Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 21 và 22

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 21 và 22

BUỔI SÁNG

Tiết 1+2:

Tiếng Việt: BÀI 86: ôp – ơp

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

- HS viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- Luyện nói được vài câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.

II. Chuẩn bị:

- Vật thật: hộp sữa.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói của bài học.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 85.

- Viết vào bảng con: gặp gỡ, tập múa.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.

2. Dạy vần : * ôp

a. Nhận diện vần:

- GV viết vần ôp lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét:

+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

 

doc 40 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 21 và 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 18/1/2013
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 21 tháng 1 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tiếng Việt: 	BÀI 86: ôp – ơp 
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Luyện nói được vài câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.
II. Chuẩn bị:
- Vật thật: hộp sữa.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói của bài học.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 85.
- Viết vào bảng con: gặp gỡ, tập múa.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
2. Dạy vần : * ôp
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần ôp lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: 
+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- HS trả lời: âm ô và p, âm ô đứng trước âm p đứng sau (HS nhắc lại). 
- HS ghép vần ôp trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp). 
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần ôp.
- HS đánh vần, đọc trơn vần ôp (cá nhân, cả lớp).
b. Phát âm và đánh vần tiếng
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần ôp vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép âm h và dấu (.) vào vần ôp để tạo tiếng “hộp”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng hộp.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “hộp”. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “hộp sữa”: GV giới thiệu hộp sữa, giúp HS hiểu hộp sữa dùng để làm gì, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: ôp, hộp, hộp sữa. (cá nhân, tổ, lớp).
* ơp (tương tự vần ôp).
- HS so sánh vần ôp – ơp (giống âm cuối p, khác âm đầu ô - ơ).
- HS đọc toàn bài
c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
d. Đọc từ ứng dụng: tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà.
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng, HS tìm tiếng chứa vần mới học.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. 
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
- Đọc câu ứng dụng: “Đám mây xốp trắng như bôngbay vào rừng xa.”
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết ôp, ơp, hộp sữa, lớp học trong vở tập viết. 
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: Các bạn lớp em.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi
- Câu hỏi: Tranh vẽ gì? HS nêu các hoạt động trong tranh.
- HS trình bày trước lớp.
- GV quan sát , nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc toàn bài.
- Dặn HS luyện đọc và viết ở nhà.
Tiết 3:
Toán:	 PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 7 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 20.
- Tập trừ nhẩm dạng 17 - 7.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, SGK, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con:
 	 17 – 3 = 11 + 6 = 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Phép trừ dạng 17 - 7
2. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 7:
- HS lấy 17 que tính (gồm 1 chục và 7 que tính rời) rồi tách thành hai phần, phần bên phải có 7 bảy que tính phần bên trái có 10 que tính. 
- GV yêu cầu các em cất đi 7 que tính rời còn lại mấy que tính trên tay? (còn lại 1 chục hay mười que tính). 
3. Hướng dẫn cách đặt tính
- Viết 17 rồi viết 7 sao cho 7 thẳng cột với 7 (ở cột đơn vị).
- Viết dấu trừ (-). 17 - 7 trừ 7 bằng 0, viết 0
- Kẻ vạch ngang dưới hai số đó. - 7 - Hạ 1 viết 1
- Tính từ phải sang trái. Vậy : 17 – 7 = 10
4. Thực hành:
Bài 1: Tính:
- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.
- HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS viết số thẳng cột với nhau.
- HS đọc phép tính trên bảng. GV chốt đáp án.
Bài 2: Tính nhẩm:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu 15 - 5 = 10 (hướng dẫn HS nhẩm: lấy 5 – 5 bằng 0, giữ nguyên 1 ở trước, được kết quả là 10).
- HS làm nhóm đôi vào SGK các phép tính còn lại. 
- HS nêu kết quả, GV chốt.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS nêu bài toán (có 15 cái kẹo. Đã ăn 5 cái kẹo, còn lại mấy cái kẹo?).
- Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 15 – 5 = 10.
C. Củng cố - dặn dò: 
- HS nêu lại cách trừ. GV nhận xét giờ học 
- Nhắc HS ghi nhớ cách trừ 2 số có hàng đơn vị giống nhau.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 86: ôp - ơp.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Luyện tập:	Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 86: ôp - ơp; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 86: ôp - ơp:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các tiếng; nối các tiếng với hình thích hợp.
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
Bài 2: Điền ôp hay ơp?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành câu phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: Nhà lợp ngói rất mát. Bánh xốp thơm phức. Mẹ đựng kẹo trong hộp.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: tốp ca, hợp tác. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc, luyện viết.
Tiết 2:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20; trừ nhẩm dạng 17 – 3.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:	
- HS làm BT Toán (Bài 77: Luyện tập).
Bài 1: Đặt tính rồi tính (theo mẫu): 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS đặt tính theo mẫu, chú ý viết số thẳng cột. 
- HS làm vào VBT. HS nêu kết quả. GV chữa bài.
Bài 2: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS tính nhẩm, GV làm mẫu: 13 + 2 – 1 = 14. 
- HS làm nhóm đôi, thực hiện vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả, GV chốt đáp án đúng:
13 + 2 – 1 = 14	15 + 3 – 2 = 16	14 – 1 + 3 = 6
17 – 4 + 5 = 18	19 – 5 – 1 = 13	18 – 2 – 2 = 14
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
- HS nêu yêu cầu BT. GV tổ chức cho HS chơi trò “bắn tên”.
- GV chốt đáp án đúng: 15 + 3 = 18 à 18 – 2 = 16; 18 – 2 = 16 à 16 + 1 = 17.
Bài 4: Điền dấu phép tính + , - vào ô trống để có kết quả đúng.
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS chọn dấu + hoặc – sao cho có kết quả đúng (VD: 1 + 1 + 1 = 3).
- HS làm nhóm đôi các BT còn lại. Nêu kết quả. GV chốt đáp án:
1 + 1 – 1= 1	2 – 1 – 1 = 0	2 + 2 – 2 = 2
2 + 2 + 2 = 6	4 + 2 – 2 = 4
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách trừ.
Tiết 3:
Đạo đức:	EM VÀ CÁC BẠN (T1)
I. Mục tiêu: Giúp HS biết được:
- Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè. 
- Cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
* KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ bạn bè.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Vở BT đạo đức 1, mỗi HS ba bông hoa bằng giấy màu để chơi trò tặng hoa.
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Là HS phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo như thế nào? (2 HS).
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Em và các bạn
2. Hoạt động 1: Trò chơi : Tặng hoa
* Cách chơi: Mỗi HS chọn ba bạn trong lớp mà mình thích được cùng học cùng chơi viết tên lên bông hoa rồi tặng hoa cho bạn.
- HS lần lượt bỏ hoa vào bảng hoa.
- GV chuyển hoa đến các em được các bạn chọn.
- HS nào được tặng hoa nhiều nhất thì GV tặng quà cho em đó.
3. Hoạt động 2: Đàm thoại
- Em có muốn đựoc các bạn tặng hoa không? Vì sao bạn đó được các bạn tặng hoa?
- Những ai tặng hoa cho bạn A, B, C
* Ba bạn được tặng hoa nhiều nhất vì đẵ biết cư xử đúng với bạn khi học khi chơi.
4. Hoạt động 3: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại
* HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn nhỏ trong tranh đang là gì?
- Chơi, học một mình vui hơn hay cùng bạn vui hơn?
- Muốn có bạn cùng học cùng chơi em phải đối xử với bạn như thế nào?
* Kết luận:
- Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn.
- Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn một mình.
- Muốn có bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn?
5. Hoạt động 4: Thảo luận theo nhóm bài tập 3
* B1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận
* B2. Các nhóm thảo luận làm bài tập 3
* B3. Đại diện từng nhóm HS lên trình bày
* B4. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
* B5. Kết luận: - Tranh 1,3,5,6 là những hành vi nên làm.
 - Tranh 2,4 là những hành vi không nên làm
C. Củng cố - dặn dò: 
- Thực hiện tốt những điều đã học.
- GV nhận xét giờ học.
_____________________________
THỨ BA 	Ngày soạn: 18/1/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 22 tháng 1 năm 2013 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nắm được kỹ năng thực hiện phép trừ (không nhớ ) trong phạm vi 20.
- Biết trừ nhẩm trong phạm vi 20.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính (lớp làm bảng con): 16 – 6 = 18 – 8 = 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. 
- HS làm vào vở ô li. GV quan sát giúp đỡ HS.
- 4 HS lên bảng, GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 2: Tính nhẩm:
- HS tính nhẩm (GV hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách thuận  ... h vần tiếng
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần oai vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép âm kh vào vần oan để tạo tiếng “khoan”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng khoan.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “khoan”. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “giàn khoan”: GV giúp HS hiểu giàn khoan dùng để làm gì, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: oan, khoan, giàn khoan. (cá nhân, tổ, lớp).
* oăn (tương tự vần oan).
- HS so sánh vần oan – oăn (giống âm đầu o, âm cuối n; khác âm giữa a – ă).
- HS đọc toàn bài
c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
d. Đọc từ ứng dụng: phiếu bé ngoan, học toán, khỏe khoắn, xoắn thừng.
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng, HS tìm tiếng chứa vần mới học.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. 
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
- Đọc câu ứng dụng: “Khôn ngoan đối đáp người ngoàiđá nhau.”
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn trong vở tập viết. 
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: Con ngoan, trò giỏi.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi
- Câu hỏi: + Em thấy cảnh gì ở trong tranh? Trong cảnh đó em thấy những gì? Có những ai ở trong bức tranh, họ đang làm gì?
- HS trình bày trước lớp.
- GV quan sát , nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc toàn bài.
- Dặn HS luyện đọc và viết ở nhà.
Tiết 3:
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Rèn luyện kỹ năng giải toán và trình bày bài toán có lời văn. 
II.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS trình bày bài toán 3 (SGK trang 16) 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Thực hành: GV tổ chức cho HS tự giải các bài toán
Bài 1: Giải bài toán
- HS tự đọc bài toán. 
- HS tự nêu tóm tắt rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
Tóm tắt
Có : 4 bóng xanh	Bài giải
Có : 5 bóng đỏ	Số quả bóng có tất cả là:
Có tất cả:  quả bóng?	 4 + 5 = 9 (quả )
Đáp số: 9 quả bóng.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
Bài 2,3: Giải bài toán
- HS nêu yêu cầu BT.
+ BT2: Giải bài toán theo bài toán.
+ BT3: Giải bài toán theo tóm tắt.
- HS tiến hành tương tự bài 1 để có bài giải: 
BT2: Bài giải 	BT3:	 Bài giải
 Số bạn của tổ em có tất cả là: Số bạn của tổ em có tất cả là:
 5 + 5 = 10 (bạn) 	5 + 5 = 10 (bạn)
 Đáp số: 10 bạn.	Đáp số: 10 bạn.
 Bài 4: Tính (theo mẫu):
- GV làm mẫu.
- HS làm SGK, chú ý viết kèm đơn vị đo cm.
- HS nêu đáp án. GV chốt kết quả đúng.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 4:
TN&XH:	CÂY RAU
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau
- Nói ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau sạch sau, trước khi ăn
- Có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã rửa sạch
* TNTT: Không chơi, cầm, ăn hoa quả, lá lạ có thể gây ngộ độc.
* KNS:
- Nhận thức hậu quả không ăn và ăn rau không sạch.
- Kĩ năng ra quyết định: thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
- Tranh về bài 22 Sgk
 - Khăn bịt mắt
 - Chuẩn bị 1 số cây rau: rau cải, rau muống
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Khi đi bộ trên đường em phải đi ở đâu?
- Khi đi bộ trên đường gặp tín hiệu đèn em phải làm gì?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV và HS giới thiệu cây rau của mình 
- Cây rau em mang đến là cây rau gì? trồng ở đâu?
2. Hoạt động 1: Quan sát cây rau
- Mục tiêu: Biết chỉ và nói các bộ phận của cây rau. Nêu các bộ phận ăn được của các loại rau.
- Cách tiến hành: 
* Bước 1: GV chia lớp thành nhóm nhỏ. 
- GV hướng dẫn HS quan sát cây rau và trả lời câu hỏi: 
+ Hãy chỉ và nói thân, rễ, lá của cây rau mà em mang đến lớp. 
+ Trong đó bộ phận nào ăn được, em thích ăn loại rau nào? 
* Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Kết luận: Có rất nhiều loại rau
 + Các cây rau đều có rễ, thân, lá
 + Loại rau ăn lá: bắp cải, xà ách...
 + Rau ăn thân và lá: rau cải, rau muống...
 + Rau ăn thân: su hào
 + Rau ăn củ: củ cải, cà rốt
 + Rau ăn hoa: thiên lý, su lơ
 + Rau ăn quả: cà chua, bầu bí
* TNTT: Không chơi, cầm, ăn hoa quả, lá lạ có thể gây ngộ độc.
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Mục tiêu: Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK. Nêu được ích lợi của việc trồng rau.
- Cách tiến hành: 
* Bước 1: Chia nhóm 2 em, GV giao nhiệm vụ cho các em: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 22 SGK. 
- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi.
* Bước 2: Yêu cầu các cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. 
* Bước 3: Hoạt động cả lớp. HS trả lời câu hỏi: 
+ Các em thưòng ăn các loại rau nào?
+ Tại sao ăn rau lại tốt. 
+ Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì?
4. Hoạt động 3: Trò chơi: Đố bạn rau gì?
- Mỗi tổ cử một bạn tham gia trò chơi. 
- Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang
- GV đưa mỗi em một cây rau yêu cầu HS đoán xem rau gì?
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu ích lợi của việc ăn rau.
- HS thực hiện tốt những điều đã học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 92: oai – oay; bài 93: oan - oăn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới: 	Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 92: oai - oay; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 92: oai - oay:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả 
- GV ghi bảng: Dốc thoai thoải. Trái xoài thơm. Dòng nước xoáy.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền oai hay oay?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: xoải cánh, bà ngoại, viết ngoáy.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: khoai lang, loay hoay. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
Tiết 2:
c. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 93: oan - oăn:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả 
- GV ghi bảng: Bé thích học môn Toán. Chị Mai đi xem liên hoan văn nghệ. Hai bạn xoắn xuýt hỏi chuyện nhau.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền oan hay oăn?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: phiếu bé ngoan, dáng khỏe khoắn, đoàn tàu.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: học toán, xoắn thừng. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS luyện đọc và viết ở nhà.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
_____________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 25/1/2013
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2013
BUỔI SÁNG
(Đ/c Hậu dạy thay)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 94: oang - oăng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Luyện tập:	Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 94: oang - oăng; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. Luyện viết:
- HS tập viết trên bảng con: áo choàng, oang oang, con hoẵng.
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
Tiết 2:
c. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 94: oang - oăng:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả 
- GV ghi bảng: Cổ cò dài ngoẵng. Chiếc áo choàng rộng thùng thình. Hoa hồng thơm thoang thoảng.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền oan hay oăn?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: nói liến thoắng, vết dầu loang, cửa mở toang.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: áo choàng, liến thoắng. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc, luyện viết.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV cùng cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Phương, Đình, Ý.
- Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Kì, Quân, Thoáng.
- Một số bạn đi học muộn, hay nghỉ học: Cường, Kam, Ý.
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Thu các khoản đóng góp.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Hạn chế tình trạng quên đồ dùng học tập, sách vở.
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm
- Nghỉ tết đảm bảo an toàn và có sức khỏe chuẩn bị tốt cho học kì sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21 - 22.doc