Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 34

Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 34

Thứ hai

Đạo đức

Bài 14: SINH HOẠT CÁ NHÂN (tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

 1. Học sinh hiểu:

 _Cần biết cách tự sinh hoạt cá nhân.

 _Biết cách sinh hoạt cá nhân ở trường.

2. Thái độ:

_ Biết yêu thích những bạn có thối quen sinh hoạt đúng.

_ Tự sinh hoạt cá nhân trong trường học.

3. Kĩ năng:

 _ Biết phân biệt cách sinh hoạt đúng.

 _ Thực hiện sinh hoạt đúng hàng ngày.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 36 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1B- TUẦN 34
NĂM HỌC: 2010 – 2011.
Thứ
ngày
Buổi
Môn
Tiết
Bài dạy
HAI
02/5
2011
Sáng
Chiều
SHĐT
TĐ
TĐ
ĐĐ
1
1
1
1
Anh hùng biển cả
Anh hùng biển cả
Sinh hoạt cá nhân (T3)
BA
03/5
2011
Sáng
CT
TV
TOÁN
TC
1
1
1
1
Loài cá thông minh
Viết chữ số : 0, 1, 2, 3, 4
Ôn tập: Các số đến 100
Ôn tập chương III: Kĩ thuật cắt, dán giấy
TƯ
04/5
2011
Sáng
TĐ
TĐ
TOÁN
TNXH
1
1
1
1
Òóo
Òóo
Ôn tập: Các số đến 100
Thời tiết
NĂM
05/5
2011
Sáng
Chiều
CT
TOÁN
TV
1
1
1
Òóo
Ôn tập: Các số đến 100
Viết chữ số : 5, 6, 7, 8, 9
SÁU
06/5
2011
Sáng
Chiều
TOÁN
TĐ
TĐ
KC
SHL
1
1
1
Luyện tập chung
 Không nên phá tổ chim
Không nên phá tổ chim
Sự tích dưa hấu
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai
Đạo đức
Bài 14: SINH HOẠT CÁ NHÂN (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
 1. Học sinh hiểu:
	_Cần biết cách tự sinh hoạt cá nhân.
	_Biết cách sinh hoạt cá nhân ở trường.
2. Thái độ:
_ Biết yêu thích những bạn có thối quen sinh hoạt đúng.
_ Tự sinh hoạt cá nhân trong trường học.
3. Kĩ năng:
	 _ Biết phân biệt cách sinh hoạt đúng.
	_ Thực hiện sinh hoạt đúng hàng ngày.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
_Em làm gì khi các bạn đều ngủ?Vì sao?
_Khi ngủ xong , thức dậy em phải làm gì?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
SINH HOẠT CÁ NHÂN (tiết 3)
*Hoạt động 1: Hoạt động tắm
_ Cho HS thảo luận nhóm 
 _ Câu hỏi:
 + Nhóm 1:Khi tắm chúng ta phải trật tự như thế nào?
 + Nhóm 2:Chúng ta phải thực hiện những động tác nào để cơ thể mình sạch? 
 +Nhóm 3:Tắm thường xuyên có lợi gì cho sức khoẻ?
GV kết luận
 Ngủ thức dậy cần phải đánh răng, rửa mặt bằng nước sạch. Trước khi tắm cần chuẩn bị quần áo và khăn lau. Tắm giúp cơ thề sạch sẽ, không mắc các bệnh về da.
J Thư giản :
 * Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.nói về cách tắm và làm động tác mô phỏng hoạt động tắm.
GV kết luận: 
5 Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Sinh hoạt cá nhân.
- Hát
2 HS trả lời.
- Lặp lại tựa bài.
_3nhóm, thảo luận trong vòng 8 phút.
_Cả lớp nhận xét, bổ sung
_Hát
_HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai
_Các nhóm lên đóng vai
_Cả lớp nhận xét, bổ sung
Tập đọc
Bài 33: ANH HÙNG BIỂN CẢ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: thật nhanh, săn lùng, bở biển, nhảy duBước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Cá heo là con vật thông minh, là bạn của con người. Cá heo đã nhiều lần giúp người thoát nạn trên biển.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK ) . 
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài “Anh hùng biển cả” và phần luyện nói trong SGK 
_Sưu tầm một số ảnh cá voi
_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ: “Người trồng na” 
_Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+Vì sao cụ già vẫn trồng na dù người hàng xóm can ngăn?
3.Dạy bài mới:
a).Giới thiệu bài: 
_Ngoài biển cả có một loài cá rất thông minh. Nó thường làm bạn với con người. Các em có muốn biết đó là cá gì không? Muốn biết, các em hãy đọc bài “Anh hùng biển cả” 
b). Hướng dẫn HS luyện đọc:
1) GV đọc toàn bài:
 Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch
2) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các từ ngữ: thật nhanh, săn lùng, bờ biển, nhảy dù
 +Cho HS ghép từ: bờ biển, nhảy dù
*Luyện đọc câu:
_Luyện đọc các câu 2, 5, 6, 7. Chú ý nhăác HS nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm
*Luyện đọc đoạn, bài: có 2 đoạn
_Cho HS đọc theo đoạn
_Cho HS đọc cả bài.
J Thư giản
c). Ôn vần ân, uân: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
1) Tìm tiếng trong bài có vần uân
Vậy vần cần ôn là vần ân, uân
2) Thi nói câu chứa tiếng 
_Có vần ân: 
_Có vần uân: 
Tiết 2
d). Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
1) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
_ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Cá heo bơi giỏi như thế nào?
_Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
+Người ta có thể dạy cá heo làm những việc gì?
_Đọc lại cả bài
2) Luyện nói: 
_Đề tài: Hỏi nhau về cá heo theo nội dung bài 
_Cách thực hiện:
 +Chia nhóm
 +Các nhóm trao đổi với nhau theo câu hỏi trong sách
M: -Cá heo sống ở biển hay ở hồ?
 -Cá heo sống ở biển
BVMT:Yêu quý và bảo vệ cá heo – loài động vật có ích.
4.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Sưu tầm thêm các câu chuyện, hình ảnh về cá heo
Chuẩn bị bài tập đọc: “Ò ó o” 
Hát
_2, 3 HS đọc 
_Phân tích- đọc
+Dùng bộ chữ để ghép
_4, 5 HS luyện đọc
_Cá nhân, lớp
_3, 4 em/ 1 đoạn
_2, 3 HS
Hát
_huân chương
+M: Mèo chơi trên sân
+Mẹ mua 1 cân thịt
+Em xem múa lân
+M: Cá heo được thưởng huân chương
+Mùa xuân đã về
+Lớp em nhận được cờ luân lưu
_2, 3 HS
+Cá heo có thể bơi nhanh vun vút như tên bắn
_2, 3 HS
+ canh gác bờ biển, dẫn tàu thuyền vào ra các cảng, săn lùng tàu thuyền giặc
_1, 2 HS
+Nhóm: 2, 3 em 
+Cả lớp lắng nghe
Thứ ba
CHÍNH TẢ: LOÀI CÁ THÔNG MINH
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài“ Loài cá thông minh” 40 chữ trong khoảng 15 -20 phút.
_Điền đúng vần ân hoặc uân, chữ g hoặc gh.
- Làm được bài tập 2,3 ( SGK ).
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng phụ viết sẵn bài Loài cá thông minh và 2 bài tập
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_Cho HS viết trên bảng:
 Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV treo bảng - Cho HS đọc thầm
_Cho HS nêu những tiếng các em dễ viết sai: dạy, xiếc, gác bờ biển, Biển Đen, cứu sống
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Kẻ lỗi (cách 3 ô)
_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền vần ân hoặc uân?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: 
 khuân vác, phấn trắng 
b) Điền chữ: g hay gh?
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: 
 ghép cây, gói bánh
c) Trong bài có mấy câu hỏi? Đọc các câu hỏi và câu trả lời
_Giảng: Câu hỏi đặt ra yêu cầu có câu trả lời. Hỏi gì phải trả lời điều ấy. Kết thúc câu hỏi người ta thường dùng dấu hỏi
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: 
_Viết: “Thấy mẹ về, chị em Phương reo lên”
_2, 3 HS đọc bài sẽ tập chép
_HS tự nhẩm và viết vào bảng con
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Trong bài có 2 câu hỏi
_Về nhà chép lại sạch, đẹp bài (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
_Chuẩn bị bài chính tả: “Ò ó o”
Tập viết
Tiết 44: 0, 1, 2, 3, 4, ân, uân, thân thiết, huân chương
I.MỤC TIÊU:
_Tô đúng và đẹp các chữ hoa 0, 1, 2, 3, 4 
 _Viết đúng và đẹp các vần ân uân các từ ngữ thân thiết, huân chương 
 _Viết theo cỡ chữ thường cở chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất được 1 lần)
 _HS khá, giỏi viết đều nét, giản đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
II.CHUẨN BỊ:
_Bảng con được viết sẵn các chữ số 0, 1, 2, 3, 4
 _Các vần ân uân; các từ ngữ: thân thiết, huân chương 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
1.Kiểm tra bài cũ:
_GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng.
_Nhận xét – Tuyên dương.
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
_Hôm nay ta học bài: 0, 1, 2, 3, 4, ân, uân, thân thiết, huân chương. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ số
* Số 0
_GV treo bảng có viết chữ số 0 và hỏi:
+Số 0 gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết.
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai.
*Tương tự đối với các số 1, 2, 3, 4
+Số 1
+Số 2
+Số 3
+Số 4
c) Hoạt động 3: Viết vần và từ ứng dụng
+ ân:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “ân”?
-GV nhắc cách viết vần “ân” : Đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ â lia bút viết chữ n, điểm kết thúc ở đường kẻ 2.
-Cho HS xem bảng mẫu.
-Cho HS viết vào bảng.
+ uân:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “uân”?
-GV nhắc cách viết vần “uân”: Đặt bút ở đường kẻ 2 viết chữ u lia bút viết chữ â, n, điểm kết thúc trên đường kẻ 2.
-Cho HS xem bảng mẫu.
-Cho HS viết vào bảng.
+ thân thiết:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “thân thiết”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “thân thiết” ta đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng thân điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút c ... Á ĐẾN 100 (tiết 4)
I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh củng cố về: 
_Nhận biết thứ tự của mỗi số từ 0 đến 100.
_Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 (không có nhớ)
_Giải bài toán có lời văn.
_Đo độ dài đoạn thẳng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Vở toán, SGK, thước có vạch xăng ti mét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra:
+ 63 - 52 - 55 
 31 52 33
Nhận xét – Tuyên dương
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
b) Thực hành:
Bài 1: 
_Cho HS nêu yêu cầu và làm bài.
_Khi chữa bài: nên cho HS đọc các số theo thứ tự nêu trong từng hàng của bảng các số đến 100.
*Đối với HS giỏi GV có thể yêu cầu HS nêu các số còn thiếu trong mỗi cột của bảng các số đến 100.
Bài 2: (a,b)
_Cho HS nêu yêu cầu và làm bài
_Khi chữa bài nên cho HS đọc các số, lần lượt từ số đứng đầu đến số đứng cuối trong mỗi hàng.
- Dòng c làm thêm nếu có thời gian.
J Thư giản :
Bài 3: ( cột 1,2) 
_Cho HS nêu yêu cầu
_Khi chữa bài: Cho HS nêu cách tính
a)Tính
b)Thực hiện phép tính qua 2 bước.
- Cột 3 làm thêm nếu có thời gian.
Bài 4:
_Cho HS tự đọc đề toán và tự nêu tóm tắt
_Tự giải toán
_Cho HS tự chữa bài 
Bài 5: 
_HS tự nêu nhiệm vụ
_Cho HS tự làm bài
_Khi chữa bài: cho HS nêu lại cách đo và kết quả đo
4. Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Chuẩn bị bài 131: Luyện tập chung
- Hát.
- Mỗi tổ làm 1 bài vào bảng con.
_Viết số thích hợp vào ô trống.
_HS viết số vào ô trống rồi chữa bài.
_Viết số thích hợp vào ô trống
_HS tự làm rồi chữa bài
- Hát.
_Tính
_HS tự làm bài rồi chữa bài.
_Tóm tắt
Tất cả có: 36 con
Thỏ : 12 con
Gà :  con?
_Giải toán
Số con gà là:
36 – 12 = 24 (con)
Đáp số: 24 con gà
_Đo độ dài đoạn thẳng AB
_HS tự đo độ dài đoạn thẳng AB rồi ghi (nêu) kết quả đo (12 cm)
- Thực hiện.
Thứ sáu
Toán
BÀI 131: 	 LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
 _Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
_Biết cộng, trừ các số có hai chữ số(không có nhớ).
_Đo độ dài đoạn thẳng.
_Giải bài toán có lời văn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Vở toán, SGK, thước có vạch xăng ti mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra:
+ 22 - 96 - 62 
 36 32 30
Nhận xét – Tuyên dương
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
b) Thực hành:
Bài 1: 
_Cho HS nêu yêu cầu và làm bài
_Khi chữa bài: Cho HS nhìn các số mới viết để đọc số
Bài 2: ( b )
_Cho HS nêu yêu cầu và làm bài
_Khi chữa bài nên cho HS 
a)Đọc kết quả
b)Nêu cách tính
- Dòng c làm thêm nếu có thời gian.
J Thư giản :
Bài 3: ( cột 2,3) 
_Cho HS nêu yêu cầu
_Khi chữa bài: Cho HS nêu cách tính và kết quả.
- Cột 1 làm thêm nếu có thời gian.
Bài 4:
_Cho HS tự đọc đề toán và tự nêu tóm tắt
_Tự giải toán
_Cho HS tự chữa bài .
Bài 5: 
_HS tự nêu nhiệm vụ.
_Cho HS tự làm bài.
_Khi chữa bài: cho HS nêu lại cách đo và kết quả đo.
4. Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Chuẩn bị bài 132: Luyện tập chung
- Hát.
- Mỗi tổ làm 1 bài vào bảng con.
_Viết số 
_HS tự viết số rồi chữa bài
_Tính
_HS tự làm rồi chữa bài
a)Tự tính nhẩm rồi nêu kết quả
b)Thực hiện phép cộng trừ theo cột dọc.
- Hát
_Điền dấu >, <, =
_HS tự làm bài rồi chữa bài
_Tóm tắt
Có : 75 cm
Cắt bỏ : 25 cm
Còn lại:  cm?
_Giải toán
Băng giấy còn lại có độ dài là:
75 – 25 = 50 (cm)
Đáp số: 50 cm
_Thực hành đo độ dài từng đoạn thẳng rồi viết số đó vào chỗ chấm.
_HS tự đo độ dài các đoạn thẳng rồi ghi (nêu) kết quả đo. 
- Thực hiện.
Tập đọc
Bài 35: KHÔNG NÊN PHÁ TỔ CHIM
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cành cây, chích choè, chim non, bay lượnBước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Chim giúp ích cho con người. Không nên phá tổ chim, bắt chim non.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK ) . 
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Oån định :
2.Kiểm tra bài cũ: “Ò ó o” 
_Cho HS đọc bài “Ò ó o” 
3.Dạy bài mới:
a).Giới thiệu bài: 
_Chim là con vật có ích. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết lí do tại sao “Không nên phá tổ chim”
b). Hướng dẫn HS luyện đọc:
1) GV đọc toàn bài:
 Giọng đọc bình tĩnh, rõ ràng, to
2) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các từ ngữ: cành cây, chích choè, chim non, bay lượn
 +Cho HS ghép từ: chích choè, bay lượn
*Luyện đọc câu
_Luyện đọc tất cả 8 câu trong bài
*Luyện đọc đoạn, bài: có 2 đoạn
_Cho HS đọc theo đoạn:
+Đoạn 1
+Đoạn 2
_Cho HS đọc cả bài
J Thư giản
c). Ôn vần ich, uych: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
1) Tìm tiếng trong bài có vần ich
Vậy vần cần ôn là vần ich, uych
2) Thi tìm tiếng mà em biết:
_Có vần ich: 
_Có vần uych: 
Tiết 2
d). Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
1) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
_ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Thấy em bắt chim non, chị khuyên em thế nào?
_Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 
+Nghe lời chị, bạn nhỏ đã làm gì?
_Đọc lại cả bài
J Thư giản
2) Luyện nói: 
_Đề tài: Bạn đã làm gì để bảo vệ các loài chim, loài vật
_Cách thực hiện:
 +Chia nhóm
 +Các nhóm kể cho nhau nghe xem bạn đã làm gì để bảo vệ các loài vật 
 +Đại diện lên nói trước lớp
4.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: 
+Về đọc cho bố mẹ nghe bài “Không nên phá tổ chim”
+Chuẩn bị: “Ôn tập, kiểm tra” 
Hát
_2, 3 HS đọc 
+Dùng bộ chữ để ghép
_4, 5 HS luyện đọc
_Cá nhân, lớp
_2, 3 em
Hát
_chích choè, giúp ích
- quyển lịch, lịch sử, lích kích, ưa thích, thích đáng, thình thịch, tĩnh mĩnh, núc ních, bích đào, 
- huých tay, huỳnh huỵch
_2, 3 HS
+Không nên bắt chim non
_2, 3 HS
+Nghe lời chị, bạn nhỏ đã đặt chim non vào tổ
_2, 3 HS
Hát
+Nhóm 3, 4 em 
+Cả lớp lắng nghe
KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH DƯA HẤU
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
_Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chính hai bàn tay chăm chỉ cần cù đã mang lại hạnh phúc cho vợ chồng An Tiêm. Họ đã chiến thắng trở về cùng với giống dưa quý.
-HS khá, giỏi kể được toàn bộ của câu chuyện.
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh vẽ trong SGK phóng to 
_Tranh quả dưa hấu
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
_Cho HS kể lại câu chuyện “Hai tiếng kì lạ” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)
2.Giới thiệu bài:
 Dưa hấu là giống dưa vỏ xanh, lòng đỏ, hạt đen. Mùa hè, có miếng dưa hấu để giải khát thật thú vị. Nhưng các em có biết ai là người đầu tiên trồng dưa hấu không? Câu chuyện Sự tích dưa hấu sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó
3. Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
_Kể lần 2: kết hợp với dùng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ được các chi tiết 
Nội dung:
1.Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được vua nhận làm con nuôi.
 Một hôm, trong bữa tiệc thết khách, An Tiêm nói các thứ trong nhà đều do mình làm ra.
 Một viên quan vốn ghen ghét An Tiêm bèn về tâu với Vua. Vua nổi giận, đày An Tiêm đến một đảo hoang.
2.Vợ khóc, An Tiêm bảo vợ:
_Còn hai bàn tay, ta còn sống được
 An Tiêm uốn cung, vót tên để bắn chim làm thức ăn hàng ngày; dựng nhà bằng tre, gỗ, cỏ tranh trong rừng. Chàng đóng khung cửi để vợ dệt cỏ cói phơi khô thành vải may quần áo.
 Một hôm, An Tiêm bắt được mấy hạt màu đen do chim nhả ra. Chàng đem trồng trong vườn, bụng nghĩ thầm: “Thứ quả này chim ăn được ắt người cũng ăn được”
 Ít lâu sau, hạt mọc thành cây rồi đơm hoa kết quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm nhưng khi chín, bổ ra thấy ruột đỏ, cùi trắng, hạt đen nhánh. Ăn thấy ngọt và mát. Đó là giống dưa hấu ngày nay
 Đến mùa hái quả, An Tiêm khắc tên mình vào quả dưa rồi thả xuống biển, nhờ sóng biển đưa vào đất liền. Một người dân nhặt được đem về dâng vua. Vua hối hận, cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.
Theo Bàn tay và khối óc 
 *Chú ý kĩ thuật:
_Lời An Tiêm nói với vợ: giọng cứng rắn, tin tưởng
_Chú ý làm nổi bật các động từ miêu tả công việc của vợ chồng chàng: uốn cung, vót tên, dựng nhà, đóng khung cửi, 
_Đoạn cuối giọng hân hoan, sung sướng trước hạnh phúc của vợ chồng An Tiêm
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn truyện theo tranh:
_Cho HS kể từng tranh (dựa vào câu hỏi gợi ý- khai thác các chi tiết của bức tranh)
4. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_Vì sao An Tiêm cuối cùng được vua cho người ra đảo đón về cung?
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: 
_Cho 2 HS nối tiếp nhau kể, HS thứ 2 nói ý nghĩa câu chuyện
_Các tổ cử đại diện thi kể. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, cho điểm
_An Tiêm được vua đón về cung vì chàng đã chiến thắng mọi khó khăn bằng nghị lực và sự chăm chỉ, cần cù của mình, chàng đã tìm ra giống dưa mới
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc