Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 11, 12

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 11, 12

BUỔI SÁNG

Tiết 1+2:

Tiếng Việt : TUẦN 9: TỰ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ (T1)

(Sách thiết kế Tập 1/ 123 - 125)

Tiết 3:

Toán: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Làm được các phép tính trừ trong phạm vi các số đã học.

- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.

II. Chuẩn bị:

- Bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con

 5 - 1 =. 5 - 2 =. 5 – 3 =. 5 – 4 =

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: mục tiêu.

2. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập

Bài 1: Tính

- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.

- HS làm bài vào bảng con, GV nhắc HS viết số thẳng cột với nhau.

- HS lần lượt đọc kết quả phép tính. GV chốt đáp án.

Bài 2: Tính

- HS nêu yêu cầu BT. HS nêu cách tính (với bài tính có 2 phép tính).

- GV làm mẫu: 5 – 1 – 1 = 2.

- GV hướng dẫn HS vận dụng bảng trừ trong phạm vi 5 để làm bài.

- HS tự làm bài vào SGK. GV giúp đỡ HS yếu.

- HS lần lượt nêu các kết quả. GV chốt đáp án đúng.

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 5/11/2014
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2: 
Tiếng Việt : TUẦN 9: TỰ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ (T1)
(Sách thiết kế Tập 1/ 123 - 125)
Tiết 3:
Toán:	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Làm được các phép tính trừ trong phạm vi các số đã học.
- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con
 	 5 - 1 =...	5 - 2 =...	5 – 3 =...	5 – 4 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.
- HS làm bài vào bảng con, GV nhắc HS viết số thẳng cột với nhau.
- HS lần lượt đọc kết quả phép tính. GV chốt đáp án.
Bài 2: Tính
- HS nêu yêu cầu BT. HS nêu cách tính (với bài tính có 2 phép tính).
- GV làm mẫu: 5 – 1 – 1 = 2.
- GV hướng dẫn HS vận dụng bảng trừ trong phạm vi 5 để làm bài. 
- HS tự làm bài vào SGK. GV giúp đỡ HS yếu.
- HS lần lượt nêu các kết quả. GV chốt đáp án đúng.
Bài 3: Điền dấu >, <, =
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS tính phép tính rồi mới so sánh. GV làm mẫu: 5 – 3 = 2.
- HS làm nhóm đôi, trình bày kết quả. GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS xem tranh và nêu được phép tính phù hợp với bức tranh.
- Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 5 – 2 = 3; 5 – 1 = 4.
Bài 5:Số?
- HS nêu yêu cầu BT. GV nhắc lại.
- GV hướng dẫn HS tính kết quả của phép tính 5 – 1 = 4, sau đó điền số vào chỗ chấm sao cho: 4 +...= 4. HS nêu số còn thiếu ở chỗ chấm.
- HS nêu. GV chốt kết quả đúng: 5 – 1 = 4 + 0.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Dặn HS ghi nhớ các phép cộng.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 4:
Đạo đức:	 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I. Mục tiêu:
- Hs biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Biết kính trọng, vâng lời, lễ phép với ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô, bạn bè và nhường nhịn em nhỏ
II. Chuẩn bị:
- Trang phục, sách vở, đồ dùng học tập 
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 – 2 HS trình bày một số việc mình đã vâng lời anh chị nhường nhịn em nhỏ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Thực hành kĩ năng giữa kì I.
2. Nội dung:
*Hoạt động 1: Kiểm tra trang phục
- Giao việc: Kiểm tra các bạn trong tổ ăn mặc như thế nào là đúng, là sạch
- Hoạt động nhóm 4. Đại diện nhóm nhận xét các bạn trong nhóm
- GV nhận xét, bổ sung
- GV: + Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng có lợi gì? 
 + Hằng ngày em làm gì để giữ gìn vệ sinh thân thể?. 2 – 3 HS trả lời.
- Kết luận: Khi đi học trang phục của Hs là quần xanh áo trắng. Quần áo phải giữ gìn sạch sẽ. Thường xuyên tắm rửa vệ sinh thân thể. Không đi chân đất.
* Hoạt động 2: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- 2 bạn cùng bàn kiểm tra vở bạn bên cạnh và nhận xét xem bạn đó có giữ gìn sách vở sạch đẹp không?. HS tiến hành kiểm tra và cho ý kiến.
- GV tuyên dương những em thực hiện tốt (Thoáng, Quý, Hạ Vi, Kỳ) và nhắc nhở những em những em chưa thực hiện tốt (Toàn, Quân,... ).
- GV kết luận: chú ý giữ gìn, tắm rửa thường xuyên, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp.
* Hoạt động 3: HS giới thiệu về gia đình. 
- Đóng vai (nhóm 4) các tình huống sau:
+ Chào hỏi bố mẹ, ông bà khi đi học về.
+ Chào người lớn khi họ đến thăm nhà.
+ Nhường đồ chơi cho em nhỏ. 
- GV: Các em cần có thái độ gì với người thân trong gia đình mình?. HS trả lời.
- GV kết luận: Các em phải biết kính trọng người lớn hơn mình. Chào hỏi lễ phép, nhường nhịn các em nhỏ,...
C. Củng cố - dặn dò: 
- Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học.
- Nhận xét tiết học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+2: 
Tiếng Việt: 	 ÔN TẬP
(Sách thiết kế Tập 1/ 123 - 125) tiếp theo
Tiết 3: 
Toán:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: 
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 5; 
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:	
- HS làm BT Toán (Bài 39: luyện tập).
* Hướng dẫn HS làm VBT Toán bài 39:
Bài 1, 2: Tính: 
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại.
- BT1: GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào chỗ chấm thẳng cột dọc.
- BT2: GV nhắc HS thực hiện phép tính lần lượt từ trái sang phải.
- HS làm vào VBT. GV giúp đỡ một số HS yếu.
- HS lần lượt nêu kết quả, GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Điền dấu >, <, = 
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại: điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn HS tính kết quả phép tính, sau đó so sánh và điền dấu phù hợp. 
- GV làm mẫu: 5 – 2 < 4. HS làm các phép tính còn lại vào VBT.
- HS lần lượt nêu kết quả. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình, nêu bài toán
- HS làm bài ở VBT. HS làm nhóm đôi và nêu kết quả.
- GV chốt kết quả đúng: 5 – 3 = 2 hoặc 5 – 1 = 4.
Bài 5: Số? 
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV hướng dẫn HS tính kết quả phép trừ: 5 – 2 = 3. Sau đó điền số thích hợp vào ô trống sao cho: 3 + c = 3.
- HS tự làm bài; GC chữa bài: 3 + 0 = 5 – 2.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu bài chấm, nhận xét
- Nhận xét giờ học. Dặn HS học thuộc bảng cộng và trừ đã học.
_____________________________
THỨ BA Ngày soạn: 
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2014 
(Đ/c Nhụy dạy thay)
_____________________________
THỨ TƯ 	Ngày soạn: 5/11/2014
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 14 tháng 11 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: 
Mĩ thuật: 	 (GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 2+3: 
Tiếng Việt : 	 VẦN CÓ ÂM CHÍNH (MẪU 1)
(Sách thiết kế Tập 1/ 123 - 125)
Tiết 4:
Toán: 	 	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện được:
- Phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số đi 0.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
II. Chuẩn bị:
- SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm các phép tính sau: 
 5 - 5 = ... 4 - 0 = ... 5 - 2 = ...
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập.
Bài 1: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại.
- HS làm bài vào SGK, GV giúp đỡ HS yếu.
- HS nối tiếp nêu kết quả. GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 2: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại.
- HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS viết số thẳng cột với nhau.
- HS đọc phép tính trên bảng. GV chốt đáp án.
Bài 3: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại.
- GV làm mẫu: 2 – 1 – 1 = 0 (hướng dẫn HS tính 2 lần tính).
- HS làm nhóm đôi, GV giúp đỡ HS yếu.
- HS nêu kết quả. GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 4: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu: 5 – 3 ... 2, hướng dẫn HS tính kết quả phép trừ: 5 – 3 = 2 trước, sau đó so sánh 2 với 2; đặt dấu “=” vào chỗ chấm. 
- HS làm vào SGK. HS làm nhóm đôi, trình bày kết quả.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp vào ô trống:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh và nêu thành bài toán. 
- GV hướng dẫn viết phép tính thích hợp theo bài toán vừa nêu.
- HS viết phép tính vào SGK. 2 HS lên bảng. HS khác nhận xét.
- GV chốt: 4 – 4 = 0; 3 – 0 = 3.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Làm bài ở vở bài tập Toán 1.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài và làm bài tập.
_____________________________
THỨ NĂM 	 Ngày soạn: 5/11/2014
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.
- Phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0, phép trừ hai số bằng nhau.
II. Chuẩn bị:
- Các nhóm đồ vật phù hợp nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con:
 4 – 4 = ... 5 – 2 = ... 3 – 0 = ...
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập (Tr. 63 SGK)
Bài 1, 2: Tính
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài vào bảng con, HS giơ bảng đọc phép tính trên bảng. 
+ BT1: GV giúp HS viết số thẳng cột. 
+ BT2: GV giúp HS củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng 2+ 3 = 3+ 2.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 3: Điền dấu >, <, =
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu: 4 + 1 = 4, hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng đã học để làm bài tập 3, điền dấu thích hợp.
- GV hướng dẫn HS làm vào SGK. HS làm nhóm đôi, trình bày kết quả.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS quan sát tranh và nêu thành bài toán. GV hướng dẫn “bay đi” tức là trừ đi, “bay tới” tức là cộng.
- HS viết phép tính vào SGK. GV chữa bài: 3 + 2 = 5; 5 – 2 = 3.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Hướng dẫn HS đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm các số đã học.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: 
Âm nhạc: 	 (GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 3+4: 
Tiếng Việt : 	 	LUẬT CHÍNH TẢ E, Ê, I
(Sách thiết kế Tập 1/ trang 194 - 197) 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+2: 
Tiếng Việt : 	 ÔN TẬP
(Sách thiết kế Tập 1/ trang 194 - 197) tiếp theo
Tiết 3: 
Toán:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: 
- Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.
- Phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0, phép trừ hai số bằng nhau.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:	
- HS làm BT Toán (Bài 42: Luyện tập chung - Tr.47 - VBT).
Bài 1+2+3: Tính: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- BT1: chú ý nhắc HS điền số thích hợp thẳng cột dọc; BT3: thực hiện từ trái qua phải lần lượt các phép tính.
- HS lần lượt lên bảng làm. GV chữa bài.
Bài 4: Điền dấu >, <, =
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu: 4 + 1 ... 4 (HS quan sát. GV hướng dẫn cách làm) 
+ Ta lấy 4 + 1 = 5; 5 > 4; điền dấu > vào chỗ chấm.
- HS làm vào VBT, nêu bài làm. GV chốt đáp án đúng.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS xem tranh và nêu phép tính thích hợp.
- HS nêu. HS khác nhận xét. GV chốt: 3 + 2 = 5; 5 – 2 = 3.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu bài chấm, nhận xét
- Nhận xét giờ học. Dặn HS học thuộc bảng cộng và trừ đã học.
________ ... ép tính phù hợp với bức tranh.
- Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 2 + 3 = 5; 3 + 2 = 5.
Bài 5: Vẽ thêm số chấm tròn thích hợp:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV hướng dẫn HS vẽ thêm số chấm tròn sao cho phù hợp với phép cộng bên dưới. Ví dụ: 4 + 2 = 6, đã có 4 chấm tròn, cần vẽ thêm 2 chấm tròn để đủ 6 chấm tròn.
- HS làm vào VBT. GV chấm một số bài. GV chốt đáp án đúng.	
3. Củng cố - dặn dò:
- HS học thuộc bảng cộng và làm lại các bài tập đã học.
_________________________________
THỨ BA Ngày soạn: 
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 22 tháng 11 năm 2014
(Đ/c Nhụy dạy thay)
_________________________________
THỨ TƯ 	Ngày soạn: 15/11/2014
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1: 
Mĩ thuật: 	 (GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 2+3: 
Tiếng Việt : 	VẦN /OE/
(Sách thiết kế Tập 1/ trang 205 - 208) 
Tiết 4:
Toán: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 6 ; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
- Các mô hình, vật thật phù hợp với nội dung bài học (que tính, hình SGK).
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con:
 3 + 3 = ... 5 + ... = 6 4 + 2 = ... 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Phép trừ trong phạm vi 6.
2. Nội dung:
a. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 :
* Hướng dẫn HS học phép trừ 6 – 1 = 5 
- Hướng dẫn HS xem tranh, tự nêu bài toán: “Lúc đầu có 6 con chim đậu trên cành, sau đó 1 con chim bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim?” (HS nêu lại bài toán).
- HS: Có 6 con chim, bay đi 1 con, còn lại mấy con chim? (còn 5 con chim).
- GV: “6 con chim bay đi 1 con chim, còn 5 con chim; 
 6 bớt 1 còn 5” - HS nhắc lại.
- GV: 6 bớt 1 còn 5 được viết như sau: 6 – 1 = 5 (dấu - đọc là “trừ”). 
- HS đọc phép tính: cá nhân, đồng thanh.
- HS thao tác lại với 6 que tính bớt 1 que tính còn 5 que tính.
* GV thực hiện tương tự với phép tính 6 – 5 = 1; 6 – 2 = 4; 6 – 4 = 2; 6 – 3 = 3. 
* Bảng trừ trong phạm vi 6:
- GV giữ lại các công thức trên bảng. HS đọc (cá nhân, đồng thanh).
- HS học thuộc những công thức trên bảng. 1 HS xung phong đọc lại. 
- GV giúp HS ghi nhớ những công thức vừa học, GV xoá dần bảng.
- HS thi đua lập lại các công thức đó.
b. Thực hành:
Bài 1+2+3: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.
+ BT1: HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS viết số thẳng cột với nhau.
+ BT2: HS tính nhẩm và làm vào SGK.
+ BT3: HS nêu cách tính, GV làm mẫu: 6 – 4 – 2 = 0. Nhóm đôi làm bài.
- HS lần lượt nêu kết quả. GV chốt đáp án.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS xem tranh và nêu được phép tính phù hợp với bức tranh.
- Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 6 – 1 = 5; 6 – 2 = 4.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 6 (cá nhân, đồng thanh)
- Hướng dẫn HS làm ở vở bài tập Toán 1.
_____________________________
THỨ NĂM 	 Ngày soạn: 15/11/2014
 Ngày giảng: Thứ bảy, ngày 24 tháng 11 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6.
II.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS lên bảng làm các phép tính sau, lớp làm bảng con: 
6 – 0 = ...	6 – 3 =...	6 – 2 =...	 6 – 5 = ...	
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu bài học.
2. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1+2: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.
- HS vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 6 để làm BT
+ BT1: HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS viết số thẳng cột với nhau.
+ BT2: HS làm nhóm đôi. Nêu kết quả, cách tính.
- GV chốt đáp án.
Bài 3: Điền dấu >, <, =
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS làm vào SGK. HS làm nhóm đôi, trình bày kết quả.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: Số?
- HS nêu yêu cầu BT (điền số thích hợp vào chỗ chấm).
- GV làm mẫu: ...+ 2 = 5. GV: mấy cộng 2 bằng 5? – HS trả lời. (Viết số 3 vào ô trống).
- HS vận dụng bảng cộng trừ đã học để làm các phép tính còn lại vào VBT.
- HS nêu kết quả. GV chốt đáp án đúng.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS xem tranh và nêu bài toán: có 6 con vịt, chạy mất 2 con, còn lại 4 con vịt.
- Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 6 – 2 = 4.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 6.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: 
Âm nhạc: 	 (GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 3+4: 
Tiếng Việt : 	 VẦN /UÊ/
(Sách thiết kế Tập 1/ trang 208 - 212) 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+2: 
Tiếng Việt : 	 ÔN TẬP
(Sách thiết kế Tập 1/ trang 208 - 212) tiếp theo
Tiết 3: 
Toán: ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: 
- Thuộc bảng cộng, biết làm tính trừ trong phạm vi 6 ; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra lồng ghép trong tiết học.
2. Thực hành: 
Bài 1: Tính: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số thích hợp vào chỗ chấm, cột dọc.
- Học sinhlàm vào VBT. 
Bài 2: Tính: 
6 - 3 - 1 =...	1 + 3 + 2 = ...	6 - 1 - 2 = ...
6 - 3 - 2 = ...	3 + 1 + 2 = ...	 6 - 1 - 3 = ...
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết kết quả thích hợp vào chỗ chấm. 
- Học sinh thực hiện vào vở bài tập. 
- 3Học sinh lên bảng chữa bài.
Bài 3: >,<,=?
 	2 + 3 ... 6	3 + 3...5	6 - 0 ... 4
 2 + 3 ... 6	3 + 3...5	6 - 0 ... 4
- Giáo viên làm mẫu, học sinh quan sát.
- Học sinh làm các phép tính còn lại vào VBT.
Bài 4: Viết số thích hợp. 
... + 2 = 5	3 + ... = 6	5 + ... = 6
... + 5 = 6	3 + ... = 4	6 + ... = 6
- Giáo viên hướng dẫn - Học sinh làm bài ở VBT.
- Giáo viên quan sát, chấm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
-Giáo viên chốt nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
_____________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 15/11/2014
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2014
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
TN&XH:	NHÀ Ở
I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết:
- Nhà ở là nơi sống của mọi người trong gia đình.
- Nhà ở có nhiều loại khác nhau và đều có địa chỉ cụ thể. Biết địa chỉ của mình.
- Kể về ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em với các bạn trong lớp
- Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà mình.
* GDMT: Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, gọn gàng. Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập
II. Chuẩn bị:
- Tranh 26, 27 SGK. Sưu tầm các loại ảnh về các loại nhà ở: nông thôn, miền núi, thành phố
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS trả lời: Hãy giới thiệu về những người thân trong gia đình em?.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: “Nhà ở” - nơi sinh sống của mọi người trong gia đình.
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau 
- HS quan sát tranh trang 26 và trả lời câu hỏi:
+ Ngôi nhà này ở thành phố, nông thôn hay miền núi?
+ Nó thuộc loại nhà tầng, nhà ngói hay nhà lá?
+ Nhà của em gần giống ngôi nhà nào trong các nhà đó?
- GV theo dõi giúp đỡ.
- GV treo tranh ở trang 26, giải thích các loại nhà: nhà nông thôn, nhà tập thể ở thành phố, nhà ở miền núi (nhà sàn, nhà rông) có tranh minh hoạ.
+ Ở lớp mình, nhà của bạn nào là nhà sàn?
- Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình nên các em phải yêu quý ngôi nhà mình.
* GDMT: + Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người.
+ Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở.
+ Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, gọn gàng.
b. Hoạt động 2: Kể tên các đồ dùng phổ biến trong nhà:
- Chia nhóm 4: kể tên các đồ dùng phổ biến trong nhà em? (3’)
- Nhóm trình bày, bổ sung. 
- GV kết luận: Đồ đạt trong gia đình là để phục vụ sinh hoạt cho mọi người. Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết tuỳ vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
c. Hoạt động 3: Vẽ ngôi nhà của mình và giới thiệu cho bạn trong lớp.
- Từng HS vẽ ngôi nhà của mình. 
- Cho các bạn xem tranh: Nói về ngôi nhà của mình.
- Gọi 1 số HS giới thiệu về địa chỉ nhà ở, một vài đồ dùng trong nhà.
- Kết luận: Mỗi người đều mơ ước có 1 ngôi nhà với những đồ dùng cần thiết. Phải yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình. Cần nhớ địa chỉ nhà mình.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV hướng dẫn HS nhắc lại nôi dung bài học. GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: 
Thủ công: 	 (GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 3+4: 
Tiếng Việt : 	 VẦN /UY/
(Sách thiết kế Tập 1/ trang 212 - 213) 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+2: 
Tiếng Việt : 	 ÔN TẬP
(Sách thiết kế Tập 1/ trang 212 - 213) tiếp theo
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
- Giáo dục, khích lệ tinh thần hăng say trong học tập.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 
- HS biết được một gương hiếu học.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt kể chuyện:
- GV giới thiệu và kể câu chuyện “Ôn-nô-rê Đờ-ban-dắc”
Thủa nhỏ, Ban-dắc bị cha mẹ cấm viết văn, cả nhà muốn cậu đi buôn. Tuy bị cấm, Ban-dắc vẫn say mê sang tác. Gia đình đành để cho cậu 2 năm thử tài. Sau 2 năm, Ban-dắc hoàn thành tác phẩm. Cả nhà ngạc nhiên vì khả năng viết văn của cậu, thế mà họ vẫn khuyên cậu chớ nên viết văn nữa. Mặc dù vây, Ban-dắc vẫn luôn kiên trì, vượt khó và đã trở thành nhà văn thiên tài.
- Chốt ý: Cần vượt qua khó khăn, phấn đấu học tập.
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn học tốt: Ly, Nhi, Quân.
- Nhắc nhở các bạn còn nói chuyện: Phong, Hưng, Dũng.
- Một số bạn chưa làm bài về nhà: Nghĩ, Xê, Yên.
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Tiếp tục thu các khoản đóng góp.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Giữ trật tự trong các giờ học.
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11-12.doc