Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

TOÁN

TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học toán 1

- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập toán 1

II. Hoạt động cơ bản

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm:

3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Hướng dẫn học sinh lấy sách toán và hướng dẫn học sinh mở sách đến trang có: " Tiết học đầu tiên"

- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên

- Giới thiệu ngắn ngọn về sách toán 1

Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên sau tiết học đầu tiên, mỗi tiết có 1 phiếu. Tên bài học ở đầu trang, trong mỗi phiếu có phần bài học, phần thực hành, mỗi phiếu có nhiều bài tập

3. Phân tích khám phá kiến thức: Cho học sinh thực hành với sách

- Học sinh mở sách, gấp sách, cách giữ gìn sách

 

doc 26 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 - 2017
TUẦN 1 	 
 Ngày soạn: Ngày 02 tháng 09 năm 2016
Thứ hai ngày 05 tháng 09 năm 2016 	
 TIẾNG VIỆT
 LÀM QUEN 
Tiết1 
Sách thiết kế trang 18.
 TIẾNG VIỆT
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tiết 2
Sách thiết kế trang 20.
 Thứ ba ngày 06 tháng 09 năm 2016	
TIẾNG VIỆT
VỊ TRÍ TRÊN DƯỚI 
Tiết 3 
Sách thiết kế trang 25
 TIẾNG VIỆT 
 VỊ TRÍ TRÊN DƯỚI 
Tiết 4.
Sách thiết kế trang 30
TOÁN
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học toán 1
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập toán 1
II. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: 
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Hướng dẫn học sinh lấy sách toán và hướng dẫn học sinh mở sách đến trang có: " Tiết học đầu tiên"
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên
- Giới thiệu ngắn ngọn về sách toán 1
Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên sau tiết học đầu tiên, mỗi tiết có 1 phiếu. Tên bài học ở đầu trang, trong mỗi phiếu có phần bài học, phần thực hành, mỗi phiếu có nhiều bài tập
3. Phân tích khám phá kiến thức: Cho học sinh thực hành với sách
- Học sinh mở sách, gấp sách, cách giữ gìn sách
+ Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận xem lớp 1 có những hoạt động nào? sử dụng dụng cụ học tập nào
+ ảnh 1: Cô giáo giới thiệu sách toán
+ ảnh 2: Học sinh đang học số bằng que tính
+ ảnh 3: Đo độ dài bằng thước
+ ảnh 4: Học nhóm
* Cho học sinh tự chốt lại	
 III. Hoạt động thực hành
 ( Cho học sinh nêu lên bằng suy nghĩ - Bằng lời)
- Học sinh phải tự làm bài, tự học bài, kiểm tra kết quả theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Biết đếm, đọc, viết, so sánh 2 số.
- Làm tính cộng, trừ. 
- Nhìn hình vẽ nêu bài toán, nêu phép tính, giải bài toán
- Biết giải các bài toán
- Biết đo độ dài, biết hôm nay là thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? mấy giờ?
- Học sinh lấy hộp đồ dùng: Que tính, hình vuông...
- Thực hành cách mở hộp lấy đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên, cất đúng chỗ, đậy nắp, cất hộp, cách bảo quản...
- Giáo viên chốt lại? Muốn học giỏi toán các em phải đi học đều, học thuộc bài và làm bài đầy đủ, biết tự suy nghĩ
IV. Hoạt động ứng dụng
GV hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật trong lớp nhận biết số lượng và hình dạng của các vật thể. 
Thứ tư ngày 07 tháng 09 năm 2016
 TIẾNG VIỆT
 LUYỆN TẬP: TRÒ CHƠI CỦNG CỐ KĨ NĂNG 
Tiết 5
Sách thiết kế trang 35
TIẾNG VIỆT
 VỊ TRÍ TRƯỚC SAU 
Tiết 6
Sách thiết kế trang 42.
ĐẠO ĐỨC
 EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 ( Tiết 1)
I, Mục tiêu
Giúp học sinh biết được:
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học..
- Học sinh biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo và các bạn trong lớp
- Biết tự giới thiệu về mình trước lớp
- Vui thích được đi học.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
- Kĩ năng nắng nghe tích cực.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp thầy giáo , cô giáo, bạn bè.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Phương pháp trò chơi - thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật động não. 
IV, Các hoạt động cơ bản
 1. Trải nghiệm
 2. Hoạt động thực hành:
* Hoạt động 1: Bài tập 1: Thực hiện trò chơi "Tên bạn, tên tôi"
- GV tổ chức nhóm học sinh đứng vòng tròn: Giới thiệu tên của mình cho các bạn trong nhóm.
+ Học sinh thực hiện trò chơi.
- Giáo viên hỏi? Có bạn nào cùng tên với mình? hãy kể tên một số bạn mà mình nhớ qua trò chơi?
 Kết luận: Khi gọi, nói chuyện với bạn, mình hãy nói tên của bạn, cô cũng sẽ gọi tên các em - GV giới thiệu tên của mình
* Hoạt động 2: bài tập 2: Học sinh kể chuyện về sự chuẩn bị vào lớp 1 của mình.
- GV đặt câu hỏi?
+ Học sinh kể cho cô và các bạn nghe.
Kết luận: Đi học lớp 1 là vinh dự, là nhiệm vụ của trẻ 6 tuổi. Để đi học, các em được bố mẹ mua quần áo, giày dép mới.... tất nhiên là có đủ đồ dùng học tập nữa.
* Hoạt động 3: Bài tập 3 - Học sinh kể về những ngày đầu đi học của mình.
- Kể theo nhóm
+ Học sinh kể chuyện trong nhóm 2 người
+ Một vài học sinh kể trước lớp
Kết luận: Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của học sinh lớp 1 là: Học tập, thực hiện tốt những quy định của nhà trường như: Đi học đúng giờ, giữ trật tự trong giờ học, yêu quý thầy cô và bạn bè, giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân... có như vậy các em mới chóng tiến bộ được mọi người quý mến.
+ HS hát: Ngày đầu tiên đi học.
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Học sinh tự giới thiệu về mình cho bạn nghe.
 TOÁN
 NHIỀU HƠN - ÍT HƠN
I. Mục tiêu
- Học sinh nhận biết so sánh số lượng một nhóm đồ vật
- Biết sử dụng các từ " Nhiều hơn, ít hơn" khi so sánh về số lượng
- HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: 
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Hai bạn nam và một bạn nữ đứng dậy để quan sát và cho nhận xét số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ.
III. Hoạt động thực hành:
a. So sánh số lượng cốc và thìa bằng cách đặt thìa vào cốc:
- Giáo viên giơí thiệu: Cô cóc một số cốc và một số thìa. Cho học sinh so sánh:
Đặt 1 thìa vào 1 cốc
+ Học sinh tự đặt 1 thìa vào 1 cốc
- Còn cốc nào chưa có thìa không?
+ Còn 1 cốc
- Nhiều hơn khi đặt vào mỗi cốc 1 cái thìa, cô còn lại 1 cốc chưa có thìa. Như vậy số cốc như thế nào so với số thìa.
+ Học sinh trả lời nhiều hơn
+ Học sinh lập lại: Cá nhân - nhóm - lớp.
- ít hơn giáo viên số thìa ít hơn số cốc.
+ Học sinh thực hành nối từng tranh - phát biểu - lớp nhận xét.
b. So sánh bằng cách nối số lượng 2 nhóm
- Sử dụng sách giáo khoa: Ta nối 1... với 1..., Nhóm nào có vật bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
- Chai và nắp: Mỗi chai cần 1 cái nắp đậy.
+ Số nắp nhiều hơn số chai - số chai ít hơn số nắp.
- Thỏ và cà rốt, mỗi con thỏ chỉ được 1 củ cà rốt, em thấy củ cà rốt có đủ cho thỏ ăn không?
+ Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ - Số con thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
+ Cá nhân nhắc lại - nhóm - lớp.
- Tương tự: Nắp và nồi - phích điện và ổ điện. 
c. Trò chơi: Bạn trai và bạn gái
- Giáo viên gọi 6 trai, 5 gái, cho xếp thành 2 hàng: hãy so sánh số trai và số gái.
+ Học sinh nhận xét: Bạn trai nhiều hơn bạn gái.
IV. Hoạt động ứng dụng
- HDHS tập so sánh số lượng HS nam trong lớp nhiều hơn hay ít hơn HS nữ 
Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm 2016
 TIẾNG VIỆT
 VỊ TRÍ : TRONG /NGOÀI 
Tiết 7.
Sách thiết kế trang 44
 TIẾNG VIỆT
 LUYỆN TẬP TRÒ CHƠI CỦNG CỐ KĨ NĂNG 
Tiết 8.
Sách thiết kế trang 46
 TOÁN
 HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu
- Học sinh nhận ra và nếu đúng tên của hình vuông, hình tròn.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
- HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động: 
2. Trải nghiệm: So sánh số lượng một số đồ vật
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Học sinh thực hành 2 tranh/ 2 học sinh: Lấy số hình vuông, số hình tròn 
III. Hoạt động thực hành
a. Giới thiệu hình vuông
- Lần lượt giơ tấm bìa hình vuông và giới thiệu đây là hình vuông.
+ Học sinh nhắc lại: Đây là hình vuông.
- Cho học sinh lấy hình vuông trong hộp đồ dùng.
+ Học sinh giơ lên đọc: "Hình vuông": Cá nhân - Nhóm - Lớp.
- Tìm vật thật có hình vuông trong sách và trong thực tế.
+ Học sinh thảo luận nhóm: Tên vật có hình vuông trong sách (Khăn mùi xoa, ô gạch). ở thực tế? con xúc sắc, cái hộp, hộp đựng bánh, ô vở, cái bánh chưng...
b. Giới thiệu hình tròn
- Giáo viên lần lượt giơ tấm bìa hình tròn, giới thiệu đậy là hình tròn. 
+ Học sinh đọc đây là hình tròn.
- Cho học sinh lấy hình tròn trong hộp đồ dùng.
+ Học sinh giơ lên đọc "Hình tròn". Cá nhân - nhóm - lớp.
- Tìm vật thật hình tròn có trong sách và trong thực tế.
+ Học sinh thảo luận nhóm tên vật có hình tròn trong sách" (Bánh xe). ở thực tế? ( Đồng hồ, cái bánh)...
c. Nghỉ 5 phút:
Đính nhanh hình vuông, hình tròn.
d. Thực hành
- Bài 1 là hình gì?
+ Học sinh dùng bút màu để tô hình vuông.
- Bài 2: Là hình gì?
+ Học sinh dùng bút màu tô hình tròn
- Hình gì ở ngoài, hình gì ở trong? 
+ Học sinh dùng bút màu khác nhau để tô màu cho hình vuông, hình tròn.
- Bài 3: Làm thế nào để có hình vuông?
+ Học sinh thảo luận nhóm: Gạch như thế nào để có các hình vuông?.
4. Hoạt động nối tiếp
Nêu tên các vật hình vuông, các vật hình tròn ( ở trong lớp, ở nhà).
Chuyển hoạt động này thành trò chơi: " Tìm hình vuông"," tìm hình tròn" trong các đồ vật thật mà các em biết.
IV. Hoạt động ứng dụng
Cho học sinh tự tìm các vật có dạng hình vuông, hình tròn.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I, Mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể: 
- Kể tên và chỉ đúng 3 bộ phận chính của cơ thể là: Đầu, mình và tay chân.
- Biết một số bộ phận của đầu, mình, tay, chân
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
III, Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm:
2. Tạo hứng thú
3. Phân tích khám phá:
Hát (đôi bàn tay xinh). Ngoài đôi bàn tay xinh của mình thì cơ thể chúng ta còn rất nhiều các bộ phận khác đó là những bộ phận nào? Để biết được điều này, hôm nay chúng ta học bài: Cơ thể chúng ta.
III. Hoạt động thực hành
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và tìm các bộ phận ngoài cơ thể
- Mục đích: Giúp cho học sinh biết và gọi tên các bộ phận chính bên ngoài cơ thể
- Cách tiến hành: 
 Bước 1: Thực hiện hoạt động:
- Học sinh quan sát hoạt động theo cặp: Nhìn tranh và nối tên các bộ phận
- Học sinh lên bảng chỉ
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
+ Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng và nêu những gì mình quan sát được
+ Lớp nhận xét - Bổ sung
Kết luận: Giáo viên chốt lại
* Hoạt động 2: Quan sát tranh
Mục đích: Biết được cơ thể ta gồm 3 phần chính: Đầu, mình và chân tay
Cách tiến hành:
Bài 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
+ Học sinh đánh sô các hình ở tranh 5 SGK
+ Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói các bạn trong từng hình dạng làm gì? Cơ thể gồm mấy phần?
Bài 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
+ Nhóm lên trình bày
Kết luận giáo viên chốt lại
Hoạt động 3: Tập thể dục
Mục đích: Gây hứng thú cho học sinh rèn luyện  ... m: bờ ơ bơ huyền bờ: môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh, HS phát âm theo
a) Nhận diện chữ:
- GV viết lại chữ b đã viết trên bảng và nói: chữ b gồn 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt
- HS so sánh chữ b với chữ e
+ Giống nhau: Nét thắt của e và nét khuyết của b
+ Khác nhau: Chữ b có thêm nét thắt
b) Ghép chữ và phát âm
- Bắt đầu từ bài này mục luyện đọc có thêm khung ghép tiếng, GVsử dụng bộ chữ cái tiếng việt, ghép tiếng Be 
- Gv viết bảng chữ “Be” và hướng dẫn HS ghép tiếng be- sau đó hỏi học dinh vị trí của B và E trong tiếng “be”( B đứng trước và e đứng sau_
- GV phát âm mẫu, HS đọc theo: cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân
- GVchữa lỗi phát âm cho HS
c) Hướng dẫn viết chữ trên bảng con
- GV mẫu lên bảng lớp chữ cái b theo khung ô li được phóng to. Vừa
 viết, Gvvừa hướng dẫn quy trình. HS viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn hoặc ngón trỏ trong định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
- HS viết vào bảng con chữ b
- GV lưu ý điểm nát khuyết trên ở động tác đầu và cách tạo nét thắt nhỏ ở đoạn cuối khi viết b( qua nhận xét các chữ cụ thể của HS trên bảng con)
 Hướng dẫn viết tiếng có chữ vừa học( Trong kết hợp) 
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: be
Lưu ý: nét nỗi giữa b và e
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
TIếT 2
3, Luyện tập
a) Luyện đọc
 HS lần lượt phát âm b và tiếng be. 
Lưu ý: HS vừa nhìn chữ (trong SGK hoặc trên bảng) vừa phát âm. GV chỉnh sửa 
b) Luyện viết
HS tập tô b, be trong vở tập viết
c) Luyện nói 
- Chủ đề luyện nói: việc học tập của từng cá nhân
- GV tuỳ trình độ HS để có các câu hỏi gợi ý thích hợp. Chẳng hạn:
+ Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e? Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không?( GV gợi ý, hướng dẫn HS) Ai đang kẻ vở? Hai bạn gái đang làm gì?
+ Các bức tranh này có gì giống và khác nhau?
 Giống nhau: ai cũng đang tập trung vào việc học tập
 Khác nhau: Các loài khác nhau,các công việc khác nhau: xem sách, tập đọc, tập viết, kẻ vở, vui chơi
III, Củng cố bài học
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo
- HS tìm chữ vừa học 
ôn tiếng việt
Các nét cơ bản
I. mục đích, yêu cầu
- Củng cố cho HS nhận biết về các nét cơ bản của môn tiếng việt.
- Rèn cho HS nhớ được các nét cơ bản và biết được các nét cơ bản đó.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
II. Nội dung lên lớp
GV viết các nét cơ bản lên bảng.
HS tự ôn tập củng cố.
GV nhận xét cách đọc và sửa lỗi.
GV đọc cho HS viết vào vở li.
GV theo dõi và sửa cho HS.
III. Củng cố, Dặn dò: HS đọc thuộc và viết lại các nét cơ bản. 
tiếng việt
Bài 1	e
I. Mục đích yêu cầu
- Học sinh nhận biết được âm e.
- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
B. Đồ dùng dạy học
- Giấy ô li có viết mẫu chữ e ( treo bảng).
- Tranh minh hoạ các tiếng bé, me, xe, ve
- Tranh Minh hoạ phần luyện nói về “ lớp học” của loài chim, ve, ếch, gấu và của học sinh.
C. các hoạt động dạy học.
- GV tự giới thiệu: Đây là bài mới, bài mở đầu trong sách tiếng việt.
- GV ổn định lớp, tự giới thiệu để học sinh làm quen
- GV kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh, hướng dẫn học sinh cách giữ
 gìn sách vở.
Dạy bài mới.
Tiết 1
I. Giới thiệu bài:
- GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? ( bé, xe, ve).
- GV: bé, me, ve là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e:
+ GV phát âm mẫu âm e.
+ HS phát âm đồng thanh âm e.
II. Dạy chữ ghi âm e
GV viết lên bảng chữ e
A, Nhận diện chữ e.
- GV nói: Chữ e gồm một nét thắt.
+ HS thảo luận chữ e giống hình cái gì?
- GV lấy sợi dây làm mẫu cho HS xem: 1 sợi dây thẳng sau đó vắt chéo lại để thành 1 chữ e. tạo ra không khí vui tươi cho học sinh.
B. Nhận diên âm và phát âm
- - GV phát âm mẫu.
+ HS theo dõi cách phát âm của GV.
- GV chỉ vào chữ e trên bảng và cho HS tập phát âm e nhiều lần.
- GV sửa lỗi phát âm của HS.
- GV hỏi HS tìm tiếng có âm giống âm e vừa học ( cây tre, cái rơ le).
C. GV hướng dẫn viết chữ trên bảng con
- GV viết mẫu chữ e lên bảng lớp chữ e theo khung ô li được phóng to.
Vừa viết GV vừa hướng dẫn quy trình đặt bút từ đâu và kết thúc thế nào?
- GV dùng ngón trỏ, hoc sinh làm theo để định hình trước khi viết vào bảng con. ( làm đi làm lại nhiều lần)
+ HS viết vào bảng con chữ e.
_ GV hướng dẫn học sinh cách giơ bảng và lau bảng, vị trí của mắt, tay đến bảng con cũng như các thao tác cá nhân khác như khi cầm bút, phấn
 GV lưu ý các vị trí đầu và kết thúc chỗ thắt của chữ e cũng như các nét cụ thể khác của chữ e ( qua nhận xét các chữ cụ thể của học sinh trên bảng con)
 GV nhận xét các chữ HS vừa viết và lưu ý học sinh các đặc điểm của chữ e, chú ý biểu dương vài học sinh viết chữ đẹp và cẩn thận
TIếT 2
3, Luyện tập
A – Luyện đọc
-HS lần lượt phát âm e, Gv sửa phát âm
- HS đọc, phát âm theo nhóm, bàn, cá nhân
B . Luyện viết
- HS tập tô chữ e trong vở tập viết
- Lưu ý HS phải ngồi thẳng và cầm bút theo đúng tư thế
C . Luyện nói
- Luyện nói nhằm giúp HS mạnh dạn phát biểu ý kiến trước lớp, còn giúp cho không khí lớp sôi nổi và hào hứng
+ vui và tự tin trong khi quan sát tranh và phát biểu ý kiến của mình
+ Hiểu được rằng xung quanh các em ai cũng có lớp học. Vậy các em phải đến lớp học tập, trước hết là học chữ và tiếng việt
- GV gợi ý: 
+ Quan sát tranh các em thấy những gì?
+ Mỗi bức tranh nói về loài nào?
+ Các bạn nhỏ trong các bức tranh đang học gì?
+ Các bức tranh có gì là chung?( Các bạn nhỏ đều học)
- GV đặt câu hỏi đẻ kết thúc phần luyện nói: Học là cần thiết nhưng rất vui, ai ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ.
III, Củng cố bài học
- GV chỉ bảng hoặc SGK, HS theo dõi đọc theo- 
- HS tìm chữ vừa học( trong SGK, 
Tiếng việt
Bài 3 dấu /
A. Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết được dấu và thanh sắc.
- Biết ghép tiếng bé
- Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiện của trẻ em ( theo nhu cầu của trẻ)
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng kẻ ô li.
- Các vật tựa như hình dấu sắc.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ:
- HS viết chữ b và đọc chữ be
- Gọi 2 – 3 HS lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng be, bé, bóng, bà trong bảng viết sẵn của GV treo trên bảng.
Dạy bài mới:
Tiết 1
Giới thiệu bài
- GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? ( bé, cá, lá, chuối, chó, khế).
- GV giải thích bé, cá, lá, chuối chó, khế là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu và thanh sắc.
- GV nói bài học hôm nay: Tên của dấu này là dấu sắc
2. Dạy dấu thanh
- GV viết lên bảng dấu /
Nhận diện dấu / 
- GV viết sẵn trên bảng dấu ' và nói: Dấu ' là một nét sổ nghiêng phải.
- GV đưa ra các hình, mẫu vật hoặc dấu ' trong bộ chữ cái để HS có ấn tượng nhớ lâu.
- HS trả lời câu hỏi: dấu ' giống cái gì? ( giống cái thước đặt nghiêng )
Ghép chữ và phát âm
- GV nói các bài trước ta đã học chữ e, b và tiếng be. Khi thêm dấu sắc vào chữ be ta được chữ bé.
- GV viết lên bảng chữ bé và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng bé trong SGK.
+ HS thảo luận và trả lời về vị trí dấu sắc trong bé ( dấu sắc được đặt lên trên chữ e).
- GV phát âm mẫu chữ bé – HS đọc theo nhiều lần ( cá nhân, tổ, lớp).
- GV chữa lỗi phát âm cho HS, GV chỉ bảng cho HS tập phát âm bé.
- GV cho HS thảo luận nhóm để tìm các hình ở trang 8 thể hiện tiếng bé ( bé, cá thổi ra các bong bóng be bé, con chó cũng bé nhỏ)
 c. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con
Hướng dẫn viết dấu thanh vừa học (đứng riêng).
- GV viết mẫu dấu sắc trên bảng ô li được phóng to treo trên bảng. vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
+ HS viết bằng ngón tay trên không trung hoặc trên mặt bàn để làm quen trước khi viết vào bảng con.
+ HS bắt đầu viết vào bảng con dấu sắc.
- GV kiểm tra giúp đỡ HS và chữa cho HS.
- GV nhắc HS đặt diểm đầu tiên của ngòi bút và chiều đi xuống từ phải sang trái của dấu sắc.
- GV HDHS viết tiếng có dấu thanh vừa học ( trong kết hợp).
- GV HDHS viết vào bảng con tiếng bé. ( chú ý vị trí dấu ') 
- GV sửa lỗi cho HS và nhận xét.
Tiết 2
 a. Luyện đọc
- GV viết chữ bé lên bảng và cho HS lần lượt phát âm tiếng bé.
+ HS nhìn SGK tập phát âm đồng thanh tiếng bé. GV sửa lỗi cho HS.
+ HS đọc, phát âm theo nhóm, cả lớp 
 b. Luyện viết
HS tập tô be, bé trong vở tập viết.
Luyện nói
Bài luyện nói bé nói về các sinh hoạt của thường gặp của cá em bé ở tuổi đến trường.
GV hỏi các câu hỏi gợi ý:
+ Quan sát tranh các em nhìn thấy gì? ( các bạn ngồi trong lớp, 2 bạn gái nhảy dây, bạn gái đi học, đang vẫy tay tạm biệt chó mèo, bạn giái ).
+ Các bức tranh này có gì giống nhau ? ( đều có các bạn).
+ Các bức tranh này có gì khác nhau? ( các hoạt động học, nhảy dây, đi học, tưới rau).
+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
GV phát triển chủ đề luyện nói:
+ Em và các bạn ngoài các hoạt động kể trên còn có hoạt động nào khác?
+ Ngoài học tập em còn thích làm gì nhất?
+ Em đọc lại tên của bài này. ( bé).
III. Củng cố dặn dò:
GV cho HS ôn lại bài đã học
THỦ CÔNG
 GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA 
VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I. Mục tiêu
HS biết được một số loại giấy và dụng cụ học thủ công.
Giáo dục HS có ý thức học tập trong khi học.
Giáo dục sự an toàn, vệ sinh lớp học trong khi làm bài.
II. Hoạt động dạy học
- Giới thiệu giấy bìa.
- Giấy, bìa, được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề...
- Để phân biệt giấy, bìa. GV giới thiệu quyển vở hay quyển sách: Giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng phí ngoài dầy hơn. sau đó GV giới thiệu giấy màu để học thủ công, mặt trước là các màu: Xanh, đỏ, tím, vàng.
- Mặt sau có kẻ ô vuông.
+ Giới thiệu dụng cụ học thủ công
-Thước kẻ: thước được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài, trên 
mặt thước có chia vạch và đánh số.
- Bút chì: Dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng loại bút chì cứng.
- Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa, khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay.
- Hồ gián: Dùng để gián giấy thành sản phẩm hoặc gián thành phẩm. Hồ gián 
được chế biết từ bột sắn có phâ chất chống gián, gián chuột và đựng trong hộp 
nhựa.
III. Hoạt động ứng dụng
HS quan sát và nhận biết một số loại giấy màu và bút màu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_1_nguyen_thi_to.doc