Giáo án dạy học Lớp 1 (Chương trình cả năm)

Giáo án dạy học Lớp 1 (Chương trình cả năm)

Học vần

Tiết 1- 2: Ổn định tổ chức

 I. Mục tiêu :

 - Làm quen với SGK Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt

 - Rèn kỹ năng sử dụng SGK,nề nếp học tập môn Tiếng Việt

 - HSKT :Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt.

 - Có ý thức bảo quả SGK và đồ dùng học tập . Tạo hứng thú cho HS khi làm quen

với SGK của môn học

 II.Chuẩn bị:

 GV: SGK, Bộ thực hành Tiếng Việt

 HS: SGK, Bộ thực hành Tiếng Việt

 III.Các hoạt động dạy học :

 

docx 339 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2016
 Học vần
Tiết 1- 2: Ổn định tổ chức
 I. Mục tiêu :
 - Làm quen với SGK Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt 
 - Rèn kỹ năng sử dụng SGK,nề nếp học tập môn Tiếng Việt
 - HSKT :Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt.
 - Có ý thức bảo quả SGK và đồ dùng học tập . Tạo hứng thú cho HS khi làm quen 
với SGK của môn học
 II.Chuẩn bị:
 GV: SGK, Bộ thực hành Tiếng Việt
 HS: SGK, Bộ thực hành Tiếng Việt
 III.Các hoạt động dạy học : 
*Tiết 1
 * Hoạt động 1: Kiểm tra 
 GV yêu cầu HS lấy SGK để kiểm tra 
 . Số lượng
 . Bao bìa, dán nhãn
 . Nhận xét tuyên dương : cá nhân ,tổ, lớp
 Nhắc nhở HS chưa thực hiện tốt
 * Hoạt động 2: Giới thiệu sách
Sách Tiếng Việt 1: Là sách bài học có hình và chữ giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt là môn học dạy tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt Nam
 Quan sát tranh vẽ trong SGK
Minh hoạ một số tranh vẽ đẹp , màu sắc
 Từng em nêu cảm nghĩ khi xem sách
HD HS xem cấu trúc của sách
Sách gồm 2 phần : Phần dạy âm, phần dạy vần
 * HD HS làm quen với các kí hiệu trong sách
 *Thực hiện các thao tác học tập 
 - Mở sách, chỉ que , cất sách
 - Viết, xoá bảng
 - Tư thế ngồi học
b. Sách tập viết, vở in 
 Giúp các em rèn luyện viết chữ
 Hoạt động 3: Rèn nếp học tập
 - Cách mở sách, cầm sách, chỉ que, để sách
 - Thao tác sử dụng bảng, viết bảng, xoá bảng, cất
 bảng.
 - Tư thế ngồi học, giơ tay phát biểu
*Tiết 2
 *Hoạt động 4: Giới thiệu bộ thực hành Tiếng việt 
 * Hướng dẫn HS phân loại đồ dùng của môn Tiếng 
Việt và môn Toán
 - Có mấy loại đồ dùng môn Tiếng Việt?( 2 loại)
 * Giới thiệu và HD cách sử dụng bảng chữ cái
 - Bảng chữ có mấy màu sắc? (2 màu : xanh và đỏ)
 - Tác dụng của bảng chữ để ráp âm, vần,tạo tiếng
 * Giới thiệu và HD cách sử dụng bảng chữ cái 
 - Bảng chữ cái giúp các em gắn được âm, vần tạo tiếng
 * Dặn dò 
 - Bảo quản sách và bộ thực hành
 - Chuẩn bị bút và vở tập viết để hôm sau học bài :
*Rút kinh nghiệm:
 -------------------------š› -------------------------
 Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2016
 Học vần
 Tiết 3 - 4: Các nét cơ bản 
 I.Mục tiêu :
 - HS làm quen và nhận biết được tên các nét cơ bản
 - Đọc và viết được các nét cơ bản . HS khuyết tật tập đọc, viết các nét cơ bản.
 - Rèn viết đúng đơn vị nét, dáng nét
 - Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận rèn chữ,giữ vở
 II.Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng mẫu các nét cơ bản,kẻ bảng vở tập viết
 - HS: Bảng con, vở tập viết
 III.Các hoạt động dạy học :
 * Hoạt động 1: KT đồ dùng học tập của HS 
 + Bảng, phấn,thước kẻ
 + Vở tập viết ở nhà ,bút 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu các nét cơ bản
 Giới thiệu nhóm nét 
 Nhận biết và thuộc tên gọi các nét viết đúng 
 Các nét, viết đúng nét
* GV dán mẫu đọc tên từng nét và giới thiệu
 *Trò chơi :
 ND : Tìm các mẫu chữ có dạng các nét vừa học
GV viết một số chữ lên bảng phụ ,HS chỉ và gọi tên các nét mà các em vừa được học
 *Hoạt động 3: Giới thiệu nhóm nét 
 Nhận biết, thuộc tên viết đúng các nét
 . Nét cong hở phải 
 . Nét cong hở trái
 . Nét cong kín
GV dán mẫu từng nét và giới thiệu 
 - Nét cong hở trái cao mấy đơn vị? (Cao 2 đơn vị)
 - Nét cong hở trái cong về bên nào? (Cong về bên trái)
 - Nét cong hở phải cao mấy đơn vị?( Cao 2 đơn vị)
 - Nét cong hở phải cong về bên nào?( Cong về bên phải)
 - Nét cong kín cao mấy đơn vị ?( Cao 2 đơn vị )
 - Vì sao gọi là nét cong kín?( Nét cong không hở)
 * HD viết bảng con và nêu quy trình
 . Nét cong hở trái: đặt phấn trên đường kẻ thứ hai, kết thúc ở đường kẻ thứ nhất ,
viết cao 1 ô bảng và hở về bên trái
 . Nét cong hở phải viết tương tự nhưng hở về bên phải
 . Nét cong kín thì khép kín và kết thúc ở điểm đặt đầu tiên .
 . Nét cong hở phải viết tương tự nhưng hở về bên phải
 . Nét cong kín thì khép kín và kết thúc ở điểm 
đặt đầu tiên . 
 * Hoạt động 4: Giới thiệu nhóm nét
 Gài mẫu từng nét và giới thiệu: 
.Nét khuyết trên
.Nét khuyết dưới
.Nét thắt 
HD viết bảng và nêu quy trình viết 
HS thực hành viết bảng con
 . Nét khuyết trên cao 5 dòng li nhưng khi viết bảng con thì cao 2 ô rưỡi bảng
 . Nét khuyết dưới tương tự như nét khuyết trên nhưng kéo xuống phía dưới
 . Nét thắt cao 1 ô bảng nhưng điểm thắt của nét cao hơn 1 ô
 * Dặn dò : 
 Chuẩn bị bài: âm e
*Rút kinh nghiệm:	
........... 
 -------------------------š› -------------------------
 Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2016
 Học vần
	Bài 1: e
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm e. Biết đọc, viết chữ e. HS khuyết tật tập đọc, viết các nét cơ bản
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung:Trẻ em, loài vật đều có lớp học của mình.
II. Chuẩn bị :
- Bộ chữ cái 
- Tranh minh hoạ, một sợi dy
- Bảng phụ có kẻ ô li,viết chữ e
II Các hoạt động dạy học:
Tiết 1 * Khởi động 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh: Hướng dẫn cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 * Hoạt động 2: Dạy chữ e.
- Giáo viên cho HS quan sát tranh và giới thiệu chữ e . Viết chữ e lên bảng và đọc: e.(CN- ĐT)
- Nhận diện: Chữ e gồm 1 nét thắt. Giáo viên thao tác trên sợi dây cho HS quan sát 
- Phát âm: GV đọc mẫu: e (CN- ĐT)
 - Học sinh tìm âm e gài bảng và đọc.
Thư giãn
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bảng con chữ e.
 - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết :
+ e: Đặt bút giữa li thứ nhất viết chéo sang phải hướng lên trên lượn cong lên li thứ hai viết nét cong hở trái. Dừng bút giữa li thứ nhất. Chữ e cao 2 li 
 - HS viết bảng con ,GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng độ cao con chữ 
 * Tiết 2.
 * Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp, GV chỉnh sửa 
- Học sinh đọc e theo nhóm, bàn, cá nhân.
- Cho HS đọc SGK: GV dọc mẫu – CN- ĐT 
 * Hoạt động 2: Luyện viết vở:
- HS đọc nội dung bài viết trên bảng phụ 
- Hướng dẫn học sinh cách tô chữ e.
 - Học sinh tập tô chữ e theo hiệu lệnh của GV. Giáo viên sửa tư thế ngồi và cách cầm viết cho học sinh.
* Hoạt động 3: Luyện nói.
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói : “Các lớp học của loài chim, ve, ếch, gấu và lớp học của HS
- GV cho HS quan sát tranh và gợi ý:
+ Chim đang làm gì?
+ Đàn ong đang học gì?...
- HS thảo luận theo nhóm đôi 
- Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung 
*Giáo viên chốt ý GD: Học là cần thiết và rất vui . Ai cũng phải học và học chăm chỉ.
* Trò chơi “ Tìm và tô nhanh âm e có trong các tiếng mẹ, bé, hè, cá”.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và làm VBT
 * Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2016
Học vần 
 Bài 2: b
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm b, đọc, viết được chữ b, be . HS khuyết tật tập đọc, viết b, be
- Ghép được tiếng be.
- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật.
II. Chuẩn bị :
- Bộ chữ cái.
- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học 
*Tiết 1.
 * Khởi động
* Hoạt động 1:Kiểm tra bài âm e.
- Học sinh đọc bảng phụ âm e.
- HS đọc SGK
- Học sinh viết bảng con : e
 * Hoạt động 2: Dạy chữ b.
a/ GV giới thiệu chữ b. Viết bảng và đọc: b (CN- ĐT)
- Nhận diện: Chữ b gồm 1 nét khuyết và 1 nét thắt .
- Phát âm: GV đọc mẫu –CN - ĐT
- Học sinh tìm âm b gài bảng và đọc.
- GV gợi ý , học sinh ghép tiếng be.
- Đánh vần: b-e-be;
- Đọc trơn: be.
- Đọc lại bài: b – e à be. GV đọc mẫu –CN- ĐT
* Thư giãn.
b /Hướng dẫn viết bảng con chữ b, be
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn
* Chữ b : Đặt bút trên li thứ nhất viết nét khuyết trên cao 5 li ,liền mạch viết nét thắt trên li thứ 2, dừng bút giữa li thứ nhất. Chữ b cao 5 li
* Chữ be: Viết b nối qua e
 - Học sinh viết bảng con chữ b, GV theo dõi sửa chữa 
*Trò chơi” Chuyền thư”.
- HS vừa hát bài ‘Cả nhà thương nhau” vừa chuyền thư, đọc các từ b, e, be.
 * Tiết 2.
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Học sinh đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp 
- Luyện đọc sgk.GV đọc mẫu cả bài- HS đđọc CN-ĐT
* Hoạt động 2:Luyện viết vở
- HS đọc nội dung bài viết trên bảng phụ 
- HS nhận xét chữ mẫu
- Gv viết mẫu và HD viết 
- Học sinh tập tô chữ b, be trong vở tập viết theo hiệu lệnh của GV
* Hoạt động 3: Luyện nói chủ đề: “Việc học tập của từng cá nhân”
- Học sinh quan sát tranh - giáo viên gợi ý :
+Ai đang học bài?
+ Bạn voi đang làm gì ? Các bạn ấy có biết đọc chữ không ?
- HS thảo luận theo nhóm 
- Một số học sinh nói trước lớp.Các bạn nhận xét,bổ sung.
*GD: Muốn học giỏi hãy chăm học, siêng năng đọc sách , tập viết đẹp
* Trò chơi “ Tìm và tô nhanh âm b có trong các tiếng bò, bé, hè, cá”.
-Nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------š› -------------------------
 Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2016
 Học vần
Bài 3: / (Dấu sắc)
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen và nhận biết được dấu và thanh sắc.. 
- Đoc, viết, ghép được tiếng bé.. HS khuyết tật tập đọc, viết bé
- Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ đồ vật, s ... ra từng nhân vật.HS khuyết tật đọc được tiếng, từ, câu .
2. Hiểu nội dung bài : Bố, mẹ các em làm nhiều nghề khác nhau ( như bác sĩ, trồng lúa ,  ) nhưng nghề nào cũng đáng quý vì đều cần cho mọi người.
3. Tập chép bài chính tả “Xỉa cá mè” và làm bài tập điền vầe2iên, iêng hay uyên II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ, bìa chữ.
 - Bảng con, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
Tiết 1.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài “Lăng Bác”
 -Học sinh đọc đoạn, cả bài thơ và trả lời:
+ Những câu thơ nào tả nắng vàng trên Quãng trường Ba Đình ? (Nắng Ba Đình  Lăng Bác)
+Những câu thơ nào tả bầu trời trên Quãng trường Ba Đình ? (Vẫn trong vắt Độc lập)
+Cảm tưởng của bạn thiếu nhi khi đi trên Quãng trường Ba Đình ? (Bâng khuâng  Bác vẫy)
* Hoạt động 2: Kiểm tra kĩ năng đọc trơn của học sinh.
 -Giới thiệu bài, ghi bảng: Hai đưá trẻ và hai người bố. 
 -Giáo viên chỉ từng học sinh đọc từng đoạn của bài :
	+ Đoạn 1 : “Từ đầu đến Việt đáp”
	+ Đoạn 2 : Từ “ Sơn bảo  người ốm”
 -Giáo viên theo dõi, nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
* Hoạt động 3: Đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
 -Học sinh đọc đoạn, cả bài . Trả lời :
	+Tìm tiếng trong bài có vần iêt, iêc : (Việc, việt)
	+Công việc của bố hai bạn là gì ? (Bố Việt là nông dân, bố Sơn là bác sĩ)
*Củng cố: Giáo viên nhận xét, biểu dương học sinh đọc lưu loát, trả lời tốt. Nhắc nhở, động viên học sinh đọc còn chậm cần phải cố gắng.
Tiết 2
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. 
 -Cá nhân học sinh đọc bài viết trên bảng phụ – Cả lớp đọc thầm. 
 -GV hỏi : Trong bài này em hay viết sai tiếng nào ?(sạch) Sai ở âm gì ? (s)
- GV tô màu âm s và hướng dẫn học sinh so sánh âm s – x và đọc.
 -Tương tự với các tiếng, từ : xỉa, dở củ, rửa cho sạch,
- Học sinh viết bảng con các tiếng, từ trên.
* Hoạt động 3: Chép bài vào vở. 
 -Học sinh vừa đọc chữ trên bảng vừa viết vào vở: Tên phân môn và tên bài viết vào giữa. Lưu ý : Chữ đầu tiên phải lùi vào 1 ô và viết hoa. Viết hoa các chữ cái đầu câu.
 -Giáo viên đọc thong thả, chỉ từng chữ trên bảng để học sinh soát lại, dừng lại đánh vần tiếng khó. Học sinh gạch chân chữ viết sai, sửa ra lề.
 -Học sinh đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
 -Giáo viên chấm một số vở và nhận xét.
* Hoạt động 4: Làm bài tập chính tả.
 -Học sinh chơi “ Tiếp sức” điền vần iên, iêng, uyên :
	Th  ngủ bãi
	Bác th ngủ rất lạ
	Chẳng chịu trèo lên giường
	Úp mặt xuống cát vàng
	Nghiêng tai về phía b
*Củng cố - Dặn dò
 Nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................
 ------------------------š› ------------------- 
 Thứ năm, ngày 11 tháng 5 năm 2017
 Chính tả
 LOÀI CÁ THÔNG MINH
I.Mục tiêu : -Học sinh chép lại chính xác bài “ loài cá thông minh”. Biết cách trình bày câu hỏi và lời giải. HS khuyết tật tập chép bài chính tả. 
-Điền đúng vần uân hoặc ân, chữ g hoặc gh vào chỗ trống. 
II.Chuẩn bị : - Bảng phụ viết sẵn bài tập chép
 - Bảng con, vở.
III.Hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài “Chia quà”.
 -Viết bảng : reo lên, tươi cười.
 -Chấm một số vở và nhận xét.
* Hoạt động 2: Củng cố tiếng, từ khó.
- Dùng tranh giới thiệu bài : Loài cá thông minh.
 -Cá nhân học sinh đọc đoạn viết – Cả lớp đọc thầm.
 -GV hỏi : Trong bài này em hay viết sai tiếng nào ? (xiếc) Sai ở âm, vần gì ? (iêc)
 - GV tô màu vần iêc và hướng dẫn học sinh so sánh iêc – iêt và đọc.
 -Tương tự với các tiếng, từ : dẫn , tàu, lập chiến công, cứu, sống.
 -Học sinh viết bảng con các tiếng trên.
* Hoạt động 3: Tập chép chính tả.
 -Học sinh vừa đọc chữ vừa viết bài vào vở. Lưu ý học sinh các chữ đầu câu lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng và viết hoa các chữ cái đầu câu, sau câu hỏi ghi dấu chấm hỏi.
 -Giáo viên đọc lại từng tiếng, chỉ từng chữ trên bảng để học sinh soát lại, dừng lại đánh vần tiếng khó. Học sinh gạch chân chữ viết sai, sửa ra lề.
 -Học sinh đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
 -Giáo viên chấm một số vở và nhận xét.
* Hoạt động 4: Làm bài tập chính tả.
 -Cả lớp làm vào vở bài tập - 1 học sinh làm trên bảng phụ:
a/ Điền vần uân hay ân : khuân vác, phấn trắng
b/ Điền chữ g hoặc gh: ghép cây, gói bánh
 *Củng cố- Dặn dò
 - GV hệ thống lại bài học
 - Nhận xét tiết học.
 * Rút kinh nghiệm:...................................................................................................
 ------------------------š› ------------------- 
 Tập viết
 Viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4
I. Mục tiêu : - Học sinh biết viết các chữ số 0. 1, 2, 3, 4
- Viết đúng : ân, uân, thân thiết, huân chương .HS khuyết tật tập viết các số, vần, từ
- Viết đúng quy trình, giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở TV.
II. Chuẩn bị : - Bảng con, bảng phụ, vở.
III. Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài Tô chữ hoa Y
- HS Viết bảng con : Y, tia chớp, đêm khuya
- Chấm một số vở rèn chữ và nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết: 0. 1, 2, 3, 4 ân, uân, thân thiết, huân chương
a/ Viết chữ số 0,1,2, 3, 4
- Học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét : 0, 1, 2, 3, 4 cao 2 ô li .
- GV viết mẫu và hương dẫn viết - Học sinh viết bảng con.
b/ Viết vần: ân, uân 
+ ân : Học sinh quan sát và nhận xét: gồm 2 con chữ â, n ghép lại â, n cao 2 ô li
 - Học sinh viết vào bảng con. GV nhận xét và sửa sai
+ uân: HD tương tự 
c/ Viết từ :thân thiết, huân chương
+ thân thiết : HS quan sát và nhận xét : Chữ “thân ” do 3 con chữ ghép lại, chữ “ thiết” do 4 con chữ ghép lại. Các con chữ đều có độ cao là 1ô li, t cao 1,5 li , h cao 2,5 li.
- GV viết mẫu và hướng dẫn . Học sinh viết vào bảng con.
+ từ “huân chương" tương tự
* Hoạt động 3: Viết vào vở.
- GV viết mẫu và hướng dẫn và hiệu lệnh cho học sinh viết từng dòng vào vở.
- Chấm một số vở và nhận xét.
* Củng cố- Dặn dò 
- Nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm.:..................................................................................................
 Tập viết
 Viết các chữ số 5, 6, 7, 8, 9
I. Mục tiêu : - Học sinh biết viết các chữ số 5, 6, 7, 8,9
- Viết đúng : oăt, oăc, nhọn hoắt, ngoặc tay. HS khuyết tật tập viết các số, vần, từ
- Viết đúng quy trình, giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở TV.
II. Chuẩn bị : - Bảng con, bảng phụ, vở.
III. Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài Viết các số 0, 1 , 2 ,3 , 4
- HS Viết bảng con : . 1, 2, 3, 4 ân, uân, thân thiết, huân chương
- Chấm một số vở rèn chữ và nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết: 5, 6, 7, 8, 9 oăt, oăc, nhọn hoắt, ngoặc tay
a/ Viết chữ số 5, 6, 7, 8, 9
- Học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét : 5, 6, 7, 8, 9 cao 2 ô li
- GV viết mẫu và hương dẫn viết - Học sinh viết bảng con.
b/ Viết vần: oăt, oăc
+oăt: Học sinh quan sát và nhận xét: gồm 3 con chữ o, ă, cao 2 li, t cao 3 ôli
 - Học sinh viết vào bảng con. GV nhận xét và sửa sai
+ oăc:HD tương tự 
c/ Viết từ : nhọn hoắt, ngoặc ta
+ Nhọn hoắt : HS quan sát và nhận xét : Chữ " nhọn" do 3 con chữ ghép lại n, o cao 2 ô li, h cao 2, 5 li
- GV viết mẫu và hướng dẫn . Học sinh viết vào bảng con.
+ từ “ngoặc tay" tương tự
* Hoạt động 3: Viết vào vở.
- GV viết mẫu và hướng dẫn và hiệu lệnh cho học sinh viết từng dòng vào vở.
- Chấm một số vở và nhận xét.
* Củng cố- Dặn dò 
- Nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm.:..................................................................................................
 ------------------------š› ------------------- 
 Thứ sáu , ngày 12 tháng 5 năm 2017 
 Chính tả
 Ò  Ó  O	
I.Mục tiêu: - Nghe – viết 13 dòng đầu bài thơ “ Ò  ó  o”. Tập cách viết các câu thơ tự do. HS khuyết tật tập chép bài chính tả.
 - Điền đúng vần oăt hoặc oăc, chữ ng hoặc ngh.
II.Chuẩn bị: - Bảng phụ, phiếu bài tập. Bảng con, vở.
III.Hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài “Loài cá thông minh”.
 -Viết bảng con: lập chiến công.
 -2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 vào bảng phụ.
 -Chấm một số vở và nhận xét.
* Hoạt động 2: Củng cố tiếng, từ khó.
- Dùng tranh giới thiệu bài, ghi bảng : Ò  ó  o
- Nhận diện và phân tích tiếng khó:
 -Cá nhân học sinh đọc bài viết – Cả lớp đọc thầm. 
 -GV hỏi : Trong bài này em hay viết sai tiếng nào ? (tròn) Sai ở âm gì ? (tr)
 - GV tô màu âm tr và hướng dẫn học sinh so sánh âm tr – ch và đọc.
 -Tương tự với các tiếng, từ : xoe, nhọn hoắt, thơm lừng, trứng quốc, 
- Học sinh viết bảng con các tiếng, từ trên.
* Hoạt động 3: Nghe – viết bài vào vở. 
 - Giáo viên đọc chậm từng dòng thơ cho học sinh viết vào vở. Các câu thơ viết thẳng hàng và lùi vào 4 ô . Nhắc học sinh viết hoa các chữ cái đầu câu.
 - Giáo viên đọc thong thả, chỉ từng chữ trên bảng để học sinh soát lại, dừng lại đánh vần tiếng khó. Học sinh gạch chân chữ viết sai, sửa ra lề.
 - Học sinh đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
 -Giáo viên chấm một số vở và nhận xét.
* Hoạt động 4: Làm bài tập chính tả.
 -Cả lớp làm vào phiếu bài tập - 1 học sinh làm trên bảng phụ:
a/ Điền vần oăt hay oăc : Cảnh đêm khuya khoắt.
 Chọn quả bóng hoặc chọn máy bay.
b/ Điền chữ ng hay ngh:	 Tiếng chim vách núi nhỏ dần
	 Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
	 Ngoài thềm rơi cái lá đa
	 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
*Củng cố: Nhận xét, dặn dò.
*Rút kinh nghiệm:......................................................................................................
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
 ------------------------š› ------------------- 
 Kể chuyện
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II
------------------------š› ------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_lop_1_chuong_trinh_ca_nam.docx