Đạo đức
CÁM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
#.Với HS G : Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: tranh minh họa, quả táo. Nhị và cánh hoa bằng giấy để chơi “ Ghép hoa”.
-HS : VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 26 +++ Thứ/ngày Môn học Tiết Tên bài học Thứ hai 05/3/2012 Buổi sáng SH đầu tuần 26 Chào cờ đầu tuần Đạo đức 26 Cảm ơn và xin lỗi (tiết 1) Tập đọc 19 Mẹ và cô (tiết 1) Tập đọc 20 Mẹ và cô (tiết 2) Buổi chiều HD luyện tập 101 Luyện đọc bài Mẹ và cô (chú ý HS Y-TB) Luyện đọc 51 Luyện đọc bài Mẹ và cô Luyện toán 51 Luyện tập Thứ ba 06/3/2012 Buổi sáng Toán 101 Các số có hai chữ số Mĩ thuật 26 Vẽ chim và hoa Chính tả 7 Mẹ và cô Tập viết 7 Tô chữ hoa : H, J Buổi chiều HD luyện tập 102 Luyện đọc bài Mẹ và cô Luyện viết 26 Luyện viết chữ hoa : H, J Thể dục 26 Bài thể dục – Trò chơi Thứ tư 07/3/2012 Buổi sáng Toán 102 Các số có hai chữ số (tt) Âm nhạc 26 Học hát bài “Hòa bình cho bé” Tập đọc 21 Quyển vở của em (tiết 1) Tập đọc 22 Quyển vở của em (tiết 2) Buổi chiều Nghỉ Thứ năm 08/3/2012 Buổi sáng Chính tả 8 Quyển vở của em Tập viết 8 Tô chữ hoa : K Toán 103 Các số có hai chữ số (tt) Thủ công 26 Cắt, dán hình vuông (tiết 1) Buổi chiều HD luyện tập 103 Ôn tập các chữ hoa K Luyện đọc 52 Luyện đọc bài Quyển vở của em Luyện toán 52 Ôn các số có hai chữ số Thứ sáu 09/3/2012 Buổi sáng Tập đọc 23 Con quạ thông minh (tiết 1) Tập đọc 24 Con quạ thông minh (tiết 2) Toán 104 So sánh các số có hai chữ số TN-XH 26 Con gà Buổi chiều HD luyện tập 104 Luyện đọc bài “Con quạ thông minh” Kể chuyện 4 Sư tử và Chuột Nhắt Sinh hoạt lớp 26 Kiểm điểm cuối tuần Thứ hai, ngày 05 tháng 3 năm 2012 Đạo đức CÁM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi. - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp. #.Với HS G : Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: tranh minh họa, quả táo. Nhị và cánh hoa bằng giấy để chơi “ Ghép hoa”. -HS : VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I.Kiểm tra bài cũ Tiết Đạo đức vừa qua các em đã thực hành kĩ năng giữa HKII. -Đối với đường nông thôn, con đi bộ như thế nào? - Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi ta phải làm gì? -Khi gặp thầy giáo, cô giáo em cần phải làm gì ? II.Bài mới 1.Hoạt động 1: Đóng vai -HD quan sát tranh tranh 1: +Các bạn trong tranh đang làm gì? +Khi nhận quả táo, bạn nam nói gì với hai bạn mình? +Vì sao các bạn làm như vậy? -Nêu : Tranh vẽ 3 bạn, 2 bạn cho cho bạn nam quả táo. -HD quan sát tranh tranh 2: +Tranh vẽ gì ? +Khi đi học muộn, gặp cô giáo bạn nói câu gì ? -Nêu : Tranh vẽ trong giờ học, cô giáo đang giảng bài, có 1 bạn nam đi học muộn. Khi vào lớp gặp cô bạn nói “Em xin lỗi cô, em đi học muộn”. -YC các nhóm đóng vai lại theo nội dung 2 tranh trên. Các em trong nhóm tự phân vai *Kết luận : Nhận xét các nhóm đóng vai hay. -Hỏi : Khi nào cần nói lời cảm ơn ? Khi nào cần nói lời xin lỗi ? -GV chốt lại. 2.Hoạt động 2: Quan sát tranh -HD quan sát từng tranh. -Chia nhóm đôi, YC 2 bạn hỏi và đáp về nội dung từng bức tranh. -Gọi từng cặp lên chỉ tranh *.Kết luận : +Tranh 1: Cần nói lời cảm ơn +Tranh 2: Cần nói lời xin lỗi +Tranh 3: Cần nói lời cảm ơn +Tranh 4: Cần nói lời xin lỗi Thư giãn 3.Họat động 3: Tự liên hệ -Nêu YC như VBT -Dùng 2 thẻ (xanh – đỏ) hướng dẫn các em chọn ý đúng. -Hỏi : Vì sao chọn màu xanh ? Vì sao chọn màu đỏ ? *Liên hệ : -Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn? -Em cảm thấy thế nào khi được bạn xin lỗi? KL: Cần nói cảm ơn khi được quan tâm giúp đỡ. Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hay làm phiền người khác. 4.Củng cố -Khi nào nói lời cảm ơn ? -Khi nào nói lời xin lỗi ? GDHS : Phải biết thể hiện lời cảm ơn và xin lỗi đã học hôm nay để được mọi người yêu quý mình. Nhận xét -Đi sát mép đường lề bên phải. -Cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi -Chào hỏi lễ phép. - Quan sát tranh & trả lời : +Tranh vẽ 2 bạn đang chia cho bạn mình quả táo. +Cám ơn bạn +Vì các bạn biết quan tâm lẫn nhau. +Tranh vẽ trong giờ học, cô giáo đang giảng bài. Có 1 bạn đi trễ. +Em xin lỗi cô, em đi học muộn. -Đại diện nhóm trình bày. -Lớp nhận xét, bổ sung -Nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ. Nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hay làm phiền người khác. -Thảo luận nhóm đôi. -Hỏi và đáp về bức tranh của mình. -Các nhóm khác nhận xét. -Em cảm thấy vui. -Em cảm thấy vui, hết giận. -Nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. -Nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hay làm phiền người khác. Tập đọc MẸ VÀ CÔ I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : sà vào, lòng mẹ, mặt trời, lon ton, chân trời,... Bước đầu biết nghỉ hơi đúng mỗi dòng thơ. -Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé. -Trả lời được câu hỏi SGK. -Học thuộc lòng bài thơ. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC -Tranh minh họa bài tập đọc. -Tranh minh họa phần luyện nói câu có tiếng chứa vần ôn. -Bộ đồ dùng dạy và học Tiếng việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 I.Kiểm tra bài cũ : Gọi H đọc bài “Mưu chú Sẻ” -Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? -Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ? Nhận xét II. Bài mới 1.Giới thiệu bài : -Treo tranh, hỏi : Tranh ai? -Mẹ cũng như thầy cô giáo đều là những người thân thiết , gần gũi với các em .Chúng ta ai cũng yêu quý mẹ và cô. Bài học hôm nay sẽ kể về tình cảm của bé đối với mẹ và cô giáo, tình cảm của cô giáo và mẹ đối với bé qua bài “Mẹ và cô” 2.Hướng dẫn luyện đọc a.GV đọc mẫu b.Luyện đọc -GV đọc từng câu rút từ khó : sà vào, lòng mẹ, mặt trời, lon ton, chân trời - gạch chân – viết bảng phụ. -YC phân tích tiếng. -Cài tiếng : lòng, mặt, ton -GNT : + sà vào : thích thú chạy nhanh vào lòng mẹ. + lon ton : dáng đi, dáng chạy nhanh nhẹn, hồ hởi của em bé. + Luyện đọc câu + Luyện đọc đoạn + Luyện đọc bài Thư giãn 3.Ôn tiếng có vần uôi, ươi Hôm nay ta ôn 2 vần uôi, ươi YC1: Tìm trong bài tiếng có vần uôi YC2: Tìm tiếng ngoài bài -Có vần uôi -Có vần ươi YC3: Nói câu chứa tiếng có vần uôi, ươi -YC quan sát tranh, nêu câu mẫu. -YC tìm tiếng có vần uôi, ươi. -YC phân tích tiếng *Tập đặt câu chứa tiếng có vần uôi, ươi Nhận xét 3.Củng cố -YC HS đọc lại bài Nhận xét. TIẾT 2 1.Tìm hiểu bài đọc +Buổi sáng bé làm gì? +Buổi chiều bé làm gì? +Hai chân trời của bé là ai và ai? -GV đọc mẫu cả bài (lần 2) *.Học thuộc lòng -Cho H đọc từng dòng -Xoá dần các từ, chỉ để lại tiếng đầu dòng Thư giãn 2.Luyện nói -Nêu YC của đề tài luyện nói: Đóng vai (1 em đóng vai bé, em kia đóng vai mẹ) nhìn tranh và mẫu 1 trong SGK, thực hành nói lời chia tay của bé với mẹ trước khi bé vào lớp. Sau đó (các em khác đóng vai bé và cô) nhìn tranh và mẫu 2 nói lời chia tay của bé với cô trước khi bé ra về. -Cho H quan sát tranh và đọc câu mẫu -Khuyến khích H hỏi những câu khác Nhận xét 3.Củng cố, dặn dò -YC HS đọc lại bài GDHS : Phải biết chào hỏi người lớn trước khi đi học và khi đi học về. Khi đến lớp phải biết chào cô và khi về phải biết chào tạm biệt cô. Nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bài, xem trước bài. 1H đọc đoạn 1&2 + TLCH 1HS đọc đoạn 3 + TLCH 1H đọc cả bài. -H quan sát trả lời : Tranh vẽ bé với cô, bé với mẹ. -HS đọc cá nhân – nhóm - ĐT -HS phân tích (HS TB-Y) -Cả lớp đọc lại các từ trên. -Cả lớp cài tiếng. -Mỗi H đọc 1 câu theo dãy (HS TB-Y) -Từng nhóm 3H đọc 3 đoạn nối tiếp (HS K) +Từng tổ thi đua đọc các đoạn. (HS G) -H đọc ĐT cả bài 1 lần -Buổi -Thi đua tìm nhanh tiếng có vần uôi: buổi chợ, nảy chuối, đá cuội, tiếc nuối, chuỗi hạt, duỗi chân, đuổi nhau, đuối sức, tuổi trẻ, suối chảy, xuôi chiều, -Thi đua tìm nhanh tiếng có vần ươi: múi bưởi, đám cưới, tươi cười, điểm mười, cái lưới, người tốt, -Đọc câu mẫu - tìm tiếng - phân tích tiếng -Thi đua đặt câu (1HS/1 câu) -2HS thi đọc bài H đọc đoạn 1 +Bé chào mẹ, chạy tới ôm cổ cô +Bé chào cô, rồi sà vào lòngmẹ H đọc đoạn 2 +Là mẹ và cô giáo H đọc cả bài ( 2 HS ) -H học thuộc lòng từng dòng -H học thuộc dần cả bài -H hỏi – đáp theo mẫu 3HS đọc lại bài. Thứ ba, ngày 06 tháng 3 năm 2012 Toán CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50 ; Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sử dụng bộ đồ dùng học Toán lớp 1 - HS: 5 bó, mỗi bó có một chục que tính và các que tính rời. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I.Kiểm tra bài cũ Nhận xét bài kiểm tra II.Bài mới 1.Giới thiệu bài: Các em đã học cộng, trừ các số tròn chục. Hôm nay cô sẽ dạy các em « Các số có 2 chữ số ». 2.Giới thiệu các số từ 20 đến 30 -Đính bảng đã gắn sẵn que tính. -Lật Ô1 + hỏi : +Có mấy bó chục que tính ? +Hai ... 68 có 6 chục. Nên 8 chục lớn nhất. Vì vậy em chọn 80. -HS thực hành + Nêu cách làm -Làm bài SGK HS đọc YC -Thảo luận nhóm đôi. -2HS lên bảng ghi số -So sánh các số có hai chữ số. -4HS thi đua. TN&XH CON GÀ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nêu ích lợi của con gà. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. #. Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Các hình, tranh ảnh về con gà. - HS : SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I.Kiểm tra bài cũ - Nêu các bộ phận của con cá. - Cá sống ở đâu? -Aên cá có lợi gì ? II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: -Cho cả lớp hát bài : Đàn gà con. -Bài hát Đàn gà con đã cho chúng ta thấy những chú gà thật đáng yêu. Để xem chúng còn những đặc điểm gì nữa, để hiểu rõ điều này hôm nay các em học bài “Con gà” 2.Hoạt động 1: Quan sát tranh a.Mục tiêu: H biết tên các bộ phận của con gà trên hình vẽ -Cho H quan sát tranh vẽ con gà. -YC thảo luận nhóm đôi (3 phút), theo các câu hỏi sau : + Nêu bộ phận bên ngoài của con gà. -Mời các nhóm lên chỉ tranh và mô tả con gà. *.Kết luận: Con gà nào cũng có : đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh. - Đính tiếp tranh con gà mái. - Yêu cầu quan sát tranh 2 con gà. *Hỏi thêm : +Hình nào là gà trống? +Hình nào là gà mái ? - Yêu cầu HS trả lời - Hỏi : Vì sao em biết đây là gà trống ? đây là gà mái ? *.GV kết luận : Hình trên là gà trống, hình dưới là gà mái. Gà trống mào to, biết gáygà mái bé hơn, biết đẻ trứng gà con bé xíu 3.Hoạt động 2 : Mô tả con gà -HD quan sát con gà và YC thảo luận nhóm (5 phút) +Toàn thân gà có gì? +Đầu gà như thế nào? Có gì ? +Mỏ gà như thế nào? +Gà dùng mỏ để làm gì? +Chân gà có gì ? Để làm gì ? -Đại diện các nhóm lên trình bày. *Kết luận : Toàn thân gà có lông che phủ ; đầu gà nhỏ, có mào ; mỏ gà nhọn, ngắn và cứng ; chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để đào đất. 3.Hoạt động 2 : Tự liên hệ *.HD quan sát tranh/55 : -Gà công nghiệp được nuôi ở đâu ? -Gà ta nuôi ở đâu ? *Liên hệ : -Nhà em nào nuôi gà? Nuôi loại gà nào (gà công nghiệp hay gà ta,....) -Cho gà ăn gì ? -Gà di chuyển bằng gì ? Có bay được không ? -Nuôi gà để làm gì ? -Em có thích ăn thịt gà không ? -Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì cho sức khỏe ? 4.Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con” -Nêu YC : +Đóng vai con gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng. +Đóng vai con gà mái cục tác và đẻ trứng. +Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp. -Thành lập Ban giám khảo chấm điểm -Tiến hành chơi trò chơi. -Công bố điểm. -Nhận xét – tuyên dương. 4.Củng cố: -Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? -Nuôi gà để làm gì ? -Aên thịt gà, trứng gà có lợi gì cho sức khỏe ? GDHS :Hiện nay, đang có dịch cúm gia cầm, nên khi ăn phải chú ý mua gà phải có dấu kiểm định của cơ sở y tế. Khi ăn gà phải cẩn thận tránh mắc xương. Nhà có nuôi gà cho gà ăn uống và phải biết chăm sóc. Thường xuyên quét dọn phân gà tránh dơ bẩn, nhằm góp phần bảo vệ nơi ở của mình sạch sẽ. Có như thế thì môi trường của chúng ta mới sạch đẹp được. Nhận xét. - Con cá gồm có : đầu, mình, đuôi và vây - Cá sống dưới nước - Aên cá ngon và bổ, phát triển xương. H hát bài Đàn gà con -Quan sát con gà -Thảo luận nhóm đôi ( phút) -Trình bày Kq 3 nhóm : 2HS lên bảng (1 em hỏi – 1 em trả lời) : Con gà gồm có : đầu, cổ, mình, cánh và chân. - HS nhận xét, bổ sung +Hình trên là gà trống. +Hình dưới là gà mái -HS trả lời. -Gà trống mào to, biết gáygà mái bé hơn, biết đẻ trứng -Thảo luận nhóm nhóm 4 +Toàn thân gà có lông bao phủ. +Đầu gà nhỏ, có mào. +Mỏ gà nhọn, ngắn và cứng. +Gà dùng mỏ để mổ thức ăn. +Chân gà có móng sắc, để đào đất. -Quan sát tranh -Nuôi ở chuồng trại -Nuôi ở trong vườn, dưới đất. -HS phát biểu +Aên gạo, lúa, thức ăn,..... +Di chuyển bằng chân. Không bay được. +Lấy thịt , trứng, lông. +HSTL +HSTL. Thịt và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khỏe. -Lắng nghe -3 tổ tham gia chơi trò chơi. -1HSTL (HS TB) -1HSTL (HS K) -1HSTL (HS G) Kể chuyện SƯ TỬ VÀ CHUỘT NHẮT I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. -Hiểu lời khuyên của câu chuyện : người yếu đuối , bé nhỏ có thể giúp đỡ được người to khoẻ. Làm ơn sẽ được báo đáp. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC -Tranh minh hoạ câu chuyện. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I.Kiểm tra bài cũ Gọi H kể lại 1 đoạn em thích trong câu chuyện Trí khôn và nêu ý nghĩa câu chuyện. -Nhận xét cho điểm. II.Bài mới 1.Giới thiệu bài: Hôm nay các con sẽ được nghe 1 câu chuyện mới có tên là Sư Tử và Chuột Nhắt. Ghi tựa bài. 1.Hoạt động 1: Kể chuyện -Kể câu chuyện lần 1 ( không tranh) -Kể câu chuyện lần 2 ( có tranh minh hoạ) 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn H kể từng đoạn theo tranh . -Treo tranh, hỏi: a/Tranh 1 : +Vẽ cảnh gì? +Câu hỏi dưới tranh là gì ? b/Tranh 2 : +Gọi HS trả lời câu hỏi theo tranh c/ Tranh 3 : +Gọi H trả lời câu hỏi theo tranh d/ Tranh 4 : +Câu chuyện kết thúc như thế nào? 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn H kể toàn truyện -Tổ chức cho HS phân vai kể lại câu chuyện. -Biểu dương các nhóm đóng vai và kể chuyện tốt 4.Hoạt động 4:Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện -Câu chuyện này cho em biết điều gì? -Chốt lại ý nghĩa câu chuyện : Tuy nhỏ nhưng Chuột Nhắt cũng có thể cứu được Sư Tử. Đừng coi thường những con vật bé. Mọi người có thể giúp đỡ được nhau. Giúp đỡ sẽ được báo đáp. 5.Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học. -Về nhà tập kể lại toàn câu chuyện. 2 H -Lắng nghe -Lắng nghe + Quan sát tranh -H quan sát +Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt. +Khi bị Sư Tử bắt, Chuột Nhắt nói gì ? -H phân vai kể lại câu chuyện. H các nhóm tự phân vai và kể toàn câu chuyện -Lớp theo dõi và nhận xét - SINH HOẠT LỚP KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN QUA +++ I.Ổn định : hát II. Tiến hành sinh hoạt lớp Giáo viên nhận định lại tình hình của lớp qua 1 tuần lễ học tập như sau : 1/ Về hạnh kiểm : * Tổ 1 : - Chăm ngoan :................................................................................................ - Đồng phục :................................................................................................... - Đùa giởn : ..................................................................................................... - Vắng : ........................................................................................................... - Vệ sinh :........................................................................................................ - Đi trễ : .......................................................................................................... * Tổ 2 : - Chăm ngoan :................................................................................................ - Đồng phục :................................................................................................... - Đùa giởn : ..................................................................................................... - Vắng : ........................................................................................................... - Vệ sinh :........................................................................................................ - Đi trễ : .......................................................................................................... * Tổ 3 : - Chăm ngoan :................................................................................................ - Đồng phục :................................................................................................... - Đùa giởn : ..................................................................................................... - Vắng : ........................................................................................................... - Vệ sinh :........................................................................................................ - Đi trễ : .......................................................................................................... 2/ Về học lực : * Tổ 1 : - Điểm10:.............................................................................................. - Đọc yếu:............................................................................................. * Tổ 2 : - Điểm10:.............................................................................................. - Đọc yếu:............................................................................................. * Tổ 3 : - Điểm10:.............................................................................................. - Đọc yếu:............................................................................................. - Giáo viên tổng kết : + Khen thưởng tổ nào có nhiều thành tích hơn. + Khen những cá nhân đạt nhiều điểm cao + Khuyến khích những em học còn yếu, viết chữ xấu hãy cố lên. - Giáo viên nêu hướng tới
Tài liệu đính kèm: