Giáo án dạy sáng và chiều - Lớp 1 - Tuần 27

Giáo án dạy sáng và chiều - Lớp 1 - Tuần 27

ĐẠO ĐỨC

CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.

 - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

 - HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.

II- KĨ NĂNG SỐNG :

 Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người , biết cảm ơn và xin lỗi trong từng tình huống cụ thể .

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

-Vở bài tập đạo đức

-Đồ dùng để hóa trang, khi chơi sắm vai

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 37 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy sáng và chiều - Lớp 1 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng
TUẦN: 27/HKII
Thứ , ngày
Mơn
Tên bài dạy
ĐDDH
 Hai
 07/03
Chào cờ
Đạo đức
Thể dục
Tập đọc
Tập đọc
-Cảm ơn và xin lỗi ( Tiết 2)
- Ngơi nhà 
- Ngơi nhà
KNS
 x
Ba
08/03
Chính tả
Tập viết
Tốn
Thủ cơng Kể chuyện
- T- C : Ngơi nhà 
- K; iêu, yêu ; hiếu thảo , yêu mến
-Luyện tập 
- Cắt , dán hình vuơng ( Tiết 2)
- Bơng hoa cúc trắng 
x
x
x
x
Tư
09/03
Tốn
Mĩ thuật
Tập đọc
Tập đọc
- Bảng các số từ 1 đến 100
- Quà của bố
- Quà của bố 
 x
Năm
10/03
Tốn
Âm nhạc
Chính tả
Tập viết 
TN-XH
- Luyện tập
- T- C : quà của bố 
- L; oan , oat ; ngoan ngỗn , đoạt giải 
- Con mèo
x
x
x
Sáu
11/03
Tập đọc
Tập đọc
Tốn
SH lớp
ATGT
- Vì bây giờ mẹ mới về 
- Vì bây giờ mẹ mới về 
- Luyện tập chung 
- Bài 5
x
x
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
ĐẠO ĐỨC 
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
 - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
 - HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
II- KĨ NĂNG SỐNG :
 Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người , biết cảm ơn và xin lỗi trong từng tình huống cụ thể .
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Vở bài tập đạo đức
-Đồ dùng để hóa trang, khi chơi sắm vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1- Kiểm tra bài cũ
2- Bài mới 
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
* Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm bài tập 3.
( KN giao tiếp / ứng xử với mọi người , biết cảm ơn và xin lỗi trong từng tình huống cụ thể )
-GV nêu yêu cầu bài tập.
GV kết luận:
+Tình huống 1: Cách ứng xử (c) là phù hợp.
+Tình huống 2: Cách ứng xử (b) là phù hợp.
* Hoạt động 2: Chơi “Ghép hoa” (bài tập 5).
-GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm hai nhị hoa (một nhị ghi từ “ Cảm ơn” và một nhị ghi từ “ Xin lỗi”) và các cánh hoa (trên đó có ghi những tình huống khác nhau).
-GV nêu yêu cầu ghép hoa.
-GV nhận xét và chốt lại các tình huống cần nói cảm ơn, xin lỗi.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 6.
( KN giao tiếp / ứng xử với mọi người , biết cảm ơn và xin lỗi trong từng tình huống cụ thể )
-GV giải thích yêu cầu bài tập.
-GV yêu cầu một số HS đọc các từ đã chọn.
Kết luận chung:
-Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.
-Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác.
-Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác.
*Nhận xét-dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 13: “Chào hỏi và tạm biệt”
-HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm báo cáo.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS làm việc theo nhóm: Lựa chọn những cánh hoa có ghi tình huống cần nói cảm ơn và ghép với nhị hoa có ghi từ “ Cảm ơn” để làm thành “ Bông hoa cảm ơn”. Đồng thời cũng tương tự như vậy làm thành 
“Bông hoa xin lỗi”.
-Các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình.
-Cả lớp nhận xét.
-HS làm bài tập cá nhân.
-3, 4 HS đọc các từ vừa điền
-Cả lớp đồng thanh hai câu đã đóng khung trong vở bài tập.
“Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
 Nói xin lỗi khi làm phiền người khác”.
-G, K
-cả lớp
-K, TB
RÚT KINH NGHIỆM
..
CHỦ ĐIỂM: NHÀ TRƯỜNG 
TẬP ĐỌC
BÀI : NGƠI NHÀ
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: thơm phức, mộc mạc, ngõ, lảnh lót, xao xuyến, hàng xoan. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 -Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. 
 Trả lời được câu hỏi 1 (SGK)
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
-Bảng nam châm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
I.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc bài “Quyển vở của em” và trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở?
+Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai?
 Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 Các em ai cũng có một ngôi nhà, ai cũng yêu ngôi nhà của mình. Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ viết về một ngôi nhà 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài văn:
 Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
-Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, ngõ, mộc mạc
-GV ghi: hàng xoan
-Cho HS đọc 
+Phân tích tiếng hàng/ xoan?
+Cho HS đánh vần và đọc
-Tương tự đối với các từ còn lại:
+xao xuyến +lảnh lót
+thơm phức: Là mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn 
+ngõ
*Luyện đọc câu:
-Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu *Luyện đọc đoạn, bài: 
-Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng khổ thơ
-Đọc cả bài
3. Ôn các vần yêu, iêu: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Đọc những dòng thơ có tiếng yêu:
Vậy vần cần ôn là vần yêu, iêu
-Cho HS đọc những dòng thơ có tiếng yêu
b) Tìm (nhanh, đúng, nhiều) tiếng ngoài bài có vần yêu, iêu:
-Cho HS thi tìm
+Vần yêu: yếu đuối, ốm yếu, yêu mến, yêu quý, yêu thương, điểm yếu, 
+Vần iêu: buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, cánh diều, điệu đà, điều hay, chim đà điểu, kiêu căng, kiêu hãnh, kiểu dáng, miếu thờ, miêu tả, hiếu thảo, hiểu bài, biếu, năng khiếu, tiếu lâm, tiều phu, chuối tiêu, chú tiểu, phiếu, thiếu sót, thiểu số, niêu cơm, 
c) Nói câu chứa tiếng có vần yêu, iêu
-Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK
-Từng cá nhân thi nói câu chứa tiếng có vần yêu, iêu
+Vần yêu: 
-Em rất yêu mến bạn bè
-Em gái em trông rất yếu ớt
+Vần iêu:
-Cô giáo dạy rất dễ hiểu
-Bạn Hoa rất hiếu thảo với cha mẹ
-Bạn Hạnh rất có khiếu vẽ
-Trường học dạy em nhiều điều hay
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
-Cho HS đọc 2 khổ thơ đầu, trả lời các câu hỏi sau:
+ Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ
-nhìn thấy gì?
-nghe thấy gì?
-ngửi thấy gì?
+Cho HS đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước
-GV đọc diễn cảm bài thơ
c) Luyện nói: (Nói về ngôi nhà em mơ ước)
-HS nêu yêu cầu của bài
-Cho HS thực hành nói về ngôi nhà em mơ ước
 Gợi ý:
 Nhà tôi là một căn hộ tập thể tầng 3. Nhà có 3 phòng, rất ngăn nắp, ấm cúm. Tôi rất yêu căn hộ này nhưng tôi mơ ước lớn lên đi làm, có nhiều tiền xây một ngôi nhà kiểu biệt thự có vườn cây, có bể bơi. Tôi đã thấy những ngôi nhà như thế trên báo, ảnh, trên ti vi
-Cho nhiều HS nói mơ ước của mình về ngôi nhà tương lai
*GDBVMT: Ngôi nhà là nơi gắn bó thân thiết với ta, chúng ta ai cũng yêu ngôi nhà của mình.Càng yêu quý ngôi nhà, chúng ta càng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để ngôi nhà được đẹp mãi.
5.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ
-Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Quà của bố”
-2, 3 HS đọc 
-Quan sát
-Nhẩm theo
-HS tiếp nối nhau đọc từng khổ
-Thi đua đọc giữa các tổ
-Lớp nhận xét
-Em yêu nhà em
 Em yêu tiếng chim
 Em yêu ngôi nhà
-Bé được phiếu bé ngoan
-Lớp nhận xét
-1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm 
-Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm
-Tiếng chim đầu hồi lảnh lót
-Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức
+Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca
-2, 3 HS đọc lại cả bài
-HS quan sát tranh minh hoạ 
-Lớp nhận xét, bình chọn người nói về ngôi nhà mơ ước hay nhất
-K, TB
-G, K
-TB,Y
K, G
-G, K, TB
-K, TB
-G, K
-G, K
-G
-K
-G, K
-K, TB
-K, G
-K
-G, K
-TB, Y
RÚT KINH NGHIỆM
..
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
CHÍNH TẢ ( T- C)
 NGƠI NHÀ
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 – 12 phút.
- Điền đúng vần iêu hay yêu ; chữ c hay k vào chỗ trống. 
-Bài tập 2, 3 (SGK).
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn:
 +Khổ thơ 3 bài “Ngôi nhà”
 +Nội dung các bài tập 2, 3
-Bảng nam châm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại khổ thơ 3 bài “Quyển vở của em”
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập (1 em đọc, 2 em làm)
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
-GV viết bảng nội dung khổ thơ 3
-Cho HS đọc thầm
-GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: mộc mạc, nước, yêu
-Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 3 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
( Theo dõi giúp các em TB, yếu chếp đúng)
-Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
-GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền vần iêu hoặc yêu?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-Từng HS đọc lại đoạn văn. GV sửa lỗi phát âm cho các em
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu
b) Điền chữ: c hay k?
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: Ông trồng cây cảnh
Bà kể chuyện
Chị xâu kim
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
-Dặn dò . 
-Điền vần iêt hay uyêt
-Điền chữ ng hay ngh
-2, 3 HS nhìn bảng đọc 
-HS tự nhẩm và viết vào bảng các ...  hỏi HS:
+Nhà em nào nuôi mèo?
+Nói với cả lớp về con mèo của nhà em
-GV: Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về con mèo.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát con mèo 
-Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con mèo thật hoặc các hình con mèo trong SGK.
+Biết các bộ phận bên ngoài của con mèo.
-Cách tiến hành:
*Bước 1:
-GV hướng dẫn HS: Quan sát con mèo được mang đến lớp (nếu có) hoặc tranh, ảnh con mèo mang đến lớp hay ảnh chụp con mèo trong SGK.
+Mô tả màu lông của con mèo. Khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy thế nào?
+Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
+Con mèo di chuyển như thế nào?
-GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của các nhóm.
*Bước 2:
-Một số HS trình bày lại kết quả làm việc trong nhóm với cả lớp, các HS khác bổ sung.
Kết luận:
(GV nhắc lại ý chính và giảng thêm, không yêu cầu HS phải nhớ)
-Toàn thân mèo được phủ bằng một lớp lông mềm và mượt (GV có thể giảng thêm về sự khác nhau của lông gà và lông mèo nếu HS hỏi).
-Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối (giúp mèo nhìn rõ con mồi) và thu lại vào ban ngày khi có nắng. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn.
-Mèo đi bằng bốn chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có móng vuốt sắc để bắt mồi.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
-Mục tiêu:
+HS biết ích lợi của việc nuôi mèo.
+Biết mô tả hoạt động bắt mồi của con mèo.
-Cách tiến hành:
+GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
-Người ta nuôi mèo để làm gì?
-Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi.
-Tìm trong số những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo đang ở tư thế săn mồi? Hình nào cho thấy kết quả săn mồi của con mèo?
-Tại sao em không nên trêu trọc và làm con mèo tức giận?
-Em cho con mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào?
Kết luận:
-Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
-Móng chân mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra.
-Em không nên trêu trọc, làm cho mèo tức giận. Vì khi đó nó sẽ cào và cắn, gây chảy máu rất nguy hiểm. Mèo cũng có thể bị bệnh dại giống chó, khi mèo có biểu hiện không bình thường phải nhốt lại và nhờ người có chuyên môn theo dõi. Người bị mèo cắn nếu cần phải đi tiêm phòng dại.
 +Kết thúc bài: GV cho HS chơi “Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo”.
+Thành viên của tổ nào bắt chước giống tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo là thắng cuộc.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 28 “Con muỗi”
-Một vài HS nói với cả lớp về con mèo của mình: lông nó màu gì, em có hay chơi với nó không
-HS (theo nhóm) quan sát con mèo thật rồi mô tả nó với các bạn trong nhóm hoặc vừa chỉ vào ảnh con mèo vừa nói với các bạn về màu lông và các bộ phận của con mèo.
- Đại diện của ba nhóm lên trình bày
-HS trả lời theo hiểu biết 
+ để bắt chuột, làm cảnh
+ mắt tinh, tai-mũi thính, răng sắc, móng vuốt nhọn, chân đi êm
+ vì mèo sẽ cào, cắn gây chảy máu rất nguy hiểm
+ ăn cơm, vuốt ve và làm vệ sinh cho nó thường xuyên
- Cho khoảng 3 – 4 HS chơi
+Các tổ thi ở ngoài sân chơi “Mèo đuổi chuột”.
-G, K
-cả lớp
- G, K
- TB, K
- G, K
- TB, Y
- G, K
RÚT KINH NGHIỆM
..
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC
BÀI : VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
II-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
-Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.
 - Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK).
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
-Bảng nam châm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
I.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài “Quà của bố” và trả lời câu hỏi:
+Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?
+Bố gửi cho bạn những quà gì?
-Viết bảng: 
 Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 Hôm nay chúng ta sẽ đọc một truyện vui về một cậu bé: Cậu bé này cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc, mẹ về, cậu mới oà khóc. Đọc bài này em sẽ hiểu: Vì sao mẹ về cậu bé mới khóc? Các em hãy tự ngẫm xem mình có giống cậu bé này không nhé
2. Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu:
 Giọng đọc chậm rãi, thể hiện rõ từng nhân vật: mẹ, con
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
-Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt, khóc òa
+Cho HS đánh vần và đọc
+Giải thích
 -Hoảng hốt: mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ
*Luyện đọc câu:
-Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu *Luyện đọc đoạn, bài: 
-Cho HS thi đọc cả bài
-Lớp đọc đồng thanh cả bài
3. Ôn các vần ưt, ưc: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần ưt:
Vậy vần cần ôn là vần ưt, ưc
b) Tìm tiếng có vần ưt, ưc
-Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK
-Từng cá nhân thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) từ ngữ mà em biết chứa tiếng có vần ưt, ưc
+Vần ưt: bứt lá, day dứt, đứt, sứt, mứt, nứt, vứt, đứt, phựt, 
+Vần ưc: bức, bực, cực khổ, đạo đức, cá rô đực, mức độ, náo nức, nóng nực, sức khoẻ, xức dầu thơm, thức khuya, phức tạp, 
c) Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc
-Cho HS nhìn tranh, đọc câu mẫu trong SGK
-Cho HS thi nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc
+Vần ưt:
 -Chúng em rào quanh cây mới trồng để trâu bò không bứt lá
-Vết nứt tường rất to
+Vần ưc:
-Trời hôm nay thật nóng bức
-Sức khoẻ là vốn quý nhất
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
-Cho HS đọc thầm lại bài văn, trả lời các câu hỏi sau:
+Khi bị đứt tay, cậu bé có khóc không?
+Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao?
+Tìm các câu hỏi có trong bài? Đọc các câu hỏi, câu trả lời
-GV đọc diễn cảm bài văn
-Cho HS đọc theo cách phân vai
b) Luyện nói: 
-HS nêu yêu cầu của bài
-Cho HS nhìn SGK, thực hành hỏi- đáp theo mẫu:
+H: Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
+Đ: -Mình cũng giống cậu bé trong truyện này
 -Tôi là con trai, tôi không thích làm nũng bố mẹ
 -Con gái thường làm nũng bố mẹ, ông bà
 -Chỉ trẻ con mới hay nhõng nhẽo, làm nũng cha mẹ
5.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
-Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Đầm sen”
-2, 3 HS đọc 
-Viết: lần nào, luôn luôn, về phép
-Quan sát
-Từng HS đọc
-Thi đua đọc: cá nhân, giữa các tổ
-Lớp nhận xét
-đứt
-Lớp nhận xét
-Mứt Tết rất ngon
-Cá mực nướng rất thơm
-Thi nói theo từng đơn vị nhóm
-1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Khi mới đứt tay, cậu bé không khóc
+Mẹ về, cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thong. Mẹ không có nhà, cậu khóc chẳng có ai thương, chẳng ai lo lắng, vỗ về
+HS đọc thầm lại bài văn để tìm câu hỏi trong bài
-Lớp đọc thầm
-2, 3 nhóm HS
-HS quan sát tranh 
-Nhiều cặp thực hành đóng vai
-G, K, TB
-TB, Y 
-K
-TB
-G, K,TB
-K, TB
-G, K
-G, K
-TB
-G, K
-G, K
-K
-cả lớp
RÚT KINH NGHIỆM
..
TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
 -Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số
 -Biết giải toán có một phép cộng.
 - HS khá , giỏi làm luơn câu c bài 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -Vở bài tập Toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 ĐTHS
A- Kiểm tra bài cũ 
B- Bài mới 
1. Thực hành:
Bài 1: 
-Cho HS nêu lại cách làm bài
-Cho HS tự làm và chữa bài
Từ 15 đến 25
Từ 69 đến 79
Bài 2: 
-Cho HS nêu yêu cầu đề bài
-GV có thể cho HS đọc, viết nhiều số khác
Bài 3:
-Cho HS nêu yêu cầu
-Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 Khi HS chữa bài nên cho các em nêu cách nhận biết, trong 2 số đã cho số nào lớn hơn (bé hơn) số kia
Bài 4: Giải toán
-Cho HS đọc thầm bài toán rồi nêu tóm tắt 
- GV ghi bảng tĩm tắt 
-Cho HS tự làm bài và chữa bài
( Theo dõi giúp các em yếu đặt đúng lời giải và ghi đúng tên đơn vị )
Bài 5: 
-Cho HS nêu yêu cầu
-Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 Có thể cho HS viết thêm:
+Số bé nhất có hai chữ số?
+Số lớn nhất có một chữ số?
3. Nhận xét –dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài : Giải toán có lời văn (tiếp theo)
-Viết số
- 2 em làm bảng , lớp làm vở .lớp nhận xét 
- 2 em TB , yếu đọc lai bài
-Đọc số 
- 3,4 lượt hcoj sinh TB, yếu đọc
-Điền dấu > , < , =
- Nhiều em TB , yếu nêu
Có: 10 cây cam
Có: 8 cây chanh
Tất cả có:  cây?
Bài giải
Số cây có tất cả là:
10 + 8 = 18 (cây)
Đáp số: 18 cây
-Viết số lớn nhất có hai chữ số
- học sinh khá , giỏi 
Cả lớp
Cả lớp
K,G làm luơn câu c
Cả lớp
Cả lớp
RÚT KINH NGHIỆM
..
SINH HOẠT LỚP 
I- Tổng kết tuần : Nhận xét ưu – khuyết điểm 
a- Học tập : 
Ưu điểm : .....
Khuyết điểm 
..
b- Nề nếp :
Ưu điểm :
.
Khuyết điểm :
c- Thể dục :
Ưu điểm :
.
Khuyết điểm :
..
c- Vệ sinh :
Ưu điểm :
.
Khuyết điểm :
 Nhận xét chung :
Tuyên dương :
..
II- Phương hướng tuần 28 :
a- Về học tập :
..
- Về nề nếp :
c- Về vệ sinh :
.
d- Về thể dục :
 Cơng tác khác :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 1.T27.doc