BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính; biết tính nhẩm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng làm bài: Đặt tính rồi tính.
52 + 2 60 + 3 45 + 4
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bảng con.GV chú ý kiểm tra xem HS đặt tính có đúng không rồi mới chuyển sang làm tính.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 2: Tính nhẩm:
- Gọi HS nêu cách cộng nhẩm, chẳng hạn 60 + 6 gồm 3 chục và 6 đơn vị nên 30 + 6 = 36, rồi làm bài và chữa bài.
- Thông qua các bài tập chẳng hạn 52 + 6 và 6 + 52 cho HS nhận biết bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV chốt đáp án đúng.
30 + 6= 36 60 + 9 = 69 52 + 6 = 58 82 + 3 = 85
40 + 5= 45 70 + 2 = 72 6 + 52 = 58 3 + 82 = 85
TUẦN 29 THỨ HAI Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ hai, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (Đ/c Hậu dạy thay) THỨ BA Ngày soạn: 30/3/2013 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2013 BUỔI SÁNG Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính; biết tính nhẩm. II. Chuẩn bị: - Bảng con, que tính. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng làm bài: Đặt tính rồi tính. 52 + 2 60 + 3 45 + 4 - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Bài 1: Đặt tính rồi tính: - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bảng con.GV chú ý kiểm tra xem HS đặt tính có đúng không rồi mới chuyển sang làm tính. - GV chốt đáp án đúng. Bài 2: Tính nhẩm: - Gọi HS nêu cách cộng nhẩm, chẳng hạn 60 + 6 gồm 3 chục và 6 đơn vị nên 30 + 6 = 36, rồi làm bài và chữa bài. - Thông qua các bài tập chẳng hạn 52 + 6 và 6 + 52 cho HS nhận biết bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng. - GV chốt đáp án đúng. 30 + 6= 36 60 + 9 = 69 52 + 6 = 58 82 + 3 = 85 40 + 5= 45 70 + 2 = 72 6 + 52 = 58 3 + 82 = 85 Bài 3: - HS tự nêu đề toán, tóm tắt và tự giải bài toán: Tóm tắt Bài giải: Bạn gái : 15 bạn Lớp em có tất cả là: Bạn trai : 14 bạn 15 + 14 = 29 (bạn) Tất cả: bạn? Đáp số: 29 bạn. Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm: - Yêu cầu HS: Dùng thước đo để xác định một độ dài là 8 cm. Sau đó vẽ đoạn thẳng có độ dài là 8 cm. - GV quan sát, giúp đỡ HS. C. Củng cố - dặn dò: - Hướng dẫn HS làm ở vở bài tập Toán 1. Tiết 2: Mỹ thuật: (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Tiết 3: Chính tả: HOA SEN I. Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen 28 chữ trong khoảng 12 – 15 phút. - Điền đúng vần en, oen, g, gh vào chỗ trống . - Bài tập 2, 3 ( SGK ). II. Chuẩn bị: - Viết sẵn bài bập lên bảng hoặc bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh. - 1HS làm bài tập 2 SGK. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết chính tả: chép lại chính xác không mắc lỗi bài ca dao “Hoa sen”. 2. Hướng dẫn chép: - GV giới thiệu bài ca dao cần chép. HS đọc lại bài (2 - 3 HS) - Cả lớp đọc thầm bài ca dao, tìm những tiếng các em dễ viết sai. HS tự nhẩm, đánh vần và viết vào bảng con, GV quan sát, giúp đỡ. - HS chép bài ca dao vào vở, khi viết GV hướng dẫn HS cách ngồi, cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài chính tả vào vở ô li. - Sau khi HS viết bài xong GV đọc lại bài cho HS chữa lỗi bằng bút chì. GV chữa lên bảng những lỗi phổ biến. - HS đổi vở và chữa lỗi cho nhau. + GV chấm một số bài tại lớp, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: a. Điền vần en hay oen: - HS cả lớp đọc yêu cầu bài tập. - 4HS lên bảng làm bài tập (thi đua làm nhanh, đúng) cả lớp làm vào vở bài tập. - GV và cả lớp nhận xét chấm điểm thi đua. - GV chốt lời giải đúng: nông choèn, cưa xoèn xoẹt, thợ rèn. b. Điền chữ g hay gh: - HS thi đua làm bài tập theo nhóm, thi tiếp sức. - Đại diện nhóm đọc kỹ bài làm. GV chốt: con ghẹ, ga tàu, bè gỗ, con gấu, chiếc ghim áo, đường gồ ghề. c. Quy tắc chính tả: (gh + i, e, ê) - Âm đầu gờ đứng trước i,e,ê viết là gh; đứng trước nguyên âm còn lại là viết g (o, a, â). 2 HS nêu quy tắc và lấy ví dụ. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét bài viết của HS. - Yêu cầu HS chép lại bài cho đúng, đẹp. Tiết 4: Kể chuyện: NIỀM VUI BẤT NGỜ I. Mục tiêu: Giúp HS biết - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng yêu quý Bác Hồ. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa (nếu có). III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” B. Bài mới: 1. Giới thiệu câu chuyện: Trí khôn 2. GV kể chuyện: GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm. - Kể lần 1 HS biết câu chuyện - Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện. 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh - Tranh 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh 1 vẽ gì? + Câu hỏi dưới tranh là gì? + GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. - Cả lớp lắng nghe, nhận xét: Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không, có kể thừa, thiếu chi tiết nào không? - HS tiếp tục kể tranh 2,3,4 (cách làm tương tự tranh 1) - 2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh. 4. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện GV hỏi cả lớp: - Câu chuyện này cho các em biết điều gì? (Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.) - HS trả lời, GV giúp đỡ HS (nếu cần) C. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét, tổng kết tiết học. - HS về nhà tập kể lại câu chuyện. BUỔI CHIỀU Tiết 1: Chính tả: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện viết bài Hoa sen. - Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS. II. Các hoạt động dạy học: 1. Đọc bài ở SGK : - 2 HS đọc bài Hoa sen 2. HS viết bài vào bảng con: - GV đọc cho HS viết 1 số từ: trong đầm, bông trắng, chen, nhị vàng, hôi tanh. - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở bài tập TV. - Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. Bài 1: Chép lại bài Hoa sen. - GV chép bài viết lên bảng đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày trong vở ô li ( cỡ chữ nhỏ). - HS nhìn bảng chép bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài. - GV chấm điểm 5 -7 bài và nhận xét cụ thể từng bài. Bài 2: Điền en hay oen ? - HS quan sát kĩ tranh vẽ để điền cho đúng. - GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng. - GV cùng cả lớp chữa bài. Bài 3: Điền g hay gh ? - HS tự làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - Chấm bài - chữa bài. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - dặn dò. Tiết 2+3: Toán: ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính; biết tính nhẩm. II. Chuẩn bị: - VBT toán 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: mục tiêu 2. Nội dung: Tiết 1: . * HS làm bài vào VBT bài 110 – Luyện tập – 45/VBT. Bài 1: Đặt tính rồi tính: - HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS cách làm và trình bày trong VBT. - HS làm bài, nêu kết quả. Cả lớp chữa bài. Bài 2: Tính nhẩm: - GV hướng dẫn. - HS làm bài, nêu kết quả. Bài 3: - HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài kết hợp tóm tắt. - HS giải vào vở. Tóm tắt: Bài giải: Gà : 25 con An nuôi tất cả là: Vịt : 14 con 25 + 14 = 39 (con) Nuôi tất cả: con? Đáp số: 39 con. Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6cm: - HS nêu yêu cầu của BT. - GV hướng dẫn HS cách làm. HS làm bài giải vào VBT. - GV cùng cả lớp chữa bài. Tiết 2: * Một số BT khác: Bài 1: Đặt tính rồi tính : 50 + 8 33+ 2 61 + 6 55 + 4 27 + 2 18 + 1 74 + 3 4 +55 - HS làm bảng con. Bài 2: Tính nhẩm 10 + 2 + 7 = 74 + 3 = 86 + 2 = 32 + 4 + 1 = 55 + 2 = 41 + 6 = Bài 3: Nam mua 14 viên bi, bạn Khá cho Nam thêm 5 viên bi. Hỏi Nam có tất cả mấy viên bi ? - HS nêu yêu cầu của BT, tóm tắt. HS làm bài vào vở ô li. Bài giải : Nam có tất cả là : 14 + 5 = 19 (viên bi) Đáp số : 19 viên bi 3. Củng cố dặn dò : - GV thu bài chấm, nhận xét. - GV chốt nội dung bài học. Nhận xét giờ học. _____________________________ THỨ TƯ Ngày soạn: 30/3/2013 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 3 tháng 4 năm 2013 BUỔI SÁNG Tiết 1+2: Tập đọc: MỜI VÀO I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK ) - Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài “Đầm sen” và trả lời câu hỏi trong bài. B. Bài mới: Tiết 1: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 2. Hướng dẫn luyện đọc: + GV đọc mẫu bài văn : Giọng vui, tinh nghịch với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại trải dài hơn 10 dòng thơ. + HS luyện đọc: - Luyện đọc tiếng, từ khó: kiểng chân, sửa soạn, buồm thuyền GV hướng dẫn HS đọc từ khó bằng cách HS phân tích tiếng sau đó đọc trơn. HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh. - GV giải nghĩa một số từ khó cho HS hiểu (kiểng chân, gạc,). + Luyện đọc câu: HS đọc từng câu theo cách: Mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở dòng thơ thứ nhất, tiếp tục với các dòng sau, sau đó HS nối tiếp nhau đọc trơn từng dòng thơ. + Luyện đọc đoạn, bài: - Thi đọc cả bài: Các đơn vị nhóm, bàn, tổ. GV và HS nhận xét. - HS đọc đồng thanh cả bài (1 lần). 3. Ôn các vần ong, oang: a. GV nêu yêu cầu 1 SGK (tìm tiếng có vần ong) - HS thi tìm tiếng trong bài có vần ong. - HS đọc các tiềng, từ có chứa vần ong. - HS phân tích tiếng: trong b. GV nêu yêu cầu 2 SGK (nói câu chứa tiếng có vần ong, oang) - GV hướng dẫn HS tìm câu chứa tiếng có vần vừa ôn. - HS thi nói câu chứa tiếng có vần ong, oang. GV theo dõi, giúp đỡ. Tuyên dương những HS nói câu đúng, hay. Tiết 2: 4. Tìm hiểu bài và luyện nói: a. Tìm hiểu bài: - 1, 2 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà? (Thỏ, Nai, Gió) - HS đọc khổ thơ 3. Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì? (cùng soạn sửa đón trăng lên) - GV yêu cầu đọc bài thơ theo cách phân vai. + Khổ 1: Người dẫn chuyện, chủ nhà, thỏ. + Khổ 2: Người dẫn chuyện, chủ nhà, nai. + Khổ 3: Người dẫn chuyện, chủ nhà, gió. b. Học thuộc lòng: - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp. - HS thi đua học thuộc lòng và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, tuyên dương những em học thuộc lòng tốt. c. Luyện nói: - GV nêu yêu cầu của bài, HS quan sát các tranh minh hoạ trong SGK. - HS nhìn mẫu thực hành nói, nhiều cặp HS thực hành luyện nói. GV quan sát, giúp đỡ HS thực hành nói. C. Củng cố - Dặn dò: - GV chốt nội dung bài học, liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn HS học bài ở nhà. Tiết 3: Âm nhạc: (GV bộ môn soạn giảng) Tiết 4: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100; biết tính nhẩm vận dụng để cộng các số đo độ dài. II. Chuẩn bị: - Bảng con, ... ết? - GV nhận xét B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Làm việc với tranh, ảnh về trời nắng trời mưa. - Mục tiêu: + HS nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng trời mưa. + Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng trời mua. - Cách tiến hành: * Bước 1: GV chia lớp thành 4 - 5 nhóm - Các nhóm lhân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm. - Lần lượt mỗi nhóm nêu lên dấu hiệu trời nắng, trời mưa. * Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày những tranh, ảnh của nhóm mình đã sưu tầm. * Bước 3: Kết luận: Khi trời nắng bầu trời trong xanh có mây trắng. Mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, đường sá khô ráo. Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám xịt nên thường không nhìn thấy mặt trời, nước mưa làm ướt đường phố 2. Hoạt động 2: Thảo luận - Mục tiêu: HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. - Tiến hành: * Bước 1: Hai HS hỏi nhau và trả lời câu hỏi trong SGK: Tại sao khi đi dưới nắng, bạn phải nhớ đội mũ, nón? Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải làm gì? * Bước 2: HS nói lại được những gì các em đã thảo luận. * HS chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa. C. Củng cố - dặn dò: - HS trả lời câu hỏi trong SGK. HS chuẩn bị bài cho tiết sau. BUỔI CHIỀU Tiết 1: Chính tả: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện viết bài Mèo con đi học. - Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS. II. Các hoạt động dạy học: 1. Đọc bài ở SGK : - 2 HS đọc bài Mèo con đi học 2. HS viết bài vào bảng con: - GV đọc cho HS viết 1 số từ: buồn bực; kiếm cớ; be toáng; chữa lành. - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt. - Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. Bài 1: Chép tiếp những dòng còn thiếu trong bài Mèo con đi học. - GV chép bài viết lên bảng đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày trong vở - HS nhìn bảng chép bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài. - GV chấm điểm 5 -7 bài và nhận xét cụ thể từng bài. Bài 2: a) Điền: r; d hay gi? - HS tự làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - HS nêu kết quả - chữa bài: thầy giáo, đàn cá rô, gia đình, nhảy dây, gây rừng, dân giàu. b) Điền: iên hay in ? - HS quan sát kĩ tranh vẽ để điền cho đúng. - GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng. - GV cùng cả lớp chữa bài: Đàn kiến đang đi. Ông đọc bản tin. Bé giữ gìn sách vở. Thiên nhiên tươi đẹp. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - dặn dò. Tiết 2: Toán: ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; cộng, trừ nhẩm; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Mục tiêu 2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm VBT bài 116: Cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Bài 1: Tính nhẩm: - HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS cách làm và trình bày trong VBT. - HS làm bài, nối tiếp nêu kết quả. Cả lớp chữa bài. Bài 2: Đặt tính rồi tính: - HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS cách làm và trình bày trong VBT. - HS làm bài, nêu kết quả. Cả lớp chữa bài. Bài 3: HS nêu đề toán - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, nêu tóm tắt rồi giải bài toán - GV cùng HS chữa bài: a) Bài giải: Số học sinh của hai lớp là: 23 + 25 = 48 (học sinh) Đáp số: 48 học sinh b) Cô giáo có 50 vé xem xiếc, nhưng chỉ có 48 bạn, như vậy số vé đủ để phát cho các bạn cả hai lớp và còn thừa 2 vé ( 50 – 48 = 2) Bài 4: HS nêu đề toán - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, nêu tóm tắt rồi giải bài toán. - GV cùng HS chữa bài: Bài giải: Số điểm của Toàn là: 86 - 43 = 43 (điểm) Đáp số: 43 điểm 3. Củng cố - dặn dò: - GV thu bài chấm, nhận xét. Nhận xét tiết học. Tiết 3: Thủ công: (GV bộ môn soạn giảng) ________________________ THỨ SÁU Ngày soạn: 5/4/2013 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2013 BUỔI SÁNG Tiết 1: Thể dục: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu: - Tiếp tục học trò chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động. - Tiếp tục chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi có kết hợp vần điệu. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân bãi, còi, III. Nội dung và phương pháp lên lớp: A. Phần mở đầu: (7 phút ) - GV tập trung HS, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50– 60 m - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp - Múa hát tập thể hoặc trò chơi. B. Phần cơ bản: (20 phút ) + Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ (8 - 10 phút) - HS chơi, GV quan sát giúp đỡ. + Chuyền cầu theo nhóm hai người: 8-10 phút Cả lớp tập hợp thành hai hoặc bốn hàng dọc. Sau đó quay mặt lại với nhau làm thành một đôi. GV hướng dẫn cho HS chơi từng nhóm tự chơi. C. Phần kết thúc: (8 phút ) - Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc theo nhịp và hát. - GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. Tiết 2+3: Tập đọc: NGƯỜI BẠN TỐT I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đua, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Bước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài “Mèo con đi học” và trả lời câu hỏi trong bài. - Gv nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Tiết 1: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 2. Hướng dẫn luyện đọc: + GV đọc mẫu bài văn : Chú ý đổi giọng khi đọc đoạn đối thoại. + HS luyện đọc: - Luyện đọc tiếng, từ khó: liền, ngượng nghịu. - GV hướng dẫn HS đọc từ khó bằng cách HS phân tích tiếng sau đó đọc trơn. HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh. - GV giải nghĩa một số từ khó cho HS hiểu (ngượng nghịu). + Luyện đọc câu: HS đọc từng câu theo cách: Mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau, sau đó HS nối tiếp nhau đọc trơn từng câu. luyện đọc nhiều lần câu đề nghị của Hà, câu trả lời của Cúc. + Luyện đọc đoạn, bài: Bài chia làm 2 đoạn * Đoạn 1: Từ đầu đến đưa bút của mình cho Hà (đọc tyheo,cách phân vai) * Đoạn 2: Phần còn lại (chú ý nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy). - Thi đọc cả bài: Cá đơn vị nhóm, bàn, tổ. GV và HS nhận xét. - HS đọc đồng thanh cả bài (1 lần) 3. Ôn các vần ut, uc: a) GV nêu yêu cầu 1 SGK (tìm tiếng có vần ut, uc) - HS thi tìm tiếng trong bài có vần ut, uc. - HS đọc các tiềng, từ có chứa vần ut, uc. - HS phân tích tiếng: bút, Cúc b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ut, uc. - HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần ut, uc. Gv nhận xét, tính điểm thi đua. c) GV nêu yêu cầu 2 SGK (nói câu chứa tiếng có vần ut, uc) - GV hướng dẫn HS tìm câu chứa tiếng có vần vừa ôn. - HS thi nói câu chứa tiếng có vần ut, uc. - GV theo dõi, giúp đỡ. Tuyên dương những HS nói câu đúng, hay. Tiết 2: 4. Tìm hiểu bài và luyện nói: a. Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Hà hỏi mưẹơn bút, ai đã giúp Hà? - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp? - 1 HS đọc lại cả bài và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là người bạn tốt? - GV đọc diễn cảm lại bài văn, 2-3 HS thi đua đọc lại bài. b. Luyện nói: Kể về người bạn tốt của em - GV cho từng bàn trao đổi, kể với nhau về người bạn tốt. - Gợi ý lời kể dựa theo tranh trong SGK. - HS kể về người bạn tốt trước lớp. C. Củng cố - dặn dò: - GV chốt nội dung bài học, liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. BUỔI CHIỀU Tiết 1+ 2: Tập đọc: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện đọc bài Người bạn tốt, viết các tiếng, từ có vần uc, ut. - Rèn luyện kỹ năng đọc tốt, đọc đúng cho HS. II. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 : 1. Đọc bài ở SGK : - HS đọc bài Người bạn tốt theo cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV nhận xét - cho điểm. 2. HS viết bài vào bảng con: - GV đọc cho HS viết 1 số từ có vần uc, ut. - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Tiết 2 : 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV. - Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3. Bài 1: Viết tiếng trong bài : - Có vần uc: ................... - Có vần ut: ................... - HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thực hiện vào VBT. - HS nêu kết quả, GV cùng cả lớp chữa bài. Bài 2: Viết câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut : - HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng. - GV cùng cả lớp chữa bài. Bài 3: Ghi dấu x vào ô trống trước tên người đã cho Hà mượn bút - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - Chấm bài - chữa bài Bài 4: Người giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp là bạn:... Bài 3: Ghi dấu x vào ô trống trước ý đúng - HS làm bài. - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - Chấm bài - chữa bài: Người bạn tốt là người giúp đỡ bạn khi bạ gặp khó khăn. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - dặn dò. Tiết 3: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng. - Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT. - Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua. II. Tiến hành: 1. Sinh hoạt văn nghệ: - HS ôn lại một số bài hát mà các em yêu thích. - HS xung phong trình bày trước lớp, GV theo dõi, tuyên dương HS thực hiện tốt. 2. Đánh giá tuần qua: - GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm). * GV bổ sung: - Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Quý, Quân, Vi. - Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Phương, Khá, Đào. - Một số bạn còn nhút nhát: Cường, Đình, Kỳ, Ý... 3. Kế hoạch tuần tới: - Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần. - Thu các khoản đóng góp. - Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ. - Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. - Hạn chế tình trạng quên đồ dùng học tập, sách vở. - Phân công HS khá, giỏi kèm HS chậm tiến. - Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp. - Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm
Tài liệu đính kèm: