Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 25 và 26

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 25 và 26

BUỔI SÁNG

Tiết 1+2:

Tập đọc: TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Mở đầu:

- Giai đoạn học âm, vần các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay các em sẽ bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn luyện đọc, viết, nghe nói theo các chủ điểm: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước.

B. Bài mới: Tiết 1:

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.

2. Hướng dẫn luyện đọc:

+ GV đọc mẫu bài văn : giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.

+ HS luyện đọc:

- Luyện đọc tiếng, từ khó: cô giáo, dạy em, điều hay.

- HS đọc tên bài : Trường em (HS phân tích tiếng “trường”, đọc trơn tiếng, từ: CN, ĐT). Tiến hành như vậy cho đến hết các từ khó đọc trong bài, HS đọc lại toàn bộ các từ khó trong bài vừa luyện đọc.

- GV giải nghĩa một số từ khó cho HS hiểu.

+ Luyện đọc câu: GV chỉ bảng HS nhẩm theo, vài HS đọc câu thứ nhất, HS nối tiếp nhau đọc trơn các câu tiếp theo.

 

doc 42 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 25 và 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 1/3/2013
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tập đọc: 	TRƯỜNG EM 
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 
- Giai đoạn học âm, vần các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay các em sẽ bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn luyện đọc, viết, nghe nói theo các chủ điểm: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
+ GV đọc mẫu bài văn : giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
+ HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ khó: cô giáo, dạy em, điều hay.
- HS đọc tên bài : Trường em (HS phân tích tiếng “trường”, đọc trơn tiếng, từ: CN, ĐT). Tiến hành như vậy cho đến hết các từ khó đọc trong bài, HS đọc lại toàn bộ các từ khó trong bài vừa luyện đọc.
- GV giải nghĩa một số từ khó cho HS hiểu.
+ Luyện đọc câu: GV chỉ bảng HS nhẩm theo, vài HS đọc câu thứ nhất, HS nối tiếp nhau đọc trơn các câu tiếp theo.
+ Luyện đọc đoạn, bài: 
- 3 nhóm HS tiếp nối nhau đọc (mỗi nhóm đọc một đoạn).
- Cá nhân đọc cả bài: Các đơn vị nhóm, bàn, tổ.
- HS đọc đồng thanh cả bài (1 lần)
3. Ôn các vần ai, ay: 
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK (tìm tiếng có vần ai, ay).
- HS thi tìm tiếng trong bài có vần ai, ay.
- HS đọc các tiềng, từ có chứa vần ai, ay.
- HS phân tích tiếng: hai, dạy.
b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK (tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay).
- GV gợi ý cho HS tìm tiếng theo yêu cầu bài ra, tuyên dương những HS tìm tiếng nhanh, đúng, hay.
c. GV nêu yêu cầu 3 SGK (nối câu chứa tiếng có vần ai, ay)
- GV hướng dẫn HS tìm câu chứa tiếng có vần vừa ôn.
- HS thực hiện, Gv theo dõi, giúp đỡ.
Tiết 2:
4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc câu hỏi 1. 
- 2 HS đọc đọc câu văn thứ nhất, sau đó trả lời câu hỏi: Trong bài, trường học được gọi là gì?
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu 1, 2, 3, trả lời câu hỏi: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì sao?
- GV đọc diễn cảm lại bài văn, vài HS thi đua đọc lại bài văn. 
b. Luyện nói: Hỏi nhau về trường lớp.
- GV nêu yêu cầu của bài luyện nói, HS hỏi nhau theo các câu hỏi:
- Trường của bạn là trường gì?
- Bạn thích đi học không? ở trường bạn thích ai nhất? thích cái gì nhất?
- Ai là bạn thân nhất của bạn ở trong lớp?
- Hôm nay ở lớp bạn thích học môn nào?
GV nhận xét chốt lại ý kiến của HS.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chốt nội dung bài học, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn HS học bài ở nhà.
Tiết 3:
Toán:	 	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục; biết giải toán có phép cộng.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con: Đặt tính rồi tính
 	40 + 20	20 + 50	70 – 70 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy bài mới:
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.
- HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS cách đặt tính (viết các số thẳng cột, chục với chục, đơn vị với đơn vị).
- HS đọc phép tính trên bảng. GV chốt đáp án.
Bài 2: Số?
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS chơi trò chơi “bắn tên”.
- HS chơi, GV chốt đáp án.
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS làm vào SGK. HS làm nhóm đôi, trình bày kết quả.
- GV chốt đáp án đúng. a – s, b – đ, c – s.
Bài 4: 
- HS đọc BT, nêu bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
- HS nêu tóm tắt. Đổi 1 chục cái bát bằng 10 cái bát.
 Tóm tắt Bài giải
 Có : 20 cái bát Số bát nhà Lan có là:
 Mua thêm : 10 cái bát 20 + 10 = 30 (cái bát)
 Tất cả có  cái bát? Đáp số: 30 cái bát.
C. Củng cố - dặn dò:
- Hướng dẫn HS làm ở vở bài tập Toán 1
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tập đọc:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc bài Trường em, viết các tiếng, từ có vần ai, ay.
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới:
1. Đọc bài ở SGK :
- HS đọc bài Trường em theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV nhận xét - cho điểm.
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ có vần ai, ay.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 trang 21.
Bài 1: Viết tiếng trong bài : 
- Có vần ai : ...................
- Có vần ay : ..................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thực hiện vào VBT.
- HS nêu kết quả, GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 2: Viết tiếng ngoài bài : 
- Có vần ai : ...................
- Có vần ay : ..................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Trong bài, trường học được gọi là gì ? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng : 
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 2:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục, bước đầu biết về tính chất phép cộng ; biết giải toán có phép cộng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:	- HS làm BT Toán (Bài 92: Luyện tập).
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bảng con. GV giúp HS cách đặt tính (viết các số thẳng cột, chục với chục, đơn vị với đơn vị).
- HS nêu kết quả, GV chốt đáp án đúng.
Bài 2: Tính nhẩm:
- HS nêu yêu cầu BT. 1 HS làm nhẩm mẫu: 10 + 20 = 30; nêu cách nhẩm.
- Chú ý phép cộng có kèm cm thì nhớ ghi kết quả có cm.
- GV hướng dẫn HS nhận xét: 30 + 20 = 50; 20 + 30 = 50. Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. 
- HS chơi trò bắn tên, lần lượt làm các bài còn lại. GV chốt đáp án đúng.
Bài 3: Giải bài toán:
- HS nêu yêu cầu BT. Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
- HS lập tóm tắt. 1 HS lên bảng làm bài giải.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài toán có lời văn.
 Tóm tắt: Bài giải:
Giỏ 1 : 30 quả cam Số quả cam cả hai giỏ có là:
Giỏ 2 : 20 quả cam 30 + 20 = 50 (quả cam)
Cả hai giỏ:  quả cam? Đáp số: 50 quả cam
Bài 4: Nối hai số để cộng lại bằng 60 (theo mẫu):
- HS nêu yêu cầu BT.
- Tổ chức cho HS thi nối nhanh, nối đúng.
3. Củng cố - dặn dò: 
- HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ 2 số tròn chục. 
- Nhận xét tiết học. 
Tiết 3:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục, bước đầu biết về tính chất phép cộng ; biết giải toán có phép cộng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:
_____________________________
THỨ BA 	Ngày soạn: 1/3/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình. Biết cộng, trừ số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm bài: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
 40  80 50  30
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: mục tiêu bài học.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình:
* Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.
- GV vẽ hình vuông và vẽ các điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông (điểm A,N). 
- GV chỉ vào điểm A và nói: “điểm A ở trong hình vuông”. HS nhắc lại. 
- GV chỉ vào điểm N và nói: “điểm N ở ngoài hình vuông”. HS nhắc lại. 
* Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn, hình tam giác.
- GV tiến hành tương tự như trên. 
b. Thực hành:
Bài 1: Đúng ghi đ, sai ghi s:
- HS đọc các câu, HS khác nhận diện và xác định đúng/ sai, điền đ/s vào £.
- HS nêu những điểm ở trong, ở ngoài hình tam giác. 
- GV quan sát, giúp đỡ.
Bài 2: 
a) Vẽ 2 điểm ở trong hình vuông. Vẽ 4 điểm ở trong hình vuông. 
b) Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn. Vẽ 2 điểm ở trong hình tròn.
- HS nêu yêu cầu và làm vào SGK, 1 HS lên bảng.
- GV nhận xét, giúp đỡ.
Bài 3: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT. HS nêu cách tính nhẩm nhanh (cộng, trừ số tròn chục).
- VD: tính 10 + 20 +10 thì phải lấy 10 + 20 = 30, lấy 30 + 10 = 40. 
- HS làm bài, nêu đáp án. GV chốt.
Bài 4: bài toán:
- HS đọc yêu cầu bài toán, GV giúp HS hình thành tóm tắt.
- HS nêu lời giải phù hợp. HS làm VBT.
- GV chốt đáp án:
Tóm tắt:	 Bài giải:
Có	: 10 nhãn vở	Hoa có tất cả là: 
Thêm 	: 20 nhãn vở	10 + 20 = 30 (nhãn vở)
Có tất cả	:... nhãn vở?	Đáp số: 30 nhãn vở
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2:
Mỹ thuật:	(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiết 3:
Chính tả: 	TRƯỜNG EM 
I. Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “Trường học là anh em” 26 chữ trong khoảng 15 phút.
- Điền đúng vần ai, ay; chữ c, k vào chỗ trống.
Làm được bài tập 2, 3 ( SGK ).
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn bài bập lên bảng hoặc bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Mở đầu: GV nêu yêu cầu của tiết chính tả trong SGV TV1/2.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết chính tả: chép lại đoạn văn chính xác không mắc lỗi trong đoạn văn 26 chữ bài “Trường em”.
2. Hướng dẫn chép:
- GV giới thiệu đoạn văn cần chép. HS đọc lại đoạn văn (2-3 HS)
- GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: trường, giáo, nhiều, hiền. 
- HS tự nhẩm, đánh vần và viết vào bảng con, GV quan sát, giúp đỡ.
- HS chép bài vào vở, khi viết GV hướng dẫn HS cách ngồi, cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài chính tả vào vở ô li.
- Sau khi HS viết bài xong GV đọc lại bài cho HS chữa lỗi bằng bút chì. 
- GV chữa lên bảng những lỗi phổ biến.
- HS đổi vở và chữa lỗi cho nhau.
- GV chấm một số bài tại lớp, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
a. Điền vần ai hoặc ay.
- HS lên bảng làm mẫu.
- GV tổ chức cho HS thi đua điền đúng, nhanh.
- GV chốt: gà mái, máy ảnh.
b. Điền ch ... ng chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét bài viết của HS.
- Yêu cầu HS chép lại bài cho đúng, đẹp.
Tiết 3:
Toán: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Bước đầu giúp HS: 
- Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số , nhận ra số lớn nhất , số bé nhất trong nhóm có 3 số .
II. Chuẩn bị:
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc các số từ 70 đến 99.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu 62 < 65
- GV hướng dẫn HS xem hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan để nhận ra: 62 có 6 chục và 2 đơn vị, 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị , 62 và 65 cũng có 6 chục mà 
2 < 5 nên 62 < 65 (đọc: sáu mươi hai bé hơn sáu mươi lăm).
- Tập cho HS nhận biết: 62 62.
- GV cho HS tự đặt dấu vào chỗ chấm, chẳng hạn 42 71.
b. Giới thiệu 63 > 58 
- GV hướng dẫn HS xem hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan để nhận ra: 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 gồm 5 chục và 5 đơn vị , 6 > 5 nên 63 < 58 (đọc: sáu mươi ba lớn hơn năm mươi tám)
- Tập cho HS nhận biết: 63 > 58 nên 58 < 63.
3. Thực hành
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự nêu yêu cầu của bài, HS làm bài rồi chữa bài. HS nêu cách giải thích khác nhau : chẳng hạn: 68 < 72, 72 < 80. Vậy 80 là số lớn nhất.
Bài 3: HS tự làm bài, chữa bài.
Bài 4: Yêu cầu HS tự so sánh để thấy được số bé nhất, số lơn nhất, từ đó xếp theo thứ tự các số theo đề bài, chẳng hạn:
a. Từ bé đến lớn: 38, 64, 72
b. Từ lớn đến bé: 72, 64 ,38
GV hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1: Điền dấu >, <, =:
- HS nêu yêu cầu BT. GV làm mẫu: 34 < 38
- HS làm các BT còn lại.
- GV quan sát, giúp đỡ, chốt đáp án đúng. 
- HS nhắc lại cách so sánh số có 2 chữ số.
Bài 2 + 3 : Khoanh vào số lớn nhất, khoanh vào số bé nhất.:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS thảo luận nhóm đôi, chọn số lớn nhất hoặc bé nhất để khoanh tròn.
- HS nêu cách tìm số lớn nhất, bé nhất.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 4: Viết các số 72, 38, 64
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn:
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 
- HS làm nhóm đôi, nêu đáp án. GV chốt đáp án đúng.
C. Củng cố - dặn dò:
- Hướng dẫn HS làm ở vở bài tập Toán 1.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài và làm bài tập.
Tiết 4:
TN&XH:	CON GÀ
I. Mục tiêu: Giúp Hs biết: 
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà, phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Nêu ích lợi của việc nuôi gà. Thịt gà và trứng là những thức ăn bổ dưỡng
- Có ý thức chăm sóc gà .
II. Chuẩn bị:
- Các hình bài 26.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
H1: Nêu các bộ phận chính của con cá?
H2: Nêu ích lợi của việc ăn cá?
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài: “Con gà”
Hỏi: Bài hát nói đến con gì? GV ghi đề bài: Con gà 
Con gà là con vật gần gũi với chúng ta. Trong cuộc sống, trong phim ảnh cả trong lời bài hát đều có hình ảnh con gà, thế em biết gì về con gà?
- Em hãy nêu các câu hỏi thắc mắc về con gà.
- GV chốt lại 2 câu hỏi cần giải đáp: 
+ Gà gồm có những bộ phận bên ngoài nào?
+ Phân biệt gà trống, gà mái, gà con
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Mục tiêu: Giúp HS biết:
+ Đặt câu hỏi và câu trả lời, các câu hỏi dựa trên hình ảnh SGK.
+ Các bộ phận bên ngoài của con gà.
+ Phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
+ Ăn thịt, trứng gà có lợi gì cho sức khoẻ.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: GV hướng dẫn HS : Các em quan sát tranh, đọc câu hỏi, trả lời câu hỏi trong SGK. GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. 
* Bước 2: Yêu cầu HS cả lớp tập trung thảo luận theo các câu hỏi.
+ Mô tả hình dáng con gà, đó là gà trống hay gà mái?
+ Mô tả con gà trong SGK trang 55.
+ Gà trống, mái, con giống (khác) nhau những điểm nào?
+ Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?
+ Gà di chuyển như thế nào? Nó bay được không? 
+ Nuôi gà để làm gì?
* Kết luận: Con gà nào cũng có đầu, mình, cổ, hai chân, hai cánh và toàn thân gà có lông bao phủ. Gà trống, gà mái , gà con khac nhau về hình dáng và tiếng kêu. 
Hoạt động 2 : Hoạt động của gà
- GV cho Hs quan sát tranh 3 tranh và hỏi: 
+ Gà được nuôi ở đâu? 
+ Gà ăn gì?
- GV cho Hs quan sát tranh và hỏi: 
+ Người ta nuôi gà để làm gì? (hình ảnh)
* Chốt ý: Gà được nuôi ở trong nhà, trong vườn, trong trang trại. Người ta nuôi gà để lấy thịt, lấy trứng và lấy lông.
- GV cho Hs xem một số món ăn từ gà (tranh)
- GV cho Hs xem 4 tranh tiếp xúc với gà.
Tranh 1: Tiêm thuốc cho gà.	Tranh 2: Mang bao tay khi tiếp xúc với gà. 
Tranh 3: Tiếp xúc với gà bị chết.	Tranh 4: Làm thịt gà.
- GV yêu cầu Hs chọn tranh đúng ghi vào bảng con.
- GV chốt ý nội dung từng tranh
Hoạt động 3: Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của gà
- Gv hướng dẫn cách chơi 
- Tổ chức cho HS chơi
- Nhận xét, tuyên dương
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
- Người ta nuôi gà để làm gì?
+ Giáo dục HS biết yêu thương và chăm sóc con gà. Thịt gà rất ngon và bổ, khi ăn gà ta phải chú ý tránh bị hóc xương.
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về xem và chuẩn bị bài: Con mèo
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: 
Chính tả: 	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Luyện viết bài Cái Bống, viết các tiếng, từ có vần anh, ach
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Đọc bài ở SGK :
- 2 HS đọc bài Cái Bống
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ có vần anh, ach
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 trang 26 ; 27.
Bài 1: Chép lại bài Cái Bống
- GV chép bài viết lên bảng đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày trong vở ô li ( cỡ chữ nhỏ).
- HS nhìn bảng chép bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài.
- GV chấm điểm 5 -7 bài và nhận xét cụ thể từng bài.
Bài 2: Điền anh hay ach? 
- HS quan sát hình vẽ để điền cho đúng.
- GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài: hộp bánh, túi xách, bức tranh.
Bài 3: Điền ng hay ngh?
- HS tự làm bài. GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chữa bài: ngà voi, ngoan ngoãn, nghề nghiệp, chú nghé, nghỉ ngơi, bắp ngô.
- HS nêu âm ngh/ ng đi với những âm nào ?
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 2: 
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm VBT bài 100: So sánh các số có 2 chữ số.
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện và trình bày trong VBT.
- HS làm bài, nêu kết quả. Cả lớp chữa bài.
Bài 2: Khoanh vào số lớn nhất
- HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS cách thực hiện và trình bày trong VBT.
- HS làm bài, nêu kết quả. Cả lớp chữa bài.
Bài 3: Khoanh vào số bé nhất:
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 4: Viết các số 67 ; 74 ; 46 
a. Theo thứ tự từ lớn đến bé:
b. Theo thứ tự từ bé dến lớn:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn cách làm. HS làm vào VBT.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 5: Đúng ghi đ, sai ghi s:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn HS đọc câu và chọn đ/ s điền vào ô trống.
- HS lần lượt ghi đáp án vào bảng con.
- GV chữa bài : đ, đ, s, đ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 10/3/2013
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2013
BUỔI SÁNG
(Đ/c Hậu dạy thay)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tập đọc: 	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Luyện đọc bài Vẽ ngựa, viết các tiếng, từ có vần ưa, ua.
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1 :
1. Đọc bài ở SGK :
- HS đọc bài Vẽ ngựa theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV nhận xét - cho điểm.
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ có vần ưa, ua.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
Tiết 2 :
3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 trang 27.
Bài 1: Viết tiếng trong bài : 
- Có vần ưa : ...................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thực hiện vào VBT.
- HS nêu kết quả, GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 2: Viết tiếng ngoài bài : 
- Có vần ưa : ...................
- Có vần ua : ..................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Nhìn tranh, bà không nhận ra con ngựa vì:
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chốt : b) Bé vẽ ngựa không ra hình ngựa.
Bài 4: Điền trông hoặc trông thấy:
- HS làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ
- GV chốt đáp án đúng : Bà trông cháu. Bà trông thấy một con ngựa đi qua. 
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- HS ôn lại một số bài hát mà các em yêu thích.
- HS xung phong trình bày trước lớp, GV theo dõi, tuyên dương HS thực hiện tốt.
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Quý, Quân, Loan, Vi.
- Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Phương, Khá, Kam...
- Một số bạn còn nhút nhát: Cường, Đình, Kỳ...
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Thu các khoản đóng góp.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Hạn chế tình trạng quên đồ dùng học tập, sách vở.
- Tiếp tục thi đua học tập chào mừng ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.
- Phân công HS khá, giỏi kèm HS chậm tiến.
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25-26.doc