Giáo án Địa lý 5 - Bài 2 - Địa hình và khoáng sản

Giáo án Địa lý 5 - Bài 2 - Địa hình và khoáng sản

Bài 2 Địa lý

 ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

I. MỤC TIÊU : Sau bài học học sinh có thể:

 - Dựa vào bản đồ nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.

 - Kể tên và chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.

 - Kể tên mốt số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ các mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 Lược đồ địa hình Việt Nam, lược đồ một số khoáng sản Việt Nam

 Các hình minh hoạ trong SGK.

 Phiếu học tập của học sinh.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 3 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 5 - Bài 2 - Địa hình và khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 	 Địa lý	
	ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 	 
I. MỤC TIÊU : Sau bài học học sinh có thể:
	- Dựa vào bản đồ nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
	- Kể tên và chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.
	- Kể tên mốt số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ các mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	Lược đồ địa hình Việt Nam, lược đồ một số khoáng sản Việt Nam
	Các hình minh hoạ trong SGK.
	Phiếu học tập của học sinh.	
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Địa hình việt nam
2. Khoáng sản việt nam
3. Những lợi ích do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta.
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ của nước ta là bao nhiêu ki- lô- mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về địa hình, khoáng sản của nước ta và những thuận lợi do địa hình và khoáng sản mang lại.
 - GV yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng quan sát Lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc- đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- GV gọi HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời, sau đó hỏi cả lớp: núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào?
- GV chốt ý: Trên phần đất liền của nước ta, ¾ diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. ¼ diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.
- GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu: 
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
+ Hãy nêu tên một số khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô- xít, dầu mỏ?
- GV chốt ý: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: dầu mỏ, khí tự nhiên, than,sắt, thiếc, đồng, bô-xít, vàng, . . . . trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu các em trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu 
- GV theo dõi HS thảo luận và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- GV chốt: Đồng bằng nước ta chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp, từ hàng nghìn năm trước nhân dân ta đã trồng lúa trên các đồng bằng này, tuy nhiên để đất không bạc màu thì việc sử dụng phải đi đôi với bồi bổ cho đất. Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khai thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả.
- 3 HS lên bảng.
- Theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS nghe và trả lời.
- HS quan sát lược đồ.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ vừa trình bày. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Khí hậu.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 2 - dia hinh va khoang san.doc