , Bảo Trung , Bảo hiếu , Nguyễn Cường.
 - Chấm bài - Nhận xét bài làm.
 4. Chữa bài : ở bảng lớp.
 5. Hướng dẫn chơi trò chơi: GV nêu tên trò chơi: Điền số gì?
 	Số 10 gồm ...... chục.
	Số 10 gồm ....... chục và ....... đơn vị.
 Một chục bằng ............ đơn vị.
 _____________________________________
Thủ công
Gấp cái ví ( T2)
 3. HS thực hành gấp:
 - GV nhác lại quy trình ( Theo các bước ) gấp cái ví ở tiết 1 hoặc gợi ý để HS nhắc lại quy trình gấp cái ví.
 Bước 1: Lấy đường giữa.
 Bước 2: Gấp 2 mép ví.
 Bước 3: Gấp túi ví.
 - Trong khi HS thực hành - GV quan sát , uốn nắn giúp đỡ những HS gấp còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm.
 IV. Nhận xét - dặn dò:
 - GV nhận xét thái độ học tập , sự chuẩn bị của HS .
 - Dặn dò: HS chuẩn bị 1 tờ giấy màu để tiết sau học bài : Gấp mũ ca lô.
 _____________________________
 Buổi chiều Học vần
 Ôn tập
 I. Mục tiêu:
- HS dọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng t
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Chuột đồng và chuột nhà.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng.
- Tranh minh hoạ cho truyện kể Chuột đồng và chuột nhà.
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con: tuốt lúa , vượt lên , ẩm ướt , trắng muốt.
- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng:
 B. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài
 2. Ôn tập:
 a. Các vần vừa học
HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần:
- GV đọc vần , HS chỉ chữ.
- HS chỉ chữ và đọc vần.
 b. Ghép chữ và vần thành tiếng
HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn
 c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm và có thể giải thích thêm về các từ ngữ.
 d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- HS viết bảng con: cá sấu
- GV chỉnh sữa chữ viết cho HS . GV lưu ý HS vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết. 
- HS viết vào vở tập viết: chót vót , bát ngát.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
Nhắc lại bài ôn ở tiết trước.
- HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đọc câu ứng dụng
- GV giới thiệu câu ứng dụng
- HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về cảnh vườn cây đã chín trong tranh minh hoạ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn.
b. Luyện viết:
HS tập viết nốt các từ ngữ còn lại của bài trong vở tập viết.
c.Kể chuyện: Chuột đồng và chuột nhà
- HS đọc tên câu chuyện:. Chuột đồng và chuột nhà 
- GV dẫn vào câu chuyện.
- GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh hoạ ở SGK.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày.
- HS lên kể theo từng tranh - Nội dung từng tranh có trong sách giáo viên.
* ý nghĩa câu chuyện: Biết yêu quý những gì do chính mình làm ra. 
III. Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo.
- HS tìm tiếng có vần vừa học.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
Âm nhạc
Tập biểu diễn
Cô Lan soạn giảng
 _______________________________
Thứ 4 ngày 10 tháng 1 năm 2007
Thi kiểm tra định kỳ lần 2
2 môn : Toán + Tiếng Việt
_______________________________
Thứ 5 ngày 11 tháng 1 năm 2007
Chấm thi
__________________________________
Thứ 6 ngày 12 tháng 1 năm 2007
Học vần
 Oc - ac
 I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được: oc , ac , con sóc , bác sĩ.
 - Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng: 
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề .
 II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: con sóc , bác sĩ.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: chót vót Tổ2: bát ngát Tổ 3: Việt Nam
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần oc
 * Nhận diện vần
- HS cài âm o sau đó cài âm c . GV đọc oc HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần oc có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
Đánh vần: o- cờ - oc
 HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: oc
 GV: Vần oc có trong tiếng sóc GV ghi bảng
 ? Tiếng sóc có âm gì , vần gì và dấu gì .
 - HS đánh vần : sờ - oc - soc - sắc - sóc theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: sóc theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng sóc có trong từ con sóc GV ghi bảng.
- HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS đọc: oc - sóc - con sóc - con sóc - sóc - oc.
GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
Dạy vần ac
 (Quy trình dạy tương tự như vần oc )
 c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
 d. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: oc , ac , con sóc , bác sĩ.
Tiết 2
 3. Luyện tập
 a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài cũa tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : oc , ac , con sóc , bác sĩ.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
 c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói 
 - HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi như SHD để HS trả lời
 d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần oc , ac vừa học
 IV. Cũng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học
 _________________________________
Tự nhiên xã hội
Cuộc sống xung quanh.
 I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
 - HS có ý thức gắn bó , yêu thương quê hương.
 II. Đồ dùng dạy - học: Các hình bài 18 và bài 19 ở SGK
 III. Các hoạt động dạy - học:
 HĐ1: Tham quan hộat động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường.
 - GV giao nhiệm vụ quan sát:
 + Nhận xét về quang cảnh trên đường ( Người qua lại đông hay vắng , họ đi bằng phương tiện gì .. . )
 + Nhận xét về quang cảnh hai bên đường : có nhà ở , cây cối , cửa hàng , ruộng đồng ... hay không ? Người dân ở địa phương làm công việc gì là chủ yếu.
 - Đưa HS đi tham quan . GV quyết định những điểm cho HS quan sát.
 - Đưa HS về lớp.
 HĐ2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân.
 - Thảo luận nhóm . HSnói với nhau những gì các em đã được quan sát.
 - Thảo luận cả nhóm:
 + Đại diện từng nhóm nói với cả lớp.
 + HS liên hệ đến những công việc của bố mẹ hoặc những người khavs trong gia đình em làm hằng ngày.
 IV. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 ____________________________________
Buổi chiều Luyện toán
Luyện tập về: Một chục - Tia số
 I. Mục tiêu: Cũng cố cho HS biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
 	 Biết đọc và ghi số trên tia số.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Luyện tập ở bảng con:
 10 đơn vị = ........ chục	.... chục = 10 đơn vị
 - GV cùng HS nhận xét bổ sung.
 2. Luyện tập vào vở ô ly: GV ghi bài tập lên bảng HS làm
Bài 1: Điền số vào chỗ chấm:
 a. Có 10 quả cam hay có ............ chục quả cam.
 Có 1 chục que tính hay là có ....... que tính.
 b. ........ đơn vị = 1 chục	..... chục = 10 đơn vị.
Bài 2: Điền số dưới mỗi vạch của tia số
 ____________________________________________
Bài 3: Điền số vào chỗ chấm:
	10 = 5 + ....
	10 = 9 + ... = 8 + ... = 7 + ... = 6 + ...
	10 = ... + 9 = ... + 8 = .... + 7 = .... + 6
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm
 - Chấm bài - chữa bài.
 3 . Nhận xét tiết học - Dặn dò
 _______________________________________
Hướng dẫn thực hành ( TNXH )
Hướng dẫn HS địa bàn nơi trường đóng
 I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
 - HS có ý thức gắn bó , yêu thương quê hương.
 II. Đồ dùng dạy - học: Các hình bài 18 và bài 19 ở SGK
 III. Các hoạt động dạy - học:
 HĐ1: Tham quan hộat động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường.
 - GV giao nhiệm vụ quan sát:
 + Nhận xét về quang cảnh trên đường ( Người qua lại đông hay vắng , họ đi bằng phương tiện gì .. . )
 + Nhận xét về quang cảnh hai bên đường : có nhà ở , cây cối , cửa hàng , ruộng đồng ... hay không ? Người dân ở địa phương làm công việc gì là chủ yếu.
 - Đưa HS đi tham quan . GV quyết định những điểm cho HS quan sát.
 - Đưa HS về lớp.
 HĐ2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân.
 - Thảo luận nhóm . HSnói với nhau những gì các em đã được quan sát.
 - Thảo luận cả nhóm
 + Đại diện từng nhóm nói với cả lớp.
 + HS liên hệ đến những công việc của bố mẹ hoặc những người khavs trong gia đình em làm hằng ngày.
 IV. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 ____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt sao
Đội thực hiện - phụ trách
GV theo dõi - uốn nắn thêm
_______________________________
Hoạt động tập thể
Giáo dục môi trường
I- Mục tiêu:
Giúp các em hiểu: Môi trường trong sạch có ích lợi cho cuộc sống của con người giúp cho con người khoẻ mạnh ít bị bệnh tật 
- Ccá em nhận biết được ý thức trách nhiệm của mọi người của bản thân.
II- Chuẩn bị: Sưu tầm một số tranh ảnh về cảnh môi trường sạch đẹp.
III- Hoạt động dạy và học 
1- Giới thiệu bài
2- Tìm hiểu môi trường xanh sạch đẹp có ích lợi gì?
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm 4
- Như thế nào gọi là môi trường xanh sạch đẹp ?
- Môi trường sạch đẹp có lợi gì?
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét kết luận 
3- Làm gì để giữ môi trường sạch đẹp 
- Cho các em thảo luận theo mhóm 6 
- Các nhóm thảo luận và ghi ra giấy các việc làm giữ cho môi trường sạch đẹp 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét và chốt lại: Trồng cây xanh, không vứt rác bừa bãi....
4- Cũng cố dặn dò: Nhận xét giờ học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc