Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 31 và 32

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 31 và 32

BUỔI SÁNG

Tiết 1:

Toán: ĐỒNG HỒ. THỜI GIAN

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Làm quen với mặt đồng hồ , biết xem giờ đúng , có biểu tượng ban đầu về thời gian.

II. Chuẩn bị:

- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS làm bài tập 4 SGK.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim giờ chỉ đúng trên mặt đồng hồ

- GV cho HS xem đồng hồ để bàn, hỏi xem mặt đồng hồ có những gì?

- GV giới thiệu: Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có ghi các số từ 1 – 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. GV giớ thiệu cách xem đồng hồ.

2. Hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ: Ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. Liên hệ thực tế đời sống của HS, chẳng hạn: Vào buổi tối em thường làm gì? Tương tự với từng mặt đồng hồ chỉ 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ

3. Trò chơi: Thi đua xem đồng hồ nhanh và đúng. GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào từng giờ đúng rồi đưa cho HS cả lớp xem và hỏi “đồng hồ chỉ mấy giờ” ai nói nhanh, đúng được tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò:

- Tập xem đồng hồ ở nhà. GV nhận xét giờ học

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 31 và 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 15 tháng 4 năm 2013
(Đ/c Hậu dạy thay)
THỨ BA 	Ngày soạn: 10/3/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 	ĐỒNG HỒ. THỜI GIAN
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Làm quen với mặt đồng hồ , biết xem giờ đúng , có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II. Chuẩn bị:
- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bài tập 4 SGK.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim giờ chỉ đúng trên mặt đồng hồ
- GV cho HS xem đồng hồ để bàn, hỏi xem mặt đồng hồ có những gì?
- GV giới thiệu: Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có ghi các số từ 1 – 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. GV giớ thiệu cách xem đồng hồ.
2. Hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ: Ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. Liên hệ thực tế đời sống của HS, chẳng hạn: Vào buổi tối em thường làm gì? Tương tự với từng mặt đồng hồ chỉ 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ
3. Trò chơi: Thi đua xem đồng hồ nhanh và đúng. GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào từng giờ đúng rồi đưa cho HS cả lớp xem và hỏi “đồng hồ chỉ mấy giờ” ai nói nhanh, đúng được tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Tập xem đồng hồ ở nhà. GV nhận xét giờ học
Tiết 2:
Mỹ thuật:	(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiết 3:
Chính tả: 	NGƯỠNG CỬA 
I. Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20 chữ trong khoảng 8 – 10 phút.
- Điền đúng vần ăt, ắc; chữ g, gh vào chỗ trống (bài tập 2, 3 (SGK) 
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn khổ thơ 3, bài tập 2, 3 lên bảng và luật chính tả cần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- 1HS làm bài tập 2 SGK.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết chính tả: chép lại chính xác không mắc lỗi khổ thơ 3 bài “Ngưỡng cửa”.
2. Hướng dẫn chép:
- GV giới thiệu bài cần chép. HS đọc lại bài (2-3 HS)
- Cả lớp đọc thầm bài thơ, tìm những tiếng các em dễ viết sai. HS tự nhẩm, đánh vần và viết vào bảng con, GV quan sát, giúp đỡ.
- HS chép bài vào vở, khi viết GV hướng dẫn HS cách ngồi, cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài chính tả vào vở ô li.
- Sau khi HS viết bài xong GV đọc lại bài cho HS chữa lỗi bằng bút chì. GV chữa 
lên bảng những lỗi phổ biến.
- HS đổi vở và chữa lỗi cho nhau.
+ GV chấm một số bài tại lớp, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
a. Điền vần ăt hay ăc
- HS cả lớp đọc yêu cầu bài tập.
- 4H lên bảng làm bài tập (thi đua làm nhanh, đúng) cả lớp làm vào vở bài tập
- GV và cả lớp nhận xét chấm điểm thi đua, cả lớp chữa lại bài trong vở bài tập TV1/2 theo lời giải đúng
b. Điền chữ g hay gh
- HS thi đua làm bài tập theo nhóm, thi tiếp sức.
- Đại diện nhóm đọc kỹ bài làm
c. HS đọc ghi nhớ: (gh + i, e, ê)
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét bài viết của HS. Yêu cầu HS chép lại bài cho đúng, đẹp.
Tiết 4:
Kể chuyện: 	DÊ CON NGHE LỜI MẸ 
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa (nếu có).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Dê con nghe lời mẹ
2. GV kể chuyện: GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm. 
- Kể lần 1 HS biết câu chuyện
- Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện.
3. HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
* Tranh 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1 vẽ gì? + Câu hỏi dưới tranh là gì?
+ GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét: Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không, có kể thừa, thiếu chi tiết nào không?
- HS tiếp tục kể tranh 2,3,4 (cách làm tương tự tranh 1)
- 2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
4. HS phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện
- Mỗi nhóm gồm 4 em đóng các vai: Người dẫn chuyện, Sói , Dê mẹ, Dê con.
GV hỏi: Vì sao Sói lại tiu nghỉu, cụp đuôi bỏ đi? 
- HS trả lời, GV giúp đỡ HS (nếu cần)
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét, tổng kết tiết học. HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Chính tả:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Luyện viết bài Ngưỡng cửa
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Đọc bài ở SGK :
- 2 HS đọc bài Ngưỡng cửa
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở bài tập TV.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2.
Bài 1: Chép lại bài Ngưỡng cửa (4 dòng đầu).
- GV chép bài viết lên bảng đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày trong vở ô li 
- HS nhìn bảng chép bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài.
- GV chấm điểm 5 -7 bài và nhận xét cụ thể từng bài.
Bài 2: Điền ăt hay ăc ?
- HS đọc kĩ các câu, cụm từ để điền cho đúng.
- GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Điền g hay gh ?
- HS tự làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài: gấp; ghi; ghế
C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 2+3:
Toán: 	ÔN TẬP
	I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian. 
- Cách đặt tính, nhẩm tính cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
II. Chuẩn bị:
- VBT toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu
2. Nội dung:	Tiết 1:	.
* HS làm bài vào VBT bài 118 – Đồng hồ. Thời gian - 53/VBT.
1. Nối số chỉ giờ với đồng hồ thích hợp:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV hướng dẫn HS cách làm trong VBT.
- HS làm bài, nêu kết quả. 
- Cả lớp chữa bài.
2. HS lên bảng quay đồng hồ theo yêu cầu của giáo viên
- Thi đua làm đúng làm nhanh
- Nhận xét, khen ngợi những HS làm tốt.
Tiết 2:
* Một số BT khác:
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
50 + 38	33+ 42	74 - 12	68 - 11	
- HS làm bảng con.
Bài 2: Tính nhẩm
69 - 26=	55 - 34= 	74 + 3 = 	86 + 2 = 
74 – 23=	99 – 55=	55 + 2 = 	41 + 6 = 
3. Củng cố dặn dò : 
- GV thu bài chấm, nhận xét.
- GV chốt nội dung bài học. Nhận xét giờ học.
_____________________________
THỨ TƯ 	Ngày soạn: 10/3/2013
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2013 
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tập đọc: 	 	KỂ CHO BÉ NGHE
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ỉ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng.
- Trả lời được câu hỏi 2 (SGK)
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài “Ngưỡng cửa” và trả lời câu hỏi: Em bé qua ngưỡng cửa để làm gì? 
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Kể cho bé nghe.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
+ GV đọc mẫu bài văn : Giọng vui, tinh nghịch, nghỉ hơi lâu sau các câu chẵn.
+ HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ khó: chó vện, chăng dây, ầm ĩ, quay tròn
GV hướng dẫn HS đọc từ khó bằng cách HS phân tích tiếng sau đó đọc trơn. HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Luyện đọc câu: HS đọc từng dòng thơ theo cách: Mỗi em đọc hai dòng thơ cho trọn ý, sau đó HS nối tiếp nhau đọc trơn từng dòng thơ. HS đọc 2 lần các dòng thơ trong bài.
+ Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc nhẩm cả bài, 3 HS đọc to cả bài.
- HS đọc đồng thanh cả bài (1 lần)
3. Ôn các vần ươc, ươt: 
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK (tìm tiếng có vần ươc)
- HS thi tìm tiếng trong bài có vần ươc.
- HS đọc các tiềng, từ có chứa vần ươc.
- HS phân tích tiếng: nước
b. GV nêu yêu cầu 2 SGK (nói câu chứa tiếng có vần ươc, ươt)
- GV hướng dẫn HS tìm câu chứa tiếng có vần vừa ôn.
- HS thi nói câu chứa tiếng có vần ươc, ươt. GV theo dõi, giúp đỡ. Tuyên dương những HS nói câu đúng, hay.
Tiết 2:
4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài: 
* Hỏi: Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì? (Con trâu sắt là cái máy cày. Nó làm việc thay con trâu nhưng người ta dùng sắt để chế tạo nên gọi là con trâu sắt)
- đọc phân vai: hai HS, một em đọc các dòng thơ lẻ, một em đọc các dòng thơ chẵn, tạo nên sự đối đáp.
- Hỏi đáp theo bài thơ
- 2 HS dựa theo lối thơ đối đáp, một em đặt câu hỏi nêu đặc điểm, một em nói tên con vật, đồ vật.
* VD: Hỏi: Con gì hay kêu ầm ĩ ?
 Đáp: Con vịt bầu.
b. Luyện nói theo nội dung bài:
* Đề tài: Hỏi - đáp về những con vật mà em biết.
- Hai HS, một em đặt câu hỏi nêu đặc điểm, một em nói tên con vật đồ vật, VD:
+ H : Con gì sáng sớm gáy òóo gọi ngưòi thức dậy? + Đ : Con gà trống
+ H : Con gì là chúa rừng xanh? + Đ : Con hổ.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài học, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. 
Tiết 3:
Âm nhạc:	(GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 4:
Toán: 	 	THỰC HÀNH
I. Mục tiêu: 
- Biềt đọc giờ đúng , vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày .
II. Chuẩn bị:
- Mô hình mặt đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu học sinh quay đồng hồ cho đúng giờ GV yêu cầu.
B. Dạy bài mới: 
* GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Viết theo mẫu:
- Đây là bài toán về xem giờ đúng. Mẫu: HS xem giờ, viết: 3 giờ.
- HS tự xem tranh và làm theo mẫu.
Bài 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (theo mẫu): 
- Đây là bài toán về xem đồng hồ theo giờ đã cho trước. 
- HS tự làm bài. GV chữa bài.
Bài 3: Nối tranh với đồng hồ thích hợp:: 
- HS nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời gian, điểm tương ứng. 
- Lưu ý: Các thời điểm: sáng, trưa, chiều, tối. 
- HS làm bài, chữa bài.
Bài 4: Vẽ thêm kim ngắn vào đồng hồ:
- Hướng dẫn HS làm tương tự bài 2, nhưng HS phải phán đoán được các vị trí thích hợp của kim ngắn. Chẳng hạn: Nhìn vào tranh thấy lúc đó mặt trời đang mọc thì có thể người đi xe máy bắt đầu đi lúc sáu giờ sáng hoặc 7 giờ sáng.
- Đây là bài toán mở có nhiều đáp số khác nhau, không nên chỉ có một kết quả duy nhất, nên khuyến khích HS nêu các lí  ...  lớn/ bé nhất:
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- Khi chữa bài GV lưu ý HS: Trong các số 6, 3, 4, 9 số 9 là số lớn nhất nên khoanh vào 9.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu BT. HS làm nhóm đôi, lần lượt chữa bài. 
- GV theo dõi, giúp đỡ. GV chốt đáp án: 	a) Các số từ bé đến lớn: 5, 7, 9, 10.
	b) Các số từ lớn đến bé: 10, 9, 7, 5.
Bài 5: 
- HS đo độ dài các đoạn thẳng. 
- GV hướng dẫn HS đo các đoạn thẳng như đã học.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài. Dặn HS ôn tập lại bài ở nhà.
Tiết 4:
TN&XH:	GIÓ
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được trời có gió hay không, gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác
- Dùng vốn từ riêng để miêu tả cây cối khi có gió thổi và cảm giác
II. Chuẩn bị:
- Các tranh bài 32 
- Mỗi Hs có một cái chong chóng
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1- 2 HS trả lời câu hỏi: Tại sao khi đi dưới nắng chúng ta phải đội mũ, nón?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. 
- Mục tiêu: HS biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết có gió nhẹ, gió mạnh.
- Cách tiến hành:
Bước 1: HS quan sát tranh (theo cặp), trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- Gv gợi ý: so sánh trạng thái của lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào nhưngc lúc có gió hoặc không có gió.
- Nêu những gì nhận thấy khi có gió thổi vào người? GV yêu cầu HS lấy vở quạt vào mình rồi đưa ra nhận xét.
Bước 2: GV yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời các câu hỏi trước lớp.
GV kết luận: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động, gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả.
2. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
- Mục tiêu: HS nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
- Tiến hành: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và tổ chức cho HS khi ra ngoài trời quan sát: Nhìn xem các lá cây, ngọn cỏ ngoài sân trường có lay động hay không, từ đó các em rút ra được kết luận.
Bước 2: Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Kết luận: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời lặng gió hay có gió.
 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Tạo gió” 
* Bước 1: Phổ biến luật chơi
* Bước 2:
- Quản trò hô: “Gió nhẹ” - Quay chong chóng từ từ
- Quản trò hô: “Gió mạnh” - Quay chong chóng nhanh hơn
- Quản trò hô: “Lặng gió” - Dừng quay chong chóng 
- Bạn nào làm sai phải múa hát 1 bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS chơi chong chóng. HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: 
Chính tả: 	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Luyện viết bài Lũy tre.
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Đọc bài ở SGK :
- 2 HS đọc bài Lũy tre
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ: Mỗi, lũy tre, xanh, gọng vó, kéo. 
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2.
Bài 1: Chép lại bài Lũy tre.
- GV chép bài viết lên bảng đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày trong vở ô li ( cỡ chữ nhỏ).
- HS nhìn bảng chép bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài.
- GV chấm điểm 5 - 7 bài và nhận xét cụ thể từng bài.
Bài 2: Điền n hay l ?
- HS đọc kĩ từ, cụm từ để điền cho đúng.
- GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Điền dấu hỏi hay ngã trên những chữ in nghiêng:
- HS quan sát kĩ tranh vẽ để điền cho đúng.
- HS tự làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 2: 
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm VBT bài: Ôn tập các số đến 10.
Bài 1: a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số: 
	 b) Số? 
- HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS cách làm và trình bày trong VBT.
- HS làm bài, nêu kết quả. Cả lớp chữa bài.
Bài 2: Diền dấu thích hợp vào ô trống:
- GV hướng dẫn. 
- HS làm bài, nêu kết quả.
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
- HS nêu yêu cầu của BT. 
- GV hướng dẫn HS cách làm. HS làm bài vào VBT
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đó: 
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện. 
- HS viết vào vở.
3. Củng cố - dặn dò:
	- GV thu bài chấm, nhận xét. Nhận xét tiết học.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 20/4/2013
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Thể dục: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiên cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung (thực hiện theo nhịp hô nhưng có thể còn chậm.
- Biết cách tâng cầu cá nhân hoặc chuyền cầu 2 người (bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ).
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân bãi, còi,
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu: GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50 – 60 m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp
- Múa hát tập thể hoặc trò chơi.
B. Phần cơ bản: 
+ Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”(8 - 10 phút)
- HS chơi, GV quan sát giúp đỡ.
+ Chuyền cầu theo nhóm hai người: 8-10 phút
Cả lớp tập hợp thành hai hoặc bốn hàng dọc. Sau đó quay mặt lại với nhau làm thành một đôi. GV hướng dẫn cho HS chơi từng nhóm tự chơi.
C. Phần kết thúc:
- Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc theo nhịp và hát.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
Tiết 2+3:
Tập đọc: 	 SAU CƠN MƯA 
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn. Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất mọi vật đều tươi vui sao trậm mưa rào.
- Trả lời câu hỏi 1 (SGK).
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài “Luỹ tre” và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
+ GV đọc mẫu bài văn : Giọng chậm, đều, tươi vui.
+ HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ khó: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh.
GV hướng dẫn HS đọc từ khó bằng cách HS phân tích tiếng sau đó đọc trơn. HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- GV giải nghĩa một số từ khó cho HS hiểu ( nhở nhơ).
+ Luyện đọc câu: HS đọc từng câu theo cách: Mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau, sau đó HS nối tiếp nhau đọc trơn từng câu.
+ Luyện đọc đoạn, bài: Bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến mặt trời
Đoạn 2: Phần còn lại.
- Thi đọc cả bài: Cá đơn vị nhóm, bàn, tổ. GV và HS nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài (1 lần)
3. Ôn các vần ay, uây: 
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK (tìm tiếng có vần ây)
- HS thi tìm tiếng trong bài có vần ây.
- HS đọc các tiềng, từ có chứa vần ây.
- HS phân tích tiếng: mây, bầy, quây
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây. 
- HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây. GV nhận xét, tính điểm thi đua.
Tiết 2:
4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài: 
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Sâu trận mưa rào mọi vật thay đổi như thế nào?
+ Đoá râm bụt
+ Bầu trời
+ Mấy đám mây bông
- HS đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa.
- GV đọc diễn cảm lại bài văn, 2-3 HS thi đua đọc lại bài. 
b. Luyện nói: Trò chuyện về mưa
- Cách tiến hành: Từng nhóm 2,3 HS hỏi chuyện nhau về trời mưa.
VD: H: Bạn thích trời mưa hay trời nắng? 
 T: Tôi thích trời mưa vì không khí mát mẻ.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài học, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tập đọc: 	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Sau cơn mưa, viết các tiếng, từ có vần ây, uây.
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1 :
1. Đọc bài ở SGK :
- HS đọc bài Sau cơn mưa theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV nhận xét - cho điểm.
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ có vần ây, uây.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
Tiết 2 :
3. Thực hành: HS làm bài tập vào vở BTTV.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 
Bài 1: 
- Viết tiếng trong bài có vần ây : ...................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thực hiện vào VBT.
- HS nêu kết quả, GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 2: Viết tiếng ngoài bài : 
- Có vần ây : ...................
- Có vần uây : ..................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Viết tiếp câu văn tả đàn gà sau trận mưa:
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- HS ôn lại một số bài hát mà các em yêu thích.
- HS xung phong trình bày trước lớp, GV theo dõi, tuyên dương HS thực hiện tốt.
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Quý, Quân, Vi.
- Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Phương, Khá, Đào, Kam.
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp lần 2 và kiểm tra cuối HK2.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Hạn chế tình trạng quên đồ dùng học tập, sách vở.
- Phân công HS khá, giỏi kèm HS chậm tiến.
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31-32.doc