Giáo án Dạy học Tuần 15 - Khối 1

Giáo án Dạy học Tuần 15 - Khối 1

Đạo đức

ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 2)

I. MỤC TIÊU : Xem tiết 1

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : Xem tiết 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

I.KT bài cũ

-Nêu các việc cần làm để đi học đúng giờ ?

Nhận xét

II.Bài mới

1.Giới thiệu bài: Đi học đều và đúng giờ (tiết2)

2. Hoạt động 1 : Đóng vai (bài tập 4)

*HD quan sát tranh :

-Tranh vẽ gì ?

+Các bạn Hà, Sơn đang làm gì ?

+Hà, Sơn gặp chuyện gì ?

+Hà, Sơn sẽ phải làm gì ?

+Đi học đều và đúng giờ có lợi như thế nào ?

*Giới thiệu nội dung từng tranh :

-Ở bài này, các em sẽ thảo luận nhóm 4 đóng vai theo 2 tình huống.

+Nhóm 1, 2 : Tranh 1

+Nhóm 3, 4 : Tranh 2

 

doc 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy học Tuần 15 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 15
+++
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài học
Thứ hai
28/11/2011
Buổi sáng
SH đầu tuần
15
Chào cờ đầu tuần
Đạo đức
15
Đi học đều và đúng giờ (tiết 2)
Học vần
141
Bài 66 : uôm – ươm (tiết 1)
Học vần
142
Bài 66 : uôm – ươm (tiết 2)
Buổi chiều
 HD luyện tập
57
Ôn : uôm – ươm 
 Luyện đọc
29
Ôn các vần đã học
 Luyện tốn
29
Ôn phép trừ trong phạm vi 9
Thứ ba
29/11/2011
Buổi sáng
Toán
57
Luyện tập
Mĩ thuật
15
Vẽ cây
Học vần
143
Bài 67 : Ôn tập (tiết 1)
Học vần
144
Bài 67 : Ôn tập (tiết 2)
Buổi chiều
 HD luyện tập
58
Ôn lại bài ôn tập
 Luyện viết
15
Luyện viết từ và câu
 Thể dục
15
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản – Trò chơi
Thứ tư
30/11/2011
Buổi sáng
Toán
 58
Phép cộng trong phạm vi 10
Âm nhạc
15
Ôn tập 2 bài hát : Đàn gà con, Sắp đến 
Học vần 
145
Bài 68 : ot – at (tiết 1)
Học vần
146
Bài 68 : ot – at (tiết 2)
Buổi chiều
Nghỉ
Thứ năm
01/12/2011
Buổi sáng
Học vần
147
Bài 69 : ăt – ât (tiết 1)
Học vần
148
Bài 69 : ăt – ât (tiết 2)
Toán
59
Luyện tập
Thủ công
15
Gấp cái quạt (tiết 1)
Buổi chiều
 HD luyện tập
59
Ôn : ăt – ât 
 Luyện đọc
30
Ôn các vần đã học
 Luyện tốn
30
Ôn phép cộng trong phạm vi 10
Thứ sáu
02/12/2011
Buổi sáng
Học vần
149
Bài 70 : ôt – ơt (tiết 1)
Học vần
150
Bài 70 : ôt – ơt (tiết 2)
Toán
60
Phép trừ trong phạm vi 10
TN-XH
15
Lớp học
Buổi chiều
 HD luyện tập
60
Ôn : ôt – ơt 
 Tập viết
15
thanh kiếm, âu yếm,
 Sinh hoạt lớp
15
Kiểm điểm cuối tuần
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU : Xem tiết 1
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : Xem tiết 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.KT bài cũ
-Nêu các việc cần làm để đi học đúng giờ ?
Nhận xét
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Đi học đều và đúng giờ (tiết2)
2. Hoạt động 1 : Đóng vai (bài tập 4)
*HD quan sát tranh :
-Tranh vẽ gì ?
+Các bạn Hà, Sơn đang làm gì ?
+Hà, Sơn gặp chuyện gì ?
+Hà, Sơn sẽ phải làm gì ?
+Đi học đều và đúng giờ có lợi như thế nào ?
*Giới thiệu nội dung từng tranh :
-Ở bài này, các em sẽ thảo luận nhóm 4 đóng vai theo 2 tình huống.
+Nhóm 1, 2 : Tranh 1
+Nhóm 3, 4 : Tranh 2
- Các nhóm lên trước lớp đóng vai :
- Hỏi nhóm 1 : Khi bạn rủ ở lại xem đồ chơi Hà làm gì ? Nếu có mặt ở đó em khuyên Hà như thế nào ?
-Hỏi nhóm 2 : Khi bạn rủ ở lại xem đồ chơi Hà làm gì ?
+ Bạn Hà có đáng khen không ?
+Em có đồng ý với ý kiến của bạn không ?
-Hỏi nhóm 3 : Khi bạn rủ đi đá bóng Sơn làm gì? Theo em khi bạn rủ đá bóng Sơn phải làm gì ?
-Hỏi nhóm 4 : Khi bạn rủ đá bóng Sơn làm gì ? Bạn Sơn có đáng khen không ? Vì sao ?
-Qua 4 nhóm tham gia đóng vai. Em học tập nhóm bạn nào ? Vì sao ?
GV kết luận:
Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
3. Hoạt động 2 : Xử lý tình huống
-Cho các em xử lý tình huống :
Em chuẩn bị đi học thì trời mưa rất to :
a) Nghỉ học
b) Đợi hết mưa sẽ đi học.
c) Mặc áo mưa đi học.
Hỏi : Tại sao em chọn phương án này là sai ? .là đúng ?
*.Chốt : Trời mưa phải mặc áo mưa đi học. Để xem ý kiến của lớp mình có giống với các bạn học sinh khác không cô cho các em xem tranh.
-Treo tranh BT5 :
+Tranh vẽ gì ?
+Việc làm của các bạn có giống với ý kiến của các em không ?
+Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+Các bạn gặp khó khăn gì ?
+Các em học tập được điều gì ở các bạn ?
GV kết luận:
Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn đi học
3. Hoạt động 3 : Thảo luận lớp :
- Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào ? Vì sao không nên nghỉ học thường xuyên .
- Nếu nghỉ học cần phải làm gì ? Vì sao?
4. Củng cố : Cho H đọc 2 câu ghi nhớ
Dặn dò: thường xuyên đi học đúng giờ
-Các việc cần làm để đi học đúng giờ :
+ Chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối
hôm trước.
+ Không thức khuya.
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ.
- Thảo luận - Đóng vai theo nhóm 4
+ Tranh 1 : Hà khuyên bạn nên nhanh chân tới lớp, không la cà kẻo đến lớp muộn
+ Tranh 2 : Sơn từ chối việc đá bóng để đến lớp học, như thế mới là đi học đều
- Đại diện các nhóm lên trước lớp đóng vai :
- Đi học đều và đúng giờ, giúp em được nghe giảng đầy đủ .
-Các em xử lý tình huống bằng cách dơ tay :
+ Các bạn mặc áo mưa đến lớp.
+ Trên đường đi học các bạn bị mắc mưa.
+ Vượt khó khăn để đến lớp đúng giờ, không vì khó khăn mà phải nghỉ học.
+ Chỉ nghỉ học khi bị bệnh. Chúng ta không nên nghỉ học thường xuyên vì nếu nghỉ học như thế chúng ta sẽ không hiểu bài và cũng không thuộc bài cô dạy.
+ Nếu nghỉ học phải có xin phép của cha mẹ. Vì có cha mẹ đến xin phép thì cô giáo mới tin là nghỉ học có phép.
- Học sinh học 2 câu ghi nhớ
“Trò ngoan đến lớp đúng giờ,
Đều đặn đi học, nắng mưa ngại gì”
Học vần
Bài 66: uôm – ươm 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Đọc được : uôm, ươm, buồm, bướm; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : uôm, ươm, buồm, bướm
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Ong, bướm, chim, cá cảnh
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV : Đ D DH, tranh minh hoạ các từ khố, câu ứng dụng và phần luyện nói
- HS : Đ D học TV : bảng cài, bộ chữ , vở tập viết, bút, b/c
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TIẾT 1
I.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc : 
+ Vần : iêm – dừa xiêm ; yêm – cái yếm
+ Từ ứng dụng 
+ Câu ứng dụng 
- Viết bc 2 từ : dừa xiêm ; cái yếm
Nhận xét
II.Bài mới
Hôm nay cô sẽ hướng dấn các em học 2 vần mới : uôm – ươm 
1. Dạy vần 
a/ Vần : uôm
+ GV cài vần uôm – đọc trơn uôm
+ Viết bảng lớp : uôm
+ YCHS phân tích vần uôm (Vần uôm được tạo nên từ những âm nào?)
+ GV đánh vần mẫu : uô – m – uôm
+ Đọc trơn vần uôm
+YC cài bảng cài.
- Muốn có tiếng buồm thêm vào trước âm gì? Dấu gì ?
+ GV cài thêm b và dấu.
+ YCHS vài tiếng 
+ Tiếng em vừa cài là tiếng gì ?
+ GV ghi BL : buồm
+ YCHS đọc trơn : buồm
- GV treo tranh minh họa, hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Rút từ : cánh buồm
+ Giảng từ.
+ Gọi HS đọc : cánh buồm
- Đọc lại cả cột : uôm – buồm – cánh buồm
* Luyện viết : uôm – cánh buồm
+ uôm
+ cánh buồm
Nhận xét
Thư giãn
b/ Vần : ươm
+ GV cài vần ươm – đọc trơn ươm
+ Viết bảng lớp : ươm
+ YCHS phân tích vần ươm (Vần ươm được tạo nên từ những âm nào?)
+ So sánh : vần uôm và ươm giống & khác nhau ở điểm nào ?
+ GV đánh vần mẫu : ươ – m – ươm
+ Đọc trơn vần ươm
+YC cài bảng cài.
- Muốn có tiếng bướm thêm vào trước âm gì? Dấu gì ?
+ GV cài thêm b vào trước vần và dấu
+ YCHS vài tiếng 
+ Tiếng em vừa cài là tiếng gì ?
+ GV ghi BL : bướm
+ YCHS đọc trơn : bướm
- GV treo tranh minh họa, hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Rút từ : đàn bướm
+ Giảng từ.
+ Gọi HS đọc : đàn bướm
- Đọc lại cả cột : ươm – bướm – đàn bướm
* Luyện viết : ươm – đàn bướm
+ ươm
+ đàn bướm
Nhận xét
2.Dạy từ ứng dụng
- GV viết 4 từ ứng dụng lên bảng lớp :
- HD đọc và tìm tiếng chứa các vần mới.
- HD đọc trơn từ 
- Giảng từ :
3.Củng cố : YC HS đọc lại bài
TIẾT 2
1.KTBC : YC HS đọc lại bài tiết trước
- Ở tiết 1 các em học vần gì ?
2.Luyện đọc
a/ YC mở SGK.
- YC đọc vần + tiếng + từ : cột 1
- YC đọc vần + tiếng + từ : cột 2
- YC đọc 4 từ ứng dụng 
- YC đọc hết trang bên trái
- YC dãy 1 đọc đồng thanh cả trang - CL
b/HD đọc câu ứng dụng
- Tranh vẽ gì ?
- Từ bức tranh ta có câu ứng dụng trong sách.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- YC quan sát tìm tiếng có vần uôm và ươm
- YC đánh vần tiếng vừa tìm
- YC phân tích tiếng.
- Mỗi bạn đọc 1 câu.
- Nêu : Để đọc tốt hơn, các em nghe cô đọc
- YC đọc lại cả 2 trang
3.Luyện viết
-Bài viết hôm nay có mấy dòng ?
+ Dòng thứ I là gì ?
+ Dòng thứ II là gì ?
+ Dòng III là gì ?
+ Dòng IV là gì ?
-Bây giờ chúng ta sẽ viết 4 dòng :
+ Dòng I : gọi phân tích vần (GV hướng dẫn độ cao, cách nối nét, khoảng cách)
+ Các dòng còn lại (tt)
- Chấm bài, nhận xét
Thư giãn
4. Luyện nói
-Tranh vẽ gì ?
+Con chim sâu có lợi ích gì? 
+Con bướm thích gì?
+Con ong thích gì?
+Con cá cảnh để làm gì?
+Ong, chim có ích lợi gì cho nhà nông?
+Con thích nhất con nào trong các con ong, bướm, chim, cá cảnh ? Vì sao?
-Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
5.Củng cố, dặn dò
-Đọc SGK trang chẳn, lẻ
-Chỉ tiếng có vần uôm – ươm
-Thi đua viết vần uôm – ươm
- 1HS đọc
- 1HS đọc
- 2HS đọc 
- Cả lớp viết bc
- 3H đọc trơn uôm – đồng thanh
+ HS Y phân tích
+ Đ/vần : c/n – nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
+ Đọc trơn : c/n – nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
+ Cài bảng vần uôm
- Thêm vào trước âm b ... (HS G)
+ Cả lớp cài tiếng buồm (dơ bảng cài – đánh vần : c/n – nhóm – đt)
+ HS nêu tiếng : buồm
+ Đọc trơn : cá nhân – nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
+1HS trả lời: tranh vẽ cánh buồm
+ Đọc trơn cánh buồm : C/n– nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
-Vài HS đọc lại 
-HS phân tích
-Quan sát
- Viết vần uôm ( b/c)
- 3H đọc trơn ươm – đồng thanh
+ HS Y phân tích
+ Giống : Cả 2 vần có âm cuối là m
+ Khác : vần uôm bắt đầu bằng uô, vần ươm bắt đầu bằng ươ
+ Đ/vần : c/n – nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
+ Đọc trơn : c/n – nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
+ Cài bảng vần ươm
- Thêm vào trước âm b và dấu. (HS G)
 + Cả lớp cài tiếng bướm (dơ bảng cài – đánh vần : c/n – nhóm – đt)
+ HS nêu tiếng : bướm
+ Đọc trơn : cá nhân – nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
+1HS trả lời: tranh vẽ đàn bướm
+ Đọc trơn đàn bướm : C/n– nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
-Vài HS đọc lại 
-HS phân tích
-Quan sát
- Viết vần ươm ( b/c)
- CN – nhóm – ĐT (G-K-TB-Y)
- Vần uôm và ươm
- 4 đối tượng đọc (G-K-TB-Y)
- 4 đối tượng đọc (G-K-TB-Y)
- 3HS đọc
- 1HS đọc
- ĐT theo dãy – cả lớp
- Quan sát và trả lời : 
+ 1HS G đọc
+ HS Y đọc theo & tìm tiếng có vần uôm và ươm
- 1HS Y phân tích 
- 2HS K đọc.
- Đọc nhóm – ĐT cả lớp
- Gọi 3HS G đọc (chọn bạn đọc hay nhất)
- 3HS K , G đọc – ĐT cả lớp
- Có 4 dòng.
+ Vần uôm
+ Vần ươm
+ Từ : cánh buồm
+ Từ : đàn bướm
+ 1HS Y phân tích – Viết bc
-Thảo luận : vẽ chim sâu, bướm, ong, cá cảnh
+Bắt sâu bọ
+Thích hoa
+Thích hút mật hoa
+Để làm cảnh
+Hút mật thụ phấn cho hoa, bắt sâu bọ
+HS đọc
-Ong, bướm, chim, cá cảnh
- 2H S đọc
- HS Y chỉ 
- 4HS tham gia
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
Học vần
Bài ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng m
 - Đọc đúng các từ ngữ và đoạn t ... 1 = 9 và 10 – 9 = 1
-Cài hình, nêu bài tốn : Trên bảng có mấy hình tam giác?
-10 hình tam giác, bớt đi 1 hình. Còn lại mấy hình tam giác?
-10 trừ 1 bằng mấy?
-Viết công thức, gọi H đọc
-YC HS quan sát hình vẽ, hỏi: 10 hình tam giác, bớt đi 9 hình. Hỏi còn lại mấy hình?
-10 trừ 9 bằng mấy?
-Viết 10 – 9= 1
-Cho H đọc :10 – 1 = 9 ; 10 – 9 = 1
b/Hướng dẫn H thành lập các công thức 
10 – 2 = 8 ; 10 – 8 = 2 ; 10 – 3 = 7 ; 
10 – 7 = 3 ; 10 – 6 = 4; 10 – 4 = 6 ;
10 – 5 = 5
Cách tiến hành tương tự như bước a
c/ Hướng dẫn H ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
-Cho H đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10.
-Xố bảng sau đó tổ chức cho cả lớp thi đua lập lại những công thức vừa xố
( không theo thứ tự )
Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1: Gọi H nêu yêu cầu
a) YC thực hiện bảng con, viết kết quả thẳng cột với 2 số trên.
b) YC ghi kết quả sau dấu =
-Gọi H đọc kết quả.
Nhận xét
Bài 4 : Gọi H nêu yêu cầu
-HD quan sát tranh :
+Có tất cả mấy quả bí đỏ ?
+Bác gấu đã chở đi mấy quả ?
+YC nêu bài tốn.
+Vậy còn lại mấy quả ?
+YC HS thực hiện phép tính.
-Chữa bài.
 3.Củng cố 
YC đọc bảng trừ trong phạm vi 10
Nhận xét
2 H đọc
-10 hình tam giác
-còn 9 hình
-10 trừ 1 bằng 9
-10 – 1 = 9 (1 H)
-Còn 1 hình
-Bằng 1
-HS đọc c/n 
-HS đọc cá nhân 
-H thực hiện
-H đọc c/n
HS nêu 
-HS làm bảng con ( G-K-TB-Y)
-HS làm bài SGK ( G-K-TB-Y)
-5HS lên bảng chữa bài.
HS quan sát tranh
+Có tất cả 10 quả bí đỏ. ( TB-Y)
+ Bác gấu đã chở đi 4 quả. ( TB-Y)
-Có 10 quả bí đỏ, bác Gấu đã chở đi 4 quả. Hỏi còn lại mấy quả bí đỏ ? ( K-G)
+Còn lại 6 quả (HS K)
+ 10 – 4 = 6 (G-K-TB-Y)
3HS đọc
TN&XH
LỚP HỌC
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên lớp, thầy (cô) chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp.
#. Nêu một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
SGK , tranh minh hoạ bài 15 trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
+Giờ trước chúng mình học bài gì ?
+Kể tên một số vật nhọn, dể gây đứt tay, chảy máu? 
+Ngồi việc phòng tránh các vật nhọn đó ra, ở nhà chúng ta còn phải phòng tránh các đồ vật gì dễ gây nguy hiểm ? 
II.Bài mới : Giới thiệu bài
 -Hỏi: Các em học ở trường nào ? Lớp nào ?
 -Nói: Vậy chúng ta đã biết tên trường, lớp của mình rồi đấy. Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu rõ hơn về lớp học của mình nhé.
1. Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận nhóm
-Hướng dẫn các em quan sát các hình ở trang 32, 33 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau với các bạn :
 + Trong lớp học có những ai và có những đồ vật gì ?
 + Lớp học của bạn giống với lớp học nào trong các hình đó? 
+ Bạn thích lớp học nào? Tại sao?
- Chỉ định bất kì một thành viên nào trong các nhóm lên trình bày.
-Kết luận : Trong lớp học nào cũng có thầy giáo (cô giáo) và HS. Trong lớp có các đồ dùng phục vụ học tập như : lọ hoa , tranh ảnh Việc có nhiều hay ít đồ dùng , đồ dùng cũ hay mới, đẹp hay xấu tuỳ vào điều kiện của từng trường.
Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2: Kể về lớp học của mình
-Yêu cầu H quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với các bạn
-Gọi H kể tên lớp, tên GVCN, các thành viên trong lớp, các đồ đạc của lớp mình.
-Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình và yêu quý giữ gìn các đồ đạc trong lớp của mình.Vì đó là nơi các em đến học hằng ngày với các thầy cô và các bạn.
3.Củng cố 
-Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
-Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học
-Cách tiến hành:
+Chia nhóm
+Chia bảng thành các cột dọc tương ứng với số nhóm
+ Đồ dùng có trong lớp học của em
+ Đồ dùng bằng gỗ.
+ Đồ dùng treo tường.
+ Nhóm nào làm nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc
-GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá sau mỗi lượt chơi.
+ An tồn khi ở nhà 
+ Dao, kéo,
+ Lửa, nước sôi,
-Thảo luận nhóm ( 4 H )
-Đại diện các nhóm trình bày
-H quan sát xung quanh lớp học
-H trình bày trước lớp
-H khác bổ sung
-Mỗi nhóm được phát một bộ bìa
-HS sẽ chọn các tấm bìa ghi tên các đồ dùng theo yêu cầu của GV và dán lên bảng.
Tập viết
 thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, 
bánh ngọt, bãi cát, thật thà
I.MỤC TIÊU
Viết đúng các chữ : thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà. Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1.
 #. HS khá – gỏi viết được đủ số dòng quy định trong VTV1, tập 1
II.CHUẨN BỊ
- Bảng con được viết sẵn các chữ
- Chữ viết mẫu các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.
- Bảng lớp được kẻ sẵn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
-Nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
2.Bài mới
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hôm nay ta học bài: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết
-GV gắn chữ mẫu lên bảng giới thiệu và hướng dẫn cách viết
+ thanh kiếm:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “thanh kiếm”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “thanh kiếm” ta viết tiếng thanh trước, đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ th lia bút viết vần anh điểm kết thúc ở đường kẻ 2. Muốn viết tiếp tiếng kiếm nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 2 viết chữ k lia bút viết vần iêm, điểm kết thúc trên đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ ê
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ âu yếm:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “âu yếm”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “âu yếm” ta viết tiếng âu trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết vần âu điểm kết thúc ở đường kẻ2. Muốn viết tiếp tiếng yếm, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 2 viết vần yêm, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ ê
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ ao chuôm:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “ao chuôm” ?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “ao chuôm” ta viết chữ ao trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết vần ao, điểm kết thúc ở đường kẻ 2. Muốn viết tiếp tiếng chuôm, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ ch lia bút viết vần uôm, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ bánh ngọt:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “bánh ngọt”?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “bánh ngọt” ta viết chữ bánh trước, đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ b, lia bút viết vần anh, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ a. Muốn viết tiếp tiếng ngọt, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút trên đường kẻ 2 viết chữ ng, lia bút viết vần ot, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu nặng ở dưới con chữ o
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ bãi cát:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “bãi cát”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “bãi cát” ta viết tiếng bãi trước, đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ b, lia bút lên viết vần ai điểm kết thúc ở đường kẻ2, lia bút viết dấu ngã trên con chữ a. Muốn viết tiếp tiếng cát, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ c, lia bút viết vần at, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ a
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ thật thà:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “thật thà”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “thật thà” ta viết tiếng thật trước, đặt bút ở đường kẻ2 viết con chữ th, lia bút lên viết vần ât điểm kết thúc ở đường kẻ2, lia bút viết dấu nặng dưới con chữ â. Muốn viết tiếp tiếng thà, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ2 viết con chữ th, lia bút viết chữ a điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu huyền trên con chữ a
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
c) Viết vào vở
-GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
-Cho HS viết từng dòng vào vở
3.Củng cố
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
-Nhận xét tiết học
4.Dặn dò
-Về nhà luyện viết vào bảng con
-Chuẩn bị bài sau
-HS viết BC từ sai
- thanh kiếm
-Chữ a, n, i, ê, m cao 1 đơn vị; th, nh, k cao 2 đơn vị rưỡi 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
-âu yếm 
-Chữ â, u, ê, m cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
-ao chuôm
-Chữ a, o, u, ô, m cao 1 đơn vị; chữ ch cao 2 đơn vị rưỡi; 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- bánh ngọt
-Chữ b, nh, ng cao 2 đơn vị rưỡi; chữ a, o cao 1 đơn vị; chữ t cao 1 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- bãi cát
-Chữ b cao 2 đơn vị rưỡi; chữ a, i, c, a cao 1 đơn vị; t cao 1 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- thật thà
-Chữ th cao 2 đơn vị rưỡi, chữ â, a cao 1 đơn vị; chữ t cao 1 đơn vị rưỡi 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- Viết VTV
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN QUA
+++
I.Ổn định : hát
II. Tiến hành sinh hoạt lớp
	 Giáo viên nhận định lại tình hình của lớp qua 1 tuần lễ học tập như sau :
	1/ Về hạnh kiểm :
* Tổ 1 :
- Chăm ngoan : Tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : Minh, Lãm
- Vắng : /
- Vệ sinh : Tốt
	- Đi trễ : /
* Tổ 2 :
- Chăm ngoan : Khá tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : Ý, Trí, Hồng, Tài
- Vắng : /
- Vệ sinh : Khá tốt
	- Đi trễ : /
* Tổ 3 :
- Chăm ngoan : Tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : Minh Trí, Tiên, Thanh
- Vắng : /
- Vệ sinh : Khá tốt
	- Đi trễ : /
	2/ Về học lực :
	* Tổ 1 :
	- Đọc tốt, viết đẹp, điểm cao : Khánh Linh, Thành, Vân, Lãm
	- Đọc yếu: Minh, Phương
* Tổ 2 :
	- Đọc tốt, viết đẹp, điểm cao : Ý, Tiên, Đăng, Trúc, Duy, Duy Linh
	- Đọc yếu: Phát
* Tổ 3 :
	- Đọc tốt, viết đẹp, điểm cao : Trí, Trâm, Huệ
	- Đọc yếu: Thanh, Lộc
- Giáo viên tổng kết : 
+ Khen thưởng tổ nào có nhiều thành tích hơn. 
+ Khuyến khích những em học còn yếu, viết chữ xấu hãy cố lên.	
	- Giáo viên nêu hướng tới :.......
	+Yêu cầu học sinh thực hiện theo.
	+ Học sinh hứa hẹn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL1 T15 Chuan KTKN Tich hop day du.doc