Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 23 và 24

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 23 và 24

BUỔI SÁNG

Tiết 1+2:

Tiếng Việt: BÀI 95: oanh – oach

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch; từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

- HS viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

- Luyện nói được vài câu theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ từ khoá: doanh trại, thu hoạch.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói của bài học.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng bài 47.

- Viết vào bảng con: áo choàng, con hoẵng.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới: Tiết 1:

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.

2. Dạy vần : * oanh

a. Nhận diện vần:

- GV viết vần oanh lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét:

+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

- HS trả lời: âm o, a và nh, âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm nh đứng sau (HS nhắc lại).

- HS ghép vần oanh trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp).

- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần oanh.

- HS đánh vần, đọc trơn vần oanh (cá nhân, cả lớp).

 

doc 41 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 23 và 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 10/2/2013
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tiếng Việt: 	BÀI 95: oanh – oach 
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch; từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết được: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
- Luyện nói được vài câu theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ từ khoá: doanh trại, thu hoạch.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói của bài học.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng bài 47.
- Viết vào bảng con: áo choàng, con hoẵng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
2. Dạy vần : * oanh
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần oanh lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: 
+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- HS trả lời: âm o, a và nh, âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm nh đứng sau (HS nhắc lại). 
- HS ghép vần oanh trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp). 
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần oanh.
- HS đánh vần, đọc trơn vần oanh (cá nhân, cả lớp).
b. Phát âm và đánh vần tiếng
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần oanh vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép âm d vào vần oanh để tạo tiếng “doanh”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng doanh.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “doanh”. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “doanh trại”: GV giúp HS hiểu doanh trại là gì, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: oanh, doanh, doanh trại. (cá nhân, tổ, lớp).
* oach (tương tự vần oanh).
- HS so sánh vần oanh – oach (giống âm đầu o, âm giữa a; khác âm cuối nh - ch).
- HS đọc toàn bài
c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
d. Đọc từ ứng dụng: khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch.
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng, HS tìm tiếng chứa vần mới học.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. 
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
- Đọc câu ứng dụng: “Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ.”
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết oanh, oach, doanh trại, thu hoạch trong vở tập viết. 
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi
- Câu hỏi: + Em thấy cảnh gì ở trong tranh? 
+ Trong cảnh đó em thấy những gì? 
+ Có những ai ở trong bức tranh, họ đang làm gì?
- GV quan sát , nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc toàn bài.
- Dặn HS luyện đọc và viết ở nhà.
Tiết 3:
Toán:	 VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Bước đầu dùng thước thẳng có chia từng xăng ti mét để vẽ đoạn thắng có độ dài cho trước dưới 10 cm.
II. Chuẩn bị:
- Sử dụng thước có chia vạch xăng ti mét.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng giải bài 3 SGK (Tr.122). 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: mục tiêu
2. Dạy bài mới:
a) Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
* Ví dụ: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 xăng ti mét thì làm như sau:
- Đặt thước (có chia vạch xăng ti mét) lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm một điểm trùng với vạch 0, chấm một điểm trùng với vạch 4.
- Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm vạch 4.
- Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng ta đã vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
* HS thực hành vẽ trên giấy nháp đoạn thẳng CD dài 2 cm.
b) Thực hành:
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài:
5cm;	7cm; 	2 cm; 	9 cm;
- GV hưóng dẫn HS tự vẽ các đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7cm, 9cm...GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Đoạn thẳng AB	: 5 cm
Đoạn thẳng BC	: 3 cm
Cả hai đoạn thẳng	: ...cm?
- HS nêu tóm tắt bài toán, nêu thành bài toán và tự trình bày bài toán vào vở. 
 Bài giải
 Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
 5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm.
Bài 3: Vẽ các đoạn thẳng AB, CD có độ dài nêu trong bài 2:
- HS nêu độ dài các đoạn AB, BC trong BT2.
- HS tự vẽ hai đoạn thẳng AB, BC theo các độ dài nêu trong bài tập 2.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
C. Củng cố - dặn dò: 
- HS nêu lại cách vẽ độ dài đoạn thẳng cho trước.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS học và làm bài.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 95: oanh - oach.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 95: oanh - oach; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 95:oanh – oach:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả 
- GV ghi bảng: Bộ quần áo mới toanh. Chúng em làm kế hoạch nhỏ. Mẹ cắt khoanh giò.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền oanh hay oach?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành từ phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: đứng khoanh tay, vụ thu hoạch.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: mới toanh, kế hoạch. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Rèn luyện kỹ năng giải toán và trình bày bài toán có lời văn. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:	
- HS làm BT Toán (Bài 85: Luyện tập).
Bài 1, 2: Giải bài toán
- HS tự đọc bài toán. 
- HS tự nêu tóm tắt rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
BT1: Tóm tắt
Mỹ hái :...bông hoa	Bài giải
Linh hái :...bông hoa	Số hoa hái tất cả là:
Hái tất cả:  bông hoa?	 10 + 5 = 15 (bông hoa )
 Đáp số: 15 bông hoa
BT2: Tóm tắt
Có 	:... tổ ong	Bài giải
Thêm 	:... tổ ong	 Có tất cả là:
Có tất cả	: tổ ong?	 12 + 4 = 16 (tổ ong )
 Đáp số: 16 tổ ong
- GV quan sát giúp đỡ HS.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS nêu bài toán qua tóm tắt.
- HS tiến hành tương tự bài 1 để có bài giải: 
Có 	:10 bạn gái	Bài giải
Có 	:8 bạn trai	 Có tất cả là:
Có tất cả	: bạn?	 10 + 8 = 18 (bạn )
Đáp số: 18 bạn
 Bài 4: Tính (theo mẫu):
- GV làm mẫu 3cm + 4cm = 7 cm.
- HS làm SGK, chú ý viết kèm đơn vị đo cm.
- HS nêu đáp án. GV chốt kết quả đúng.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bảng cộng.
Tiết 3:
Đạo đức:	ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (T1)
I. Mục tiêu:
- HS biết: Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định. 
- HS thực hiện đi bộ đúng quy định.
* KNS:
- Kĩ năng an toàn khi đi bộ.
- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định.
* TNTT: Tai nạn giao thông xảy ra phần lớn là do không đi đúng quy định. Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh bài tập 1, 2; ba chiếc đèn hiệu bằng bìa cứng ba màu: xanh, đỏ, vàng 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Muốn có người bạn cùng học cùng chơi em phải làm gì?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1
- Bước1: GV treo tranh và hỏi: Ở thành phố đi bộ phải đi phần đường nào? Ở nông thôn khi đi bộ đi phần đường nào? Tại sao?
- Bước 2: HS làm bài tập
- Bước 3: HS trình bày ý kiến.
- Bước 4: Kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường, Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2
- Bước 1: HS làm bài tập
- Bước 2: HS trình bày ý kiến
- Bước 3: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận: T1: Đi bộ đúng quy định
 T2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai quy định.
 T3: Hai bạn đang sang đường đi đúng quy định.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Qua đường
1. GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn HS vào các nhóm.
2. Phổ biến luật chơi.
3. HS tiến hành chơi.
4. GV tuyên dương những bạn đi đúng quy định.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Thực hiện tốt những điều đã học.
_____________________________
THỨ BA 	Ngày soạn: 10/2/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2013 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Đọc, viết, đếm các số từ 1 – 20.
- Phép cộng trong phạm vi các số đến 20.
- Giải bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập Toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng vẽ hai đoạn thẳng có độ dài là 5cm, 8 cm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Điền số từ 1 đến 20 vào ô trống: 
- HS tự nêu nhiệm vụ “viết các số từ 1- 20 vào các ô trống”
- HS tự làm bài và chữa bài. Đọc lại các số.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
- HS tự làm bài vào vở. Sau đó GV tổ chức trò chơi: Bắn tên.
 + 2 + 3 + 1 + 2
Bài 3: Giải bài toán:
- HS đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán 
 Tóm tắt Bài giải:
 Có	:12 bút xanh Số bút có trong hộp là:
 Có	: 3 bút đỏ 12 + 3 = 15 (cái)
 Có tất cả: bút? Đáp số: 15 cái bút.
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): 
- HS nêu cách làm bài. HS làm bài theo nhóm đôi.
- GV chốt đáp án
13
1
2
3
4
5
6
12
4
1
7
5
2
0
14
15
16
17
18
19
16
13
19
17
14
12
C. Củng cố - dặn dò: 
- Đọc lại các số từ 0 đến 20.
- Nhận xét t ... on, mỗi tổ viết một từ lần lượt cho đến hết từ cần ôn.
- Đại diện nhóm đọc vần vừa viết vào bảng con. GV nhận xét và viết vào bảng ôn.
b. Ghép chữ và vần thành tiếng:
- Lần lượt cá nhận ghép chữ ở cột dọc với chữ ở cột ngang. HS đọc trước lớp.
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng, HS đọc từ ngữ ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc cá nhân trước lớp. GV đọc mẫu và giải thích một số từ cho HS hình dung.
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: uỷ ban, hoà thuận; GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a.Luyện đọc:
* Luyện đọc bài ôn tiết trước:
GV hướng dẫn HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp). 
HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ứng dụng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
*Câu ứng dụng:
- HS thảo luận theo nhóm tranh minh hoạ.
- GV giới thiệu câu đọc. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, lớp)
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS (khuyến khích các em đọc trơn)
- GV đọc mẫu. HS đọc: 3 - 5 em.
b. Luyện viết và làm bài tập:
- HS viết bài ở vở tập viết. GV quan sát, giúp đỡ HS viết đúng, đẹp.
- GV chấm một vài HS nhận xét.
c. Kể chuyện:
- GV kể chuyện cho HS nghe hai lần (có kèm tranh minh hoạ). HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện thi tài.
GV dựa vào tranh nêu câu hỏi. HS kể chuyện theo nhóm.
+ Tranh 1: Nhà vua ra lệnh cho người vào kể chuyện phải kể câu chuyện như thế nào? 
+ Tranh 2: Những người kể chuyện cho vua nghe đã bị vua làm gì? Vì sao họ lại bị đối xử như vậy?
+ Tranh 3: Em hãy kể lại câu chuyệ mà anh nông dân kể cho vua nghe. Câu chuyện em kể đã hết chưa? 
+ Tranh 4: Vì sao anh nông dân lại được vua thưởng?
- Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp. GV nhận xét.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại bài ôn.
- GV tổ chức cho HS trò chơi tìm vần vừa ôn.
- Dặn HS đọc bài và làm bài tập.
Tiết 3:
Tập viết: TẬP VIẾT TUẦN 21: Hòa bình, quả xoài, hí hoáy, 
	 khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, mới toanh
I. Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: hòa bình, quả xoài, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, mới toanh kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS, chấm một số bài.
B. Bài mới: 	
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Hướng dẫn viết: 
- GV kẻ khung chữ lên bảng, viết lần lượt các từ: hòa bình, quả xoài, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, mới toanh vào khung chữ (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết).
- HS viết vào bảng con (lưu ý nét nối giữa các con chữ, viết liền mạch giữa các nét, đánh dấu thanh đúng vị trí). 
- GV quan sát, nhận xét bài viết của HS.
3. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. 
- HS viết bài.
- GV thu một số bài chấm và nhận xét. 
C. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại nội dung bài vừa viết.
- Luyện viết lại bài vào vở ô li. 
Tiết 4:
Tự nhiên và xã hội: 	CÂY GỖ 
I. Mục tiêu: Giúp Hs biết: 
- Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ
- Nói ích lợi của việc trồng cây gỗ
- Có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá.
* KNS:
- Kĩ năng kiên định: Từ chối lời mời rủ rê bẻ cành, ngắt lá.
- Kĩ năng phê phán hành vi bẻ cành, ngắt lá.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây gỗ.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh các cây gỗ ở bài 24 Sgk
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS1: Cây hoa được trồng ở đâu?
- HS2: Cây hoa có những bộ phận nào?
- HS3: Hãy kể tên các loại hoa mà em biết?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ
- Mục tiêu: HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận của cây gỗ.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS ra sân trường, hướng dẫn các em đi quanh sân trường và yêu cầu các em chỉ xem cây nào là cây lấy gỗ, cây đó tên là gì? 
+ GV dừng lại bên cây gỗ và hỏi Cây gỗ này tên là gì? hãy chỉ thân, lá của cây, em có nhìn thấy rễ cây không? Thân cây này có đặc điểm gì?
- Kết luận: Giống như các cây đã học,cây gỗ cũng có rễ, thân, lá, nhưng cây gỗ có thân to, cao cho gỗ. Cây gỗ có nhiều cành, lá làm thành tán để che bóng mát.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK. Biết ích lợi của việc trồng cây lấy gỗ.
- Cách tiến hành: 
Bước 1: Chia nhóm 2 em, GV giao nhiệm vụ cho các em: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 24 SGK. HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Yêu cầu các cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. 
+ Cây gỗ được trồng ở đâu?
+ Kể tên một số cây mà em biết?
+ Đồ dùng nào được làm bằng gỗ?
+ Cây gỗ có ích lợi gì?
- Kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và nhiều việc khác, cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát. Vì vậy cây gỗ được trồng rất nhiều.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu ích lợi của cây gỗ.
- HS thực hiện tốt những điều đã học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 102 vần uynh - uych.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 102 vần uynh - uych; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 102: uynh - uych:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả 	
- GV ghi bảng: Hội phụ huynh lớp em dành nhiều phần thưởng cho các bạn học giỏi. Quai dép bị tuột, bạn Châu cứ luýnh quýnh mãi không gài lại được.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền uynh hay uych?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: huỳnh huỵch đào đất, họp phụ huynh.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: luýnh quýnh, huỳnh huỵch. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét. 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2:
Tập viết:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện viết đẹp, viết đúng.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu
2. Luyện tập:
a. Hướng dẫn học sinh viết vào vở luyện viết: 
- HS tập viết trên bảng con: , quả xoài, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng.
- HS viết vào vở ô li bài tập viết Tuần 21 kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
b. Giáo viên chấm, nhận xét.
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS luyện viết và đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ đã học.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
_____________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 25/2/2013
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013
BUỔI SÁNG
(Đ/c Hậu dạy thay)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 103: Ôn tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 103: Ôn tập; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 103: Ôn tập:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả 	
- GV ghi bảng: Luyện tập thể thao để khỏe mạnh. Con chim khuyên nhảy nhót trên cành. Thức khuya mới biết đêm dài.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền uân hay uy?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: công nhân khuân vác, văn phòng ủy ban.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: ủy ban, khuyên nhủ. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét. 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2:
Tập viết:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện viết đẹp, viết đúng.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu
2. Luyện tập:
a. Hướng dẫn học sinh viết vào vở luyện viết: 
- HS tập viết trên bảng con: Tàu thủy, giấy pơ – luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật.
- HS viết vào vở ô li bài tập viết Tuần 22 kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
b. Giáo viên chấm, nhận xét.
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS luyện viết và đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ đã học.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu:
- Tiệp tục luyện tập một số thói quen cho HS, tập một số bài hát, múa để hoạt động giữa tiết.
- Nhận biết được một số ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Ca múa hát tập thể:
- HS ôn lại một số bài hát mà các em yêu thích.
- HS xung phong trình bày trước lớp, GV theo dõi, tuyên dương HS thực hiện tốt.
- Chơi các trò mà các em tự chọn.
2. Nhận xét tình hình học tập trong tuần:
- Ưu điểm: Nề nếp lớp học đã ổn định sau khi nghỉ tết, đa số các em có đồ dùng học tập, tuy nhiên một số em còn thiếu thước kẻ và bút chữ A.
- Tồn tại: GV nhắc nhở những em chưa chịu khó học bài ở nhà như: Cường, Kam, Phương, Kỳ.
- Một số em tiếp thu bài còn chậm: Cường, Kam.
- Một số em làm việc riêng trong giờ học, nói leo: Quý, Đào.
- Một số em nghỉ học không lí do: Phương, Cường.
3. Kế hoạch tới: 
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót.
- Ổn định nề nếp, sĩ số lớp học. HS mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Hạn chế tình trạng quên đồ dùng học tập, sách vở
- Giữ trật tự trong các giờ học.
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23-24.doc