: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018
Toán
TIẾT 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán
- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong tiết học toán 1
- Biết cách làm bài trong vở bài tập, sách giáo khoa, vở ô li.
- Giáo dục học sinh yêu bộ môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK toán
- Sách bài tập toán
- Bộ đồ dùng học toán, vở ô li, thước kẻ, bảng con phấn, khăn lau
TUẦN 1 Ngày soạn: 6/9/2018 Ngày giảng : Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 Toán TIẾT 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU - Giúp học sinh nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong tiết học toán 1 - Biết cách làm bài trong vở bài tập, sách giáo khoa, vở ô li. - Giáo dục học sinh yêu bộ môn toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK toán - Sách bài tập toán - Bộ đồ dùng học toán, vở ô li, thước kẻ, bảng con phấn, khăn lau III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ - Gv kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của Hs 2. Bài mới: a) Giới thiệu - Gv giới thiệu và ghi đầu bài. b) Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách toán - Cho học sinh quan sát SGK toán - Hướng dẫn học mở sách đến trang 4 tiết học đầu tiên - GV nói ngắn gọn về sách toán lớp 1 từ bìa đến trang 4, 5 - Giáo viên cho học sinh thực hành gấp sách, mở sách. - Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK c) Giáo viên hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động khi học toán - Cho học sinh quan sát tranh trang 4 + Khi học toán có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ nào? - GV tổng kết theo nội dung từng ảnh: + Trong tiết học Toán có khi cô giáo phải giới thiệu, giải thích ( ảnh 1 ). + Có khi các em làm việc với que tính, các hình gỗ, bìa để học số ( ảnh 2 ). + Dùng thước để đo độ dài ( ảnh 3 ). + Các em phải làm việc chung cả lớp ( ảnh 4) . + Có khi phải học nhóm để trao đổi ( ảnh 5 ). =>Học cá nhân là quan trọng nhất, các con nên tự học, tự làm bài theo hướng dẫn của thầy, cô giáo. d. Giới thiệu với học sinh những yêu cầu cần đạt sau khi học môn toán - Biết đếm từ 1 đến 100. - Biết viết số từ 1 đến 100. - Biết so sánh số trong phạm vi 100: VD: 1 1 - Làm tính cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100: VD: 1 + 1 = 2 2 – 1 = 1 - Nhìn hình vẽ nêu được bài toán và viết phép đúng. - Biết giải các bài toán có lời văn. - Biết đo độ dài. ( VD: 5cm ) - Biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu. ( VD: Thứ sáu ngày. ) - Biết xem lịch hàng ngày. - Nhận biết các hình đ. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của học sinh - Giáo viên giới thiệu từng thứ đồ dùng để học sinh quan sát. VD:- Que tính dùng khi học đếm. - Hình vuông dùng khi nhận biết hình vuông, có thể dùng trong học đếm, học làm tính - Hướng dẫn Hs cách mở hộp lấy các đồ dùng theo yêu cầu của GV. - Cất các đồ dùng vào chỗ quy định trong hộp, đậy nắp hộp, cất hộp vào ngăn bàn, bảo quản đồ dùng học Toán 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những em chăm chú nghe giảng. - Về nhà xem lại bài và cách sử dụng đồ dùng học toán - Chuẩn bị bài sau: SGK, VBT, vở ô li - Hs để đồ dùng lên bàn - Đọc đầu bài - HS quan sát sách và làm theo hướng dẫn của giáo viên - Quan sát SGK - Cả lớp thực hành - Quan sát SGK + Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Sử dụng bộ đồ dùng toán, que tính - Lắng nghe, quan sát - HS nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe - Quan sát, bộ đồ dùng toán - Một số em nhắc lại những quy định - HS nghe và rút kinh nghiệm - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................ ... ... ---------------------- & -------------------------- Học vần TIẾT 1, 2: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. MỤC TIÊU Giúp học sinh - Nắm được nội quy học tập trong lớp học. - Biết xếp hàng ra vào lớp. - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp. - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học. - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao. - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có. - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình. + Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp. - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra sách vở và đồ dùng của môn học. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương ( nhắc nhở..) B- Dạy, học bài mới 1- Giới thiệu bài: - Gv giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. 2- Dạy nội dung lớp học. - GV đọc nội quy lớp học (2 lần) - Khi đi học em cần phải tuân theo những quy định gì? - Vì sao em phải làm như vậy? - GV chốt ý .? * Cho học sinh hát tập thể 3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ - Xếp chỗ ngồi cho học sinh - Chia lớp thành 4 tổ + Tổ 1: 10 em + Tổ 2: 10 em + Tổ 3: 10 em + Tổ 4: 10 em - Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ + Những em nào ở tổ 1 giơ tay ? + Những em còn lại ở tổ nào ? - Chốt lại nội dung 4- Bầu ban cán sự lớp: - GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm: - Bầu ban cán sự lớp: + Lớp trưởng: 1 bạn + Lớp phó văn thể: 1 bạn + Lớp phó học tập: 1 bạn + Mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó và các nhóm trưởng. - Hướng dẫn cho cán sự lớp nhớ yêu cầu và nhiệm vụ của mình. - Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp - Hướng dẫn và cho HS thực hành. 5. GV hướng dẫn HS xếp hàng ra, vào lớp: + GV hướng dẫn HS tập xếp hàng ra, vào lớp: Khi vào lớp hay ra về các con cần xếp hàng thật ngay ngắn để tránh xô đẩy làm ngã bạn. Khi lớp trưởng hô “ cả lớp chú ý nhìn trước thẳng!” thì các bạn ở dưới phải đứng nghiêm sau đó tay trái đặt lên vai bạn sao cho thẳng cánh tay. Bạn lớp trưởng hô “ Thôi!” thì cả lớp bỏ tay xuống rồi đi theo hàng vào lớp (ra về). - GV cho HS ra sân tập xếp hàng vào lớp ( 2 – 3 lần). - Sau mỗi lần tập xếp hàng GV có nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn cho lớp trưởng hô cho cả lớp chào cô giáo. 6- Cñng cè tiÕt häc + Khi đi học em cần tuân theo những nội quy gì? - Lớp trưởng báo cáo - Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn TV cho GV kiểm tra. - HS chú ý nghe, nhắc lại - 1 số HS phát biểu - Đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. - Để học tập đạt kết quả tốt. - Lớp trưởng điều khiển. - HS ngồi theo vị trí quy định của giáo viên. - Nghe để nhớ xem mình ở tổ nào. - HS giơ tay - HS nghe và lấy biểu quyết - HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình. - Lần lượt từng cá nhân chọn ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hành xếp hàng ra, vào lớp theo sự điều hành của GV và lớp trưởng. - HS cả lớp thực hành. - Cán sự lớp. Tiết 2 A- Kiểm tra bài cũ + Khi đến lớp; lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể, tổ phó, tổ trưởng cần làm những việc gì ? - Giáo viên nhận xét đánh giá B- Dạy học bài mới 1- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh - Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn. - GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ. - Khen ngợi những HS có đủ sách vở và đồ dùng học tập. 2- Hướng dẫn cách bọc, dán và bảo quản. - GV dùng giấy bọc và sách vở đã chuẩn bị sẵn và làm thao tác mẫu vừa làm vừa hướng dẫn. - GV theo dõi và HD những HS còn lúng túng *Cho HS nghỉ giữa tiết 3- Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học. - GV viết ký hiệu và nêu + Khoanh tay, nhìn lên bảng - B : lấy bảng. - H: hát - V : lấy vở. - X: khoanh tay - S : lấy sách. - Đ : lấy hộp đồ dùng. - N : hoạt động nhóm. - GV chỉ vào từng ký hiệu có trên bảng và yêu cầu HS thực hành. + Nêu một số hiệu lệnh cơ bản - Gõ 1 tiếng thước: viết bảng con - Gõ 1 tiếng tiếp: giơ bảng con - Gõ 2 tiếng tiếp: đọc lại và xóa bảng. ( với bộ gài chữ cũng vậy) 4 - Củng cố - dặn dò + Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh" Đèn giao thông - GV nêu luật chơi và cách chơi - Chia lớp thành hai nhóm. Cử một người làm quản trò để nêu hiệu lệnh, các nhóm thực hiện theo hiệu lệnh. Mỗi lần đúng sẽ được 1 điểm sẽ thắng cuộc. - GV nhắc HS về nhà chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng nào còn thiếu và ghi tên bọc lại - Khi đi học các con nên đi học đúng giờ quy định, học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - HS nêu; lớp trưởng điều khiển chung cả lớp, lớp phó văn thể cho các bạn hát trước khi ra vào lớp... - HS thực hiện theo y/c - HS lắng nghe - HS theo dõi và thực hành - HS tập thể dục & hát tập thể - HS theo dõi - HS thực hành. - HS nghe và thực hành theo hiệu lệnh - HS lắng nghe - HS chơi theo sự điều khiển của quản trò - HS nghe và làm theo HD Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.. .............................................................................. ... ... ---------------------- & -------------------------- Ngày soạn: 8/9/2018 Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018 Toán TIẾT 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN I. MỤC TIÊU - Học sinh biết so sánh số lượng của nhóm đồ vật. - Biết sử dụng các từ “ nhiều hơn, ít hơn” để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật. - Yêu thích môn học và nhận biết chính xác. II. CHUẨN BỊ - Sử dụng các hình ảnh của toán lớp 1 và nhóm đồ vật cụ thể. - 5 chiếc cốc, 4 cái thìa. - 3 lọ hoa, 4 bông hoa. - Hình vẽ nút chai và chai. - Hình vẽ 2 củ cà rốt và 3 chú thỏ. - Hình vẽ nồi và vung nồi. - Hình vẽ phích cắm và ổ điện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ + Giờ trước ta đã học bài gì? - Tiết học đầu tiên em biết những gì? + Con hãy kể tên những hoạt động trong giờ học Toán? + Khi học Toán cần có những đồ dùng nào? + Muốn học tập tốt môn Toán con cần phải làm gì? - Gv nhận xét, chốt lại B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hằng ngày chúng ta thường nói: Đồ vật này ít hơn đồ vật kia, cái này nhiều hơn cái kia... Để biết nhóm đồ vật này nhiều hơn hoặc ít hơn nhóm đồ vật kia người ta phải so sánh số lượng của chúng. Đó cũng chinh là nội dung bài học ngày hôm nay. Nhiều hơn – ít hơn. 2. So sánh số lượng cốc và thìa: - Gv đặt 5 chiếc cốc và 4 chiếc thìa lên bàn và nói: Cô có một số cốc và một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số cốc và số thìa với nhau. - GV gọi 1 HS lên đặt mỗi chiếc thìa vào một chiếc cốc. + Còn chiếc cốc nào không có thìa không? => Khi đặt vào mỗi chiếc cốc 1 cái thìa thì vẫn còn một chiếc cốc không có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa. => Khi đặt vào mỗi chiế ... c sinh đọc theo “ Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này là hết mệt mỏi.” - Học sinh thể hiện. - Học sinh lên bảng thực hành ( tập và hát ). - Cơ thể chúng ta - Gồm 3 phần - Đầu, mình, và chân tay - Tập thể dục đều đặn và thường xuyên Đạo đức BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Học sinh biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, được đi học - Vào lớp 1 có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ - Học sinh có thái độ vui vẻ phẩn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp 1 biết yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp. II. KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng tự giới thiệu bản thân. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người. - Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học,về trường, lớp, thầy giáo,cô giáo, bạn bè. III. ĐỒ DÙNG - Vở bài tập đạo đức - Các điều: 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em: Trường em, đi học, em yêu trường em, đi đến trường. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs 2. Dạy - học bài mới: 2.1. Giới thiệu và ghi đầu bài - GV nêu mục tiêu môn học. - Giới thiệu VBT Đạo đức 1 và cách học, cách sử dụng. - Giới thiệu bài học đầu tiên: Gv ghi đầu bài lên bảng. 2.2 Các HĐ: Hoạt động 1 Bài tập 1: Vòng tròn giới thiệu tên a) Mục đích: - Giúp học sinh biết giới thiệu tên mình, nhớ tên các bạn trong lớp - Biết trẻ em có quyền có họ tên b) Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi - Em thứ nhất giới thiệu tên mình - Em thứ 2 giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. - Em thứ ba giới thiệu tên hai bạn trước và tên mìnhđến hết. - Cho học sinh thảo luận nội dung sau 1. Trò chơi giúp các em điều gì ? 2. Em có thấy xung sướng tự hào khi tự giới thiệu tên mình với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không? => GV kết luận: Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên. Hoạt động 2: Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu: Giới thiệu với bạn về ý thích của em. * Bước 1: Quan sát tranh, nhận xét. - Hãy cho biết trong tranh vẽ gì? - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV tuyên dương HS nêu đúng và rõ ràng nhất. * Bước 2: Thảo luận cặp đôi. - Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều con thích. - GV quan sát, uốn nắn. * Bước 3: GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp. - GV tuyên dương HS giới thiệu rõ ràng về sở thích của bản thân. - Giáo viên hỏi: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ? => GV kết luận: Mỗi người đều có nhiều điều mình thích và không thích, những điều đó có thể giống hoặc khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng những sở thích riêng của mọi người. Hoạt động 3: Bài tập 3: Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình : + Ai đưa con đi học? + Đến lớp có gì khác ở nhà? + Con có thấy vui khi đã là học sinh lớp 1 không? + Con có thích trường lớp mới không? + Con phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1? => GV kết luận: Vào lớp 1 em có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ được học nhiều điều mới lạ - Được đi học là niềm vui là quyền lợi của em - Em rất vui và tự hào mình là học sinh lớp 1 - Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi và ngoan ngoãn. 3. Củng cố - dặn dò * Liên hệ: Trò chơi: Gọi tên nhau. - Gv nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi: trò chơi bắt đầu từ người quản trò điều khiển các bạn vỗ tay cho đều theo nhịp gọi và bắt đầu gọi tên từng bạn. - Tiến hành chơi: Tất cả HS trong lớp cùng tham gia chơi. VD: Gọi: Một hai trăm mốt hai trăm ai gọi ai Ngọc gọi Hải, Hải gọi Hà + Chú ý: Nếu bạn nào gọi tên bạn mình còn lúng túng, ngập ngừng, sai nhịp, chậm thì coi như phạm luật. - GV nhận xét, tuyên dương những HS nhớ tên của các bạn trong lớp. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Hs để đồ dùng lên bàn - Đọc đầu bài - Theo dõi - Học sinh đứng thành vòng tròn từ 6-10 em - Điểm số từ 1 đến hết - Học sinh thực hành - Học sinh thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Các bạn khác nhận xét bổ xung - Học sinh thảo luân theo cặp - Một số cặp lên trình bày trước lớp - Các bạn khác nhận xét - Học sinh tự suy nghĩ trả lời - Lắng nghe, ghi nhớ - Học sinh kể chuyện trong nhóm - Một số vài Hs lên trình bày trước lớp - Các Hs khác nhận xét bổ xung - Theo dõi - HS lắng nghe - HS cả lớp chơi. - HS nghe và rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.. .............................................................................. ... ... ---------------------- & ------------------------- Thể dục BÀI 1: TỔ CHỨC LỚP - TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU - Phổ biến nội quy học tập, biên chế tổ học tập. Chọn cán sự bộ môn.Yêu cầu học sinh biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục. - Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại’’ - Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi. - Chơi trò chơi. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Trong lớp hoặc trên sân trường. - Các tranh ảnh và một số con vật. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung T\ L Phương pháp A. Phần mở đầu. - Giáo viên tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. - Mỗi tổ 1 hàng sau đó cho học sinh chuyển thành hàng ngang. - Giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu buổi tập. - Đứng vỗ tay hát. - Hướng dẫn học sinh giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. B. Phần cơ bản 1, Biên chế tổ luyện tập, chọn cán sự bộ môn. 2, Phổ biến nội dung luyện tập. - Học sinh sửa lại trang phục. 3, Trò chơi: “Diệt con vật có hại “. C. Phần kết thúc - Đứng vỗ tay và hát. - GV cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Giáo viên kết thúc giờ học bằng cách hô “ Giải tán“ học sinh hô to “ Khoẻ“.! 7 phút 15phút 5 phút 5 phút LT x x x x x x x x x { x x x x x x x x x GV - Giáo viên điều khiển di chuyển hàng. - Học sinh xếp thành 3 tổ tập luyện. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x LT x GV - Giáo viên hướng dẫn cách chơi. - Cả lớp chơi trò chơi. - Giáo viên nhận xét cách chơi. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.. .............................................................................. ... ... ---------------------- & ------------------------- Ôn Tiếng Việt TIẾT 1: LUYỆN VIẾT CÁC NÉT CƠ BẢN I. MỤC TIÊU - HS luyện viết và nắm được cấu tạo các nét cơ bản. - Tập viết được các nét xiên cơ bản như nét ngang, nét thẳng, nét xiên, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, cong trái, cong phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, khuyết kép, nét xoắn và nét thắt. - Giáo dục các em khi ngồi học, ngồi viết tốt. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Vở luyện viết - Học sinh: Vở luyện viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ - Giáo viên yêu cầu học sinh để đồ dùng ra để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài - Gv giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Luyện viết - Giáo viên gọi HS đọc lại các nét cơ bản đã học. - Cho Hs nêu quy trình viết một số nét theo nhóm. - Viết bảng con. - Quan sát uốn nắn kịp thời. - Nhận xét chỉnh sửa. * Cho các em viết các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, cong trái, cong phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, khuyết kép, nét xoắn và nét thắt... - Gv hướng dẫn viết bài vào vở tập viết - Tư thế khi ngồi viết bài: + Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi, không tì ngực vào bàn, mắt cách vở khoảng 25 đến 30 cm - Gọi vài em nhắc lại - Yêu cầu cả lớp viết bài - Gv quan sát uốn nắn kịp thời - GV nhận xét 1 số bài viết. 4. Củng cố- dặn dò + Hôm nay chúng ta luyện viết những nét cơ bản nào? - Yêu cầu Hs đọc lại bài - Gv nhận xét giờ học, nhắc Hs học ở nhà và chuẩn bị bài sau. - Học sinh để đồ dùng lên bàn - Đọc đầu bài ( Theo Gv) - HS thực hiện - HS thực hiện 1- 2 em nêu. - Cả lớp cùng tô tay không - Viết từng nét - Theo dõi, rút kinh nghiệm - Hs viết từng dòng theo hướng dẫn của Gv - Theo dõi, rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau - Nét ngang, nét thẳng, nét xiên, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, cong trái, cong phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, khuyết kép, nét xoắn và nét thắt. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.. .............................................................................. ... ... ---------------------- & ------------------------- Ôn Toán TIẾT 3: ÔN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU - HS tiếp tục được nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông và hình tròn. - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật. - Giáo dục các em yêu thích môn học và biết nhận diện hình trong thực tế II. CHUẨN BỊ - GV: Bộ biểu diễn toán 1, que tính. - HS: VBT, màu, que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Buổi sáng học bài gì? => Gv nhận xét và chốt lại 2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài - Gv giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài b. Thực hành luyện tập (VBT- 5) Bài 1:Tô màu vào hình vuông - Gv hướng dẫn Hs làm bài - Cho cả lớp làm bài trong VBT - Gv nhận xét, và khen Hs tô đúng và đẹp Bài 2 : Tô màu vào hình tròn ( Tiến hành tương tự trên) Bài 3: Tô màu vào hình vuông, hình tròn - Cho hs làm bài, quan sát giúp đỡ hs còn lúng túng. Bài 4: Xếp thành các hình sau * GV tổ chức thành trò chơi - Chia lớp thành 6 đội, phổ biến cách chơi và luật chơi - Cho Hs chơi - Gv nhận xét tuyên dương 4. Củng cố – dặn dò + Hôm nay chúng ta học bài gì? + Trong cuộc sống hàng ngày ta thấy những đồ vật gì có dạng hình vuông, hình tròn? - Gv nhận xét giờ học và dặn hs chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời. Hs nhận xét bổ sung - Hs đọc tên bài - Hs quan sát - Hình vuông - Hs quan sát trên bảng - Hs thực hành - 2 em cùng bàn thảo luận - Hs kể: hộp đựng phấn - Hs nhận xét bổ sung - Học đọc yêu cầu và thực hành lấy que tính để xếp. - Hình vuông, hình tròn - Hs trả lời, Hs nhận xét bổ sung Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.. .............................................................................. ... ... ---------------------- & --------------------------
Tài liệu đính kèm: